Trang chủChính trịNgoại giaoThêm dấu hiệu tích cực cho mục tiêu tăng trưởng cả năm...

Thêm dấu hiệu tích cực cho mục tiêu tăng trưởng cả năm 2024

Chia sẻ với phóng viên TG&VN, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Nguyễn Thị Hương nhận định, nếu không có biến động lớn, Việt Nam sẽ đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm 2024 trong khoảng 6-6,5%.

Bà Nguyễn Thị Hương, Tổng Cục Trưởng Tổng cục Thống kê, trình bày báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2023.
Bà Nguyễn Thị Hương, Tổng Cục Trưởng Tổng cục Thống kê. (Ảnh: Tổng cục Thống kê)

Bà đánh giá thế nào về bức tranh tăng trưởng kinh tế quý II/2024 và 6 tháng đầu năm 2024?

Kinh tế Việt Nam quý II/2024 tiếp tục khởi sắc sau đà tăng trưởng trong quý I. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý II/2024 tăng 6,93% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, GDP tăng 6,42%, trong đó, khu vực công nghiệp và xây dựng phục hồi tích cực, đặc biệt là ngành công nghiệp chủ lực chế biến, chế tạo; khu vực nông, lâm, thủy sản và dịch vụ duy trì tăng trưởng ổn định.

Về góc độ sản xuất: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản 6 tháng đầu năm đã chủ động khắc phục khó khăn, hướng tới tăng trưởng ổn định. Khu vực này đã thể hiện tốt vai trò trụ đỡ của nền kinh tế, vừa đáp ứng nhu cầu nội địa, đảm bảo an ninh lương thực, vừa đóng góp đáng kể cho hoạt động xuất khẩu.

Đặc biệt trong quý II/2024, các mặt hàng xuất khẩu nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng trưởng khá tốt cho thấy sự chuyển biến tích cực của nhu cầu tiêu dùng tại các nền kinh tế đối tác lớn của Việt Nam.

Tốc độ tăng quý II và 6 tháng của các ngành trong khu vực I lần lượt như sau: nông nghiệp tăng 2,91% và 3,15%; ngành lâm nghiệp tăng 6,04% và 5,34% và ngành thủy sản tăng 4,05% và 3,76%.

Trong khi đó, khu vực công nghiệp, xây dựng 6 tháng đầu năm duy trì đà phục hồi, đạt mức tăng trưởng tốt. Đặc biệt trong quý II/2024, sản xuất công nghiệp phục hồi tích cực trên nền tăng trưởng khá thấp của cùng kỳ năm 2023 (0,86%), giá trị tăng thêm đạt 8,55% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp đạt 7,54% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành chế biến, chế tạo tăng 8,67%. Đặc biệt, nhập khẩu hàng hóa tăng trở lại, đảm bảo cung cấp nguyên, nhiên vật liệu và máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất trong nước.

Ngành xây dựng có tốc độ tăng trưởng quý II/2024 đạt 7,07%, 6 tháng đầu năm đạt 7,34%. Việc đẩy mạnh thực hiện giải ngân vốn đầu tư công cùng với đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngoài đã có tác động lan tỏa tích cực, thúc đẩy hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp, nhà thầu xây dựng cơ sở hạ tầng.

Khu vực dịch vụ 6 tháng đầu năm tiếp tục duy trì tăng trưởng khá. Một số ngành dịch vụ thị trường như vận tải kho bãi; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng trưởng tốt trong 6 tháng đầu năm, với tốc độ tăng cao hơn cùng kỳ các năm chưa xảy ra dịch Covid-19 như 2018-2019 do được hỗ trợ từ nhu cầu đi lại tăng mạnh trong những tháng vào mùa du lịch cao điểm.

Về góc độ sử dụng: Tiêu dùng cuối cùng có mức tăng trưởng khá trong 6 tháng đầu năm, với mức tăng quý II và 6 tháng lần lượt là 6,58% và 5,78%, trong đó tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư tăng 7,06% và 6,17%, tiêu dùng cuối cùng của Nhà nước tăng 3,37% và 3,2%.

