Trang chủChính trịNgoại giaoHơn 50% mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, đây là lý...

Hơn 50% mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, đây là lý do Tokyo chưa thể “quên” Bắc Kinh

Tokyo đang ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào chuỗi cung ứng của Bắc Kinh, thậm chí “vượt mặt” Washington, theo Sách trắng mới được Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản công bố. Theo đó, riêng trong năm 2022, trong số các sản phẩm nhập khẩu mà Nhật Bản phụ thuộc nhiều thì có tới hơn 2/3 đến từ Trung Quốc trong khi chỉ có 1/8 đến từ Mỹ.

Hơn 50% mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, đây là lý do Tokyo chưa thể 'quên' Bắc Kinh
Trong số các sản phẩm nhập khẩu mà Nhật Bản phụ thuộc, hơn 2/3 đến từ Trung Quốc trong khi chỉ 1/8 từ Mỹ. (Nguồn: Tân Hoa xã)

Những đánh giá chi tiết, được công bố hôm 9/7, đã đưa ra dữ liệu thương mại của khoảng 4.300 mặt hàng được nhập khẩu trong cùng năm của Nhật Bản, Mỹ, Đức và khối Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) nói chung.

Sách trắng cho thấy, Nhật Bản đang phụ thuộc nhiều hơn vào một quốc gia – thường là Trung Quốc – để nhập khẩu nhiều loại sản phẩm tiêu dùng và công nghiệp hơn so với các nước cùng nhóm G7.

Báo cáo áp dụng Chỉ số Herfindahl-Hirschman (HHI) – thước đo mức độ tập trung thị trường, trong đó nếu chỉ số này cao trên 50 với một sản phẩm nhất định đồng nghĩa với việc quốc gia đó đang phụ thuộc vào quốc gia còn lại trong chuỗi cung ứng.

Nhìn chung, Nhật Bản đang phải phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu tới gần 47% trong số 4.300 sản phẩm được khảo sát. Đặc biệt, hơn một nửa là từ Trung Quốc, tương ứng với 1.406 mặt hàng cụ thể, chiếm gần 70% trong số 2.015 mặt hàng mà Nhật Bản phải nhập khẩu từ nước ngoài vào năm 2022.

Stephen Nagy, Giám đốc nghiên cứu chính sách của Hội đồng nghiên cứu châu Á-Thái Bình Dương Yokosuka ở Tokyo, phân tích mối quan hệ kinh tế Trung Quốc-Nhật Bản vẫn “mang tính bổ sung cao”, đồng thời dự báo sự phụ thuộc của Nhật Bản vào hàng hóa Trung Quốc dự kiến ​​sẽ tiếp tục.

“Cả hai nước đều đang trong tình thế cần nhau và tôi không thấy có động lực nào hướng tới việc tách rời”, ông Stephen Nagy nói.

Chuyên gia này cho biết thêm, việc đồng Yen yếu khiến Nhật Bản trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà xuất khẩu Trung Quốc, đồng thời lưu ý Tokyo không ủng hộ việc tách rời giống các nước phương Tây mà hướng tới mục đích là “cách ly những phần nhạy cảm trong mối quan hệ” khỏi Bắc Kinh.

Tuy nhiên, Nhật Bản sẽ hạn chế khả năng tiếp cận của Trung Quốc với chip và công nghệ lưỡng dụng được sử dụng cho cả mục đích dân sự và quân sự.

Năm 2022, Tokyo đã thông qua Đạo luật xúc tiến An ninh kinh tế để phát triển chuỗi cung ứng linh hoạt hơn đồng thời thúc đẩy an ninh cơ sở hạ tầng và sử dụng các công nghệ quan trọng.

Ngoài ra, Nhật Bản đã mở rộng hỗ trợ tài chính cho các công ty để khuyến khích việc chuyển về nước và đa dạng hóa hoạt động kinh doanh từ Trung Quốc, đặc biệt là trong các ngành quan trọng về mặt chiến lược như chất bán dẫn.

