Trang chủNewsThời sựTạo động lực chuyển đổi xanh từ thị trường carbon

Tạo động lực chuyển đổi xanh từ thị trường carbon







 Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp về Đề án thành lập thị trường carbon. Ảnh: TTXVN.

Sáng 12/7, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành nghe báo cáo về Đề án thành lập thị trường carbon.

* Học hỏi, hợp tác nhưng phải chủ động



Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng thẳng thắn chỉ rõ, việc thành lập thị trường carbon là vấn đề khó, phức tạp, có nhiều diễn biến và thay đổi, đòi hỏi sự cam kết thống nhất thực hiện ở phạm vi toàn cầu. Hiện nay, nhiều nước đã thiết lập thị trường carbon, từng bước hình thành hàng rào kỹ thuật liên quan đến tín chỉ carbon đối với hàng hóa.

“Để bảo đảm lợi ích của doanh nghiệp, đất nước, Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc”, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh.

Do đó, Phó Thủ tướng yêu cầu các ý kiến phân tích, làm rõ điều kiện cần thiết để hình thành thị trường tín chỉ carbon có đầy đủ cơ sở chính trị, pháp lý và thực tiễn nhiệm vụ của từng bộ, ngành; khó khăn, vướng mắc; từ đó “đưa ra lộ trình triển khai đồng bộ sau khi Đề án được ban hành”.

Ban soạn thảo Đề án cần bổ sung, hoàn thiện, phân tích kỹ lưỡng, toàn diện tình hình thế giới, khu vực và trong nước; làm rõ sự cần thiết của thị trường carbon, bảo đảm chủ động trong thực hiện cam kết quốc tế về giảm phát thải khí nhà kính, theo kịp với các tiêu chuẩn kỹ thuật mới liên quan đến khí thải áp dụng cho hàng hóa.

Việc vận hành thị trường carbon phải theo lộ trình, dưới sự quản lý của Nhà nước, phù hợp với năng lực, mức độ phát triển của doanh nghiệp, nền kinh tế, bảo đảm lợi ích quốc gia. “Liên doanh, liên kết để học hỏi, hợp tác là cần thiết nhưng phải chủ động”, Phó Thủ tướng nói.

Mục tiêu của Đề án là thực hiện cam kết với quốc tế về giảm phát thải khí nhà kính, tạo ra dòng tài chính mới cho hoạt động cắt giảm phát thải khí nhà kính, tạo động lực chuyển đổi xanh cho các ngành, lĩnh vực kinh tế.

Nhấn mạnh tiêu chí “bài bản, đồng bộ, chặt chẽ ngay từ khâu đầu tiên”, Phó Thủ tướng nói, trên cơ sở Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC), Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện phân bổ hạn ngạch phát thải cho từng lĩnh vực, ngành nghề, doanh nghiệp; hướng dẫn bộ, ngành, doanh nghiệp, tổ chức tư vấn về công thức tính toán, đo đạc, thống kê báo cáo, thẩm định… hạn ngạch phát thải, tín chỉ carbon. Từ đó, các bộ, ngành cụ thể hóa thành quy định kỹ thuật để giám sát hạn ngạch phát thải cũng như kế hoạch giảm phát thải trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý.

“Từng nhóm nhiệm vụ, giải pháp phải xác định rõ sản phẩm (nghị định, thông tư, quyết định, kế hoạch, dự án…), thời hạn hoàn thành, phân kỳ thực hiện”, Phó Thủ tướng yêu cầu; đồng thời giao Bộ Tài chính sớm nghiên cứu hệ thống thuế carbon tương thích với các nước, theo nguyên tắc đối đẳng.






  Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp về Đề án thành lập thị trường carbon. Ảnh: TTXVN.

* Xây dựng thị trường carbon là “cuộc chơi mới”

Báo cáo tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận cho biết, mục tiêu chung của Đề án là phát triển thị trường carbon tại Việt Nam, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính theo NDC với chi phí của doanh nghiệp và xã hội thấp, thúc đẩy phát triển công nghệ phát thải thấp, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam, phát triển nền kinh tế carbon thấp và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng tới đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. 

Hàng hóa thị trường carbon gồm hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon. Chủ thể tham gia giao dịch hạn ngạch là các cơ sở phát thải khí nhà kính được phân bổ hạn ngạch.

Chủ thể tham gia giao dịch tín chỉ carbon gồm tổ chức thực hiện chương trình, dự án tạo tín chỉ carbon trong nước hoặc thực hiện chương trình, dự án theo cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon quốc tế; tổ chức và cá nhân đủ điều kiện tham gia hoạt động đầu tư, kinh doanh tín chỉ carbon; tổ chức hỗ trợ giao dịch.

