Trang chủKinh tếNông nghiệp“Điểm tựa” của hộ nghèo và các đối tượng chính sách

“Điểm tựa” của hộ nghèo và các đối tượng chính sách


Trong những năm qua, từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) được “tiếp sức” phát triển các mô hình kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập ngay trên mảnh đất quê hương đầy nắng và gió.

Lãnh đạo Ngân hàng Chính sách xã hội làm việc với Tỉnh ủy Đắk Lắk Chỉ thị số 40-CT/TW: “Kim chỉ nam” cho hoạt động tín dụng chính sách

Vượt khó từ nguồn vốn chính sách

Quảng Ninh là huyện có tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, xã hội, giao thông thuận lợi để phát triển các ngành, nghề, dịch vụ. Song, ông Hoàng Trung Đông – Bí Thư huyện ủy cũng chia sẻ, về cơ bản, đến nay, kinh tế địa phương còn nhiều khó khăn, ngành nghề chủ yếu là sản xuất nông nghiệp; thu ngân sách huyện và thu nhập bình quân của người dân vẫn còn thấp; thiếu nguồn vốn để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho lao động nông thôn; đời sống của một bộ phận nhân dân còn nhiều thiếu thốn.

Với vai trò là đầu mối cho vay vốn ưu đãi trên địa bàn, ông Nguyễn Tuấn Ngọc, Giám đốc phòng giao dịch NHCSXH huyện Quảng Ninh cho biết, phòng giao dịch đã bám sát các chỉ tiêu, định hướng và chỉ đạo của ngân hàng cấp trên, của Ban đại diện HĐQT NHCSXH cũng như phối hợp với các Hội đoàn thể nhận ủy thác triển khai thực hiện tốt các chương trình tín dụng chính sách, góp phần tích cực vào việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới.

Đặc biệt, sự ra đời của Chỉ thị số 40-CT/TW, cùng với các hoạt động của NHCSXH đã làm thay đổi tích cực nhận thức của cấp ủy, chính quyền, cán bộ hội nhận ủy thác về trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trong việc cùng với NHCSXH triển khai thực hiện tốt việc chuyển tải nguồn vốn tín dụng chính sách đến với hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác vì mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Các chương trình vay ưu đãi của Đảng và Nhà nước, danh sách hộ vay được niêm yết công khai ngay tại Điểm giao dịch xã
Các chương trình vay ưu đãi của Đảng và Nhà nước, danh sách hộ vay được niêm yết công khai ngay tại Điểm giao dịch xã

Chia sẻ về hoàn cảnh của mình, bà Vũ Minh Hường, hộ vay vốn ở xã Duy Ninh, huyện Quảng Ninh, cho biết, bà sinh ra và lớn lên tại thôn Hiển Vinh, xã Duy Ninh – nơi thường xuyên bị ngập lụt vào mùa mưa lũ, vì vậy đời sống gặp nhiều khó khăn. Những năm trước đây, gia đình bà từng thuộc diện hộ nghèo, thu nhập chủ yếu của gia đình chỉ trông chờ vào 5.000m2 đất trồng lúa. Năm 1995 gia đình bà được giao 2ha đất sản xuất nhưng vì một số lý do và giao thông đi lại khó khăn nên gia đình đã đào ao nuôi cá và chăn nuôi heo, gà, vịt, thu nhập không cao.

Nhưng mọi chuyện đã khác kể từ khi bà tham gia sinh hoạt tại thôn, được tuyên truyền về chủ trương chính sách của Nhà nước, về chính sách tín dụng ưu đãi và được NHCSXH cho vay để chuyển đổi 1,5ha sang nuôi tôm thẻ chân trắng, còn lại tập trung trồng dừa xiêm, ổi, xoài, bưởi da xanh và cây ăn quả khác. Bà Hường cũng mạnh dạn đầu tư thêm một số mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm. Ngoài hoạt động ngành nghề sản xuất chính là trang trại tổng hợp, gia đình bà còn đầu tư sắm thêm 1 bộ rớ chàn để tạo thêm thu nhập hàng ngày cho gia đình nên tổng thu nhập qua hàng năm của hộ gia đình đạt khoảng trên 300 triệu đồng/năm sau khi trừ các chi phí. Nhờ đó, thu nhập thường xuyên của gia đình bà được đảm bảo.

Tương tự, ông Phạm Văn Hiếu, hộ vay vốn ở xã Duy Ninh cũng chia sẻ, năm 2019, gia đình ông thuộc diện hộ nghèo, hai vợ chồng làm nông nghiệp nuôi 2 đứa con ăn học rất vất vả, kinh tế gia đình chỉ dựa vào đồng ruộng, thiếu thốn trăm bề. Được sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền địa phương, của Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Xuân Ninh và Tổ tiết kiệm vay vốn Phụ nữ thôn, gia đình ông được vay 50 triệu đồng theo chương trình hộ nghèo để xây chuồng trại và chăn nuôi bò sinh sản và 20 triệu đồng chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn để nâng cao chất lượng cuộc sống.

