Trang chủNewsThời sựViệt Nam ứng phó nguy cơ dân số già, khủng hoảng lao...

Việt Nam ứng phó nguy cơ dân số già, khủng hoảng lao động

Giới trẻ có xu hướng kết hôn muộn, sinh ít con hoặc không muốn sinh là một trong các yếu tố khiến mức độ tăng dân số của VN đang giảm trong các năm gần đây; đồng thời khiến VN đứng trước nguy cơ già hóa, mất dân số vàng, làm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế – xã hội.

Bộ Y tế đang đề xuất các giải pháp can thiệp để duy trì được mức sinh thay thế tại VN, không để dân số tăng trưởng âm. Tuy nhiên, các biện pháp hỗ trợ khuyến khích sinh đủ 2 con trước 35 tuổi được áp dụng tại một số địa phương chưa thay đổi được xu hướng kết hôn  muộn và “ngại” sinh con ở người trẻ.

P1.jpg

VN còn nhiều việc phải làm để bảo đảm phát triển bền vững dân số. Độc Lập

Kết hôn muộn, sinh ít con hoặc không muốn sinh

Theo Cục Dân số (Bộ Y tế), hiện mô hình sinh của VN chuyển dịch mức sinh cao nhất ở nhóm tuổi từ 20 – 24 sang nhóm tuổi từ 25 – 29, đồng thời với thực tế đó, tuổi kết hôn tăng, giảm tỷ lệ kết hôn. Điều này cho thấy xu hướng kết hôn muộn, không muốn kết hôn, không muốn sinh con, sinh muộn, sinh ít, sinh thưa đang ngày càng cao và có xu hướng lan rộng.

Một chuyên gia nhiều năm nghiên cứu, tham gia công tác xây dựng chính sách dân số, đánh giá xu hướng “ngại sinh, ngại kết hôn, trì hoãn sinh con” đang chịu tác động của 4 nhóm nguyên nhân. Trong đó, quá trình đô thị hóa tăng và phát triển kinh tế dẫn đến áp lực tìm kiếm việc làm, nhà ở, chi phí sinh hoạt, chi phí nuôi dạy và chăm sóc con cái đắt đỏ là một trong những tác động với các cặp vợ chồng trẻ, khiến họ trì hoãn kết hôn và cũng là yếu tố tác động đến phụ nữ trẻ, họ không sinh hoặc sinh ít con thay vì sinh 2 – 2,1 con/phụ nữ (là mức sinh thay thế mà VN đang cần duy trì).

 

 
 

Current Time0:00
/
Duration6:07
 
 
 
 
 
HD
Auto

 

 

Lo ngại dân số già, Bộ Y tế đề xuất quyền quyết định số con

Bên cạnh đó, ông Lê Thanh Dũng, Cục trưởng Cục Dân số, cho rằng các yếu tố khác như hạ tầng giáo dục, y tế và các dịch vụ xã hội cơ bản còn nhiều bất cập tại các khu công nghiệp, khu kinh tế cũng tác động đến quyết định sinh con của người lao động trẻ. Ngoài ra, với một số nhóm bạn trẻ, khi có học vấn, điều kiện sống được cải thiện, lối sống theo trào lưu và tâm lý thích hưởng thụ có tác động nhất định đến mức sinh thấp. Hoặc tình trạng phá thai tại khu vực tư nhân chưa được kiểm soát chặt chẽ có thể dẫn tới hậu quả vô sinh và ảnh hưởng sức khỏe bà mẹ trẻ em.

“Tại dự thảo luật Dân số do Bộ Y tế chủ trì soạn thảo và hoàn thiện, “giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh và đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên” là một trong các nhóm chính sách về dân số được đưa vào dự thảo”, một thành viên ban soạn thảo cho biết.

Hỗ trợ “chưa đủ mạnh”

Theo Bộ Y tế, hiện có 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thấp (bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có dưới 2 con (theo số liệu trong Quyết định 588/QĐ-TTg của Thủ tướng). Đây là các địa phương áp dụng những biện pháp khuyến khích sinh đủ 2 con tại các vùng có mức sinh thấp trong các năm qua.

