Trang chủKinh tếNông nghiệpDoanh nghiệp sẵn sàng trả tiền cho nhà khoa học để nghiên...

Doanh nghiệp sẵn sàng trả tiền cho nhà khoa học để nghiên cứu ra “gạo ít đường, ngô có mùi, cà chua quả phải cứng”


Doanh nghiệp sẵn sàng chi tiền để có sản phẩm chất lượng từ KHCN

Nêu quan điểm liên kết giữa doanh nghiệp và nhà khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp tại “Diễn đàn kết nối các sản phẩm khoa học và công nghệ ngành nông nghiệp với doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân”, chiều 10/7, bà Trần Kim Liên cho biết, ngay trước khi diễn đàn này diễn ra, doanh nghiệp đã chọn 3 sản phẩm khoa học từ các viện, trường để đưa vào sản xuất kinh doanh.

Khẳng định hợp tác công – tư là điều cần thiết để tận dụng tối đa nguồn lực, kết nối với thị trường, đem lại lợi ích lớn cho doanh nghiệp, xã hội, bà Liên cho hay, từ năm 2006, Vinaseed phối hợp với các viện nghiên cứu công lập để chuyển giao sản phẩm khoa học công nghệ vào sản xuất. Các nhóm giống cây trồng đã mua bản quyền để đưa vào sản xuất đóng góp 50% doanh thu của doanh nghiệp.

Cũng theo bà Liên, các đơn vị nghiên cứu khoa học công nghệ coi doanh nghiệp chính là thị trường của khoa học công nghệ. Bởi, doanh nghiệp có mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận từ thị trường nên sẽ hiểu nhu cầu, dự báo được thị trường.

“Trong giống ngô hiện nay, tạo màu cho hạt ngô thì đã làm được rồi thì sắp tới sẽ là ngô có thêm hương thơm tự nhiên như dứa chẳng hạn, còn gạo thì phải là loại gạo ít đường”, bà Liên nói và nhấn mạnh các doanh nghiệp khối tư nhân luôn kỳ vọng sẽ có nguồn thông tin dự án cụ thể để tìm kiếm các cơ hội đầu tư.

Doanh nghiệp sẵn sàng trả tiền cho nhà khoa học để nghiên cứu ra

Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam (Vinaseed) Trần Kim Liên nói sẵn sàng trả tiền cho các nhà khoa học nếu nghiên cứu ra “ngô có thêm hương thơm tự nhiên, gạo ít đường, cà chua trồng ngoài đồng mà vẫn bảo đảm quả cứng”. Ảnh: Tùng Đinh

Vinaseed cũng mong muốn tham gia sâu hơn trên toàn chuỗi giá trị sản xuất cây trồng, từ mua bản quyền, chuyển giao, khảo nghiệm giống, đến đưa vào sản xuất và đầu tư công nghệ thu hoạch và sau thu hoạch, mục tiêu là đi đường dài, đồng hành cùng sự phát triển bền vững của nền nông nghiệp.

“Doanh nghiệp chúng tôi đã đặt hàng các nhà nghiên cứu, nhà khoa học nghiên cứu tạo ra giống cà chua có thể trồng được ngoài đồng, ít bị sâu bệnh mà vẫn bảo đảm quả cứng để vận chuyển dài ngày; nghiên cứu giống dưa chuột để làm sản phẩm chế biến để không cần phải nhập giống từ Hà Lan nữa. Chúng tôi sẵn sàng tài trợ một phần hoặc toàn bộ kinh phí cho các dự án này”, bà Liên nói.

Để kết nối doanh nghiệp với giới khoa học, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thaibinh Seed Trần Mạnh Báo cho rằng, hợp tác đa chiều là cần thiết để phát triển bền vững và hiệu quả. “Ví dụ, để phát triển giống kháng bệnh đạo ôn với quốc tế có thể tốn đến 3 triệu USD, nhưng khi ThaibinhSeed hợp tác với Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, chúng tôi đã thành công cho ra đời những giống đạt chất lượng”, ông Báo nói.

Điều này cho thấy rằng, hợp tác đa chiều là cần thiết để phát triển bền vững và hiệu quả. Và để thúc đẩy hợp tác giữa doanh nghiệp và các bên liên quan trong chuỗi giá trị lúa gạo, ông Báo đưa ra 3 đề xuất.

Doanh nghiệp sẵn sàng trả tiền cho nhà khoa học để nghiên cứu ra

Chủ tịch HĐQT Tập đoàn ThaibinhSeed Trần Mạnh Báo cho biết, cần cơ chế rõ ràng trong chuyển nhượng sản phẩm khoa học từ Nhà nước đến doanh nghiệp. Ảnh: Tùng Đinh

Đầu tiên, cần cơ chế rõ ràng trong chuyển nhượng sản phẩm khoa học từ Nhà nước đến doanh nghiệp. Cần có cơ chế cụ thể và minh bạch để thúc đẩy quá trình chuyển giao này, từ đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận và ứng dụng các kết quả nghiên cứu nhanh chóng, hiệu quả.