Nhờ vào những đóng góp âm thầm, trách nhiệm của những con người nhiệt huyết, kể từ khi thành lập đến nay, NHCSXH huyện đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Đến 30/4/2024, tổng dư nợ cho vay các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn đạt 559 tỷ đồng, tăng 292 tỷ đồng so với thời điểm trước khi có Chỉ thị 40-CT/TW, với 8.623 khách hàng đang có dư nợ, chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao, tổng quá hạn và nợ khoanh tại NHCSXH huyện chỉ chiếm tỷ lệ 0,06% trên tổng dư nợ. Trong 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, NHCSXH huyện Quảng Ninh đã thực hiện giải ngân 1.249 tỷ đồng với hơn 32.500 hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn từ NHCSXH; qua đó, giúp nhiều hộ nghèo có cơ hội vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống với gần 6.500 hộ vượt qua ngưỡng nghèo; hơn 20 nghìn lao động được tạo thêm việc làm mới; gần 1.000 học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn đi học, hơn 12.000 công trình nước sạch được xây dựng đảm bảo hợp vệ sinh, môi trường góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân… nhiều làng nghề được khôi phục.

Các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác tham gia họp giao ban ngay tại Điểm giao dịch xã
Các tổ chức chính trị – xã hội nhận ủy thác tham gia họp giao ban ngay tại Điểm giao dịch xã

Đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích, hiệu quả

Đáng nói là, mặc dù tình hình kinh tế – xã hội của huyện vẫn còn khó khăn nhưng HĐND, UBND huyện vẫn ưu tiên dành nguồn vốn để hỗ trợ cơ sở vật chất và nguồn vốn cho vay chuyển sang NHCSXH. Tính đến 30/4/2024, tổng nguồn vốn ngân sách huyện ủy thác qua NHCSXH huyện cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác đạt 10.313 triệu đồng. Tính từ khi thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW đến nay, trong 10 năm, tổng nguồn vốn ngân sách huyện ủy thác qua NHCSXH huyện là 9.800 triệu đồng. Hàng năm, nguồn vốn này đã được cho vay đúng đối tượng, hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích, hiệu quả, nguồn vốn ủy thác qua NHCSXH luôn được bảo tồn và phát triển.

Trong thời gian tới, để hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn huyện đạt hiệu quả cao hơn nữa, NHCSXH huyện xác định cần tiếp tục làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương tiếp tục triển khai sâu rộng Chỉ thị số 40-CT/TW và Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội đến các cấp ủy, chính quyền cơ sở và đến cán bộ đảng viên để Chỉ thị thực sự đi vào cuộc sống. Gắn kết việc thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước với kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng nông thôn mới của địa phương trong từng thời kỳ.

“Điểm tựa” của hộ nghèo và các đối tượng chính sách
Cán bộ NHCSXH huyện Quảng Ninh hướng dẫn tận tình cho các hộ gia đình vay vốn

Bên cạnh đó, trước thực tiễn về tình hình phát triển kinh tế – xã hội của huyện, ông Hoàng Trung Đông cho rằng, nhu cầu vay vốn hỗ trợ việc làm, duy trì và mở rộng việc làm rất lớn, trong khi nguồn vốn này còn hạn chế. Đề nghị Chính phủ, bộ ngành liên quan và NHCSXH quan tâm bố trí thêm nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm; xem xét nâng mức cho vay chương trình nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn lên 25 triệu đồng/công trình. Đồng thời, thực hiện cho vay chương trình hộ có mức thu nhập trung bình. Những giải pháp này sẽ giúp phát huy hơn nữa tín dụng chính sách xã hội trong công cuộc giảm nghèo bền vững, an sinh xã hội trên địa bàn huyện trong thời gian tiếp theo.





Nguồn: https://thoibaonganhang.vn/diem-tua-cua-ho-ngheo-va-cac-doi-tuong-chinh-sach-153180.html

Cùng chủ đề

Đột phá từ Chỉ thị số 40-CT/TW (Kỳ 3)

Hiệu quả của tín dụng chính sách đem đến không chỉ là giá trị kinh tế mà hơn cả là những vấn đề xã hội được giải quyết, cuộc sống của một bộ phận không nhỏ người nghèo, người yếu thế đã từng bước được cải thiện, nâng cao. Qua đó góp phần củng cố thêm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước trên cơ sở hòa hợp ý đảng, lòng dân. ...

