Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcLời giải nào cho bài toán cơ quan quản lý?

Lời giải nào cho bài toán cơ quan quản lý?


Hệ đào tạo cao đẳng: Lời giải nào cho bài toán cơ quan quản lý?- Ảnh 1.

Sinh viên Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội thực hành. Ảnh: Website nhà trường

“Sự thay đổi khó tin”

Tại Hội thảo “Cao đẳng – thực trạng và giải pháp” do Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam tổ chức, ThS Chung Ngọc Quế Chi – Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh có bài tham luận đề cập đến những khó khăn trong quá trình phát triển hệ thống đào tạo cao đẳng Việt Nam.

ThS Chung Ngọc Quế Chi chỉ ra rằng, hệ thống đào tạo sau trung học của Việt Nam khá phức tạp, bao gồm nhiều bộ phận thuộc cơ quan quản lý khác nhau. Tình trạng này dẫn tới “mạnh ai nấy làm”, thiếu tính thống nhất, liên thông. Đặc biệt, những năm qua, hệ đào tạo cao đẳng vẫn loay hoay với bài toán cơ quan Nhà nước quản lý phù hợp.

Theo PGS.TS Trần Xuân Nhĩ – nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, hệ thống đào tạo cao đẳng trong nước xuất hiện và gắn chặt với đại học từ những năm đầu thế kỷ 20. Sự phát triển hệ cao đẳng đã góp phần không nhỏ trong việc đào tạo nguồn nhân lực nước nhà qua các thời kỳ. Tuy nhiên, Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014 đã bãi bỏ những quy định liên quan đến trình độ cao đẳng thuộc bậc đại học ở các luật trước đó.

“Đây là sự thay đổi khó tin”, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ nói và phân tích, sự dịch chuyển trên dẫn tới các cơ sở giáo dục cao đẳng không được coi là cơ sở giáo dục đại học, quản lý giáo dục nghề nghiệp bị chia sẻ. Các cơ sở giáo dục phổ thông, đại học, trường cao đẳng sư phạm do Bộ GD&ĐT quản lý Nhà nước, phần còn lại thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Quy định này đem đến nhiều hệ lụy không mong đợi.

Nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT viện dẫn, Luật Dạy nghề năm 2006 quy định dạy nghề gồm: Sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề với mục tiêu “đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo. Năm 2014 Luật Giáo dục nghề nghiệp thay cho Luật Dạy nghề. Các trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng nghề viết lại thành trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng.

Dẫu vậy, mục tiêu chung của giáo dục nghề nghiệp vẫn viết theo Luật Dạy nghề năm 2006; còn mục tiêu cụ thể của trình độ cao đẳng được thiết kế theo cấu trúc “cộng dồn” trình độ sơ cấp và trung cấp mà không theo cấu trúc “đồng tâm”. Về bản chất, trình độ cao đẳng trong Luật Giáo dục nghề nghiệp thường là giáo dục sau trung học nhưng chưa phải là giáo dục đại học, nó chỉ tương đương cấp độ 4 hoặc cấp độ thấp hơn của ISCED 2011 (Phân loại Tiêu chuẩn Quốc tế về Giáo dục năm 2011).

Trong khi đó, các chương trình cao đẳng “đích thực” phải được thiết kế nhất quán theo hướng nâng cao học vấn để bảo đảm tương đương cấp độ 5 của ISCED 2011 – cấp độ đầu tiên thuộc giáo dục đại học.

Từ đó, có thể thấy, kể từ khi các chương trình cao đẳng nghề ra đời theo Luật Dạy nghề và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chỉ đạo thiết kế; đặc biệt, kể từ khi các trường cao đẳng (chuyên nghiệp) và cao đẳng nghề chuyển sang mô hình “cao đẳng mới hợp nhất” (khác với thông lệ quốc tế) theo Luật Giáo dục nghề nghiệp thì công tác đào tạo cao đẳng của Việt Nam đã và đang phạm phải ít nhất hai sai lầm nghiêm trọng.

Điều này được thể hiện rõ tại Công văn số 19/HH-NC&PTCS của Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam gửi các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước về việc chuyển vai trò quản lý Nhà nước hệ đào tạo cao đẳng từ Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về Bộ GD&ĐT (Công văn số 19).

