Ngày 9/7, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị triển khai công tác Ngoại giao văn hóa năm 2024 phục vụ phát triển kinh tế – xã hội đất nước. Tại đây, các đại biểu nhất trí công tác ngoại giao văn hóa cần phải liên tục đổi mới, sáng tạo, linh hoạt trong triển khai, đồng thời tăng cường ứng dụng khoa học – công nghệ làm phong phú nội dung, hình thức của các hoạt động.
Các trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài góp sức lan tỏa văn hóa Việt Nam
|
Ngoại giao văn hóa quảng bá hình ảnh đất nước con người Việt Nam
|
Hội nghị được triển khai theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, với sự tham dự của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc, Trưởng Ban Chỉ đạo công tác Ngoại giao văn hóa, 94 Đại sứ/Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và lãnh đạo các đơn vị chức năng của Bộ Ngoại giao.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn chủ trì Hội nghị triển khai công tác Ngoại giao văn hóa năm 2024 phục vụ phát triển kinh tế – xã hội đất nước. (Ảnh: baoquocte.vn) |
5 mục tiêu chính của công tác ngoại giao văn hóa
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhận định, thế giới đang đứng trước bước ngoặt chuyển sang cục diện mới, đa cực, đa trung tâm, đa tầng nấc. Trong đó, cạnh tranh địa chiến lược quyết liệt hơn, các điểm nóng phức tạp hơn, các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống rõ ràng hơn. Trong bối cảnh đó, các quốc gia đề cao ngoại giao văn hóa như là một công cụ hiệu quả trong giảm thiểu bất đồng, tăng cường hiểu biết, xây dựng lòng tin, thúc đẩy hợp tác.
Bộ trưởng cũng cho rằng, với thế và lực mới cùng với đòi hỏi của đất nước trong bối cảnh mới, hơn bao giờ hết, công tác ngoại giao văn hóa phải thực sự được đặt ngang tầm với ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế, góp phần triển khai thành công đường lối đối ngoại, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội nhanh, bền vững của đất nước, đồng thời nâng cao vị thế, uy tín quốc gia.
Bộ trưởng nhấn mạnh 5 mục tiêu chính của công tác ngoại giao văn hóa bao gồm: Thúc đẩy tạo dựng lòng tin, nâng cao hình ảnh, sức mạnh mềm quốc gia; Hội nhập chủ động, sâu rộng trong các lĩnh vực về văn hóa tại các tổ chức, diễn đàn khu vực và quốc tế; Quảng bá tôn vinh các giá trị của văn hóa, vẻ đẹp của đất nước, tư tưởng, phẩm chất cao đẹp của người Việt; Vận động ghi danh các danh hiệu UNESCO, góp phần biến văn hóa thực sự trở thành “sức mạnh nội sinh”, đóng góp vào phát triển bền vững đất nước; Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, góp phần trong xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam.
Công tác ngoại giao văn hóa cần liên tục đổi mới, sáng tạo
Điều hành thảo luận, Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc đề nghị Hội nghị tập trung thảo luận hai nội dung chính. Một là, gắn kết chặt chẽ hơn nữa ngoại giao văn hóa với ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế và công tác người Việt Nam ở nước ngoài. Hai là đổi mới, sáng tạo trong quảng bá giá trị văn hoá, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, trong đó hướng đến những đột phá, thay đổi tư duy trong công tác ngoại giao văn hóa.
Các Đại sứ, Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tham dự Hội nghị trực tuyến. (Anh: baoquocte.vn) |
Tại Hội nghị, các Đại sứ Việt Nam tại Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Pháp, Ấn Độ, Nga, Italy, Brazil, Algeria, Nam Phi, Tổng lãnh sự Việt Nam tại Sydney (Australia), Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên minh châu Âu (EU), tại UNESCO… và các đơn vị của Bộ Ngoại giao đã thảo luận, chia sẻ nhiều ý kiến, đề xuất sâu sắc, tâm huyết, nổi bật như:
Về cách thức triển khai, cần có trọng tâm, trọng điểm, có chiến lược tổng thể, dài hạn, có sản phẩm văn hóa chủ lực, khai thác điểm đồng về văn hóa, phù hợp với từng địa bàn, đối tượng.
Về nội dung, cần tập trung lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa giá trị văn hóa, truyền thống, lịch sử hào hùng, tinh thần hòa hiếu, nhân văn của người Việt Nam, đặc biệt thông qua hình tượng Hồ Chí Minh và các danh nhân, anh hùng dân tộc người Việt Nam đã được quốc tế vinh danh.
Về sản phẩm, cần tập trung vào thế mạnh như: tiếng Việt, ẩm thực, võ thuật, điện ảnh, di sản đã được UNESCO ghi danh, các sản phẩm văn hóa vùng miền… đồng thời cần phải biết cách gắn câu chuyện văn hóa để tăng sức hấp dẫn; bên cạnh đó cần làm nõ nét hơn hình ảnh các Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài, xây dựng không gian ảo.
Về nguồn lực, cần có đầu tư thích đáng, có cơ chế để thu hút nguồn lực xã hội hóa; đồng thời tiếp tục chú trọng đào tạo, bồi dưỡng để mỗi cán bộ, người dân là một sứ giả văn hóa.
Các đại biểu cũng nhất trí công tác ngoại giao văn hóa cần phải liên tục đổi mới, sáng tạo, linh hoạt trong triển khai, đồng thời tăng cường ứng dụng khoa học – công nghệ làm phong phú nội dung, hình thức của các hoạt động.
Phát biểu kết luận hội nghị, ông Bùi Thanh Sơn định hướng những nhiệm vụ trong thời gian tới với 9 nội dung như: tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác tham mưu, đề xuất chính sách; thúc đẩy và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ trên mọi mặt giữa Việt Nam và các nước, vùng lãnh thổ, các tổ chức khu vực và quốc tế; quảng bá mạnh mẽ hình ảnh đất nước, văn hóa và con người Việt Nam với thế giới; hội nhập quốc tế, nâng cao vị thế, nâng tầm đối ngoại đa phương, đảm nhận tốt vai trò; tiếp thu có chọn lọc tinh hoa nhân loại; ứng dụng công nghệ số…
Bộ trưởng cũng yêu cầu chuẩn bị cho Hội nghị quốc gia sơ kết 3 năm triển khai Chiến lược Ngoại giao Văn hóa đến năm 2030.
Phái đoàn Việt Nam bên cạnh UNESCO: Nhìn lại một năm sôi động để hướng tới tương lai tươi sáng hơn
Nhân dịp khép lại năm 2023, cũng là kết thúc một nhiệm kỳ thành công với tư cách là Trưởng phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), nguyên Đại sứ Lê Thị Hồng Vân đã trả lời phỏng vấn TTXVN, đánh giá lại một năm sôi động của Việt Nam tại phái đoàn ở Paris và đề xuất hướng đi tới cho những năm tới. |
Xung lực mới cho quan hệ hợp tác Việt Nam – Hong Kong (Trung Quốc)
Năm 2023, quan hệ giữa Việt Nam và Hong Kong (Trung Quốc) đã có những chuyển biến nổi bật về các mặt ngoại giao văn hóa, giáo dục và ngoại giao kinh tế. |
Nguồn: https://thoidai.com.vn/ngoai-giao-van-hoa-can-lien-tuc-doi-moi-va-sang-tao-202012.html