Đột phá từ Chỉ thị số 40-CT/TW (Kỳ 2)

Học tập, nhà ở - hai hành trình, ước mơ lớn của mỗi người. Với sự hỗ trợ của vốn chính sách, những giấc mơ này đã trở nên gần gũi hơn bao giờ hết. Đột phá từ Chỉ thị số 40-CT/TW (Kỳ 1) Xây nên những tổ ấm “An cư, lạc nghiệp” là niềm mong mỏi chính đáng và giản đơn của con người, nhưng với nhiều gia...

Đột phá từ Chỉ thị số 40-CT/TW (Kỳ 1)

Ngày 22/11/2014, Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI ban hành Chỉ thị số 40- CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (Chỉ thị số 40). Sau 10 năm triển khai, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, Chỉ thị đã thực sự đi vào cuộc sống, tạo bước đột phá, kết nối sức mạnh của cả hệ thống chính trị cùng Ngân hàng Chính sách xã hội...

Điểm tựa cho người nghèo nơi đại ngàn Tây Nguyên (Bài 3)

Với nỗ lực của các địa phương và sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương, kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đã có những bước phát triển và thay đổi tích cực. Tuy nhiên, để địa bàn này thực sự phát triển bền vững, người dân ngày càng ấm no thì rất cần thêm nguồn lực đầu tư. Xóa bỏ mặc cảm Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị...

Điểm tựa cho người nghèo nơi đại ngàn Tây Nguyên (Bài 2)

Từ nguồn vốn tín dụng CSXH đã giúp hàng vạn hộ nghèo ở vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào DTTS vùng Tây Nguyên vươn lên ổn định cuộc sống, hàng ngàn học sinh sinh viên có điều kiện đến trường. Vốn ưu đãi là bệ đỡ trong giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới tại các địa phương. Tín dụng chính sách góp phần giảm nghèo Thuận Hạnh là một xã...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Rào cản đầu tư vào nông nghiệp: Những nút thắt cần tháo gỡ

Để xây dựng một nền nông nghiệp bền vững, Việt Nam cần thu hút mạnh mẽ hơn nữa đầu tư của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc thiếu quy hoạch, khó khăn trong tiếp cận đất đai và vốn đang là những trở ngại lớn. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến phát biểu tại diễn đàn Vẫn còn khoảng trống đầu...

Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Trung du và miền núi phía Bắc

Chiều ngày 18/12, Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TDMNPB) lần thứ tư đã diễn ra tại Hòa Bình. Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng chủ trì Hội nghị. Báo cáo tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Tâm cho...

Tín dụng chính sách “xóa trắng” hộ nghèo

Năm 2024, tỉnh Quảng Ninh đặt chỉ tiêu không còn hộ nghèo. Như vậy, gần 7.000 hộ nghèo trong toàn tỉnh Quảng Ninh, theo thống kê năm 2014, chỉ mất 10 năm đã được “xóa trắng”. Đây là kết quả của các chương trình hỗ trợ giảm nghèo bền vững mà tỉnh đã triển khai, trong đó có vai trò quan trọng của vốn tín dụng chính sách, nhất là từ sau khi Chỉ thị số 40/CT-TW ngày...

Tín dụng chính sách “xóa trắng” hộ nghèo

Năm 2024, tỉnh Quảng Ninh đặt chỉ tiêu không còn hộ nghèo. Như vậy, gần 7.000 hộ nghèo trong toàn tỉnh Quảng Ninh, theo thống kê năm 2014, chỉ mất 10 năm đã được “xóa trắng”. Đây là kết quả của các chương trình hỗ trợ giảm nghèo bền vững mà tỉnh đã triển khai, trong đó có vai trò quan trọng của vốn tín dụng chính sách, nhất là từ sau khi Chỉ thị số 40/CT-TW ngày...

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 17/12

Tỷ giá trung tâm giảm 2 đồng, chỉ số VN-Index giảm nhẹ 2,07 điểm hay trong 15 năm hoạt động của thị trường trái phiếu chính phủ, Chính phủ đã huy động được 3,37 triệu tỷ đồng... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong ngày 17/12. Điểm lại thông tin kinh tế tuần từ 9-13/12 Điểm lại thông tin kinh tế ngày 16/12 ...

Bài đọc nhiều

Điểm tựa cho người nghèo nơi đại ngàn Tây Nguyên (Bài 3)

Với nỗ lực của các địa phương và sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương, kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đã có những bước phát triển và thay đổi tích cực. Tuy nhiên, để địa bàn này thực sự phát triển bền vững, người dân ngày càng ấm no thì rất cần thêm nguồn lực đầu tư. Xóa bỏ mặc cảm Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị...