Dù vậy, sau đó, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đã đồng ý nối lại đàm phán về Hiệp định thương mại tự do ba bên tại Hội nghị thượng đỉnh vào tháng 5/2024.

Rumi Aoyama, Giám đốc Viện nghiên cứu Trung Quốc đương đại tại Đại học Waseda, cho biết thỏa thuận này là một “tín hiệu rõ ràng” từ lãnh đạo của ba cường quốc trong khu vực rằng quan hệ kinh tế là quan trọng và phải tiếp tục.

Là quốc gia xuất khẩu lớn thứ hai của Trung Quốc, xuất khẩu của Nhật Bản đã giảm xuống còn 157,49 tỷ USD vào năm 2023 từ mức 171,98 tỷ USD của năm 2022, theo dữ liệu của cơ quan hải quan Trung Quốc.

Năm ngoái, Tokyo cũng là quốc gia mua máy điều hòa không khí và khoáng sản đất hiếm hàng đầu, nhà nhập khẩu điện thoại thông minh lớn thứ hai, nhà nhập khẩu máy tính xách tay và hóa chất hữu cơ lớn thứ tư của Bắc Kinh.

Dữ liệu cho thấy, trong danh mục “thiết bị cầm tay dưới 10kg”, phần lớn bao gồm máy tính xách tay, giá trị xuất khẩu của Trung Quốc sang Nhật Bản đã giảm 0,5% trong năm ngoái xuống còn 4,22 tỷ USD từ mức 4,67 tỷ USD vào năm 2022.

Trung Quốc đã xuất khẩu hơn 40% giá trị đất hiếm sang Nhật Bản vào năm ngoái và giá trị xuất khẩu sang Nhật Bản đã giảm 24,66% xuống còn 218,66 triệu USD vào năm 2023 từ mức 209,2 triệu USD vào năm 2022.





Nguồn: https://baoquocte.vn/hon-50-mat-hang-nhap-khau-tu-trung-quoc-day-la-ly-do-tokyo-chua-the-quen-bac-kinh-278557.html

Cùng chủ đề

Thủ tướng Nhật Bản kỳ vọng bước đột phá mới trong hợp tác với Trung Quốc

Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru đang sắp xếp tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, bên lề một hội nghị quốc tế dự kiến diễn ra giữa tháng 11.

Khai mạc Triển lãm quốc tế Điện tử và Thiết bị thông minh Việt Nam

Sáng 30/10, Triển lãm quốc tế Điện tử và Thiết bị thông minh Việt Nam (IEAE) đã chính thức khai mạc tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội (I.C.E), Hà Nội.

ASEAN nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị điện tử

Các nền kinh tế ASEAN có thể bổ sung cho nhau bằng cách chuyên môn hóa trong các phần khác nhau của chuỗi giá trị điện tử. Các nước thành viên thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) chủ yếu được hưởng lợi từ việc chuyển hướng thương mại điện tử giữa Mỹ và Trung Quốc thông qua dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng lên, góp phần tăng cường năng lực sản xuất...

Tăng cường kết nối chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất Việt Nam – UAE

NDO - Chiều tối 27/10 (giờ địa phương), tại thủ đô Abu Dhabi, nhân dịp thăm chính thức Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ trưng bày và giới thiệu xe Vinfast. Thủ tướng Phạm Minh Chính và Quốc Vụ khanh phụ trách về Ngoại thương, Bộ trưởng chuyên trách về thu hút Nhân tài Thani Bin Ahmed Al Zeyoudi tại lễ trưng bày và giới thiệu xe Vinfast (Ảnh: Thanh Giang). Phát biểu...

Kim ngạch xuất khẩu cà phê tăng mạnh

Niên vụ 2023 - 2024 Việt Nam đã xuất khẩu 1,45 triệu tấn cà phê, đạt kim ngạch cao nhất từ trước đến nay với gần 5,4 tỷ USD. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Các doanh nhân chia sẻ chặng đường khởi nghiệp đầy cảm hứng tới sinh viên

Tại workshop "Khởi nghiệp - Khởi đầu địa phương - Tư duy toàn cầu" ngày 3/11, nhiều doanh nhân chia sẻ câu chuyện khởi nghiệp từ nhiều góc nhìn, giúp sinh viên có thể rút ra bài học nếu có ý định khởi nghiệp.