A1.jpg

Mô hình sinh của VN đã chuyển dịch mức sinh cao nhất ở nhóm tuổi từ 20 – 24 sang nhóm tuổi từ 25 – 29, đồng thời với tuổi kết hôn tăng, giảm tỷ lệ kết hôn

Du Yên

Thông tin về kết quả can thiệp “khuyến sinh” tại các địa phương trên, ông Lê Thanh Dũng cho hay một số tỉnh, thành đã có chính sách hỗ trợ, khuyến khích đối với các phụ nữ sinh đủ 2 con trước 35 tuổi, trong đó có hỗ trợ tiền hoặc hiện vật; hỗ trợ chi phí y tế 1 lần khi sinh con.

“Mức tiền khen thưởng dù là rất nhỏ nhưng là sự động viên, khuyến khích đối với các cá nhân, cặp vợ chồng trong việc thực hiện cuộc vận động mỗi gia đình, vợ chồng sinh đủ 2 con. Hay mức hỗ trợ chi phí y tế là không đáng kể song đối với phụ nữ, gia đình lao động có thu nhập thấp thì khoản tiền đó phần nào hỗ trợ được cho họ lúc sinh con, khi mà nhu cầu chi phí cho gia đình gia tăng trong khi thu nhập giảm do nghỉ sinh… Đây là bước đệm, là nền tảng cho việc xây dựng, phát triển các chính sách hỗ trợ, khuyến khích sinh đủ 2 con”, ông Dũng đánh giá.

Tuy nhiên, về các giải pháp bền vững để “khuyến sinh” như: hỗ trợ mua nhà ở xã hội, ưu tiên được học trường công lập và một số chính sách khuyến khích khác với các cặp vợ chồng sinh đủ hai con trước 35 tuổi, như chủ trương của Chính phủ, ông Dũng cho rằng: “Đó là những chính sách lớn, cần sự tham gia của cả hệ thống chính trị và nguồn lực đầu tư lớn. Việc thí điểm các can thiệp tại vùng mức sinh thấp theo yêu cầu của Thủ tướng hiện vẫn đang trong quá trình rà soát, nghiên cứu và xây dựng, đề xuất nên chưa đủ mạnh để nâng mức sinh của các tỉnh, thành thuộc vùng có mức sinh thấp”.

Dự báo nguy cơ tăng trưởng dân số âm

Trả lời câu hỏi đang được nhiều người quan tâm: “Vì sao VN cần có chính sách khuyến khích sinh đủ 2 con, trong khi thực tế dân số vẫn gia tăng?”, Cục trưởng Cục Dân số cho biết các nghiên cứu, dự báo cho thấy xu hướng mức sinh giảm tại VN. Với xu hướng này, ngoài tác động về quy mô dân số còn dẫn đến tỷ trọng trẻ em dưới 15 tuổi giảm, tỷ trọng người già tăng lên. Hiện VN vẫn đang ở trong quá trình già hoá dân số và là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới. Theo đó, khi mức sinh giảm càng làm thúc đẩy nhanh chóng quá trình già hóa dân số ở nước ta. Như vậy, nếu mức sinh tiếp tục giảm, số người được sinh ra ngày càng ít đi thì tương lai lực lượng dân số trong độ tuổi lao động sẽ giảm, trong khi tuổi thọ trung bình của người VN tăng nhanh dẫn đến tỷ trọng dân số già sẽ chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng dân số và VN sẽ có cơ cấu dân số già.

“Do đó, các chính sách kiểm soát mức sinh cần điều chỉnh kịp thời khi mức sinh có xu hướng giảm. Hiện trên thế giới chưa có nước nào thành công trong việc đưa về mức sinh thay thế khi tổng tỷ suất sinh giảm sâu. Vì vậy, VN cần chú trọng can thiệp ngay khi có dấu hiệu xu hướng mức sinh giảm ở phạm vi rộng để tránh việc mức sinh xuống thấp”, ông Dũng cho biết.

