Trang chủNewsDu lịch“Hiến kế” để Tây Hồ thành điểm đến của du khách

“Hiến kế” để Tây Hồ thành điểm đến của du khách


Giầu tiềm năng

Quận Tây Hồ có hồ Tây với diện tích khoảng 526 ha, được đánh giá có cảnh quan thiên nhiên đẹp, nhiều làng nghề thủ công truyền thống. Không chỉ có vậy trên địa bàn quận còn có 71 di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng cấp quốc gia, cấp TP. Nhiều di tích, danh thắng của Tây Hồ đang được các công ty du lịch đưa vào tour tham quan Hà Nội như chùa Trấn Quốc, Kim Liên, phủ Tây Hồ…

Không chỉ có vậy, Tây Hồ còn nổi tiếng là địa phương với nhiều làng hoa trở thành điểm tham quan, chụp ảnh của du khách như thung lũng hoa hồ Tây, không gian văn hóa sáng tạo hồ Tây với nhiều hoạt động du lịch đêm. Trên địa bàn quận đã hình thành các điểm vui chơi, ẩm thực, mua sắm và cơ sở lưu trú 5 sao, như Công viên nước Hồ Tây, Trung tâm thương mại Lotte…

Du khách thưởng thức trà sen Tây Hồ tại Lễ hội sen Hà Nội 2024. Ảnh: Hoài Nam
Du khách thưởng thức trà sen Tây Hồ tại Lễ hội sen Hà Nội 2024. Ảnh: Hoài Nam

Đánh giá tiềm năng, lợi thế của du lịch quận Tây Hồ, Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Trần Trung Hiếu cho biết, khu vực xung quanh Hồ Tây với lịch sử lâu đời đã hình thành nên nhiều nghề thủ công truyền thống, với đậm đặc di tích lịch sử, cùng với hệ thống hạ tầng kỹ thuật được thành phố quan tâm đầu tư đã góp phần nâng cao giá trị, tạo cho Tây Hồ trở thành một danh thắng nổi bật nhất của Thủ đô.

Thông tin từ Sở Du lịch Hà Nội cho thấy, đến nay trên địa bàn quận có 126 cơ sở lưu trú với 5.157 phòng chiếm 3,4% tổng số cơ sở lưu trú trên địa bàn TP. Không dừng ở đó hiện một số nhà đầu tư đang triển khai 4 dự án khách sạn 5 sao, 1 dự án khách sạn 3 sao.

Du khách thưởng ngoạn đầm sen Tây Hồ. Ảnh: Hoài Nam
Du khách thưởng ngoạn đầm sen Tây Hồ. Ảnh: Hoài Nam

Đặc biệt, thời gian tới khu vực Hồ Tây sẽ có 12 loại hình dịch vụ được phép hoạt động. Đó là kinh doanh tàu du lịch, thuyền, xuồng canô, xe đạp nước trên hồ, dịch vụ bơi thuyền, khinh khí cầu, bay dù lượn, sân tập golf nước trên hồ. “Đây là cơ hội rất thuận lợi để quận Tây Hồ có thể phát triển da dạng các loại hình dịch vụ, vui chơi giải trí bổ trợ cho các sản phẩm dịch vụ truyền thống”-ông Hiếu nhấn mạnh.

Cần những cái “bắt tay” chặt chẽ

Theo các chuyên gia, là địa phương có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, nhưng để làm được điều này đòi hỏi địa phương “bắt tay” chặt chẽ với doanh nghiệp trong quá trình khai thác điểm đến, xây dựng tour.

Gợi ý phát triển du lịch Tây Hồ trong thời gian tới Chủ tịch Hiệp hội Unesco TP. Hà Nội Trương Minh Tiến nêu rõ đây là quận duy nhất của TP Hà Nội bảo tồn những đầm sen giữa lòng thành phố, cùng nhiều di tích thắng cảnh nổi tiếng được công nhận là điểm du lịch cấp thành phố, quận Tây Hồ nên mở rộng diện tích trồng sen, tăng cường liên kết các điểm du lịch gắn với sen Hà Nội từ đó xây dựng tour sen đặc trưng.

Toàn cảnh hội nghị "hiến kế" hỗ trợ Tây Hồ phát triển du lịch. Ảnh: Hoài Nam
Toàn cảnh hội nghị “hiến kế” hỗ trợ Tây Hồ phát triển du lịch. Ảnh: Hoài Nam

“Hiến kế” cho du lịch Tây Hồ nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch, Chi hội trưởng Chi hội Du lịch Xanh Việt Nam, Phùng Quang Thắng cho rằng, so với những quận khác của Thủ đô, Tây Hồ có ưu thế phát triển du lịch thiên nhiên văn hóa. Nhưng để khai thác du lịch đòi hỏi chính quyền địa phương quan tâm nhiều hơn đến việc cải tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp.