Pixelmator sẽ về đội của “táo khuyết” Apple

Pixelmator, công ty nổi tiếng với những ứng dụng chỉnh sửa ảnh đình đám tương thích hệ điều hành macOS, vừa thông báo sẽ về đội nhà Apple.

Pixelmator sẽ về đội của “táo khuyết” Apple

Pixelmator, công ty nổi tiếng với những ứng dụng chỉnh sửa ảnh đình đám tương thích hệ điều hành macOS, vừa thông báo sẽ về đội nhà Apple.

Peru dự báo trao đổi thương mại với các nền kinh tế APEC vượt 80 tỷ USD trong năm nay

Bộ trưởng Ngoại thương và Du lịch Peru Desilu Leon kỳ vọng trao đổi thương mại của nước này với 20 nền kinh tế khác trong Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á -Thái Bình Dương (APEC) sẽ vượt 80 tỷ USD trong năm nay.

Cuộc đua vô cùng sít sao, 7 bang “chiến trường” bất phân thắng bại

Theo các kết quả thăm dò dư luận công bố ngày 1/11, ông Donald Trump và bà Kamala Harris cách biệt rất ít, chỉ dưới 2% ở bất kỳ bang nào trong 7 bang "chiến trường".

Bài đọc nhiều

Giá vàng hôm nay 2/11/2024: Giá vàng đang được điều chỉnh mạnh

Giá vàng hôm nay 2/11/2024: Giá vàng thế giới cắt đứt chuỗi ngày liên tiếp lập kỷ lục, rời đỉnh gần 2.800 USD/oune. Thị trường trong nước bất ngờ có "diễn biến lạ" ngay ngày đầu tháng, giá giảm mạnh, nhiều người tranh thủ mua vào. Giá vàng đã bớt lạc quan?

‘Cổ tích’ về các quỹ đầu tư Trung Đông

Các khoản đầu tư tỷ USD trong các ngành định hình tương lai của nền kinh tế toàn cầu đang dần thay thế dầu mỏ tạo dựng “quyền lực mới” cho các nền kinh tế Trung Đông.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của BRICS Pay, quốc gia này sẽ thay thế SWIFT

Ngày 30/9, Chủ tịch Quốc hội Iran Bagher Ghalibaf cho biết, sau khi gia nhập Nhóm BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi), nước này có thể thay thế hệ thống thanh toán SWIFT bằng hệ thống thanh toán điện tử BRICS Pay.

Rời xa năng lượng Nga vẫn là bài toán khó, Hungary thậm chí còn muốn mua thêm, châu Âu có cách gì?

Liên minh châu Âu (EU) đặt mục tiêu chấm dứt mọi hoạt động nhập khẩu hydrocarbon từ Nga vào năm 2027. Nhưng một số quốc gia ở Trung và Đông Âu đang phải vật lộn để thỏa mãn "cơn khát" dầu khí.

ĐS Phạm Quang Vinh nhận định yếu tố quyết định bầu cử Mỹ trước giờ “G”

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 cực kỳ sít sao, có khả năng mang đến nhiều thay đổi cho xứ sở cờ hoa, trong đó phát triển kinh tế, đời sống người dân là một trong những vấn đề cốt lõi quyết định kết quả cuối cùng, theo ông Phạm Quang Vinh, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ (2014 - 2018) chia sẻ với Kinh tế & Đô thị. Bối cảnh...

Cùng chuyên mục

Peru dự báo trao đổi thương mại với các nền kinh tế APEC vượt 80 tỷ USD trong năm nay

Bộ trưởng Ngoại thương và Du lịch Peru Desilu Leon kỳ vọng trao đổi thương mại của nước này với 20 nền kinh tế khác trong Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á -Thái Bình Dương (APEC) sẽ vượt 80 tỷ USD trong năm nay.