Chuyên gia tài chính, PGS-TS Ngô Trí Long cũng đề nghị Chính phủ cần có thêm nhiều chính sách hỗ trợ để khuyến khích sinh đủ 2 con như hỗ trợ về thuê nhà, mua nhà ở xã hội (ưu đãi lãi suất). Hay các chính sách giáo dục, y tế để họ giảm bớt áp lực, sẵn sàng tâm lý và điều kiện để chủ động sinh con. Nếu không sớm có giải pháp, theo ông Long, chúng ta sẽ đứng trước nguy cơ mất lực lượng lao động trẻ dồi dào, sẽ không hút được các doanh nghiệp FDI, cũng như các tập đoàn lớn trên thế giới. Như vậy nền kinh tế sẽ đối mặt với khủng hoảng lao động.

Trong khi đó, theo dự thảo luật Dân số, một trong các nhóm vấn đề được đưa ra là quy định về điều chỉnh quy mô dân số, điều chỉnh mức sinh, thực hiện duy trì mức sinh thay thế, kế hoạch hóa gia đình và quy định về số con. Theo ban soạn thảo, việc điều chỉnh mức sinh phải gắn với yêu cầu giảm sinh ở những tỉnh, thành có mức sinh cao, duy trì kết quả đạt được ở những tỉnh, thành đạt mức sinh thay thế, tăng sinh ở những nơi có mức sinh thấp để đạt mức sinh thay thế.

Với các mục tiêu cơ bản trên, dự thảo đề xuất 3 giải pháp, trong đó có đề xuất quy định các cặp vợ chồng, cá nhân có quyền quyết định về thời gian sinh con, số con và khoảng cách giữa các lần sinh để bảo đảm trách nhiệm chăm sóc và nuôi dạy con tốt.

Theo Cục Dân số, đề xuất này có ưu điểm là tránh được tình huống mức sinh xuống quá thấp, không vực lên được như một số nước phải đối mặt. Kinh nghiệm từ một số nước trên thế giới cho thấy, khi đạt mức sinh thay thế, nếu chậm nới lỏng các biện pháp kiểm soát sinh sản thì mức sinh sẽ giảm xuống rất thấp, chưa có nước nào thành công trong việc đưa mức sinh lên mức sinh thay thế.

Tuy nhiên, giải pháp này cũng có hạn chế là nếu không chú trọng tuyên truyền vận động dễ dẫn tới tăng đột biến mức sinh. Ước tính, quy mô dân số đến năm 2030 tăng 2 triệu người so với giải pháp tiếp tục thực hiện kế hoạch hóa gia đình như hiện nay, ảnh hưởng tới chỉ số thu nhập bình quân trên đầu người và chi bảo đảm an sinh xã hội. Do đó, dự thảo cũng quy định cặp vợ chồng, cá nhân có nghĩa vụ thực hiện chính sách, pháp luật về dân số và các cuộc vận động của Đảng và Nhà nước về công tác dân số phù hợp với từng thời kỳ.

Mức tăng dân số đang chậm lại

Tốc độ tăng dân số bình quân giai đoạn 2017 – 2020 là 1,07%. Tuy nhiên, do mức sinh có xu hướng giảm nhẹ nên tốc độ tăng dân số giảm dần trong những năm gần đây (tốc độ tăng dân số trung bình năm 2022 là 0,98%, năm 2023 là 0,84%) và dự báo tiếp tục giảm trong những năm tiếp theo.

Theo Dự báo dân số VN 2019 – 2069 (Tổng cục Thống kê), trong trường hợp mức sinh giảm mạnh như phương án thấp thì sau năm 2054, dân số VN sẽ bắt đầu tăng trưởng âm và mức giảm dân số ngày càng lớn. Giai đoạn 2054 – 2059 bình quân mỗi năm dân số giảm 0,04%, mức giảm này ở cuối thời kỳ dự báo (2064 – 2069) là 0,18%, tương đương giảm bình quân 200.000 người/năm. Ngược lại, nếu mức sinh thay thế vẫn được duy trì ổn định thì dân số VN tăng nhẹ, bình quân mỗi năm giai đoạn 2064 – 2069 tăng 0,17%, tương đương 200.000 người/năm.

