VN-Index giao dịch thận trọng, 21 mã chứng khoán có lịch trả cổ tức trong tuần, một nữ chủ tịch nhà băng chuẩn bị từ nhiệm…
VN-Index nỗ lực tăng điểm trong tâm lý lo ngại
VN-Index chốt tuần với 5 phiên tăng điểm liên tiếp, vượt mốc 1.280 điểm tại 1.283 điểm. Song, chỉ số cho thấy tâm lý ngại khi liên tục giằng co, độ rộng thị trường vẫn nghiêng về phe bán. Tại sàn HOSE, có tới 231 mã giảm, trong khi, chỉ có 182 mã tăng, 76 mã đi ngang.
Nhóm cổ phiếu đóng vai trò làm trụ dẫn dắt thị trường tăng điểm. “Rổ” VN30 cũng tăng tích cực với 15 mã tăng, 8 mã giảm và 7 mã đi ngang. Cụ thể, FPT (FPT, HOSE), LPBank (LPBank, HOSE), MWG (Thế giới di động, HOSE), HDB (HDBank, HOSE), STB (Sacombank, HOSE), VPB (VPBank, HOSE),…
Thanh khoản thị trường đã được cải thiện lên ngưỡng 16.000 tỷ đồng vào cuối tuần, tuy nhiên, con số này vẫn khá thấp so với vài tuần trước.
Giá trị bán ròng của khối ngoại giảm đáng kể, còn 371,6 tỷ đồng vào phiên cuối tuần, tập trung tại các mã FPT (FPT, HOSE), HPG (Thép Hòa Phát, HOSE), VHM (Vinhomes, HOSE),…
Hoàn thành dự thảo cuối cho thông tư về nâng hạng thị trường
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ đã tích cực, quyết liệt triển khai các giải pháp nhằm đáp ứng các tiêu chí để Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam được nâng hạng trong phạm vi nhiệm vụ và chức năng.
Trên có sở đó, Bộ đã dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung 4 thông tư về giao dịch, về đăng ký, lưu ký và thanh toán bù trừ, về hoạt động công ty chứng khoán và về công bố thông tin.
Đến nay, Bộ Tài chính đã tập hợp, tiếp thu các ý kiến đóng góp và hoàn thành dự thảo cuối cùng của thông tư. Dự kiến tuần thứ 2 tháng 7, Bộ sẽ đăng toàn bộ nội dung dự thảo này cùng nội dung tiếp thu, giải trình lên web Bộ Tài chính và Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước trước khi ban hành.
Liên quan đến hệ thống KRX, Bộ cho biết, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) đã nỗ lực, tích cực phối hợp với Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam (VDS), nhà thầu KRX và thành viên thị trường gấp rút chuẩn bị hạ tầng kỹ thuật, hoàn thiện các văn bản pháp lý; xây dựng kế hoạch chuyển đổi và diễn tập chuyển đổi. Căn cứ kết quả kiểm thử, rà soát, chủ đầu tư sẽ báo cáo Bộ Tài chính lộ trình triển khai tiếp theo.
Nữ chủ tịch một nhà băng sắp từ nhiệm
Bà Trần Thị Thu Hằng sẽ từ nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT Kienlongbank (KLB, UPCoM) kể từ ngày 9/7 tới theo nguyện vọng cá nhân. Bà sẽ tiếp tục công việc tại Kienlongbank với tư cách là thành viên HĐQT, tham gia thực hiện các định hướng chiến lược cho nhà băng.
Ông Trần Ngọc Minh, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc KLB sẽ là người thay bà Hằng giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT.
KienlongBank dự kiến tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường trong năm nay. KienlongBank dự kiến sẽ tổ chức đại hội bất thường vào tháng 10/2024 theo hình thức trực tuyến.
Tại sàn, cổ phiếu KLB đang có mức giá 12.100 đồng/cp, biến động giá không quá mạnh, chủ yếu giao dịch trong khoảng 11.000 – 12.000 đồng/cp từ đầu năm đến nay.
6 mã cổ phiếu tiềm năng nửa cuối năm 2024
Tại báo cáo chiến lược tháng 7 của Chứng khoán SSI, nhóm phân tích nghiêng về kịch bản thị trường tiếp tục xu hướng tăng trưởng vào nửa cuối năm 2024. Trong đó, 6 cổ phiếu tiềm năng được SSI đưa ra, bao gồm:
PNJ (CTCP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận – PNJ, HOSE), nhờ nhu cầu trang sức phục hồi, tăng thị phần, khẳng định vị thế đầu ngành, SSI ước tính lợi nhuận sau thuế năm 2024-2025 của PNJ tăng lần lượt 13% và 16% so với cùng kỳ. Giá mục tiêu 112.000 đồng/cp, tiềm năng tăng 18%.
