Trang chủNewsNhân quyềnDữ liệu toàn diện là chìa khóa để tiếp cận những người...

Dữ liệu toàn diện là chìa khóa để tiếp cận những người bị bỏ lại sau cùng

Nhân Ngày Dân số thế giới (11/7), Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam Matt Jackson đã chia sẻ với báo chí về vai trò của dữ liệu toàn diện trong nỗ lực tiếp cận các nhóm yếu thế.

Dữ liệu toàn diện là chìa khóa để tiếp cận những người bị bỏ lại sau cùng
Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) Matt Jackson. (Ảnh: PH)

Thống kê không chỉ là con số

Năm 2024 kỷ niệm 30 năm Hội nghị quốc tế về Dân số và phát triển (ICPD) – một thỏa thuận mang tính bước ngoặt của 179 quốc gia trong đó có Việt Nam, đặt bình đẳng giới, trao quyền cho phụ nữ và quyền con người làm trung tâm của sự phát triển.

Trưởng đại diện UNFPA cho rằng, 30 năm trước, khi các nhà lãnh đạo thống nhất thực hiện Chương trình Hành động ICPD, nhiều người trên khắp thế giới đã không được nhìn nhận. Cuộc sống và trải nghiệm của họ không được ghi lại trong bất kỳ dữ liệu nào. Họ không được nhận diện và tiếng nói của họ cũng không được lắng nghe.

“Song, những cải tiến về công nghệ và thu thập, phân tích dữ liệu trong 30 năm qua sẽ hỗ trợ chúng ta đo lường khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe tình dục và sức khoẻ sinh sản tốt hơn bao giờ hết. Chúng ta có thể nhận biết được ai được hưởng lợi từ những tiến bộ và đâu là những nhóm người bị bỏ lại phía sau”, ông Matt Jackson nhấn mạnh.

Theo ông Matt Jackson, những tiến bộ đã đạt được cũng như những công việc còn dang dở, sử dụng dữ liệu dân số toàn diện và đáng tin cậy làm kim chỉ nam. Dữ liệu này cho biết rằng trên toàn cầu, nhiều nhóm cộng đồng thấy mình bị mắc kẹt dưới nhiều hình thức: bị gạt ra ngoài lề xã hội và phân biệt đối xử.

Dữ liệu cũng cho thấy việc giảm tỷ lệ tử vong mẹ trên toàn cầu, hỗ trợ tiếp cận các biện pháp tránh thai, hướng tới bình đẳng giới đã có những bước tiến đáng kể nhưng với tiến bộ chưa đồng đều.

“Chính những người này – những người khó tiếp cận nhất và bị bỏ lại sau cùng đang rất cần sự chú ý của chúng ta”, ông Matt Jackson khẳng định.

Theo Trưởng đại diện UNFPA, thống kê không chỉ là những con số, thống kê còn là những câu chuyện về con người. Thống kê nói lên sức khỏe, hạnh phúc, những vấn đề, nỗ lực và hoàn cảnh kinh tế xã hội của mỗi chúng ta. Khi được phân tích, dữ liệu cho thấy chính sách nào phù hợp hay chính sách nào cần phải được điều chỉnh cho phù hợp.

Ông Matt Jackson nói: “Tại xã Đông Phú, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hόa, tôi đã gặp bà Lê Thị Hoa, một tình nguyện viên chăm sóc tại nhà, người đã chia sẻ câu chuyện bản thân hỗ trợ người cao tuổi trong cộng đồng. Bà Hoa được đào tạo thông qua Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau do UNFPA tài trợ.

Bà đã học cách tắm rửa và chăm sóc những người không có khả năng tự chăm sóc bản thân và cả cách thay quần áo cho người bị liệt. Bà dự định tiếp tục giúp đỡ người cao tuổi trong cộng đồng của mình cho đến khi nào còn có thể”.

Hay câu chuyện của Hnhach, một phụ nữ dân tộc Ba Na ở xã Ɖê Ar, tỉnh Gia Lai, đã chia sẻ với UNFPA về vai trò quan trọng của cô đỡ thôn bản trong việc giúp cung cấp thông tin và cách chăm sóc sức khỏe, đảm bảo dinh dưỡng cũng như lợi ích của việc sinh con tại bệnh viện cho những người trong cộng đồng.

Ở tỉnh Lai Châu, ông Matt Jackson đã đến thăm một bản dân tộc Mông ở xã Mù Sang, nơi ông nghe được lắng nghe câu chuyện về lý do vì sao người dân chưa muốn sinh con tại các cơ sở y tế. Đó có thể là do khoảng cách từ nhà tới bệnh viện quá xa hoặc do phong tục địa phương là không sinh con trước mặt người lạ.