Các giao dịch trên thị trường carbon được thực hiện trên sàn giao dịch theo phương thức tập trung trên nền tảng trực tuyến. Dự kiến, lộ trình triển khai thị trường carbon gồm 2 giai đoạn: Thí điểm (năm 2025-2027); vận hành chính thức (từ năm 2028 và sau năm 2030). 

Đề án đưa ra các nhóm giải pháp: Kiểm kê khí nhà kính và phân bố hạn ngạch phát thải khí nhà kính; Quản lý tín chỉ carbon; Hệ thống giao dịch hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon; Quản lý, kiểm tra, giám sát; Nâng cao nhận thức, tăng cường năng lực. 

Các nhiệm vụ cụ thể phải thực hiện gồm: Hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật; Xây dựng hệ thống giao dịch và tổ chức, vận hành thị trường carbon; Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về thị trường carbon cho các đối tượng.

Tại cuộc họp, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận về những vấn đề đặt ra khi hình thành thị trường carbon như tạo cung-cầu; đánh giá tác động đối với doanh nghiệp, ngành kinh tế; hàng lang pháp lý; mô hình và kinh nghiệm của các nước…

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung, xây dựng thị trường carbon là “cuộc chơi mới” mà tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư vào hoạt động giảm phát thải, tăng hấp thụ khí carbon sẽ được chi trả từ tiền bán hạn ngạch phát thải, tín chỉ carbon. Đây là chi phí lợi nhuận cho từng doanh nghiệp và cả nền kinh tế. Do đó, Nhà nước phải tạo sân chơi, luật chơi, phân công nhiệm vụ cho từng bộ, ngành và có phân kỳ thí điểm.

Đồng quan điểm, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành cho biết, đến nay, có 48 quốc gia/vùng lãnh thổ triển khai thị trường carbon theo cơ chế bắt buộc. Bên cạnh đó là thị trường carbon tự nguyện do các doanh nghiệp, tổ chức quốc tế thành lập. Mặc dù chưa có sự thống nhất trên phạm vi toàn cầu về trao đổi hạn ngạch phát thải, tín chỉ carbon xuyên biên giới nhưng 82 quốc gia/vùng lãnh thổ đã ký thỏa thuận về trao đổi hạn ngạch, tín chỉ carbon.

Tại Việt Nam, thời gian qua có khoảng 150 chương trình, dự án được cấp 40,2 triệu tín chỉ carbon và thực hiện theo các cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon quốc tế để trao đổi trên thị trường carbon thế giới

Dự kiến, trong tháng 7/2024, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 06/2022/NĐ-CP quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon. Trong giai đoạn thí điểm, các cơ sở được phân bổ hạn ngạch thuộc lĩnh vực phát thải lớn như nhiệt điện, sắt, thép, xi măng (khoảng 100 cơ sở) nằm trong danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải kiểm kê khí nhà kính. 

Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 06/2022/NĐ-CP sẽ có thêm quy định về kiểm kê, thẩm định, phân bổ hạn ngạch phát thải, tổ chức thị trường carbon, hoạt động trao đổi tín chỉ carbon trên thị trường quốc tế…/.

 



Nguồn: https://dangcongsan.vn/thoi-su/tao-dong-luc-chuyen-doi-xanh-tu-thi-truong-carbon-672370.html

Cùng chủ đề

Thu hút FDI – Điểm sáng nổi bật trong bức tranh kinh tế Hà Nội

Baoquocte.vn. Trong 8 tháng đầu năm 2024, kinh tế - xã hội của Thành phố Hà Hội có nhiều chuyển biến tích cực như sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi, thu hút đầu tư tăng trưởng khá...

Người truyền lửa cho tình yêu tiếng Việt tại Đài Loan (Trung Quốc)

Nhân một năm triển khai đề án Ngày tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, phóng viên TTXVN tại Trung Quốc đã có cuộc trò chuyện với cô Nguyễn Thị Liên Hương, Giảng viên bộ môn Tiếng Việt tại Đại học Đài Loan (Trung Quốc). Cô cũng là tác giả và đồng tác giả của hơn 17 đầu sách tiếng Việt và văn hóa Việt Nam xuất bản tại Đài Loan và Mỹ, dành cho...