VHC (CTCP Vĩnh Hoàn, HOSE) được kỳ vọng tăng trưởng với sản lượng tiêu thụ và giá bán bình quân trong nửa cuối năm nay khi chi phí cá giống và thức ăn thủy sản giảm. Giá mục tiêu 88.000 đồng/cp, tiềm năng tăng 20,5%.
DPR (CTCP Cao su Đồng Phú, HOSE) được dự báo DPR sẽ tăng trưởng 169% lợi nhuận trước thuế từ giá bán cao su tăng 21% và nhận tiền đền bù đất trên cây cao su. Giá mục tiêu 47.600 đồng/cp, tiềm năng tăng 10,3%.
ACV (Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam, UPCoM), sự phục hồi của thị trường du lịch và tăng trưởng từ việc đầu tư mở rộng công suất tại các sân bay lớn: Long Thành, Nội Bài T2, Tân Sơn Nhất T3, doanh thu và lợi nhuận năm nay được kỳ vọng sẽ tăng lần lượt 41% và 48% so với cùng kỳ. Giá mục tiêu 136.000 đồng/cp, tiềm năng tăng 10,1%.
HAH (CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An, HOSE), được kỳ vọng hưởng lợi từ giá cước thuê tàu tăng do đứt gãy chuỗi cung ứng sau sự kiện biển đỏ. Giá mục tiêu 47.000 đồng/cp, tiềm năng tăng 2,8%.
MSN (Tập đoàn Masan, HOSE) được kỳ vọng hưởng lợi từ dòng vốn nước ngoài khi thị trường chứng khoán Việt Nam được nâng hạng, sự đóng góp của “nhánh con” MCH (Masan Consumer, UPCoM) đã thể hiện mức tăng trưởng vượt trội trong năm qua, đà tăng trưởng sẽ tiếp tục trong thời gian tới. Giá mục tiêu 93.400 đồng/cp, tiềm năng tăng 21,8%.
Nhận định và khuyến nghị
Ông Nguyễn Trí Hiếu, chuyên viên tư vấn đầu tư, chứng khoán Mirae Asset đánh giá, thị trường đã chứng khiên phiên phục hồi thứ 5 liên tiếp với phe bán chiếm ưu thế, gây ra tâm lý lo lắng cho nhà đầu tư, song, nhận định chung, đây vẫn là vận động bình thường. Trong ngắn hạn, VN-Index vẫn sẽ tiếp đà tăng trong tuần này.
Bức tranh vĩ mô quý 2 hé lộ những gam màu sáng với GDP tăng trưởng ấn tượng 6,93% so với cùng kỳ, động lực chính từ ngành công nghiệp chế biến chế tạo (+8.67%), đóng góp 2,14% vào GDP; cân thương mại xuất siêu hơn 11 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm, dự báo tiếp tục cải thiện trong nửa cuối năm.
Với những tín hiệu lạc quan này, các cổ phiếu xuất khẩu được kỳ vọng sẽ là tâm điểm thu hút dòng tiền đầu tư trong thời gian tới: ngành dệt may với đà phục hồi kép cả thị trường nội địa và xuất khẩu, ngành xuất khẩu cá tra hưởng lợi từ nhu cầu tăng cao và giá bán tốt, ngành bán lẻ với xu hướng tiêu dùng trong nước đang phục hồi, được hỗ trợ từ tín dụng tăng trưởng và các chính sách kích thích tiêu dùng: giảm thuế VAT.
Các cổ phiếu có thể quan tâm: STK (Sợi Thế kỷ, HOSE), TNG (CTCP Đầu tư và Thương mại TNG, HNX), VHC (Vĩnh Hoàn, HOSE), MWG (Thế giới di động, HOSE), FRT (FPT Retail, HOSE), DGW (Thế giới Số, HOSE).
Chứng khoán BSC cho rằng, số điểm tuần qua tăng với lượng cổ phiếu giảm cao hơn cổ phiếu tăng, 12/18 ngành tăng điểm, cho thấy dòng tiền đang tập trung ở một số mã nhất định trong các ngành. Thị trường đang có tâm lý e dè trong vùng kháng cự 1.280 – 1.285 điểm. Nhà đầu tư nên thận trọng khi giao dịch trong các phiên tới.
Chứng khoán KB nhận định, VN-Index tiếp tục đà phục hồi với nhóm cổ phiếu trụ song lực cầu vẫn chưa lan tỏa rộng và rủi ro đảo chiều còn hiện hữu khi thị trường tiến tới vùng cản 1.290 điểm. Nhà đầu tư được khuyến nghị, bán chốt lời các vị thế trading khi chỉ số tiếp cận ngưỡng kháng cự và hạ tỷ trọng cổ phiếu về mức thấp.