Trưởng đại diện UNFPA nhấn mạnh, những câu chuyện này chỉ ra tầm quan trọng của dữ liệu dân số đáng tin cậy và toàn diện đối với tương lai của Việt Nam.

Theo đó, dữ liệu được phân tách theo giới tính, dân tộc, độ tuổi, địa điểm và các yếu tố khác là vô cùng cần thiết để không để ai bị bỏ lại phía sau và chuẩn bị tốt nhất cho những sự thay đổi về nhân khẩu học như già hoá dân số nhanh chóng tại Việt Nam hoặc rủi ro từ biến đổi khí hậu.

Dữ liệu cho chúng ta biết nơi mà hệ thống y tế không hoạt động vì mọi người, nêu bật tình trạng thiếu hụt hộ sinh có tay nghề cao hoặc rào cản trong việc tiếp cận các biện pháp tránh thai, dẫn đến tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn vẫn còn cao. Dữ liệu cũng đo lường mức độ phổ biến của bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em và mang đến tiếng nói cho nhóm dân số già đang ngày càng tăng nhanh tại Việt Nam.

Dữ liệu toàn diện là chìa khóa để tiếp cận những người bị bỏ lại sau cùng
Bộ trưởng – Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh (thứ 7 từ phải qua); Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam Matt Jackson (thứ 5 từ phải qua), Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương (thứ 6 từ phải qua) tham gia điều tra, thu thập thông tin một hộ dân tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình. (Ảnh: PN)

Dữ liệu nói về cuộc sống và nói lên hy vọng

Ông Matt Jackson cho biết, vừa qua, Tổng cục Thống kê và Quỹ Dân số Liên hợp quốc đã triển khai hai cuộc điều tra quốc gia quan trọng nhằm cải thiện bộ dữ liệu về dân số và nhà ở của Việt Nam và hiểu rõ hơn về nhu cầu kinh tế – xã hội của 53 dân tộc thiểu số. Dữ liệu tốt hơn giúp tạo ra các chính sách và chiến lược đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người dân. Dữ liệu cũng cho chúng ta biết nhiều hơn về cuộc sống, hy vọng và kỳ vọng của họ.

Một tín hiệu đáng mừng là nhờ đầu tư, luật mới và sự vận động mạnh mẽ trong 30 năm qua, tỷ lệ tử vong mẹ trên toàn cầu đã giảm 34%. Việt Nam thậm chí đã đạt được tiến bộ tốt hơn khi giảm tỷ lệ tử vong mẹ xuống 46%, nhưng tỷ lệ này vẫn cao gấp ba lần tại các nhóm dân tộc thiểu số so với mức trung bình của cả nước.

“Những thông điệp tích cực, trấn an từ những cô đỡ thôn bản như Hnhach đóng vai trò quan trọng trong việc giảm tỷ lệ tử vong cao ở các bà mẹ thuộc nhóm dân tộc thiểu số. Dữ liệu cũng cho chúng ta biết rằng trong khi 96% trẻ sơ sinh được sinh ra tại bệnh viện ở Việt Nam được tiếp cận dịch vụ chăm sóc y tế và thiết bị, thì con số này chỉ là 30% đối với các bà mẹ dân tộc thiểu số, cho thấy sự chênh lệch lớn trong việc tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe”, ông Matt Jackson khẳng định.

Trên toàn cầu, số lượng phụ nữ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại đã tăng gấp đôi lên tới 77% nhưng vẫn còn hơn 250 triệu phụ nữ muốn tránh thai nhưng không sử dụng các biện pháp kế hoạch hóa gia đình. Tại Việt Nam, tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai là 60%, trong đó nhu cầu sử dụng các biện pháp tránh thai chưa được đáp ứng của phụ nữ chưa kết hôn cao gấp bốn lần so với phụ nữ đã kết hôn.

162 quốc gia trong đó có Việt Nam đã thông qua luật chống bạo lực và với Việt Nam là Luật Phòng, chống bạo lực gia đình được sửa đổi và thông qua năm 2022. Tuy nhiên, trên toàn cầu, cứ 3 phụ nữ thì có 1 người, hay tại Việt Nam cứ 3 phụ nữ thì có gần 2 phụ nữ bị bạo lực do bạn đời trong suốt cuộc đời và phần lớn trong số họ không bao giờ tìm kiếm sự giúp đỡ.