(Nguồn: Cục Dân số, Bộ Y tế)

Kêu gọi trách nhiệm cá nhân sinh đủ 2 con

Tại các vùng có mức sinh thấp, để nâng mức sinh, ngoài điều kiện là các giải pháp về chính sách hỗ trợ, khuyến khích; tạo môi trường… để các cặp vợ chồng sinh đủ 2 con trước 35 tuổi, thì điều kiện cần là trách nhiệm của cá nhân, gia đình đối với việc sinh đủ 2 con. Mặt khác, từ bài học kinh nghiệm rút ra từ các nước có mức sinh thấp hiện nay, khi đã đạt mức sinh thay thế, cần và ngay lập tức triển khai đồng bộ và quyết liệt các giải pháp can thiệp nhằm ngăn chặn việc mức sinh xuống thấp hoặc quá thấp. Do đó, hiệu quả chỉ có thể đạt được khi có nhận thức đúng, có giải pháp đúng và đúng thời điểm.Theo kế hoạch, Bộ Y tế sẽ thực hiện đánh giá sơ kết giai đoạn 2020 – 2025 để điều chỉnh cho phù hợp với giai đoạn 2026 – 2030.

(Ông Lê Thanh Dũng, Cục trưởng Cục Dân số, Bộ Y tế)

4 nhóm giải pháp can thiệp tại vùng mức sinh thấp

Các giải pháp ở vùng mức sinh thấp hiện tập trung ban hành các chính sách, các can thiệp nhằm khuyến khích nam, nữ thanh niên kết hôn trước tuổi 30; hỗ trợ phụ nữ mang thai, sinh con và sinh đủ 2 con trước 35 tuổi như:

1. Hỗ trợ để tạo môi trường nam, nữ thanh niên giao lưu, kết bạn, hẹn hò và tiến tới hôn nhân.

2. Xây dựng môi trường, cộng đồng phù hợp với các gia đình nuôi con nhỏ: thí điểm, nhân rộng các dịch vụ thân thiện với người lao động như đưa, đón trẻ, trông trẻ, ngân hàng sữa mẹ, bác sĩ gia đình…

3. Hỗ trợ phụ nữ khi mang thai, sinh con: sàng lọc vô sinh, sàng lọc trước sinh và sau sinh, phòng chống suy dinh dưỡng; tạo điều kiện trở lại nơi làm việc cho phụ nữ sau khi sinh con;

4. Hỗ trợ, khuyến khích các cặp vợ chồng sinh đủ 2 con: mua nhà ở xã hội, thuê nhà ở; ưu tiên vào các trường công lập, hỗ trợ chi phí giáo dục trẻ em; xây dựng mô hình quản lý, phát triển kinh tế gia đình; giảm thuế thu nhập cá nhân; miễn giảm các khoản đóng góp công ích theo hộ gia đình;… từng bước thí điểm các biện pháp tăng trách nhiệm đóng góp xã hội, cộng đồng đối với những trường hợp cá nhân không muốn kết hôn hoặc kết hôn quá muộn.

(Cục Dân số, Bộ Y tế)

Nguồn: https://thanhnien.vn/viet-nam-ung-pho-nguy-co-dan-so-gia-khung-hoang-lao-dong-185240710221927796.htm

Cùng chủ đề

Sau bão, cơ sở y tế không được để gián đoạn cấp cứu, điều trị người bệnh

Chiều 8-9, Bộ Y tế đã có công văn hỏa tốc gửi sở y tế các tỉnh, thành phố khu vực Bắc bộ, Bắc Trung bộ và các đơn vị y tế khu vực miền Bắc, miền Trung về việc chủ động khắc phục hậu quả sau bão số 3. Theo đó, để chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả sau bão số 3 và giảm thiểu thiệt hại đối với...

