Trang chủKinh tếNông nghiệpNông dân huyện này của Yên Bái trồng lê, cây thấp tè...

Nông dân huyện này của Yên Bái trồng lê, cây thấp tè đã ra trái quá trời, có nhà giàu trông thấy


Trong những năm qua với việc lựa chọn đưa những giống cây trồng mới vào canh tác mang lại thu nhập cho người dân đã khẳng định chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi là đúng hướng. Câu chuyện cây lê trên đất vùng cao Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) là một ví dụ điển hình.

Trồng lê “hợp đất’, nông dân thu hàng trăm triệu đồng

Hiện đang là thời điểm thu hoạch lê của bà con nông dân huyện Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái). Đến thăm bà con xã Púng Luông – địa phương hiện có trên 72 ha lê, trong đó có trên 5 ha đã cho thu hoạch, tập trung chủ yếu ở bản Đề Chờ Chua B, Púng Luông và Mí Háng Tâu, chúng tôi bắt gặp những khuôn mặt phấn khởi của người nông dân thu hoạch những trái lê to, đẹp để đưa ra thị trường. 

Năm nay, theo đánh giá của bà con, vụ lê được mùa, quả to, chất lượng tốt, với giá cả ổn định, đem lại nguồn thu nhập khá cho người trồng lê.

Cả vườn lê hơn 100 cây của gia đình bà Lù Thị Dà ở bản Đề Chờ Chua B, xã Púng Luông, huyện Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) đang vào mùa chín rộ. Đây là những cây lê gần 5 năm tuổi, trung bình mỗi cây, bà Dà thu hoạch được khoảng từ 10 – 30 kg. 

Năm nay, thời tiết khá thuận lợi cho cây lê nên lê ra quả đều và đẹp với giá bán dao động từ 30.000 – 40.000 đồng/kg, ước tính cuối vụ lê, gia đình bà Dà sẽ thu hoạch được gần 4 tấn quả với doanh thu gần 100 triệu đồng.

Nông dân huyện này của Yên Bái trồng lê, cây thấp tè đã ra trái quá trời, có nhà giàu trông thấy- Ảnh 1.

Bà Lù Thị Dà đang thu hoạch những trái lê to, đẹp để bán ra thị trường. Ảnh: H.H

Bà Lù Thị Dà chia sẻ: “Trước đây, gia đình tôi chủ yếu làm ruộng, làm nương và thấy vất vả mà không đem lại hiệu quả kinh tế. Do đó, gia đình tôi đã chuyển đổi sang trồng lê vào các diện tích đất trồng ngô kém quả của gia đình. Giờ tôi thấy trồng lê có giá trị kinh tế cao gấp 3, 4 lần so trồng ngô, lúa, thời gian tới gia đình tôi sẽ mở rộng diện tích để trồng lê để phát triển kinh tế, tăng thêm thu nhập”.

Với diện tích đất đồi trên 2 ha, gia đình chị Giàng Thị Trù ở bản Ngã Ba Kim, xã Púng Luông, huyện Mù Cang Chải đã từng đưa các loại cây như mận tam hoa, mận hậu, xoài vào trồng, tuy nhiên do là loại cây không phù hợp với điều kiện, thổ nhưỡng đất đai cũng như khí hậu nên không mang lại hiệu quả kinh tế. 

Sau khi tìm hiểu về cây lê, năm 2018 gia đình chị Trù đã mạnh dạn chặt bỏ cây mận tam hoa, mận hậu và xoài để đưa 200 gốc lê vào trồng. Sau hơn 5 năm trồng, cây lê phù hợp với điều kiện đất đai và khí hậu nên sinh trưởng tốt, cây bắt đầu bói quả sau 3 năm trồng và bắt đầu cho thu hoạch sau 4 năm. 

Qua tính toán sơ bộ 1 ha lê cũng cho năng suất trên 40 tấn quả và với giá bán trung bình 30.000 đồng/ kg, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình chị Trù.

“Trước đây nhà tôi trồng nhiều loại cây nhưng không hiệu quả, nên đã chuyển sang trồng cây lê, cây lê này một năm cho nhiều quả, bình quân vợ chồng tôi thu được 100 triệu, từ đó cũng phục vụ nhiều cho nhu cầu của gia đình”, chị Trù cho hay.

Nông dân huyện này của Yên Bái trồng lê, cây thấp tè đã ra trái quá trời, có nhà giàu trông thấy- Ảnh 2.