Điều này cho thấy, người dân đã có nhu cầu chi tiêu về thăm quan, du lịch, nghỉ dưỡng nhiều hơn, chi tiêu cơ bản cũng như chi tiêu cho các sở thích cá nhân được cởi mở hơn sau một thời gian dài chịu áp lực từ dịch Covid-19 dẫn tới thay đổi hành vi và thói quen tiêu dùng.

Xuất khẩu tiếp tục xu hướng tăng mạnh trong bối cảnh thương mại toàn cầu gặp nhiều khó khăn. Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tiếp tục tăng trưởng sôi động trong quý II với mức tăng 12,70%, tính chung 6 tháng tăng trưởng 14,81%.

Với kết quả này, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tiếp tục là động lực tăng trưởng quan trọng trong quý II và 6 tháng đầu năm năm 2024. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm đạt 368,53 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu đạt 190,08 tỷ USD, tăng 14,5%, cán cân thương mại hàng hóa 6 tháng đầu năm xuất siêu 11,63 tỷ USD.

Người dân đã có nhu cầu chi tiêu về thăm quan, du lịch, nghỉ dưỡng nhiều hơn, chi tiêu cơ bản cũng như chi tiêu cho các sở thích cá nhân được cởi mở hơn sau một thời gian dài chịu áp lực từ dịch Covid-19 dẫn tới thay đổi hành vi và thói quen tiêu dùng.

6 tháng qua, nền kinh tế đối mặt với thuận lợi thế nào, thưa bà?

Trong 6 tháng, nền kinh tế có những điểm thuận lợi như:

Thứ nhất, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã theo dõi sát, nắm chắc tình hình, chủ động có giải pháp ứng phó, thích ứng linh hoạt, kịp thời, có trọng tâm, trọng điểm, chắc chắn trước các vấn đề phát sinh, tháo gỡ được nhiều vướng mắc đồng thời bảo đảm hài hòa giữa xử lý tình huống trong ngắn hạn và phát triển trong trung, dài hạn.

Thứ hai, nhu cầu tại các thị trường lớn đang được cải thiện, nhu cầu hàng hóa tăng lên, nhiều doanh nghiệp lớn trong nước đã có đơn hàng mới, vì thế hoạt động sản xuất trong nước từ đó được thúc đẩy và hoạt động xuất, nhập khẩu sôi động trở lại.

Thứ ba, đầu tư công tiếp tục được quan tâm và đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải ngân ngay từ những tháng đầu năm, thúc đẩy, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng trưởng tốt, giúp tăng năng lực, mở rộng sản xuất trong nước, tạo công ăn việc làm, cải thiện thu nhập cho người lao động… đồng thời, tạo nền tảng về kết cấu hạ tầng để phục vụ phát triển nhanh và bền vững trong dài hạn.

Thứ tư, nhu cầu nội địa từng bước phục hồi dù chưa đạt như kỳ vọng nhờ các biện pháp kích cầu; Chính phủ đang hỗ trợ các hộ gia đình và doanh nghiệp thông qua việc gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất; giảm 50% thuế bảo vệ môi trường được thực hiện từ đầu năm; đồng thời thực hiện giảm thuế suất VAT từ 10% xuống 8% trong 6 tháng đầu năm và đang trình Quốc hội thông qua tiếp tục giảm thuế VAT 2% trong 6 tháng cuối năm.

Còn khó khăn thì sao?

Bên cạnh những yếu tố thuận lợi, nền kinh tế cũng phải đối mặt với những yếu tố khó khăn như:

Thứ nhất, áp lực lạm phát trong nước: Mặt bằng giá cả trong nước vẫn ở trong tầm kiểm soát nhưng cũng đang tạo áp lực lên chỉ số giá trong nước do điều chỉnh tăng giá một số mặt hàng. Đồng thời, mối lo ngại về căng thẳng địa chính trị, cuộc xung đột ở Biển Đỏ, xung đột Nga-Ukraine khiến giá hàng hóa, giá xăng dầu, giá cước vận tải tăng… khiến gia tăng chi phí sản xuất.