Ông Matt Jackson cho rằng, dữ liệu cung cấp những thăng trầm, tiến độ đạt được và những công việc còn dang dở để đạt được cam kết tại Hội nghị ICPD và Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc. Nhưng chính những câu chuyện từ những người như bà Hoa từ Thanh Hόa và cô Hnhach từ Gia Lai đã làm cho các con số trở nên có ý nghĩa. Dữ liệu cũng định hướng trọng tâm cho các nỗ lực của chúng ta.

Đối với Việt Nam, theo Trưởng đại diện UNFPA Matt Jackson, những nỗ lực ấy bao gồm: tiếp cận các nhóm dân tộc thiểu số với dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ, đảm bảo rằng những người chưa lập gia đình và những người trẻ tuổi có thể tiếp cận với các biện pháp tránh thai, cải thiện các dịch vụ hỗ trợ người bị bạo lực và phá vỡ sự kỳ thị xung quanh bạo lực gia đình, lắng nghe và hỗ trợ tốt hơn cho những người khuyết tật, cộng đồng LGBTQI+, người cao tuổi, người di cư và tất cả các nhóm bị gạt ra ngoài lề.

Những cải tiến tích cực về công nghệ và phân tích dữ liệu cho phép chúng ta hiểu rõ hơn về những thành công và xác định những nhóm dân số đang bị bỏ lỡ hoặc bỏ lại phía sau.

“Khi chúng ta ưu tiên và lắng nghe dữ liệu toàn diện, phân tách, chúng ta có thể tự tin rằng tất cả hành động của chúng ta sẽ đảm bảo mọi người đều được tính đến. Chúng ta cũng sẽ có thể tiếp cận đến những người bị bỏ lại sau cùng với hy vọng về một tương lai công bằng”, ông Matt Jackson chia sẻ.

Nhân dịp kỷ niệm 30 năm thực hiện Chương trình CPD, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam Matt Jackson muốn gửi gắm thông điệp: Hãy cùng cam kết tận dụng dữ liệu đáng tin cậy để giải quyết những thay đổi về nhân khẩu học và thách thức xã hội của Việt Nam, phấn đấu vì một tương lai mà mọi tiếng nói đều được lắng nghe và mọi mạng sống đều được trân trọng.





Nguồn: https://baoquocte.vn/truong-dai-dien-unfpa-du-lieu-toan-dien-la-chia-khoa-de-tiep-can-nhung-nguoi-bi-bo-lai-sau-cung-278103.html

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Phục hồi sau một tuần “đỏ lửa”; trong nước dự báo tiếp đà giảm

Giá xăng dầu hôm nay 9/9, giá xăng dầu bắt đầu tuần giao dịch mới trong sắc xanh với dầu Brent và WTI cùng tăng xấp xỉ 60 cent.

Top 4 cách ghim bài viết trên Facebook cá nhân nhanh, đơn giản

Ghim bài viết trên Facebook cá nhân giúp giữ thông tin quan trọng, thu hút sự chú ý. Dưới đây là cách đơn giản để ghim và bỏ ghim một hoặc hai bài viết!

Mở đơn cuộc thi Hành trình kinh doanh 2024, tổng giải thưởng lên tới hơn 1 tỷ đồng

Câu lạc bộ Nhà Kinh tế trẻ thuộc Trường Đại học Kinh tế quốc dân (YEC-NEU) đã chính thức phát động cuộc thi Hành trình kinh doanh 2024: “Phá vỡ rào cản, bản lĩnh dẫn đầu”. Cuộc thi gồm 5 vòng chính thức, trong đó Vòng đơn bắt đầu từ ngày 24/8-8/9.

Một nước NATO phát hiện UAV Nga rơi trên lãnh thổ, thông báo triệu tập đại diện của Moscow

Ngày 8/9, Tổng thống Latvia Edgars Rinkevics thông báo, một thiết bị bay không người lái (UAV) quân sự của Nga đã bị rơi trên lãnh thổ nước này.

Đức đã đến lúc tìm cách thoát khỏi xung đột, ông Trump tự tin tuyên bố “vũ khí bí mật” khiến Nga “bó tay”

Ngày 8/9, Thủ tướng Đức Olaf Scholz tuyên bố đã đến lúc bắt đầu thảo luận về cách chấm dứt cuộc xung đột ở Ukraine.

Bài đọc nhiều

Phụ nữ là những người mang lại sức sống cho đất nước Papua New Guinea

Phát biểu trong chuyến thăm Papua New Guinea, Giáo hoàng Francis mạnh rằng phụ nữ là những người đưa đất nước tiến lên.

