Trang chủKinh tếNông nghiệpLong An khởi động Đề án trồng lúa chất lượng cao, phấn...

Long An khởi động Đề án trồng lúa chất lượng cao, phấn đấu đến năm 2023 có 125.000ha vùng trồng lúa phát thải thấp


Cột mốc khởi đầu

Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và PTNT) Lê Thanh Tùng cho biết, thế giới ngày càng quan tâm đến giá trị hạt gạo nhiều hơn. Giá trị đó không chỉ nằm ở kỹ thuật canh tác mà còn là trách nhiệm của người sản xuất. 

Đề án Phát triển bền vững 1 triệu hécta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh Vùng ĐBSCL đến năm 2030, ngoài mục tiêu tổ chức lại sản xuất lúa của toàn vùng còn tạo ra một môi trường sản xuất lúa bền vững, tạo thói quen sản xuất lúa có trách nhiệm với môi trường cho nông dân qua việc giảm sử dụng phân bón, thuốc, tạo ra sản phẩm chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường.

“Đề án có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với nông dân ĐBSCL mà còn là quyết tâm xây dựng nền nông nghiệp bền vững của quốc gia. Vì vậy, các chủ thể thực hiện cần nhận thức rõ vấn đề này để cùng hành động cho đúng. Điều cốt yếu để dẫn đến sự thành công của Đề án là nông dân phải tham gia vào HTX. Đây là phương án lâu dài, duy nhất để có thể tổ chức được sản xuất lúa. Việc tham gia HTX với diện tích đủ lớn sẽ kèm theo đầu tư các yếu tố hạ tầng, giao thông, các điều kiện để giảm chi phí sản xuất trên quy mô rộng lớn” – ông Lê Thanh Tùng cho biết thêm.

Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Long An Nguyễn Thanh Truyền, việc khởi động Đề án được xem là cột mốc bắt đầu cho quyết tâm hành động của nông dân, doanh nghiệp, HTX trong việc cùng nhau xây dựng chuỗi ngành hàng lúa gạo theo hướng bền vững. Nếu làm tốt các giải pháp trong Đề án, không chỉ giúp gia tăng giá trị hạt gạo mà còn tạo ra môi trường sản xuất lúa gạo bền vững cho việc sản xuất lúa gạo của các thế hệ sau này.

Thông tin từ Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật và Quản lý chất lượng nông sản tỉnh, hiện nay, ngành Nông nghiệp tỉnh chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện để thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh. Theo kế hoạch thực hiện Đề án, đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh hình thành 125.000ha vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tổ chức lại hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị, áp dụng các quy trình canh tác bền vững nhằm gia tăng giá trị, phát triển bền vững của ngành lúa gạo, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, thu nhập và đời sống của người trồng lúa, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính, góp phần thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam.

Long An khởi động Đề án trồng lúa chất lượng cao, phấn đấu đến năm 2023 có 125.000ha vùng trồng lúa phát thải thấp- Ảnh 1.

Các hộ tham gia đề án Phát triển bền vững 1 triệu hécta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh Vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 phải áp dụng một trong các quy trình canh tác lúa bền vững (Trong hình: Nông dân Long An ứng dụng máy sạ hàng trong sản xuất lúa)

Cụ thể, Đề án được triển khai tại 7 huyện của tỉnh: Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Đức Huệ, Thủ Thừa và thị xã Kiến Tường. Đề án triển khai theo 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 (năm 2024-2025) tập trung củng cố các diện tích đã có của Dự án chuyển đổi Nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSAT) trên địa bàn tỉnh là 60.000ha. Giai đoạn 2 (năm 2026-2030), xác định cụ thể khu vực trọng tâm để lập dự án đầu tư phát triển vùng lúa chuyên canh chất lượng cao giảm phát thải mới ngoài vùng Dự án VnSAT và sẽ mở rộng thêm 65.000ha để hướng tới mục tiêu 125.000ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp trên địa bàn tỉnh.

Cùng quyết tâm triển khai, thực hiện

Huyện Tân Hưng có diện tích canh tác lúa hàng năm hơn 36.500ha với sản lượng hơn 510.000 tấn. Tham gia Đề án, huyện hướng đến mục tiêu có 15.000ha lúa chuyên canh chất lượng cao và phát thải thấp vào năm 2025 và có 31.310ha lúa chuyên canh chất lượng cao và phát thải thấp vào năm 2030.

Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Hưng – Phan Văn Nỉ thông tin: Căn cứ vào những tiêu chí lựa chọn vùng tham gia Đề án như có diện tích liền mảnh tối thiểu 50ha; có hơn 20% diện tích canh tác lúa đã áp dụng một trong các quy trình canh tác lúa bền vững; hơn 70% diện tích canh tác lúa đã sử dụng giống lúa xác nhận hoặc tương đương; 100% hộ cam kết thu gom rơm khỏi đồng ruộng để chế biến tái sử dụng; hơn 30% diện tích đã liên kết với doanh nghiệp; hơn 40% hộ trong vùng đã được tập huấn quy trình canh tác lúa bền vững;… huyện chọn HTX Nông nghiệp Gò Gòn (xã Hưng Thạnh, huyện Tân Hưng) làm điểm để triển khai, thực hiện.

Giám đốc HTX Nông nghiệp Gò Gòn – Trương Hữu Trí chia sẻ, việc áp dụng các tiến bộ khoa học – kỹ thuật trên đồng ruộng từ lâu đã được HTX triển khai hiệu quả và được sự đồng tình, ủng hộ của người dân. Với các kinh nghiệm hiện có cùng sự quyết tâm cao của thành viên, HTX quyết tâm thực hiện hiệu quả Đề án.

Ông Nguyễn Thanh Truyền cho biết: “Mục tiêu quan trọng của Đề án là tổ chức lại sản xuất lúa theo hướng bền vững, hình thành các vùng trọng điểm sản xuất lúa hàng hóa quy mô lớn có sự đầu tư bài bản và liên kết chuỗi giá trị, từ đó nâng cao giá trị hạt gạo, tăng thu nhập nhiều hơn cho nông dân trồng lúa. Đồng thời, Đề án còn nhằm mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, thân thiện với môi trường, gắn với tăng trưởng xanh.

Để triển khai hiệu quả Đề án, ngành Nông nghiệp tỉnh yêu cầu các địa phương căn cứ tiêu chí của Đề án, xác định các vùng đạt tiêu chí, đăng ký và xây dựng kế hoạch thực hiện; bố trí kinh phí hoàn thiện các điều kiện ban đầu để triển khai Đề án trong năm 2024 và những năm tiếp theo. Ngoài ra, các địa phương cũng cần chủ động tham mưu, đề xuất ban hành cơ chế, chính sách để thu hút đầu tư của các doanh nghiệp và hỗ trợ các HTX tham gia Đề án, hướng đến phát triển chuỗi giá trị sản xuất lúa bền vững”.

Có thể nói, việc khởi động Đề án trên địa bàn tỉnh được xem là bước khởi đầu cho việc sản xuất lúa theo hướng bền vững. Để thực hiện thành công còn rất nhiều việc cần làm, nhưng với sự hưởng ứng, quyết tâm của địa phương, người dân, doanh nghiệp trong những bước khởi đầu triển khai, tin rằng, Đề án sẽ đạt hiệu quả, phát huy được các mục đích, ý nghĩa đã đề ra.





Nguồn: https://danviet.vn/long-an-khoi-dong-de-an-trong-lua-chat-luong-cao-phan-dau-den-nam-2023-co-125000ha-vung-trong-lua-phat-thai-thap-20240702105501647.htm

Cùng chủ đề

Thương mại điện tử thổi luồng sinh khí mới cho hợp tác xã

Nhiều nông dân ở Long An đã trở thành "doanh nhân nông nghiệp" nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và thương mại điện tử. Biến vườn bưởi thành "mỏ vàng" Xuất thân trong gia đình làm nghề nông, từ nhỏ, bà Nguyễn Thị Xiệt - Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Nhơn Thạnh Trung (ấp Bình Trung 1, xã Nhơn Thạnh Trung, TP. Tân An, tỉnh Long An) thường...

Bỏ rơi con trước cổng chùa, mẹ để lại tờ giấy ghi ‘sinh viên năm 3 khó khăn’

Bé trai 1 tháng tuổi bị mẹ bỏ rơi trước cổng chùa kèm tờ giấy ghi nội dung "sinh viên năm 3 do khó khăn nhờ chùa giúp đỡ, chăm sóc con". Ngày 23/12, đại diện UBND xã Mỹ Thạnh, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An cho biết chính quyền đã đồng ý để các sư cô ở chùa Long Hòa tạm thời chăm sóc, nuôi dưỡng cháu bé bị bỏ rơi. Đồng thời, chính quyền xã cũng phát thông báo...

Bé trai sơ sinh bị bỏ rơi kèm lá thư trước cổng chùa ở Long An

(Dân trí) - Người dân phát hiện bên cạnh bé trai sơ sinh bị bỏ rơi trước chùa Long Hòa, huyện Thủ Thừa (Long An), có lá thư để lại của người mẹ. Ngày 23/12, đại diện xã Mỹ Thạnh (huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An) cho biết, trên địa bàn vừa có vụ trẻ sơ sinh bị bỏ rơi. Chính quyền địa phương tạm thời giao cháu bé cho các sư cô chùa Long Hòa chăm sóc trong thời...