Truy tặng huân chương cho quân nhân hy sinh trong bão số 3

Ngày 9.9, Chủ tịch nước đã ký quyết định truy tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba cho Đại úy Nguyễn Đình Khiêm - Đại đội trưởng Đại đội 3, Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn 513, Quân khu 3, Bộ Quốc phòng - đã có thành tích xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và...

Hàng trăm mã cổ phiếu giảm giá, nhà đầu tư vẫn giữ tiền khư khư

Đóng cửa phiên giao dịch đầu tuần (ngày 9/9), không khí giao dịch trên thị trường chứng khoán nặng nề và buồn tẻ. Với 282 mã giảm và 104 mã tăng trên HoSE, VN-Index giảm 6,23 điểm tương ứng 0,49% còn 1.267,73 điểm. VN30-Index giảm 8,24 điểm tương ứng 0,63%.Trong khi đó, HNX-Index điều chỉnh 1,19 điểm tương ứng 0,51% và UPCoM-Index mất 0,36 điểm tương ứng 0,39%. Cổ phiếu giảm giá trên diện rộng với 487 mã...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thủ tướng chủ trì Phiên họp Thường trực Chính phủ với Thường trực Tiểu ban Kinh tế

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Tiểu ban Kinh tế - Xã hội chủ trì Phiên họp Thường...

Khẳng định truyền thống đoàn kết đặc biệt, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau giữa Việt Nam và Lào

Đồng chí Lê Hoài Trung, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương.   ...

Thu ngân sách nhà nước 8 tháng đạt 78,5% dự toán

 Ảnh minh họa (Ảnh: M.P) Chỉ tính...

Phân luồng hướng đi do cầu Phong Châu bị sập

Do nước lũ dâng cao, chảy siết, nên cầu Phong Châu trên Quốc lộ 32C thuộc Phú Thọ bị...

Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lòng thế hệ trẻ Việt

  Các em học sinh người Việt và người Lào tại Trường song ngữ Lào - Việt Nam Nguyễn...

Bài đọc nhiều

Sập cầu Phong Châu ở Phú Thọ

(Dân trí) - Cầu Phong Châu (Phú Thọ) bắc qua sông Hồng nối liền hai huyện Lâm Thao và Tam Nông sáng nay bất ngờ sập xuống một đoạn dài. 10h40, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết đơn vị mới nhận được thông tin cầu Phong Châu ở tỉnh Phú Thọ bị sập.  Ông Hiệp đánh giá, ảnh hưởng của bão Yagi đang rất khủng khiếp, đặc biệt đối với các tỉnh...

Quảng Ninh, Hải Phòng tan hoang vì bão số 3

Trong ngày 7.9, bão số 3 (Yagi) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh và TP.Hải Phòng, gây thiệt hại rất lớn về người, tài sản. Đến tối cùng ngày, nhiều địa phương ở các tỉnh, thành trên vẫn chưa thể cấp điện trở lại nên cơ quan chức năng chưa thể cung cấp chính xác thiệt hại do bão. Quảng Ninh: Hàng nghìn cây xanh bị gãy đổ, nhà tốc mái Qua thống kê sơ bộ của tỉnh Quảng Ninh khi bão số...

Sập cầu Phong Châu ở Phú Thọ, nhân chứng bàng hoàng

Sáng 9/9, ông Trần Hoài Giang - Giám đốc Sở GTVT tỉnh Phú Thọ xác nhận với VietNamNet, do ảnh hưởng của mưa lũ, cầu Phong Châu vừa bị sập.  "Tôi đang trên đường đến hiện trường, hiện tại các lực lượng chức năng đã tổ chức phân luồng giao thông đảm bảo an toàn cho người dân. Các đơn vị đang thống kê hiện trạng và sẽ có báo cáo cụ thể", ông Giang thông tin.  Đại diện Cục...

Hành trình tàn phá miền Bắc của siêu bão Yagi

(Dân trí) - Thông tin "siêu bão" giảm xuống thành "bão" vào giờ chót không khiến cho Yagi bớt hung dữ. Người dân bước ra khỏi nhà trong sáng 8/9, ngỡ ngàng vì cây đổ, mái tốc và nước chảy trên đường cuồn cuộn...   Khi bình minh 7/9 vừa ló rạng, người dân các tỉnh ven biển miền Bắc đã chuẩn bị tinh thần đối mặt với cơn bão mạnh nhất trong 3 thập kỷ - Yagi. Xuất phát từ Biển Đông,...