Morocco ngăn chặn 45.000 người di cư vượt biên tới “trời Âu” năm 2024

Theo Bộ Nội vụ Morocco, quốc gia Bắc Phi này đã ngăn chặn 45.015 người di cư bất hợp pháp sang châu Âu kể từ tháng 1/2024 và triệt phá 177 băng nhóm buôn người.

Từ bước chân đi tìm công lý đến đôi cánh rực rỡ giữa những vì sao

Nhà hoạt động nhân quyền, nữ phi hành gia gốc Việt Amanda Nguyễn không chỉ là ngọn lửa đấu tranh kiên trì mà còn là biểu tượng của khát vọng không giới hạn và tương lai đổi mới.

Cùng chuyên mục

Morocco ngăn chặn 45.000 người di cư vượt biên tới “trời Âu” năm 2024

Theo Bộ Nội vụ Morocco, quốc gia Bắc Phi này đã ngăn chặn 45.015 người di cư bất hợp pháp sang châu Âu kể từ tháng 1/2024 và triệt phá 177 băng nhóm buôn người.

Phụ nữ là những người mang lại sức sống cho đất nước Papua New Guinea

Phát biểu trong chuyến thăm Papua New Guinea, Giáo hoàng Francis mạnh rằng phụ nữ là những người đưa đất nước tiến lên.

Từ bước chân đi tìm công lý đến đôi cánh rực rỡ giữa những vì sao

Nhà hoạt động nhân quyền, nữ phi hành gia gốc Việt Amanda Nguyễn không chỉ là ngọn lửa đấu tranh kiên trì mà còn là biểu tượng của khát vọng không giới hạn và tương lai đổi mới.

Một tác động tiêu cực khác của đại dịch Covid-19, đó là tỷ lệ trẻ em phạm tội gia tăng

Anh đang chứng kiến số vụ bắt giữ trẻ em do phạm tội bạo lực, cướp bóc và tàng trữ dao ngày càng gia tăng và các chuyên gia đổ lỗi cho... đại dịch Covid-19.

Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc tiếp Đại diện Văn phòng đa quốc gia của Cao ủy Liên hợp quốc về người tị...

Sáng 4/9, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc đã tiếp bà Tammi Lynn Sharpe, Đại diện Văn phòng đa quốc gia của Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) phụ trách Việt Nam đến trình Thư ủy nhiệm.

Mới nhất

Nước lũ về dồn dập ở nhiều địa phương, 8 thủy điện lớn mở 29 cửa xả lũ

TPO - Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, sáng 9/9, lưu lượng nước về các hồ thuỷ điện tăng nhanh nên có 8 thủy điện đang mở tổng cộng 29 cửa xả lũ. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, sau bão số 3, các nhà máy thủy điện của EVN ở khu vực phía...

Chủ tịch Thượng viện Australia thăm, làm việc tại Đại học RMIT Việt Nam

Chào mừng Chủ tịch Thượng viện Australia Sue Lines, GS. Robert McClelland - Trưởng Khoa Kinh doanh, Đại học RMIT Việt Nam nhấn mạnh, chuyến thăm, làm việc của Chủ tịch Thượng viện Sue Lines có ý nghĩa quan trọng, thể hiện mối quan hệ hợp tác sâu rộng trong lĩnh vực giáo dục giữa Australia và Việt...

Hà Nội đào tạo lý luận nghiệp vụ cho cán bộ Công đoàn của Lào

Tham dự chương trình có tham tán Đại sứ quán Lào tại Việt Nam Bounnhu Xaypanya; Chủ tịch Liên hiệp Công đoàn Thủ đô Vientiane Daophet Aroune. Phía Việt Nam có Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu; lãnh đạo Trường Đại học Công đoàn; cùng đại diện Ban Nội chính Thành ủy, Ban Tuyên giáo...

Lãnh đạo Petrovietnam tham gia đoàn công tác của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm chính thức Liên bang Nga

Đoàn công tác của Petrovietnam tham gia đoàn công tác của Quốc hội thăm chính thức Liên bang Nga do đồng chí Lê Mạnh Hùng, Ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV Petrovietnam dẫn đầu. Tham gia đoàn có đồng chí Trần Bình Minh, Thành viên HĐTV Petrovietnam, cùng đại...

Nạn nhân thoát nạn ở vụ sập cầu Phong Châu kể lại giây phút sinh tử

Anh Phan Trường Sơn, nạn nhân trong vụ sập cầu Phong Châu ở Phú Thọ, kể lại giây phút sinh tử khi bị rơi xuống sông. Vietnamplus.vn Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/nan-nhan-thoat-nan-o-vu-sap-cau-phong-chau-ke-lai-giay-phut-sinh-tu-post975262.vnp

Mới nhất

Bạc duy trì đà tăng