Năm 2018 gia đình chị Giàng Thị Trù đã mạnh dạn chặt bỏ cây mận, xoài để đưa 200 gốc lê vào trồng. Qua tính toán sơ bộ 1 ha lê mang lại thu nhập cho gia đình chị Trù trên 100 triệu đồng. Ảnh: H.H

Cần nâng cao kỹ thuật trồng cây lê, liên kết tiêu thụ quả lê

Địa hình đồi núi dốc, người dân xã Púng Luông chủ yếu sống dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp do vậy đời sống kinh tế rất khó khăn. Để nâng cao mức sống cho người dân trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã Púng Luông đã tích cực thực hiện chuyển đổi cơ cấu, cây trồng trong đó cây lê khi trồng thử nghiệm đã được lựa chọn đưa vào canh tác. Đến nay trên địa bàn xã Púng Luông người dân đã trồng được 72 ha cây lê, trong đó có trên 5 ha cho thu hoạch.

Ông Lý A Tủa – Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Púng Luông cho biết: “Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã trước đây chủ yếu là trồng lúa, trồng ngô. Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng người dân đã chuyển đổi sang trồng cây lê. Nhận thấy cây lê hiệu quả kinh tế cao hơn so với các cây trồng khác, thời gian tới cấp ủy, chính quyền địa phương tuyên truyền bà con mở rộng diện tích, tăng thu nhập cho bà con, góp phần cùng xã xây dựng nông thôn mới”.

Nông dân huyện này của Yên Bái trồng lê, cây thấp tè đã ra trái quá trời, có nhà giàu trông thấy- Ảnh 3.

Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng người dân xã Púng Luông, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái đã chuyển đổi sang trồng cây lê. Ảnh: H.H

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, nhằm giúp nhân dân phát triển kinh tế, làm giàu trên chính quê hương, qua trồng thử nghiệm từ năm 2008, sau khi khẳng định được hiệu quả kinh tế từ năm 2019 đến nay, Huyện ủy Mù Cang Chải đã tích cực vận động nhân dân trồng và phát triển cây lê, đến nay toàn huyện đã có 200 ha, chủ yếu là giống lê Đài Loan và lê Tai Nung được trồng ở các xã Púng Luông, La Pán Tẩn và Nậm Khắt.

Nông dân huyện này của Yên Bái trồng lê, cây thấp tè đã ra trái quá trời, có nhà giàu trông thấy- Ảnh 4.

Toàn huyện Mù Cang Chải có trên 200 ha lê chủ yếu là giống lê Đài Loan và lê Tai Nung. Ảnh: H.H

Theo ông Lương Văn Thư – Trưởng phòng NN&PTNT huyện Mù Cang Chải, huyện cũng đã đưa một số giống cây trồng ôn đới vào phát triển trên địa bàn, trong đó giống cây lê đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp người dân xóa đói, giảm nghèo.

“Thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp cũng như đề án phát triển cây ăn quả của huyện giai đoạn 2021 – 2025, phấn đấu đến năm 2025 huyện sẽ xây dựng vùng sản xuất cây lê hàng hóa tập trung tại các xã khu 2 của huyện Mù Cang Chải với diện tích dự kiến trên 300ha. Để đảm bảo sinh kế cho người dân huyện xây dựng chuỗi giá trị từ cung ứng cây giống, vật tư đến tiêu thụ sản phẩm cho người dân”, ông Thư nhấn mạnh thêm.

Nông dân huyện này của Yên Bái trồng lê, cây thấp tè đã ra trái quá trời, có nhà giàu trông thấy- Ảnh 5.

Người dân đóng gói quả lê để vận chuyển bán ra thị trường. Ảnh: H.H

Với hiệu quả kinh tế mang lại cho người dân có thể khẳng định việc lựa chọn và đưa cây lê vào trồng trên địa bàn huyện Mù Cang Chải là chủ trương đúng đắn. Tuy nhiên để cây lê thực sự là cây mũi nhọn mang lại thu nhập ổn định và lâu dài cho người dân thì việc quy hoạch trồng ở những khu vực phù hợp cũng như tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đồng thời quảng bá, liên kết tiêu thụ sản phẩm là rất cần thiết.





Nguồn: https://danviet.vn/thu-nghiem-nhieu-loai-cay-nhung-that-bai-nong-dan-huyen-nay-cua-tinh-yen-bai-trong-cay-le-lai-cho-thu-nhap-cao-20240706114339316.htm

Cùng chủ đề

Toàn cảnh hai cây cầu hư hỏng sau bão số 3 ở Yên Bái đang thi công sửa chữa

Do ảnh hưởng bão số 3 (Yagi), hai cây cầu Văn Phú và Yên Bái hư hỏng nặng nề. Sau hơn 1,5 tháng thi công, nhiều hạng mục đã gần hoàn thiện, dự kiến 29/12 cầu Văn Phú sẽ hoàn thành sửa chữa. Cầu Yên Bái hiện vẫn chờ kiểm định, chưa hoạt động trở lại. ...