Cụ thể, khi trình độ người lao động đa số chỉ cần đạt trung học nghề là đủ nhưng nếu cơ quan quản lý lại nâng cấp ồ ạt các trường trung cấp nghề lên thành cao đẳng, trong khi chương trình vẫn không thay đổi đáng kể theo chuẩn dẫn tới tình trạng đào tạo “siêu tốc” và có thể tạo ra nguồn lực không tương xứng với trình độ đào tạo, không phù hợp với thông lệ chung của thế giới và hậu quả là nguồn nhân lực của ta không được thế giới công nhận.

Hệ đào tạo cao đẳng: Lời giải nào cho bài toán cơ quan quản lý?- Ảnh 2.

Sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Đặng Văn Ngữ (Hà Nội). Ảnh: TG

Cần theo thông lệ chung

Cũng theo PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, Công văn số 19 có nêu, thời gian qua có sự nhầm lẫn nghiêm trọng giữa cao đẳng nghề với cao đẳng chuyên nghiệp về mục tiêu đào tạo. Việc này dẫn tới quy định hợp nhất giữa giáo dục nghề với giáo dục chuyên nghiệp có thể làm “méo mó” cơ cấu nguồn nhân lực cần cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Dù khái niệm “cao đẳng” hoàn toàn không nhất quán trong suốt lịch sử giáo dục của Việt Nam nhưng theo TS Lê Viết Khuyến – Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, nét giống nhau của các mô hình cao đẳng đều thuộc bậc giáo dục đại học. Chỉ riêng mô hình cao đẳng nghề theo Luật Giáo dục 2005 và cao đẳng theo Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 mới đi theo cấu trúc khác, không thuộc giáo dục đại học.

TS Lê Viết Khuyến nhìn nhận, từ khi công tác quản lý Nhà nước đối với hệ cao đẳng không do Bộ GD&ĐT đảm nhiệm tạo “điểm nghẽn” cản trở phân luồng học sinh sau THCS và phát triển nguồn nhân lực.

Theo thông lệ chung, để đáp ứng hội nhập quốc tế, các nước cần tuân theo “Phân loại giáo dục theo tiêu chuẩn quốc tế” (ISCED) do UNESCO ban hành. Phiên bản mới nhất là ISCED 2011 (ban hành năm 2011) có hiệu lực trên toàn thế giới từ 2014. Phiên bản này dành cho tất cả thành viên UNESCO, trong đó có Việt Nam để xác định trình độ của các chương trình giáo dục và đào tạo cụ thể.

“Dựa vào tài liệu trên, chúng ta có thể xác định được chương trình giáo dục của các quốc gia có tương đương nhau hay không, có phù hợp thông lệ quốc tế không?”, TS Lê Viết Khuyến nêu vấn đề và cho biết, ISCED 2011 được chia thành 9 cấp độ. Cụ thể: Cấp độ 0 cho giáo dục mầm non; cấp độ 1 cho tiểu học; cấp độ 2 cho trung học bậc thấp, tách ra theo hai luồng là: THCS dành cho giáo dục phổ thông và một luồng theo hướng dạy nghề, được gọi là sơ học nghề.

Cấp độ 3 cho trung học bậc cao (là THPT, còn nhánh theo hướng nghề là trung học nghề); cấp độ 4 cho giáo dục sau trung học nhưng chưa phải đại học; cấp độ 5 cho cao đẳng; cấp độ 6 cho trình độ cử nhân và tương đương; cấp độ 7 cho thạc sĩ; cấp độ 8 cho tiến sĩ. “Theo ISCED 2011, các cấp độ 2, 3 thuộc về giáo dục trung học, các cấp độ 5, 6, 7 và 8 thuộc về giáo dục đại học. Không có khái niệm “Bậc Giáo dục nghề nghiệp” như ở Việt Nam”, TS Lê Viết Khuyến cho hay.

Xuất phát từ thực tiễn, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ cho hay, Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam kiến nghị Quốc hội điều chỉnh Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp theo định hướng: Đưa trình độ cao đẳng trở lại giáo dục đại học; đồng thời đưa quản lý Nhà nước về đào tạo cao đẳng chung một đầu mối với các cấp độ khác thuộc giáo dục đại học, tức là về lại Bộ GD&ĐT.

Theo TS Lê Viết Khuyến, nếu loại cao đẳng ra khỏi giáo dục đại học, cùng với áp lực giảm quy mô tuyển sinh vào đại học thì hậu quả tất yếu là đưa giáo dục đại học Việt Nam trở về đặc trưng tinh hoa – chỉ thích ứng với nền kinh tế trước công nghiệp hóa.