Lịch trả cổ tức
Theo thống kê, có 33 doanh nghiệp chốt quyền cổ tức tuần này, trong đó, 21 doanh nghiệp trả bằng tiền mặt, 9 doanh nghiệp trả bằng cổ phiếu, 2 doanh nghiệp phát hành thêm và 1 doanh nghiệp trả cổ tức kết hợp.
Tỷ lệ cao nhất là 50%, thấp nhất là 3,5%.
9 doanh nghiệp trả cổ tức bằng cổ phiếu, gồm:
CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (NTP, HNX) trả cổ tức bằng cổ phiếu, ngày giao dịch không hưởng quyền là 8/7, tỷ lệ 10%.
CTCP Nông sản Thực phẩm Quảng Ngãi (APF, UPCOM) trả cổ tức bằng cổ phiếu, ngày giao dịch không hưởng quyền là 9/7, tỷ lệ 10%.
CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng – Hội An (DIH, HNX) trả cổ tức bằng cổ phiếu, ngày giao dịch không hưởng quyền là 9/7, tỷ lệ 15%.
CTCP Chứng khoán BIDV (BSI, HOSE) trả cổ tức bằng cổ phiếu, ngày giao dịch không hưởng quyền là 9/7, tỷ lệ 10%.
CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG (SIP, HOSE) trả cổ tức bằng cổ phiếu, ngày giao dịch không hưởng quyền là 10/7, tỷ lệ 15%.
CTCP Nhựa Picomat (PCH, HNX) trả cổ tức bằng cổ phiếu, ngày giao dịch không hưởng quyền là 11/7, tỷ lệ 10%.
CTCP Sản xuất và Thương mại Nhựa Việt Thành (VTZ, HNX) trả cổ tức bằng cổ phiếu, ngày giao dịch không hưởng quyền là 12/7, tỷ lệ 12%.
CTCP Đầu tư và Thương mại TNG (TNG, HNX) trả cổ tức bằng cổ phiếu, ngày giao dịch không hưởng quyền là 12/7, tỷ lệ 8%.
Ngân hàng TMCP Nam Á (NAB, HOSE) thực hiện quyền nhận cổ phiếu, ngày giao dịch không hưởng quyền là 11/7, tỷ lệ 25%.
CTCP Đầu tư Phát triển Công nghiệp và Vận tải (TCD, HOSE) trả cổ tức bằng phát hành thêm, ngày giao dịch không hưởng quyền là 8/7, tỷ lệ 10%.
CTCP Dược phẩm Imexpharm (IMP, HOSE) trả cổ tức kết hợp bằng tiền và phát hành thêm. Với hình thức phát hành thêm, ngày giao dịch không hưởng quyền là 11/7, tỷ lệ 10%.
Lịch trả cổ tức bằng tiền tuần này
*Ngày GDKHQ: là ngày giao dịch mà người mua khi xác lập sở hữu cổ phiếu sẽ không được hưởng các quyền có liên quan như quyền nhận cổ tức, quyền mua cổ phiếu phát hành thêm nhưng vẫn hưởng quyền tham dự đại hội cổ đông.
Mã | Sàn | Ngày GDKHQ | Ngày TH | Tỷ lệ |
---|---|---|---|---|
TMG | UPCOM | 9/7 | 31/7 | 27% |
NCT | HOSE | 9/7 | 8/8 | 50% |
CHS | UPCOM | 9/7 | 30/7 | 11% |
MTS | UPCOM | 9/7 | 25/7 | 7% |
HPP | UPCOM | 9/7 | 31/7 | 20% |
MQB | UPCOM | 9/7 | 22/7 | 3,5% |
KMT | HNX | 9/7 | 26/7 | 6% |
BTD | UPCOM | 10/7 | 12/8 | 8% |
L18 | HNX | 10/7 | 26/7 | 10% |
KHW | UPCOM | 11/7 | 31/7 | 12,4% |
SSG | UPCOM | 11/7 | 30/7 | 10% |
TOT | HNX | 11/7 | 29/7 | 10% |
CTT | HNX | 11/7 | 30/7 | 10% |
IMP | HOSE | 11/7 | 23/7 | 10% |
HTL | HOSE | 11/7 | 30/7 | 30% |
CLX | UPCOM | 11/7 | 30/7 | 7% |
SGH | HNX | 11/7 | 23/7 | 47,6% |
KCB | UPCOM | 12/7 | 15/8 | 5% |
PTB | HOSE | 12/7 | 30/7 | 10% |
FRM | UPCOM | 12/7 | 7/8 | 4,3% |
HDB | HOSE | 12/7 | 26/7 | 10% |
VW3 | UPCOM | 12/7 | 15/8 | 8% |
CCS | 12/7 | 31/7 | 4% |
Nguồn: https://phunuvietnam.vn/chung-khoan-tuan-8-12-7-giao-dich-than-trong-khi-vn-index-tang-diem-thanh-khoan-giam-20240708082800575.htm