Bên cạnh đó, cơ chế tài chính hiện nay còn nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc đầu tư vào nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới. Ông Báo đề nghị cần có những cải cách và điều chỉnh cơ chế tài chính để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn.

Cuối cùng, một trong những yếu tố then chốt để phát triển khoa học công nghệ là chuyển giao sản phẩm từ nghiên cứu đến thực tiễn sản xuất. Việc tạo điều kiện thuận lợi cho các chương trình đào tạo và chuyển giao công nghệ sẽ giúp nâng cao trình độ chuyên môn của người lao động và tăng cường khả năng ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tế sản xuất.

Doanh nghiệp sẵn sàng trả tiền cho nhà khoa học để nghiên cứu ra

Những sản phẩm nông nghiệp từ nghiên cứu khoa học của Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Ảnh: Tùng Đinh

Không thể “đứng một mình”

GS.TS.Võ Đại Hải, Giám đốc Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam cho rằng, muốn kết nối sản phẩm KHCN tốt, cần phải có nhiều sản phẩm tốt, mới. Sau khi xác nhận sự phối hợp của doanh nghiệp, việc thực hiện nhiệm vụ khoa học, tiến hành sản xuất thử nghiệm và triển khai trong dự án khuyến nông là một chuỗi quan trọng để chuyển giao kết quả.

Ông Hải cho hay, muốn kết nối, chuyển giao KHCN, công tác truyền thông cần thực hiện tốt. Ông cũng đề xuất Bộ NNPTNT hỗ trợ để số hóa các sản phẩm KHCN để doanh nghiệp và người dân có thể tiếp cận dễ dàng hơn.

Bên cạnh đó, cần thay đổi cách tiếp cận, doanh nghiệp tìm đến các nhà khoa học và ở chiều ngược lại, các nhà khoa học cũng cần tìm đến các doanh nghiệp để thúc đẩy KHCN.

Cuối cùng là trong hợp tác, liên kết chuyển giao KHCN cần đặt chữ “Tín” lên hàng đầu.

Doanh nghiệp sẵn sàng trả tiền cho nhà khoa học để nghiên cứu ra

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, các nhà khoa học và doanh nghiệp phải liên kết chặt chẽ, không thể “đứng một mình”. Ảnh: Tùng Đinh

Theo Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan, các viện nghiên cứu khoa học cần có mối liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp và người nông dân. Các nhà khoa học cần bỏ tư duy không biết thị trường thế nào, cứ nghiên cứu rồi Nhà nước mua lại.

“Chúng ta nghiên cứu cái gì cũng phải theo thị trường. Mọi sự thay đổi thị trường, doanh nghiệp là người đầu tiên biết. Giống như vị mặn, vị ngọt trong nước thì con tôm, con cá cảm nhận được đầu tiên. Nhà nước sẽ luôn đi sau doanh nghiệp trong vấn đề này. Vì sao? Vì thị trường chính là hơi thở, là sức khỏe của doanh nghiệp”, ông nói.

Nếu viện nghiên cứu chỉ đứng một mình, thì không hiểu thị trường, và đây là lúc viện nghiên cứu cần doanh nghiệp. Mối hợp tác liên kết giữa viện nghiên cứu và doanh nghiệp, vì thế, có ý nghĩa sâu xa hơn nhiều so với chỉ một từ “vốn”.

“Đừng nghĩ chúng ta là nhà khoa học, rồi doanh nghiệp này nhỏ, doanh nghiệp kia siêu nhỏ, chúng ta không gặp. Không phải thế, chúng ta ngồi ở đây làm quốc sự, giúp cho nông dân và ngành nông nghiệp đi lên. Doanh nghiệp chính là yếu tố giúp cho viện, cho nhà khoa học hiểu thị trường cần gì, nghiên cứu gì”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan chia sẻ.





Nguồn: https://danviet.vn/doanh-nghiep-san-sang-tra-tien-cho-nha-khoa-hoc-de-nghien-cuu-ra-gao-it-duong-ngo-co-mui-ca-chua-qua-phai-cung-2024071110433337.htm

Cùng chủ đề

Bộ NN&PTNT ra ‘tối hậu thư’ xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng

(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan mới có văn bản chỉ đạo thực hiện Công điện của Thủ tướng về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, khẩn trương hoàn thành, đưa vào sử dụng, báo cáo Bộ trước ngày 20/11/2024. (PLVN) - Ngày 12/11 hội thảo chuyên đề “Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn” đã diễn...