Lợi ích lớn từ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên “4 cây, 2 con”

Để thực hiện Chương trình này, ngành nông nghiệp tỉnh Long An tập trung phối hợp các sở, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền; xây dựng vùng sản xuất ƯDCNC, mô hình điểm,...

Yêu cầu các đơn vị y tế sẵn sàng tiếp nhận cấp cứu nạn nhân mưa bão

Chiều 5-9, Bộ Y tế có công văn khẩn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố khu vực Bắc bộ, Trung bộ cùng các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế về việc chủ động triển khai công tác y tế ứng phó bão số 3 và mưa lũ. Theo đó, để chủ động ứng phó với cơn bão số 3 và tình hình mưa lũ, Bộ Y tế yêu cầu sở y tế các...

Xin ý kiến Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế

Xin ý kiến Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tếNgày 29/8, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị xin ý kiến Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 được Quốc hội khóa XII thông qua ngày 14/11/2008, có hiệu...

Bộ Y tế: Thường xuyên cập nhật, truyền thông về dịch sởi, không để dư luận hoang mang

Bộ Y tế đề nghị các địa phương thường xuyên cập nhật, thông tin về tình hình dịch bệnh, để người dân chủ động phòng tránh; đồng thời tăng cường tuyên truyền vận động đưa trẻ em đi tiêm chủng vaccine đầy đủ, đúng lịch. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương vừa có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc tăng cường triển khai...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam chung tay vì người nghèo trên khắp Việt Nam

Với phương châm “Gắn trách nhiệm xã hội trong kinh doanh”, LPBank đã và đang khẳng định vai trò là một trong những ngân hàng tiên phong trong các hoạt động thiện nguyện, thể hiện tinh thần sẻ chia và phụng sự cộng đồng. Trên hành trình phát triển bền vững, Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) đã luôn thể hiện thành công của một doanh nghiệp không chỉ được đo bằng những con số tăng trưởng mà còn...

Sập cầu Phong Châu ở Phú Thọ

(Dân trí) - Cầu Phong Châu (Phú Thọ) bắc qua sông Hồng nối liền hai huyện Lâm Thao và Tam Nông sáng nay bất ngờ sập xuống một đoạn dài. 10h40, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết đơn vị mới nhận được thông tin cầu Phong Châu ở tỉnh Phú Thọ bị sập.  Ông Hiệp đánh giá, ảnh hưởng của bão Yagi đang rất khủng khiếp, đặc biệt đối với các tỉnh...

Hàng loạt công viên tại Hà Nội ngổn ngang cây gãy đổ sau bão Yagi

TPO - Các công viên ở Hà Nội ngổn ngang sau bão, cây cối đổ rạp như một khu rừng rậm. Các đơn vị đang tích cực khắc phục thiệt hại do mưa bão gây ra.  Công viên Tuổi trẻ Thủ đô (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) ngày 8/9 bị cây đổ chặn gần hết lối vào Nhiều khu vực tường rào bị đổ sập Khung cảnh bên trong không khác gì khu rừng, vô cùng ngổn ngang Một số người đi bộ tập...

Sập cầu Phong Châu ở Phú Thọ, nhân chứng bàng hoàng

Sáng 9/9, ông Trần Hoài Giang - Giám đốc Sở GTVT tỉnh Phú Thọ xác nhận với VietNamNet, do ảnh hưởng của mưa lũ, cầu Phong Châu vừa bị sập.  "Tôi đang trên đường đến hiện trường, hiện tại các lực lượng chức năng đã tổ chức phân luồng giao thông đảm bảo an toàn cho người dân. Các đơn vị đang thống kê hiện trạng và sẽ có báo cáo cụ thể", ông Giang thông tin.  Đại diện Cục...

Thành phố Hạ Long hoang tàn, đổ nát sau bão Yagi

(Dân trí) - Bão Yagi quét qua TP Hạ Long đã để lại thiệt hại nặng nề, đặc biệt là với các công trình, cơ sở kinh doanh dịch vụ nhà hàng, ẩm thực dọc tuyến đường ven biển. Chiều 7/9, bão Yagi đổ bộ vào đất liền, quét trực tiếp qua địa phận tỉnh Quảng Ninh, gây thiệt hại nặng nề tại các khu vực TP Cẩm Phả, TP Hạ Long, huyện Vân Đồn... Ghi nhận của phóng viên Dân trí trong...

