Trang chủNewsThế giớiTrung Quốc tăng đầu tư vào năng lượng tái tạo ở châu...

Trung Quốc tăng đầu tư vào năng lượng tái tạo ở châu Phi


Thỏa thuận chung Dar es Salaam giữa Trung Quốc và châu Phi gần đây cho thấy, hai bên phối hợp các sáng kiến quốc tế và các kế hoạch quốc gia để tăng cường sự phát triển chất lượng cao, bền vững, bao gồm và ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo ở châu Phi.

Công nhân Nam Phi lắp ráp nhà máy điện năng lượng tái tạo do Trung Quốc đầu tư. Ảnh: China Daily
Công nhân Nam Phi lắp ráp nhà máy điện năng lượng tái tạo do Trung Quốc đầu tư. Ảnh: China Daily

Biến đổi khí hậu là một trong những chủ đề quan trọng được nhấn mạnh trong trong thỏa thuận Dar es Salaam. Đây là cơ hội để Trung Quốc hành động như một cường quốc có trách nhiệm trong chuyển đổi xanh. Mặc dù lượng khí thải CO2 của châu Phi chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng lượng khí thải này của thế giới, các nước châu Phi lại chịu ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu nghiêm trọng hơn so với các lục địa khác.

Theo Chỉ số phát triển thế giới 2024 của Ngân hàng Thế giới (WB), châu Phi là khu vực tiêu thụ năng lượng nhiều nhất thế giới. Tiêu thụ năng lượng mạnh dẫn đến khí thải CO2 đang tăng lên, do đó áp lực đối với các nhà hoạch định chính sách châu Phi sẽ tăng lên.

Theo Báo cáo dân số thế giới của Liên hợp quốc, dân số châu Phi dự kiến sẽ tăng từ 1,3 tỷ người vào năm 2025 lên 2,2 tỷ vào năm 2050, tốc độ nhanh nhất trên thế giới. Đồng thời, châu Phi đang đô thị hóa nhanh chóng, tăng trung bình 14,7 triệu người sống ở các thành phố mỗi năm kể từ năm 1990 và dự kiến sẽ tăng lên trung bình 38 triệu người mỗi năm vào năm 2050. Sự thiếu hụt năng lượng sẽ là trở ngại nghiêm trọng cho tăng trưởng kinh tế của châu Phi. Tác động của việc này có thể cản trở tiến bộ trong phúc lợi kinh tế xã hội như giáo dục, y tế và tiếp cận với nước sạch và thực phẩm. Nhiên liệu hóa thạch hiện chiếm khoảng trên 70% tổng sản lượng điện ở châu Phi.

Trung Quốc được chú ý như một nước đi đầu toàn cầu trong lĩnh vực sản xuất điện tái tạo. Đã có những tiến bộ đáng kể trong việc áp dụng và sử dụng các công nghệ năng lượng tái tạo ở các thành phố của Trung Quốc, dẫn đến việc tiếp cận và tiết kiệm điện nhiều hơn. Các nước như Ai Cập và Nam Phi đang quay sang hợp tác với Trung Quốc để phát triển điện gió, dẫn đến sản lượng xuất khẩu thiết bị của Trung Quốc tăng mạnh. Trong đó, châu Phi trở thành thị trường quan trọng cho xuất khẩu thiết bị sản xuất năng lượng tái tạo của Trung Quốc.

Nghiên cứu từ Đại học Boston, Mỹ cho thấy, Trung Quốc có cơ hội để thúc đẩy một cuộc cách mạng năng lượng ở châu Phi. Bắc Kinh đã nổi lên như đối tác thương mại song phương lớn nhất của lục địa đen kể từ đầu thế kỷ này và đã tài trợ hàng tỷ USD cho các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn.

Năm 2021, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết, nước này sẽ không xây dựng các dự án nhiệt điện than mới ở nước ngoài, cam kết đối phó với biến đổi khí hậu bằng cách hỗ trợ phát triển năng lượng xanh và ít carbon. Tuy nhiên, cho đến nay, số tiền Trung Quốc cho châu Phi vay phát triển năng lượng tái tạo, như điện mặt trời và gió chỉ chiếm 2% trong số 52 tỷ USD cho vay sản xuất điện ở châu Phi từ năm 2000 đến năm 2022, trong khi hơn 50% được phân bổ cho nhiên liệu hóa thạch. Các nhà kinh tế cho rằng, với những thách thức kinh tế hiện tại và các cơ hội chuyển đổi năng lượng trong tương lai, Trung Quốc có thể đóng vai trò góp phần giúp châu Phi tiếp cận và chuyển đổi năng lượng thông qua thương mại, tài chính và đầu tư trực tiếp nước ngoài.