“Kho tiền” tập đoàn Berkshire Hathaway của tỷ phú Warren Buffett khủng đến cỡ nào?

“Kho tiền” của tập đoàn đầu tư Berkshire Hathaway đã vượt mốc 300 tỷ USD trong quý III/2024, khi tỷ phú Warren Buffett tiếp tục bán cổ phiếu và không mua lại.

Nhiều giải pháp giải “cơn khát” nhân lực chất lượng cao cho ngành chip, bán dẫn

Hồi âm ý kiến đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết đã triển khai một số hoạt động cụ thể để thực hiện mục tiêu đào tạo khoảng 50-100 nghìn nhân lực chất lượng cao cho ngành chip, điện tử, ứng dụng trí tuệ nhân tạo và các lĩnh vực mới.

Thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị giữa Hà Nội với các địa phương tại Cuba

Tiếp tục chuyến công tác tại Cộng hòa Cuba, Đoàn đại biểu TP Hà Nội do Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP Nguyễn Lan Hương làm Trưởng đoàn đã đến dâng hoa tại Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Công viên mang tên Người ở Thủ đô La Habana và thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Cuba. Trước Tượng đài Chủ tịch Hồ...

Thị trường “căng thẳng cực độ”, phát hiện đồng tiền “chiến thắng”, lịch sử đã chứng minh

Lịch sử cho thấy, đồng Yen Nhật Bản đã đánh bại USD, Franc Thụy Sỹ, vàng, trái phiếu kho bạc và đồng EUR - những tài sản an toàn phổ biến nhất - trong phần lớn giai đoạn trước các cuộc bầu cử Mỹ.

Mới nhất

Hiện thực hóa ”giấc mơ” trung tâm logistics của Đà Nẵng

Hội tụ nhiều lợi thế về logistics, nhưng chỉ đến khi Trung ương đồng ý thành lập Khu thương mại tự do, thì mục tiêu trở thành trung tâm logistics của TP. Đà Nẵng mới trở nên rõ ràng. Xây dựng Khu thương mại tự do: Hiện thực hóa ”giấc mơ” trung tâm logistics của Đà NẵngHội tụ nhiều lợi...

Các doanh nhân chia sẻ chặng đường khởi nghiệp đầy cảm hứng tới sinh viên

Tại workshop "Khởi nghiệp - Khởi đầu địa phương - Tư duy toàn cầu" ngày 3/11, nhiều doanh nhân chia sẻ câu chuyện khởi nghiệp từ nhiều góc nhìn, giúp sinh viên có thể rút ra bài học nếu có ý định khởi nghiệp.

Chung cư gần đường sắt Cát Linh

So với năm 2021, các chung cư gần đường sắt Cát Linh - Hà Đông tăng giá 100 - 120%. Nhiều dự án khi xưa thuộc phân khúc trung cấp, nhưng nay đã có giá lên đến 55 - 70 triệu đồng/m2, đắt ngang chung cư cao cấp mới. Chung cư gần đường sắt Cát Linh - Hà Đông tăng...

Doanh nghiệp Hồng Kông (Trung Quốc) đến Hanssip tìm kiếm cơ hội

Các doanh nghiệp thuộc Phòng Thương mại tổng hợp Hồng Kông (HKGCC) đã đến làm việc với Công ty cổ phần Đầu tư - Phát triển N&G (N&G Corp.) thông qua sự giới thiệu và kết nối của lãnh đạo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Các doanh nghiệp thuộc Phòng Thương mại tổng hợp Hồng...

Thiên Long lãi vượt kế hoạch 11% sau 9 tháng

Thiên Long lãi hơn 421 tỷ đồng sau 9 tháng, tăng 28% so với cùng kỳ và vượt kế hoạch 380 tỷ đồng đề ra hồi đầu năm. Thiên Long lãi hơn 421 tỷ đồng sau 9 tháng, tăng 28% so với cùng kỳ và vượt kế hoạch 380 tỷ đồng đề ra hồi đầu năm. ...

Mới nhất