Triết lý đủ đầy và cách người Thái hỗ trợ phát triển “cộng đồng nông thôn” ở Thái Lan

Từ các chia sẻ kinh nghiệm của người Thái về "triết lý kinh tế đủ đầy", Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan cho rằng, người Thái thành công nhờ một số yếu tố cốt lõi sau:Cộng đồng: Người Thái ưu tiên sản xuất nông sản để đáp ứng nhu cầu tiêu...

Bộ trưởng Lê Minh Hoan hỏi, tài nguyên Việt Nam phong phú, sao sản phẩm OCOP khiêm tốn thế?

Theo Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan, dù Việt Nam đã có hơn 14.000 sản phẩm OCOP của gần 8.000 chủ thể, tuy nhiên, với tài nguyên phong phú của đất nước, tinh thần năng động của người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã, những gì chúng ta đạt được...

Nỗi niềm trăn trở của “tư lệnh” ngành nông nghiệp về đầu ra của sản phẩm OCOP

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan: Chúng ta có niềm tin rằng, thế giới sẽ biết thêm về Việt Nam nhờ OCOP không? Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chương trình Quốc gia “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) được triển khai thực hiện từ năm 2018. Sau 6 năm triển khai, diện mạo nông nghiệp của Việt Nam được định hình rõ hơn bằng hàng...

Doanh nghiệp không chỉ bán sản phẩm, phải bán “câu chuyện tạo ra sản phẩm”

Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh, dư địa cho sản phẩm OCOP còn rất lớn nhưng cần được cạnh tranh bằng giá trị văn hóa khi tiếp cận thị trường. Còn nhiều dư địa cho sản phẩm OCOP Việt vươn xa Sáng 31/10, “Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu” - VIETNAM OCOPEX được diễn ra tại Khu đô thị Vinhomes Ocean Park 3, tỉnh Hưng Yên. Đây là lần...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vĩnh Hoàn thu về gần 1.000 tỷ trong tháng 11, Mỹ là thị trường tăng trưởng lớn nhất

Trong tháng 11/2024, Vĩnh Hoàn ghi nhận tổng doanh thu đạt 968 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước và giảm 20% so với doanh thu tháng 10/2024. ...

Áp thấp nhiệt đới biển Đông có mạnh lên thành bão không, ảnh hưởng trực tiếp đến vùng nào?

Tin mới nhất từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, một vùng áp thấp trên vùng biển phía Nam của khu vực Nam Biển Đông đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới. Dự báo áp thấp nhiệt đới hướng về khu vực Nam Trung Bộ và...

Thiết kế robot gieo hạt với độ chính xác cao, học sinh Việt hào hứng giúp nông dân gia tăng lợi nhuận

"Với hình thức canh tác trong nhà kính, người nông dân sẽ không phải gieo hạt thủ công nữa mà điều khiển robot gieo hạt với độ chính xác cao hơn và tiết kiệm hạt giống hơn", em Đỗ Hoàng Giang, học sinh lớp 10 Lý 1, Trường THPT chuyên Hà...

HTX táo Cam Thành Nam mong đưa quả táo đi xa

Gửi tới Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân năm 2024, anh Hồ Tấn Cường - Giám đốc HTX táo Cam Thành Nam cho rằng, cần có những hướng dẫn cụ thể và hỗ trợ về chính sách cho sản phẩm quả táo ở địa phương được...

Có diện tích trồng lớn thứ hai cả nước, tỉnh Tây Ninh vẫn phải nhập thêm một thứ củ lắm bột từ Campuchia

Để người trồng khoai mì Tây Ninh có thể yên tâm gắn bó và làm giàu từ khoai mì (sắn), cần có một cuộc “cách mạng” từ phương thức canh tác, quá trình sản xuất, chế biến các sản phẩm từ khoai mì đến công tác quản lý Nhà nước. ...

Bài đọc nhiều

Bước tiến để nông nghiệp Việt phát triển bền vững

Mới đây, Lễ ký kết triển khai Dự án Giảm phát thải Carbon tại vùng nguyên liệu mía Lam Sơn được vừa được tổ chức tại Thanh Hóa đã đánh dấu sự hợp tác chiến lược giữa Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn (Lasuco) và hai đối tác Nhật...

Vì sao nông dân Tây Nguyên “ngày lo đêm bỏ ngủ” khi giá cà phê tăng cao chưa từng thấy?

Nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên phấn khởi khi cà phê đạt giá cao nhất lịch sử, mang lại hy vọng về một mùa bội thu. Tuy nhiên, niềm vui ấy lại xen lẫn nỗi lo khi nạn trộm cắp ngày càng gia tăng, từ vườn cây đến sân...

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Quốc Trị lý giải nguyên nhân chọn loài voi để ưu tiên bảo tồn

Lý giải về việc chọn loài voi cho mục tiêu ưu tiên bảo tồn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Quốc Trị cho biết, loài voi không chỉ làm tăng tính đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng mà voi còn biểu tượng cho sức mạnh. ...