TP Hải Phòng: Đường ngập như sông, mất điện diện rộng

Sau cơn bão số 3, nhiều tuyến đường ở TP Hải Phòng ngập như sông, cây cối đổ gãy, ngã hẳn ra đường. Nội thành TP Hải Phòng cũng mất điện diện rộng. Theo anh Hoành, hiện nay, rất nhiều cột điện trên địa bàn bị gãy đổ, nhiều trạm biến áp cũng đổ xuống ruộng. Nhân lực không đủ nên họ đang phải quên ăn quên ngủ để sửa chữa. ...

Cùng chuyên mục

Người truyền lửa cho tình yêu tiếng Việt tại Đài Loan (Trung Quốc)

Nhân một năm triển khai đề án Ngày tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, phóng viên TTXVN tại Trung Quốc đã có cuộc trò chuyện với cô Nguyễn Thị Liên Hương, Giảng viên bộ môn Tiếng Việt tại Đại học Đài Loan (Trung Quốc). Cô cũng là tác giả và đồng tác giả của hơn 17 đầu sách tiếng Việt và văn hóa Việt Nam xuất bản tại Đài Loan và Mỹ, dành cho...

Truy tặng huân chương cho quân nhân hy sinh trong bão số 3

Ngày 9.9, Chủ tịch nước đã ký quyết định truy tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba cho Đại úy Nguyễn Đình Khiêm - Đại đội trưởng Đại đội 3, Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn 513, Quân khu 3, Bộ Quốc phòng - đã có thành tích xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và...

Hàng trăm mã cổ phiếu giảm giá, nhà đầu tư vẫn giữ tiền khư khư

Đóng cửa phiên giao dịch đầu tuần (ngày 9/9), không khí giao dịch trên thị trường chứng khoán nặng nề và buồn tẻ. Với 282 mã giảm và 104 mã tăng trên HoSE, VN-Index giảm 6,23 điểm tương ứng 0,49% còn 1.267,73 điểm. VN30-Index giảm 8,24 điểm tương ứng 0,63%.Trong khi đó, HNX-Index điều chỉnh 1,19 điểm tương ứng 0,51% và UPCoM-Index mất 0,36 điểm tương ứng 0,39%. Cổ phiếu giảm giá trên diện rộng với 487 mã...

Chủ tịch nước truy tặng Huân chương bảo vệ Tổ quốc cho Đại úy Nguyễn Đình Khiêm

Đại uý Nguyễn Đình Khiêm đã có thành tích xuất sắc đột xuất trong thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn trong cơn bão số 3 (bão Yagi) tại xã Lục Hồn, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh. Sáng ngày 7/9, chấp hành mệnh lệnh của cấp trên, Đại úy Nguyễn Đình Khiêm cùng đồng đội cơ động giúp nhân dân bản Pạt, xã Lục Hồn, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh ứng phó với cơn bão số...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư thăm hỏi đồng bào, chiến sĩ bị ảnh hưởng của cơn bão số 3...

Báo Lao Động trân trọng giới thiệu toàn văn Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm hỏi đồng bào, chiến sĩ bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão Yagi). Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm. Ảnh: Tô Thế Thưa đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước! Những ngày qua, cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây thiệt hại rất nặng nề cho các quốc gia mà bão đi qua, trong đó có các...

Mới nhất

Doanh thu du lịch Quốc khánh 2/9 đạt 53 tỷ đồng

Trong đó, có 2.500 du khách nước ngoài. Doanh thu từ du lịch đạt khoảng 53 tỷ đồng. Tại các điểm đến trong tỉnh Cao Bằng, khu du lịch thác Bản Giốc dẫn đầu về thu hút du khách, với 9.760 lượt khách. Các Khu di tích quốc gia đặc biệt: Pác Bó, rừng Trần Hưng...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư thăm hỏi đồng bào, chiến sĩ bị ảnh hưởng của cơn bão số 3...

Báo Lao Động trân trọng giới thiệu toàn văn Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm hỏi đồng bào, chiến sĩ bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão Yagi). Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm. Ảnh: Tô Thế Thưa đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước! Những ngày qua, cơn bão số 3 (bão...

Tăng cường kiểm tra, giám sát Chương trình Mục tiêu quốc gia

Kế hoạch nhằm giám sát, đánh giá công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc chấp hành quy định...

Tìm đường trở lại cho hợp đồng BT

Thay đổi cách tiếp cận, hoàn thiện kỹ lưỡng cơ chế thực hiện đang là giải pháp được đặt lên bàn thảo luận để phương thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) phát huy hiệu quả trong huy động nguồn lực từ khu vực tư nhân. ...

Mới nhất