Quân khu 7 thực hiện 100 mâm cơm Tết quân dân tại Long An

(NLĐO) - Đây là một trong những hoạt động trong khuôn khổ chương trình "Xuân chiến sĩ" năm 2025 ...

Tinh gọn bộ máy: Long An giảm 123 đầu mối và 261 lãnh đạo, quản lý

Tỉnh Long An thực hiện tinh giản biên chế để đảm bảo tinh gọn tổ chức bộ máy, phù hợp tình hình, đặc điểm của cơ quan, đơn vị; thời gian chậm nhất ngày 20/12/2024. Theo ông Lê Thanh Nghiêm, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Long An, qua 7 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII và chủ trương sắp xếp...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài phát biểu đầy tự hào của nam sinh giành Huy chương Vàng Olympic Quốc tế, hiện là sinh viên trường Y danh tiếng

"Những thành tựu này không chỉ là niềm tự hào vô giá mà còn là bước ngoặt lớn lao, mở ra cho em một thế giới quan mới mẻ, sâu sắc hơn", Nguyễn Tiến Lộc xúc động chia sẻ. ...

Sợ bị thổi cồn, người hâm mộ ĐT Việt Nam ở nhà thay vì ra quán bia

Theo ghi nhận của Dân Việt trước và trong hiệp một giờ bóng lăn trận lượt về bán kết ASEAN Cup 2024 giữa ĐT Việt Nam và ĐT Singapore, các quán bia tại Hà Nội vắng vẻ, đìu hiu. ...

Sắc đỏ tràn ngập sân Việt Trì trước trận Việt Nam

Tối nay (29/12), trận bán kết lượt về giữa đội tuyển Việt Nam và Singapore sẽ diễn ra, trước đó hàng vạn cổ động viên đã đổ về sân Việt Trì (Phú Thọ), nhuộm đỏ một góc sân vận động. ...

Bỏ nghề sông nước, ông nông dân Thái Bình về quê liều trồng cây cảnh, ai ngờ nay có gia tài tiền tỷ

Đến nay, ông Tuyên, xã Hồng Lý, huyện Vũ Thư (tỉnh Thái Bình) có hơn 1 mẫu vườn trồng cây cảnh đa dạng như cây sanh, cây si, mẫu đơn, ổi, tường vi, duối...Ngoài gần 100 cây cảnh có dáng thế lớn, tuổi cây cao, giá trị kinh tế đạt từ...

Một năm bão lũ lớn, chợ hoa lớn nhất Hà Nội vẫn cảnh người mua háo hức, kẻ bán tất bật

Dù chưa phải là cao điểm Tết Âm lịch, nhưng chợ hoa Quảng An, chợ hoa lớn nhất Hà Nội nằm trên địa bàn quậnTây Hồ đã bắt đầu trở nên sôi động khi nhiều người dân tranh thủ mua hoa, cây cảnh để trang trí nhà cửa trong dịp cuối...

Bài đọc nhiều

Đào khảo cổ gò đất ven sông Vàm Cỏ Đông ở Long An, phát lộ hiện vật cổ bằng vàng ròng văn hóa Óc...

Cụm di tích khảo cổ học Bình Tả là những công trình thuộc nền văn hóa Óc Eo có niên đại khoảng những thế kỷ đầu sau Công nguyên, nằm trong một quần thể di tích với hơn 60 di tích khảo cổ học từ thời tiền sử đến sơ sử...

NHCSXH huyện Chương Mỹ: Chuyển mình nhờ triển khai hiệu quả Chỉ thị 40 (Bài 3)

Trên khắp nẻo đường của huyện Chương Mỹ, diện mạo nông thôn của huyện đã có nhiều khởi sắc, cơ sở hạ tầng được khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt, đến nay huyện nhà đã hoàn thành mục tiêu xây dựng huyện nông thôn mới trong đó có 14 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 04 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Đóng...

Sáng chế máy nông nghiệp ở Kiên Giang là ông tỷ phú trồng lúa trên cánh đồng không dầu chân

Trong 5 năm trở lại đây, cứ mỗi năm 2 vụ lúa, năng suất lúa bình quân đạt 7-7,5 tấn/ha, ông Tuấn, xã Kiên Bình, huyện Kiên Lương (Kiên Giang) thu về sản lượng lúa hơn 3.600 tấn lúa/năm. Sau khi trừ các chi phí, lợi nhuận từ trồng lúa của...

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình dự lễ tuyên dương 125 HSSV dân tộc thiểu số xuất sắc

Tối 28/12, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức Lễ tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu năm 2024. ...

Bước tiến để nông nghiệp Việt phát triển bền vững

Mới đây, Lễ ký kết triển khai Dự án Giảm phát thải Carbon tại vùng nguyên liệu mía Lam Sơn được vừa được tổ chức tại Thanh Hóa đã đánh dấu sự hợp tác chiến lược giữa Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn (Lasuco) và hai đối tác Nhật...

Cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Lý giải của doanh nghiệp về việc khai thác rừng phòng hộ hồ Khe Giữa

Cơn bão số 3 có sức tàn phá lớn, với cường độ rất mạnh đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh đã khiến hàng trăm ha rừng bị hư hỏng. Nhiều nơi cố gắng tận thu rừng để hạn chế thiệt hại do bão gây ra. Trước phản ánh của người dân về việc doanh nghiệp đang khai thác rừng phòng hộ hồ Khe Giữa, xã Dương Huy (TP Cẩm Phả), Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hoành Bồ khẳng...

Chúc mừng năm mới!

Công ty TNHH Một thành viên Thanh Loan, địa chỉ: Thôn Thủy Cơ, xã Tiên Lãng, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh Chúc mừng năm mới 2025!Cơn bão số 3 có sức tàn phá lớn, với cường độ rất mạnh đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh đã khiến hàng trăm ha rừng bị hư hỏng. Nhiều nơi cố gắng tận thu rừng để hạn chế thiệt hại do bão gây ra. Trước phản ánh của người dân về việc...

Hoàn thành thẩm định nông thôn mới nâng cao tại 7 xã của huyện Sóc Sơn

Sau khi về đích nông thôn mới năm 2017, xã Hồng Kỳ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cấp uỷ, chính quyền và các tầng lớp Nhân dân, duy trì các tiêu chí nông thôn mới đã đạt. Bên cạnh đó, tập trung huy động mọi nguồn lực, phấn đấu hoàn thành xây dựng nông thôn mới nâng cao. Từ năm 2018 đến nay, xã được TP Hà Nội và huyện Sóc Sơn đầu...

Bỏ nghề sông nước, ông nông dân Thái Bình về quê liều trồng cây cảnh, ai ngờ nay có gia tài tiền tỷ

Đến nay, ông Tuyên, xã Hồng Lý, huyện Vũ Thư (tỉnh Thái Bình) có hơn 1 mẫu vườn trồng cây cảnh đa dạng như cây sanh, cây si, mẫu đơn, ổi, tường vi, duối...Ngoài gần 100 cây cảnh có dáng thế lớn, tuổi cây cao, giá trị kinh tế đạt từ...

Một năm bão lũ lớn, chợ hoa lớn nhất Hà Nội vẫn cảnh người mua háo hức, kẻ bán tất bật

Dù chưa phải là cao điểm Tết Âm lịch, nhưng chợ hoa Quảng An, chợ hoa lớn nhất Hà Nội nằm trên địa bàn quậnTây Hồ đã bắt đầu trở nên sôi động khi nhiều người dân tranh thủ mua hoa, cây cảnh để trang trí nhà cửa trong dịp cuối...

Mới nhất

Soóng Cọ trong đời sống thường ngày của người Sán Chỉ

Soóng Cọ là một nét văn hóa đặc sắc và độc đáo của người Sán Chỉ, gắn liền với đời sống tinh thần của họ từ bao đời nay. Đây không chỉ là một điệu hát mà còn là một phong tục, một cách để người Sán Chỉ giao tiếp, thể hiện tình cảm và gìn giữ bản sắc...

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam tài trợ học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số tiêu biểu

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã đồng hành và tài trợ Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu toàn quốc lần thứ XI, năm 2024. ...

Quảng Ninh: Lý giải của doanh nghiệp về việc khai thác rừng phòng hộ hồ Khe Giữa

Cơn bão số 3 có sức tàn phá lớn, với cường độ rất mạnh đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh đã khiến hàng trăm ha rừng bị hư hỏng. Nhiều nơi cố gắng tận thu rừng để hạn chế thiệt hại do bão gây ra. Trước phản ánh của người dân về việc doanh nghiệp đang khai thác rừng...

Làng cổ vùng Ngũ Giỗ

Những đồng ruộng trải dài bao la, những con sông bao quanh một vùng đất cổ yên bình của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Xưa kia nơi đây thuộc vùng đất cổ Đông Ngạn, Kinh Bắc, ngày nay nó được gọi tên là huyện Đông Anh, Hà Nội. Làng cổ Ngũ Giỗ là tên gộp lại của 5 ngôi làng...

Tổng hợp 10 sự kiện quốc tế nổi bật năm 2024

Năm 2024 đánh dấu những biến động sâu sắc trong bức tranh toàn cảnh thế giới, và 10 sự kiện dưới đây không chỉ góp phần định hình cục diện quan hệ quốc tế, mà còn đặt ra những thách thức và cơ hội mới cho hợp tác toàn cầu.

Mới nhất

Làng cổ vùng Ngũ Giỗ