Cùng chuyên mục

Tuyên Quang xây dựng vùng đồng bào dân tộc thiểu số giàu về kinh tế, đậm đà về bản sắc

Ngày 9/9, tại TP Tuyên Quang, đã diễn ra Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Tuyên Quang lần thứ IV năm 2024. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến chúc mừng Đại hội và tặng quà cho tỉnh Tuyên Quang. Đồng chí Hầu A Lềnh, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc tin tưởng Đại hội sẽ phát huy truyền thống...

2 tàu từ Trung Quốc trôi dạt trên sông Hồng, lo va vào cầu

Tối 9/9, trao đổi với PV VietNamNet, ông Bùi Thiên Thu, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam cho biết đã có báo cáo Bộ GTVT đề nghị cấp thẩm quyền có hướng xử lý đối với 2 tàu không có người, từ Trung Quốc trôi dạt trên sông Hồng.  Hai tàu có tải trọng khoảng 100 tấn, là tàu hút cát, trên tàu không có người. Đến sáng 9/9, tàu này trôi dạt đến cầu Cốc...

Hai tàu Trung Quốc trôi dạt đến Yên Bái

Cục Đường thủy nội địa VN cho biết, hôm nay (9/9), theo thông tin...

Bộ Tài nguyên và Môi trường họp trong đêm về tình hình dự báo mưa, lũ, ngập lụt, lũ quét sạt lở đất

Ngoài ra, Thứ trưởng Lê Công Thành đề nghị lãnh đạo Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia cần lên phương án dự đoán ngay sau khi kết thúc đợt mưa, bão lần này, thời tiết cực đoan sẽ có thể chuyển hướng sau khu vực...

Ngập sâu ở Hoài Đức, Quốc Oai, phương tiện đi hướng nào cho an toàn, thuận tiện?

Sau bão số 3, hiện một số tuyến đường tại huyện Quốc Oai và Hoài Đức bị ngập úng, Sở GTVT Hà Nội vừa thông báo phương án phân luồng tổ chức giao thông tại các vị trí này để đảm bảo an toàn đi lại cho người dân.   Sở GTVT Hà Nội vừa cho biết, trên địa bàn huyện Quốc Oai, các vị trí ngập, không đảm bảo giao thông an toàn cho phương tiện lưu thông trên đường...

Mới nhất

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo triển khai ngay công tác khắc phục hậu quả cơn…

Chủ trì buổi họp báo, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về 3 giai đoạn dự báo, phòng chống và phục hồi, trong lúc này phải triển khai ngay các công việc khắc phục hậu quả bão số 3, kịp thời xử lý các vấn đề liên quan...

Truy tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba cho quân nhân hy sinh khi chống bão số 3

Chiều tối 9/9, Cục Tuyên huấn (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) cho biết, Chủ tịch nước Tô Lâm đã ký Quyết định truy tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba cho Đại úy Nguyễn Đình Khiêm (Đại đội trưởng Đại đội 3, Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn 513, Quân khu 3)...

Chủ tịch huyện giữ chức Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Sơn La

Ngày 9/9, Sở GD-ĐT tỉnh Sơn La tổ chức hội nghị Công bố và trao quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về công tác cán bộ. Dự hội nghị, có bà Tráng Thị Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La; lãnh đạo Sở GD-ĐT; lãnh đạo UBND huyện...

Mất điện do mưa lũ, trạm y tế thắp đèn dầu khám chữa bệnh cho dân

Mất điện do mưa lũ, trạm y tế thắp đèn dầu khám chữa bệnh cho dânMất điện do mưa lũ, tại một số trạm y tế ở Yên Bái, các cán bộ y tế đã sử dụng đèn pin, đèn dầu phục phụ công tác chuyên môn. ...

Mới nhất

Nhiệm vụ và giải pháp