Yên Bái: Bồi dưỡng kiến thức kỹ năng cho lực lượng cốt cán, Người có uy tín trong đồng bào DTTS huyện Trạm Tấu

Nhằm nâng cao kỹ năng tuyên truyền, vận động cho lực lượng cốt cán, Người có uy tín trong đồng bào DTTS huyện Trạm Tấu, Ban Dân tộc tỉnh Yên Bái đã tổ chức 2 lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng. Nguồn kinh phí thực hiện thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG...

Đô thị bị phủ kín bụi bặm, Chủ tịch TP Yên Bái lên tiếng

Trước tình trạng người dân TP Yên Bái phải sống chung với bụi bẩn do hoạt động san gạt, vận chuyển đất sạt lở sau bão số 3, Chủ tịch UBND TP đã thông tin về tiến độ làm sạch đô thị. Sáng 17/12, trao đổi với PV VietNamNet, ông Nguyễn Ngọc Trúc, Chủ tịch UBND TP Yên Bái (tỉnh Yên Bái) cho biết, đến 31/12 toàn bộ hoạt động san gạt, xử lý các điểm sạt lở trên địa...

Người đẹp Yên Bái đăng quang Hoa hậu Văn hoá du lịch Việt Nam 2024

Đêm chung kết Hoa hậu Văn hoá du lịch Việt Nam 2024 vừa diễn ra tại TP Đà Nẵng. Sau những vòng thi, người đẹp Phạm Thị Ngọc Thanh giành được ngôi vị cao nhất. Danh hiệu Á hậu 1 thuộc về Nguyễn Thị Thảo đến từ Bình Định, Á hậu 2 lần lượt là Nguyễn Thị Sim (SBD 031) và Phùng Thị Ngân (SBD 018). Trong đêm chung kết, Phạm Thị Ngọc Thanh gây ấn tượng trong phần...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tâm điểm Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính tham quan Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, mãn nhãn lực lượng đặc công "khoe" võ thuật, tiêm kích SU-30MK2 trình diễn đẹp mắt, người dân Làng Nủ nhận nhà mới... là loạt ảnh ấn tượng tuần do PV Dân Việt ghi lại. ...

Sở GDĐT Hà Nội sẽ thanh tra trách nhiệm hiệu trưởng các trường nào trong năm 2025?

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP.Hà Nội Lê Hồng Sơn mới đây vừa ký quyết định về việc ban hành kế hoạch công tác thanh tra năm 2025. ...

Cả làng Nam Định trồng cây cảnh mini, cây bonsai đang hot, hễ ra ngõ dễ đụng tỷ phú

Anh Nguyễn Văn Minh, ở thôn Thượng 1, xã Nam Điền, huyện Nam Trực (tỉnh Nam Định) có khoảng 1ha trồng cây cảnh với hàng trăm gốc cây bonsai mini với đủ loại sanh, si, đa, lộc vừng, mỗi năm cung cấp ra thị trường khoảng 2.000 cây. ...

Đặc sản Long An, dân tình hễ đã ăn 4 món ngon này là muốn nếm thêm một lần nữa, đó là món gì?

Đến với Long An, du khách không chỉ đắm mình trong khung cảnh thiên nhiên hữu tình mà còn được khám phá ẩm thực đa dạng, phong phú. Với những món ăn đặc sản như mắm kho đậm đà, lạp xưởng Cần Đước thơm lừng, bánh in Long Hựu ngọt ngào...

Một thung lũng đẹp như phim ở Quảng Nam có người Cơ Tu thọ đã 80 tuổi, may áo bằng vỏ cây rừng

Ai nhớ được già Cơlâu Blao nơi thung lũng làng Voòng (xã Tr’hy, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam) đã bao nhiêu năm đóng khố, cùng người Cơ Tu trong trang phục truyền thống, băng rừng trên con đường mòn, làm những việc mà họ vẫn làm trong đời sống là...

Bài đọc nhiều

Bước tiến để nông nghiệp Việt phát triển bền vững

Mới đây, Lễ ký kết triển khai Dự án Giảm phát thải Carbon tại vùng nguyên liệu mía Lam Sơn được vừa được tổ chức tại Thanh Hóa đã đánh dấu sự hợp tác chiến lược giữa Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn (Lasuco) và hai đối tác Nhật...

Vì sao nông dân Tây Nguyên “ngày lo đêm bỏ ngủ” khi giá cà phê tăng cao chưa từng thấy?

Nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên phấn khởi khi cà phê đạt giá cao nhất lịch sử, mang lại hy vọng về một mùa bội thu. Tuy nhiên, niềm vui ấy lại xen lẫn nỗi lo khi nạn trộm cắp ngày càng gia tăng, từ vườn cây đến sân...

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Quốc Trị lý giải nguyên nhân chọn loài voi để ưu tiên bảo tồn

Lý giải về việc chọn loài voi cho mục tiêu ưu tiên bảo tồn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Quốc Trị cho biết, loài voi không chỉ làm tăng tính đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng mà voi còn biểu tượng cho sức mạnh. ...

Xuất hiện một loài cá nuôi ở Trung Quốc đe dọa là đối thủ cạnh tranh của cá tra Việt Nam

Cá tra Việt Nam là loài cá thịt trắng “được lòng” người tiêu dùng tại nhiều thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường đa dạng xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh với cá tra Việt, trong đó có cả cá lóc Trung Quốc (Chinese snakehead). ...

Trung Quốc chậm mua hàng, giá một loại tinh bột của Việt Nam giảm sâu

Giá sắn đang có xu hướng giảm sâu do nhu cầu mua hàng từ các nhà máy của Trung Quốc rất chậm. ...

Cùng chuyên mục

Cả làng Nam Định trồng cây cảnh mini, cây bonsai đang hot, hễ ra ngõ dễ đụng tỷ phú

Anh Nguyễn Văn Minh, ở thôn Thượng 1, xã Nam Điền, huyện Nam Trực (tỉnh Nam Định) có khoảng 1ha trồng cây cảnh với hàng trăm gốc cây bonsai mini với đủ loại sanh, si, đa, lộc vừng, mỗi năm cung cấp ra thị trường khoảng 2.000 cây. ...

Đặc sản Long An, dân tình hễ đã ăn 4 món ngon này là muốn nếm thêm một lần nữa, đó là món gì?

Đến với Long An, du khách không chỉ đắm mình trong khung cảnh thiên nhiên hữu tình mà còn được khám phá ẩm thực đa dạng, phong phú. Với những món ăn đặc sản như mắm kho đậm đà, lạp xưởng Cần Đước thơm lừng, bánh in Long Hựu ngọt ngào...

Một thung lũng đẹp như phim ở Quảng Nam có người Cơ Tu thọ đã 80 tuổi, may áo bằng vỏ cây rừng

Ai nhớ được già Cơlâu Blao nơi thung lũng làng Voòng (xã Tr’hy, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam) đã bao nhiêu năm đóng khố, cùng người Cơ Tu trong trang phục truyền thống, băng rừng trên con đường mòn, làm những việc mà họ vẫn làm trong đời sống là...

Áp thấp nhiệt đới trên biển Đông hoàn toàn có khả năng mạnh lên thành bão số 10 trong ngày mai

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới trên biển Đông hoàn toàn có khả năng mạnh lên thành bão. ...

Thả voọc, rùa, kỳ đà, cu li quý hiếm có tên trong sách Đỏ về với môi trường tự nhiên

Theo Trung tâm Cứu hộ, Bảo tồn và Phát triển sinh vật thuộc Ban Quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, đơn vị vừa phối hợp với lực lượng chức năng thả các cá thể động vật hoang dã, quý hiếm, có tên trong sách Đỏ về môi...

Mới nhất

Bộ trưởng Trần Hồng Minh ‘thúc’ tiến độ 8 trạm dừng nghỉ trên cao tốc Bắc – Nam

Hiện tiến độ triển khai 8 dự án đầu tư kinh doanh công trình trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 rất chậm, chưa đáp ứng yêu cầu đề ra. Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh vừa ký công điện gửi: Cục Đường cao tốc Việt Nam; Cục Đường...

Cuộc sống hiện tại của người đàn ông từng trúng xổ số hơn 3.435 tỷ đồng

Sau 10 năm trúng xổ số 108 triệu Bảng Anh (hơn 3.435 tỷ đồng), người đàn ông cho biết cuộc sống rất nhàm chán, khác xa tưởng tượng. ...

Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.

Hoạt động văn hóa ở nước ngoài ngày càng có chiều sâu

Chiều 20/12, tại trụ sở Bộ VHTTDL, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng đã chủ trì buổi gặp mặt các đồng chí trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài được bổ nhiệm năm 2024. ...

Đoàn MTTQ Việt Nam, lãnh đạo TP HCM chúc mừng Giáng sinh cơ sở tôn giáo

(NLĐO) - Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến chúc mừng Giáng sinh Tổng Giám mục Nguyễn Năng, các linh mục, tu...

Mới nhất