Nguồn: https://danviet.vn/he-dao-tao-cao-dang-loi-giai-nao-cho-bai-toan-co-quan-quan-ly-20240714124403346.htm

Cùng chủ đề

Phát hiện camera quay lén trong phòng tắm của 2 sinh viên nữ

Chiều 9/9, trao đổi với PV VietNamNet, một lãnh đạo Công an phường Ea Tam (TP Buôn Ma Thuột) cho biết, đơn vị đang điều tra việc nhà tắm của 2 nữ sinh viên ở một trường cao đẳng bị gắn camera. "Bước đầu cơ quan chức năng xác định chiếc camera này đang cắm điện, tuy nhiên việc có lưu trữ được hình ảnh hay không chưa thể kết luận", vị đại diện Công an phường Ea Tam...

Hàng trăm người tham gia hoạt động “Áo dài với đạp xe vì môi trường”

Sáng 29/6, tại Bia Quốc Học Huế, Sở Du lịch Thừa Thiên Huế đã tổ chức hoạt động "Áo dài với đạp xe vì môi trường". Hoạt động nhằm hưởng ứng Tuần lễ Áo dài cộng đồng Huế 2024 diễn ra từ ngày 24-30/6 do Sở VHTT tỉnh Thừa Thiên...

Tổ chức hội thi thuyết minh viên tại điểm Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh

Dự lễ khai mạc Hội thi có Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ An Phong, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Bộ VHTTDL Nguyễn Tuấn Linh. Hội thi được tổ chức nhằm nâng cao chất lượng tuyên truyền, giáo dục về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức của...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Yêu cầu “cực dị” của nhóm nhạc Bond khi nhận lời đến Việt Nam biểu diễn

Sáng 11/9, Báo Nhân Dân cùng IB Group Việt Nam tổ chức Lễ công bố sự kiện "Bond Live In Vietnam" sẽ diễn ra vào 20 giờ ngày 5/10 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Việt Nam.Nhà báo Lê Quốc Minh - TBT Báo Nhân...

Ngư dân Cái Rồng nuốt nước mắt mặn đắng lội xuống biển “làm lại từ đầu” sau bão số 3

Vân Đồn là địa phương có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn của tỉnh Quảng Ninh, người dân sống nhờ biển, bám biển, làm giàu từ biển, tuy nhiên chỉ sau cơn bão số 3 (Yagi), toàn bộ diện tích nuôi trồng nhuyễn thể, ô lồng nuôi cá trên biển của người dân bị bão đánh...

Giảm áp lực bằng nhiều điểm mới

Dự kiến, kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 có nhiều điểm mới so với kỳ thi từ năm 2024 trở về trước, như có thêm 2 môn thi mới; thêm nhiều dạng thức trắc nghiệm... Tuy nhiên, phương án tổ...

Phước Ninh tập trung nâng cao thu nhập cho người dân, tạo đà xây dựng xã nông thôn mới nâng cao

Phước Ninh khởi sắc từng ngàyVề thăm xã Phước Ninh, ấn tượng ngay từ khi đặt chân đến là những tuyến đường đã được trải nhựa, đổ bê tông phẳng lì; hai bên đường là những ngôi nhà kiên cố được xây dựng khang trang nằm...

Bài đọc nhiều

Hơn 100 trường tại Hà Nội cho học sinh nghỉ học, nhiều trường chuyển sang dạy trực tuyến

Chiều nay (10/9), nhiều trường tại Hà Nội thông báo cho học sinh nghỉ học, một số trường chuyển sang học trực tuyến.

Thầy giáo Mỹ truyền cảm hứng học tiếng Anh, đọc sách cho học trò Việt

Người Việt rất coi trọng giáo dục* Dành thời gian nhiều tháng rong ruổi tại Việt Nam như thế, công việc của ông tại Đại học Alaska như thế nào?- Thành phố Anchorage nơi Đại học Alaska của tôi đang đặt cơ sở có đến 107 ngôn ngữ đang được sử dụng, dù chỉ có khoảng 300.000 người. Một điểm lý thú...

25 trường đại học chốt điểm chuẩn xét tuyển bổ sung 2024

Dưới đây là điểm chuẩn xét tuyển bổ sung của 25 trường đại học trên cả nước:STTTrườngXét điểm tốt nghiệp THPTXét học bạXét điểm thi đánh giá năng lực1 Đại học Mở TP.HCM16  2Đại học Thủ Dầu Một 15 - 2018 - 21550 - 6003Đại học Quy Nhơn17 - 2518 - 28,25 4Đại học Phenikaa 17 - 22,521 - 27- 70/150 (Đại học Quốc gia Hà Nội)- 50/100 (Đại học Bách khoa Hà Nội)5Học viện Hàng không Việt Nam18 - 2018 - 23 6Đại...