KHÁNH MINH





Nguồn: https://www.sggp.org.vn/trung-quoc-tang-dau-tu-vao-nang-luong-tai-tao-o-chau-phi-post749102.html

Cùng chủ đề

Kỷ nguyên mới trong hợp tác Trung Quốc-châu Phi

Những cam kết tại Diễn đàn hợp tác Trung Quốc-châu Phi (FOCAC) diễn ra mới đây tại Bắc Kinh cho thấy một cách tiếp cận mới trong quan hệ hợp tác với lục địa đen của Bắc Kinh, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng xanh.

Nhu cầu tài chính xanh là bức tường khổng lồ, nhưng nguồn vốn rót ra như cánh cửa mới hé

Tại Diễn đàn Kinh tế xanh 2024 với chủ đề "Tăng tốc cho nền kinh tế Net Zero" do tạp chí Kinh Tế Sài Gòn tổ chức ngày 19-9, ông Darryl J. Dong, đại diện cấp cao phụ trách văn phòng TP.HCM của Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC), cho rằng Việt Nam buộc phải tăng đầu tư tài chính vào...

Chìa khóa tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ

Xem phát triển năng lượng tái tạo là chìa khóa quan trọng để thúc đẩy đà tăng trưởng kinh tế, Ấn Độ đang hướng đến mục tiêu xây dựng tương lai dựa trên các nguồn năng lượng không hóa thạch, bao gồm: mặt trời, gió, hạt nhân và thủy điện. Tại Hội nghị và Triển lãm Nhà đầu tư năng lượng tái tạo toàn cầu (RE-INVEST) lần thứ 4 ở thủ phủ Gandhinagar, bang miền Tây...

“Phát súng lệnh” về chống biến đổi khí hậu

Anh cam kết đưa hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu và khủng hoảng thiên nhiên vào trọng tâm chính sách đối ngoại và sẽ bổ nhiệm các vị trí đặc phái viên về hai lĩnh vực này. Ngoại trưởng Anh David Lammy cho biết biến đổi khí hậu và khủng hoảng thiên nhiên là thách thức địa chính trị của thời đại, cảnh báo đây là vấn đề thậm...

Châu Phi phải giết động vật hoang dã, dùng viên dinh dưỡng để chống lại nạn đói

Trong khi đó, Nigeria đang phải bổ sung dinh dưỡng vào các viên súp để cải thiện lượng vitamin và khoáng chất quan trọng cho những người suy dinh dưỡng. Ngày 16/9, Zimbabwe cho biết họ sẽ cho phép giết 200 con voi để phân phối thịt cho các...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hơn 2.000 tỷ đồng của Quỹ Phòng chống thiên tai đang ở đâu?

Gần đây, trên mạng xã hội bàn luận về việc Bộ NN-PTNT đang giữ, quản lý hơn 2.000 tỷ đồng của Quỹ Phòng chống thiên tai và việc công khai sử dụng, chi quỹ này như thế nào là một ẩn số. Tối 20-9, Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai đã có thông tin làm rõ nội dung này. Theo cơ quan này, Quỹ phòng chống thiên tai được thành lập...

Trái đất sắp chào đón một mặt trăng nhỏ

Trái đất sắp đón một vệ tinh tự nhiên mới và “mặt trăng nhỏ” này sẽ ở lại với chúng ta trong 2 tháng tới. Thực chất nó là một tiểu hành tinh nhỏ rộng khoảng 10m, được biết đến chính thức với tên gọi 2024 PT₅. Tiểu hành tinh này được Hệ thống cảnh báo va chạm Trái đất tiểu hành tinh (ATLAS) phát hiện vào ngày 7-8 và được...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lên đường dự khóa họp Đại hội đồng Liên hợp quốc và thăm Cuba

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam lên đường dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ và sau đó thăm Cuba. Sáng 21-9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội lên đường tham dự...

HLV Park Chung-gun quyết định không làm việc với thể thao Việt Nam

Chuyên gia Hàn Quốc Park Chung-gun sẽ không trở lại Việt Nam làm việc dù chương trình dự kiến vào ngày 24-9 tới đây. SGGP đã tìm hiểu và được biết, chuyên gia bắn súng Park Chung-gun sẽ không gặp mặt với nhà quản lý thể thao để làm việc như dự kiến. Trước đó, ông Park Chung-gun đã về Hàn Quốc vào đầu tháng 9 vừa qua vì công việc...

Đưa vaccine phòng sốt xuất huyết về Việt Nam

Vaccine phòng sốt xuất huyết của Takeda (Nhật Bản) được đưa vào sử dụng lần đầu tiên trên thế giới từ năm 2018, đến nay được sử dụng rộng rãi tại hơn 40 quốc gia, đặc biệt ưu tiên sử dụng cho các nước thường xuyên có dịch phức tạp, có hiệu quả lên đến hơn 80% và ngăn ngừa nguy cơ nhập viện lên đến 90%. “Kinh nghiệm nhiều...