Cũng theo ông Thắng, các di tích trên địa bàn quận Tây Hồ rất độc đáo, nhưng để  trở thành sản phẩm du lịch phải có thêm dịch vụ du lịch hấp dẫn. “Quận Tây Hồ nên quy hoạch các điểm đỗ xe quy mô lớn ở các khu, điểm du lịch phục vụ các đoàn du khách số lượng lớn. Cùng với đó, nâng cao chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên tại điểm”, ông Thắng đề xuất.

Du khách tham quan chủa Kim Liên (Tây Hồ). Ảnh: Hoài Nam
Du khách tham quan chủa Kim Liên (Tây Hồ). Ảnh: Hoài Nam

Dưới góc độ doanh nghiệp du lịch, Giám đốc Công ty Lữ hành VietFoot Travel Phạm Duy Nghĩa và các doanh nghiệp có chung phản ánh, các điểm đến trên địa bàn quận chưa được đầu tư sâu vào chất lượng dịch vụ. Đồng thời chưa chú trọng xây dựng mối liên kết với doanh nghiệp du lịch. Vì vậy muốn thu hút khách đòi hỏi cái “bắt tay” chặt chẽ giữa điểm đến với doanh nghiệp.

“Để hút khách đến với Tây Hồ đòi hỏi chính quyền địa phương kêu gọi doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế đầu tư chuyên sâu sản phẩm, dịch vụ du lịch chất lượng cao để tạo điểm nhấn hút khách”, ông Nghĩa hiến kế.

Tương tự, Viện trưởng Viện Phát triển Du lịch Châu Á Phạm Hải Quỳnh cho rằng, Tây Hồ hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ thật chỉn chu và kết nối chặt chẽ với các doanh nghiệp lữ hành.

Giới thiệu tinh hoa trà sen Tây Hồ tại Lễ hội sen Hà Nội 2024. Ảnh: Hoài Nam
Giới thiệu tinh hoa trà sen Tây Hồ tại Lễ hội sen Hà Nội 2024. Ảnh: Hoài Nam

“Chính quyền quận Tây Hồ có thể kết nối ngay các hộ có nghề truyền thống, hộ kinh doanh, khu, điểm, ban quản lý các di tích với doanh nghiệp lữ hành để đưa vào City tour. Khi doanh nghiệpvà người dân được hưởng lợi thì những giá trị truyền thống đặc sắc mới được bảo vệ và tạo đòn bẩy cho du lịch ngày càng phát triển”, ông Quỳnh nhấn mạnh.

Trước những ý kiến đóng góp của các đại biểu, Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ Bùi Thị Lan Phương cho biết, quận đã xây dựng kế hoạch phát triển văn hóa, du lịch trên địa bàn để sớm hiện thực hóa việc đưa Tây Hồ trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn của Thủ đô.

Hiện, Quận đang làm hồ sơ đề nghị công nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia cho nghề ướp trà sen Tây Hồ. Đồng thời, đã có đề án mở rộng vùng trồng sen quanh năm lên 25 ha để du khách đến Tây Hồ từ tháng 1 đến tháng 12 đều có thể thưởng lãm vẻ đẹp, hoa sen, thưởng thức và mua sắm các sản phẩm từ sen.



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/hien-ke-de-tay-ho-thanh-diem-den-cua-du-khach.html

Cùng chủ đề

Làm thế nào để thu hút khách du lịch cao cấp tới Việt Nam?

Kinhtedothi - Du lịch Việt Nam và thế giới đang dần phục hồi khi lượng khách cao cấp tăng mạnh. Tuy nhiên, hiện việc hút tệp khách quốc tế cao cấp này của du lịch Việt Nam còn khá khiêm tốn, chưa thực sự tương xứng với tiềm năng vốn có. Thị trường tỷ USD Thông tin từ Cục Du lịch Quốc Gia cho thấy, năm 2023 quy mô thị trường du lịch hạng sang (luxury tourism) toàn cầu đạt trên...

Du lịch Hà Nội hiến kế để du lịch Hà Nam cất cánh

Đó là hiến kế của các doanh nghiệp du lịch Hà Nội tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư phát triển du lịch tỉnh Hà Nam” do tỉnh Hà Nam tổ chức  sáng 18/10. Thông tin từ Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hà Nam cho thấy: hiện nay, tỉnh Hà Nam là địa phương có nhiều tiềm năng du lịch, cận kề với những điểm du lịch trọng yếu của đồng bằng sông Hồng như...

Những địa điểm check-in mùa Thu Hà Nội không thể bỏ qua

Mùa Thu Hà Nội là thời điểm tuyệt vời để ghi lại những khoảnh khắc đẹp. Và Thu Hà Nội không chỉ chinh phục du khách bằng vẻ đẹp riêng có, mà còn in sâu vào tâm trí mỗi người những kỷ niệm khó phai trong hành trình khám phá Thủ đô ngàn năm văn hiến.  1. Hồ Gươm Hồ Gươm, trái tim của Hà Nội, là một địa điểm không thể thiếu trong hành trình khám phá mùa Thu...