Hiệu trưởng bị thanh tra ‘điểm tên’ vì chi nhiều khoản tiền sai quy định

Ngày 10/9, trao đổi với PV VietNamNet, ông Phạm Tiến Hải, Chánh thanh tra Sở GD-ĐT tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị vừa công bố kết luận thanh tra tại Trường THPT Buôn Ma Thuột, đồng thời chỉ ra nhiều sai phạm trong công tác chi tài chính tại đơn vị này. Cụ thể, trong các năm học 2021-2022 và 2022-2023, trường này đã thanh toán tiền thừa giờ cho ông Lê Văn Thái (hiệu trưởng) không đúng...

Cùng chuyên mục

[Video] Xúc động lễ chào cờ, hát Quốc ca… bằng tay ở Hà Nội

NDO - Sáng nay, 5/9, hòa trong không khí khai trường của cả nước, thầy trò Trường Trung học cơ sở Xã Đàn (Hà Nội) đã tiến hành khai giảng năm học mới. Là một ngôi trường giảng dạy các em học sinh khiếm thính nên buổi khai giảng có nét đặc biệt so với những ngôi trường khác. Không giống những ngôi trường khác, Trường chuyên biệt Phổ thông cơ sở Xã Đàn là...

Giáo viên nấu cơm, đón người dân đến trường sơ tán

Mực nước sông Hồng hiện lên cao vượt mức báo động cấp 2 và dự kiến tiếp tục dâng khiến hơn 800 hộ dân ngoài đê sông Hồng thuộc 4 phường của quận Bắc Từ Liêm phải sơ tán đến nơi an toàn. Trước tình thế ấy, nhiều trường học trên địa bàn đã chuẩn bị cơ sở vật chất, đồ dùng, nước uống và thực phẩm thiết yếu, sẵn sàng đón các hộ dân vào trường tránh...

Học sinh Hà Nội đi thuyền vượt điểm ngập tới trường

Xã Phú Kim (huyện Thạch Thất) có một số điểm nước dâng cao khiến việc đến trường của học sinh khá vất vả. Sáng nay, khu Ngoại Thôn thuộc xã Phú Kim, các phương tiện giao thông gần như không thể di chuyển trên một số đoạn đường. Vì vậy, người dân đã dùng thuyền để hỗ trợ đưa học sinh tiểu học tới trường. Anh Nguyễn Văn An (xã Phú Kim) cho biết: “Nước dâng ngập tới đầu gối...

Mới nhất

Xung lực mới cho quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Liên bang Nga

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam vừa kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Liên bang Nga và đồng chủ trì Phiên họp lần thứ ba Ủy ban Hợp tác liên Nghị viện Việt Nam-Liên bang Nga. Với một lịch trình dày đặc hoạt động sôi nổi và...

Hà Nội: Nước sông Bùi tràn qua đê, nhiều xã ở huyện Chương Mỹ ngập trắng

NDO - Sáng 11/9, nước sông Bùi đã dâng cao và tràn qua đê khiến cho nhiều xã tại huyện Chương Mỹ lại tiếp tục rơi vào cảnh ngập lụt nghiêm trọng.  Mưa lớn kéo dài khiến nước sông Bùi tràn qua đê, nhiều nhà dân thuộc các xã Tân Tiến, Nam Phương Tiến (huyện Chương Mỹ)... lại ngập trắng. Nhìn từ...

Nhan sắc cử nhân loại Giỏi của ĐH Ngoại thương thi Miss Universe Vietnam 2024

Dù là gương mặt mới, Lê Thuý gây ấn tượng tại chương trình truyền hình thực tế của Miss Universe Vietnam 2024. Với nền tảng là cử nhân loại Giỏi ngành Kinh tế đối ngoại từ Đại học Ngoại thương, cô đã quyết định chuyển hướng sang lĩnh vực nghệ thuật, bắt đầu với việc học catwalk và...

(Trực tiếp) Lũ quét Lào Cai: “Mẹ em với các cháu, hơn chục người chết ở chỗ này”

(Dân trí) - Sáng sớm 11/9, nhóm phóng viên Dân trí đã có mặt tại hiện trường vụ lũ quét kinh hoàng ở thôn Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Thảm họa này đã xóa sổ một thôn bản với hơn 37 hộ dân. - 8h ngày 11/9: 22 người tử vong, 17 bị thương, 73...

Mới nhất