Bài đọc nhiều

Cố gắng bảo vệ hợp đồng béo bở, Tổng thống Hàn Quốc thân chinh đến một nước Trung Âu, gửi thông điệp rắn tới...

Ngày 19/9, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã bắt đầu chuyến thăm chính thức kéo dài 4 ngày đến Cộng hòa Czech.

Tác động từ việc FED cắt giảm lãi suất

Trong bối cảnh tình hình việc làm và lạm phát tại Mỹ đều hạ nhiệt, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cắt giảm lãi suất 0,5%, bắt đầu chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ. Có thể cắt giảm thêm Theo CNBC News, đây là lần cắt giảm lãi suất đầu tiên của FED từ năm 2020. FED đã lựa chọn cắt giảm lãi suất tham chiếu (0,5%) xuống phạm vi 4,75%-5% trên cơ...

Vũ khí hủy diệt nhất của Nga đang ở trạng thái sẵn sàng ‘cực kỳ cao’, Moscow cảnh báo nguy hiểm khi NATO phớt...

Mới đây, Tổng tư lệnh Hải quân Nga, Đô đốc Alexander Moiseyev, tuyên bố, Sư đoàn tàu ngầm số 25 thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Nga hiện được trang bị vũ khí mạnh nhất và hủy diệt nhất.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken bị triệu tập để điều trần về việc rút quân khỏi Afghanistan

Ngày 18/9, Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ đã triệu tập Ngoại trưởng Antony Blinken ra điều trần vào ngày 24/9 để giải trình về cuộc rút quân của Mỹ khỏi Afghanistan vào năm 2021.

Cùng chuyên mục

LHQ kêu gọi ‘kiềm chế tối đa’, Iran chỉ trích, Mỹ thúc giục giải pháp ngoại giao, Israel nói gì?

Ngày 20/9, Liên hợp quốc (LHQ) cho biết "rất lo ngại" sau các cuộc không kích của Israel vào thủ đô Beirut của Lebanon và kêu gọi tất cả các bên thực hiện "sự kiềm chế tối đa".

Trái đất sắp chào đón một mặt trăng nhỏ

Trái đất sắp đón một vệ tinh tự nhiên mới và “mặt trăng nhỏ” này sẽ ở lại với chúng ta trong 2 tháng tới. Thực chất nó là một tiểu hành tinh nhỏ rộng khoảng 10m, được biết đến chính thức với tên gọi 2024 PT₅. Tiểu hành tinh này được Hệ thống cảnh báo va chạm Trái đất tiểu hành tinh (ATLAS) phát hiện vào ngày 7-8 và được...

Động thái mới của Thổ Nhĩ Kỳ ở Biển Đen

Trang Militarnyi của Ukraine hôm 19/9 dẫn nguồn blog Thổ Nhĩ Kỳ cho biết quốc gia liên lục địa Á-Âu này đã bắt đầu vận chuyển một bến tàu nổi mới do Moscow đặt hàng qua Biển Đen để đến các cơ sở đóng tàu tại...

Hằng số và biến số

Khẳng định những “hằng số” giữa vô vàn “biến số” là trọng tâm của Hội nghị thượng đỉnh Bộ tứ vào ngày 21/9 tại Wilmington, Delaware (Mỹ). Bình luận của Báo Thế giới và Việt Nam.

Mới nhất

Thông điệp cùng hành động, kiến tạo tương lai hòa bình, thịnh vượng và bền vững

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Ðảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Ðoàn đại biểu cấp cao Việt Nam hôm nay bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Ðại hội đồng Liên hợp quốc khóa...

Thống nhất chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam 350km/h

Ban Chấp hành Trung ương thống nhất chủ trương đầu tư toàn tuyến Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam 350km/h để trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 15 xem xét, quyết định. Đây là một trong những nội dung được đề cập trong thông báo Hội nghị lần thứ 10, Ban Chấp...

Hơn 2.000 tỷ đồng của Quỹ Phòng chống thiên tai đang ở đâu?

Gần đây, trên mạng xã hội bàn luận về việc Bộ NN-PTNT đang giữ, quản lý hơn 2.000 tỷ đồng của Quỹ Phòng chống thiên tai và việc công khai sử dụng, chi quỹ này như thế nào là một ẩn số. Tối 20-9, Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai đã có...

8 triệu mét khối đất chực sập vào nhà dân, Hòa Bình công bố tình huống khẩn cấp

Ông Bùi Văn Khánh, Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình vừa ký quyết định công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai gây sạt lở đất, đá tại khu vực xóm Rằng, xã Cao Sơn (huyện Đà Bắc) và xóm Rài, xã Tuân Đạo (huyện Lạc Sơn). Cụ thể, do ảnh hưởng của mưa lớn đã gây ra...

Mới nhất