Con rùa mẹ khổng lồ tìm đến một hòn đảo của Việt Nam đẻ gần trăm quả trứng rồi quay về biển

Theo thông tin từ Vườn Quốc gia Côn Đảo và Sixsen Côn Đảo, khoảng 7 giờ sáng ngày 14/12/2024, tại bãi Đất Dốc, huyện Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) xuất hiện một con rùa mẹ nặng khoảng 50kg bò lên bãi đẻ được 98 quả trứng, sau đó quay...

Xuất hiện một loài cá nuôi ở Trung Quốc đe dọa là đối thủ cạnh tranh của cá tra Việt Nam

Cá tra Việt Nam là loài cá thịt trắng “được lòng” người tiêu dùng tại nhiều thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường đa dạng xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh với cá tra Việt, trong đó có cả cá lóc Trung Quốc (Chinese snakehead). ...

Cùng chuyên mục

Vĩnh Hoàn thu về gần 1.000 tỷ trong tháng 11, Mỹ là thị trường tăng trưởng lớn nhất

Trong tháng 11/2024, Vĩnh Hoàn ghi nhận tổng doanh thu đạt 968 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước và giảm 20% so với doanh thu tháng 10/2024. ...

Áp thấp nhiệt đới biển Đông có mạnh lên thành bão không, ảnh hưởng trực tiếp đến vùng nào?

Tin mới nhất từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, một vùng áp thấp trên vùng biển phía Nam của khu vực Nam Biển Đông đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới. Dự báo áp thấp nhiệt đới hướng về khu vực Nam Trung Bộ và...

HTX táo Cam Thành Nam mong đưa quả táo đi xa

Gửi tới Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân năm 2024, anh Hồ Tấn Cường - Giám đốc HTX táo Cam Thành Nam cho rằng, cần có những hướng dẫn cụ thể và hỗ trợ về chính sách cho sản phẩm quả táo ở địa phương được...

Có diện tích trồng lớn thứ hai cả nước, tỉnh Tây Ninh vẫn phải nhập thêm một thứ củ lắm bột từ Campuchia

Để người trồng khoai mì Tây Ninh có thể yên tâm gắn bó và làm giàu từ khoai mì (sắn), cần có một cuộc “cách mạng” từ phương thức canh tác, quá trình sản xuất, chế biến các sản phẩm từ khoai mì đến công tác quản lý Nhà nước. ...

La liệt nông sản, đặc sản trưng bày tại Tuần Du lịch–Văn hóa Lai Châu năm 2024, tha hồ lựa chọn

Đến với Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024, du khách không chỉ được hòa mình vào không gian văn hóa đặc sắc của các dân tộc Lai Châu, mà còn thỏa thích xem, mua các sản phẩm OCOP, sản vật đặc trưng của núi rừng Tây Bắc. ...

Mới nhất

4 nguyên nhân bất ổn khiến nhịp tim đập dồn dập

Tim đập nhanh là tình trạng mà tim đột ngột đập mạnh hơn, nhanh hơn hay nhịp tim không đều. Người mắc có...

Miss Charm 2024: Quỳnh Nga đoạt á hậu 2, đại diện Malaysia đăng quang

Chung kết Miss Charm 2024 (Hoa hậu Sắc đẹp quốc tế) diễn ra tại Nhà thi đấu Nguyễn Du, TPHCM với màn tranh tài của 37 thí sinh đến từ khắp nơi trên thế giới. Đại diện Việt Nam Quỳnh Nga đoạt á hậu 2. Ngôi vị hoa hậu chính thức gọi tên Rashmita Rasindran - đại diện đến từ...

Công nghiệp quốc phòng vươn ra thế giới

(NLĐO) - Công nghiệp quốc phòng vươn ra thế giới; Metro số 1 chính thức vận hành thương mại là 2 thông tin đáng chú ý trên Báo Người Lao Động số ra ngày 22-12....

Đà Nẵng ‘đi trước mở đường’, phát triển bứt phá, tăng trưởng 2 con số

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, trong định hướng xây dựng quốc gia thương mại tự do, Đà Nẵng có vai trò quan trọng, "đi trước mở đường", cần tiến hành thí điểm với tinh thần mạnh dạn làm, miễn là bảo vệ được độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. ...

“Con đường lịch sử” thể hiện hình ảnh đầy tự hào về Bộ đội Cụ Hồ

(ĐCSVN) - Chương trình chính luận nghệ thuật mang tên "Con đường lịch sử" diễn ra tối 21/12 tại Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam, được phát sóng trực tiếp trên kênh VTV1 - Đài Truyền hình Việt Nam. Sự kiện do Bộ Quốc phòng phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức nhân kỷ niệm...

Mới nhất