Vì sao nông dân Tây Nguyên “ngày lo đêm bỏ ngủ” khi giá cà phê tăng cao chưa từng thấy?

Nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên phấn khởi khi cà phê đạt giá cao nhất lịch sử, mang lại hy vọng về một mùa bội thu. Tuy nhiên, niềm vui ấy lại xen lẫn nỗi lo khi nạn trộm cắp ngày càng gia tăng, từ vườn cây đến sân...

Xuất hiện một loài cá nuôi ở Trung Quốc đe dọa là đối thủ cạnh tranh của cá tra Việt Nam

Cá tra Việt Nam là loài cá thịt trắng “được lòng” người tiêu dùng tại nhiều thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường đa dạng xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh với cá tra Việt, trong đó có cả cá lóc Trung Quốc (Chinese snakehead). ...

Con rùa mẹ khổng lồ tìm đến một hòn đảo của Việt Nam đẻ gần trăm quả trứng rồi quay về biển

Theo thông tin từ Vườn Quốc gia Côn Đảo và Sixsen Côn Đảo, khoảng 7 giờ sáng ngày 14/12/2024, tại bãi Đất Dốc, huyện Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) xuất hiện một con rùa mẹ nặng khoảng 50kg bò lên bãi đẻ được 98 quả trứng, sau đó quay...

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Quốc Trị lý giải nguyên nhân chọn loài voi để ưu tiên bảo tồn

Lý giải về việc chọn loài voi cho mục tiêu ưu tiên bảo tồn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Quốc Trị cho biết, loài voi không chỉ làm tăng tính đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng mà voi còn biểu tượng cho sức mạnh. ...

Cùng chuyên mục

Khai mạc hội chợ triển lãm sản phẩm nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng năm 2024

Tối 18/12, tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp cùng Sở NNPTNT, Sở Công Thương tỉnh Bắc Ninh tổ chức hội chợ triển lãm sản phẩm nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng năm 2024 với...

Tối ưu hóa giá trị đất nông nghiệp

Thúc đẩy phát triển bền vững Khoản 1, Điều 218 Luật Đất đai 2024 quy định, có nhiều loại đất được sử dụng kết hợp đa mục đích, trong đó đất nông nghiệp được sử dụng kết hợp với mục đích thương mại, dịch vụ, chăn nuôi, trồng cây dược liệu. Điều này giúp tối ưu hóa giá trị đất đai, tạo đà phát triển cho nông dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc sử dụng đất nông nghiệp đa...

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh đề nghị quan tâm hộ nghèo, đồng bào DTTS

Tại Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn I (từ năm 2021 đến năm 2025), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh đề nghị...

Rào cản đầu tư vào nông nghiệp: Những nút thắt cần tháo gỡ

Để xây dựng một nền nông nghiệp bền vững, Việt Nam cần thu hút mạnh mẽ hơn nữa đầu tư của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc thiếu quy hoạch, khó khăn trong tiếp cận đất đai và vốn đang là những trở ngại lớn. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến phát biểu tại diễn đàn Vẫn còn khoảng trống đầu...

Huyện Gia Lâm đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Phó Thủ tướng giao UBND Thành phố Hà Nội có trách nhiệm công bố và khen thưởng theo quy định; chỉ đạo UBND huyện Gia Lâm tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí, chú trọng tiêu chí về quy hoạch và môi trường để bảo đảm tính bền vững trong xây dựng nông thôn mới. Quyết định có hiệu lực từ ngày 16/12/2024. Huyện Gia Lâm đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới...

Mới nhất

Cháy lớn quán cà phê hát cho nhau nghe ở đường Phạm Văn Đồng, nhiều nạn nhân được đưa ra

Tối muộn 18/12, lực lượng chức năng vẫn đang nỗ lực dập tắt đám cháy quán cà phê hát cho nhau nghe trên đường Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội. ...

Tác dụng của chanh nóng mật ong khi trời lạnh

'Bác sĩ chỉ ra phương thuốc hoàn hảo vừa làm ấm cơ thể vừa giúp dịu cổ họng khi trời trở lạnh...

Thắt chặt tình thân và quan hệ đặc biệt giữa Phụ nữ hai nước Việt Nam

(ĐCSVN) - Từ ngày 16 - 18/12, bà Vũ Thị Bích Ngọc, Phu nhân Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn, Chủ tịch danh dự Nhóm phụ nữ Cộng đồng ASEAN tại Hà Nội, đã dẫn đầu đoàn cán bộ nữ Bộ Ngoại giao Việt Nam tham gia chương trình trao đổi, giao lưu...

Mới nhất