Miễn phí xe bus 2 tầng trong ngày kỷ niệm 70 năm giải phóng Thủ đô

Theo đó, vào ngày 10/10, sẽ có 6 lượt xe phục vụ người dân và du khách miễn phí. Dự kiến, lượt 1 sẽ xuất phát lúc 7h30; lượt 2 xuất phát lúc 8h30; lượt 3 xuất phát lúc 9h30; lượt 4 xuất phát lúc 10h30; lượt 5 xuất phát lúc 11h30; lượt 6 xuất phát lúc 12h30. Mỗi lượt sẽ có khoảng từ 3 - 6 xe phục vụ, ước tính sẽ đón 1.056 khách. Xe sẽ xuất...

Lễ hội Áo dài Hà Nội thu hút 63.000 lượt khách

Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Nguyễn Hồng Minh cho biết, Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2024 đã diễn ra thành công, đảm bảo mục đích đã đề ra tại Kế hoạch số 207/KH-UBND của UBND TP Hà Nội. Lễ hội có sự tham gia 150 đơn vị, cá nhân, quy mô 100 gian hàng, bao gồm 85 nhà thiết kế, thương hiệu áo dài của Hà Nội – Huế; các cơ sở phụ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hà Nội kết nối – vươn xa: quảng bá sản phẩm làng nghề của phụ nữ

Kinhtedothi - Tối 8/11, chương trình Hà Nội kết nối - vươn xa đã khai mạc, nhằm quảng bá các sản phẩm sáng tạo, OCOP, làng nghề của phụ nữ Hà Nội và các tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Hồng. Chương trình do Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) TP Hà Nội tổ chức. Tham dự chương trình có Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Tuyến; Phó Bí thư Thường trực Thành...

Hà Nam tổ chức diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ

Kinhtedothi - Sáng 8/11, UBND tỉnh Hà Nam đã tổ chức diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại Công ty TNHH Neweb, Khu công nghiệp Đồng Văn III, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Phát biểu chỉ đạo tại buổi diễn tập, đồng chí Nguyễn Đức Vượng - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam nhấn mạnh: công tác PCCC&CNCH luôn được tỉnh Hà Nam xác định là một trong những...

nên tổ chức học văn hóa cho trẻ 12-18 tuổi tại cơ sở cai nghiện ma tuý

Kinhtedothi - Độ tuổi sử dụng ma túy đang ngày càng trẻ hóa, trong khi chưa có khu cai nghiện riêng cho người đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi; chưa có cơ sở nào thực hiện hỗ trợ học văn hóa cho người nghiện ma túy ở độ tuổi này. Độ tuổi sử dụng ma túy đang ngày càng trẻ hóa Chiều 8/11, thảo luận tại tổ về Chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống...

7 lợi ích của nước mía mà ít người biết

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nước mía là nguồn cung cấp phong phú các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. 1. Nguồn năng lượng tự nhiên giúp phục hồi nhanh chóng Với thành phần chứa nhiều sucrose - một loại đường tự nhiên, nước mía có thể cung cấp năng lượng ngay lập tức cho cơ thể, đặc biệt là sau khi vận động hoặc làm việc căng thẳng. Bác sĩ M. Kavitha từ Bệnh viện Prashanth,...

Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1352/QĐ-TTg ngày 8/11/2024 phê duyệt Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Mục tiêu tổng quát nhằm gia tăng diện tích, phục hồi, đảm bảo tính toàn vẹn và kết nối các hệ sinh thái tự nhiên; quản lý và bảo tồn hiệu quả các loài hoang dã, các nguồn gen quý hiếm; xây dựng...

Bài đọc nhiều

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

“Cung đường di sản” đẹp nhất Việt Nam chỉ đi tàu hỏa mới ngắm được, giới trẻ rủ nhau xách ba lô lên và...

Đoàn tàu kết nối di sảnMới đây loạt ảnh từ trên cao chụp đoàn tàu Bắc - Nam đi qua khu vực đèo Hải Vân thuộc Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng đã thu hút sự quan tâm rất lớn từ cộng đồng yêu du lịch. Hàng ngàn lượt like, thả tim và bình luận không khỏi trầm về khung cảnh khung...

Tổng thu từ khách du lịch trong 10 tháng năm 2024 ước đạt 690 nghìn tỷ

Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam cho biết, trong 10 tháng đầu năm 2024, tổng thu từ khách du lịch ước khoảng 690 nghìn tỷ đồng. Ngày 6/11, thông tin từ Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (Bộ...

Gen Z có xu hướng đi du lịch thế nào giữa thời đại bùng nổ công nghệ AI?

Với Gen Z, du lịch không chỉ dừng ở khám phá những vùng đất mới mà còn là cách họ thể hiện bản sắc cá nhân với sự hỗ trợ của AI và các công cụ kỹ thuật số giúp tối ưu hóa trải nghiệm cá nhân hóa.Những điểm đến không thể bỏ lỡ cho chuyến xê dịch đa thế hệ của gia đình Những xu hướng mới ảnh hưởng đến thói quen du lịch của Gen Z năm...

Cùng chuyên mục

Mới nhất

Mới nhất