Thứ hai, rủi ro tỷ giá cùng với việc đẩy mạnh nhập khẩu để phục vụ sản xuất sẽ gây áp lực lên giá nguyên liệu đầu vào.

Thứ ba, nội lực của nền kinh tế chưa mạnh, các doanh nghiệp sản xuất chế biến, chế tạo tuy tăng trưởng tốt nhưng mức độ bền vững còn hạn chế và chưa đồng đều giữa các ngành. Song song với đó, khó khăn trong sản xuất còn tiềm ẩn do cầu trong nước và quốc tế chưa khôi phục hoàn toàn; các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay để phục vụ sản xuất kinh doanh.

Thứ tư, thị trường bất động sản có tín hiệu phục hồi nhưng còn khó khăn nhất là về quy trình, thủ tục phát triển các dự án nhà ở xã hội. Bên cạnh đó, doanh nghiệp bất động sản tiếp tục đối mặt khó khăn về thanh khoản, dòng tiền.

Kinh tế Việt Nam (Ảnh: Gia Thành)
Kết quả tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm đạt 6,42%, cao hơn mức tăng trưởng mục tiêu cận trên tại Nghị quyết 01 đề ra 5,5%-6% là một dấu hiệu tích cực. (Ảnh: Gia Thành)

Trên cơ sở kết quả tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2024, bà đánh giá thế nào về khả năng thực hiện mục tiêu tăng trưởng cả năm 2024 đã được Quốc hội thông qua?

Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, kết quả tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm đạt 6,42%, cao hơn mức tăng trưởng mục tiêu cận trên tại Nghị quyết 01 đề ra 5,5%-6% là một dấu hiệu tích cực cho mục tiêu tăng trưởng cả năm 2024.

Kết quả này cho thấy hiệu quả của những nỗ lực, sát sao, kịp thời trong điều hành Chính sách của Chính phủ, Nhà nước, Bộ ngành và sự cố gắng, quyết tâm của các địa phương, doanh nghiệp, người dân trên con đường khôi phục và phát triển kinh tế.

Để đánh giá về mục tiêu tăng trưởng cả năm, Tổng cục Thống kê có một số nhận định về tình hình kinh tế trong nước 6 tháng cuối năm như sau:

Thứ nhất, ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản 6 tháng cuối năm sẽ có nhiều thuận lợi hơn khi thời tiết bước sang mùa mưa, tình trạng nắng hạn và xâm nhập mặn không còn là mối lo ngại với người sản xuất nông nghiệp.

Thứ hai, trong khu vực công nghiệp và xây dựng, với sự phục hồi của kinh tế thế giới, ngành công nghiệp 6 tháng đầu năm đã có tăng trưởng đáng ghi nhận là tiền đề cho tăng trưởng 6 tháng cuối năm.

Theo kết quả điều tra xu hướng kinh doanh ngành công nghiệp chế biến, chế tạo quý III/2024 khả quan hơn quý II/2024, với 40,7% doanh nghiệp đánh giá tốt hơn, 42,2% doanh nghiệp giữ ổn định là một tín hiệu tốt cho sự phục hồi của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong những tháng tới.

Thứ ba, ngành dịch vụ có cơ hội phát triển trong 6 tháng cuối năm khi quý III tiếp tục là mùa du lịch cao điểm, khai thác tốt hoạt động du lịch sẽ lan tỏa mạnh tới khối ngành dịch vụ thị trường. Bên cạnh đó, có những ngày nghỉ lễ kéo dài, mùa tựu trường và nhu cầu mua sắm cao điểm vào cuối năm sẽ tác động tích cực tới khối ngành dịch vụ.

Thứ tư, tiêu dùng trong nước vẫn là yếu tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với lợi thế thị trường tiêu thụ hơn 100 triệu dân. Một số yếu tố kích thích tiêu dùng trong nước 6 tháng cuối năm như: Chính sách giảm thuế VAT 2% đến hết năm đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ đang trình Quốc hội thông qua; chính sách tăng lương cơ sở từ ngày 1/7 sẽ mang lại nhiều ý nghĩa cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, góp phần nâng cao đời sống, tăng tiêu dùng và năng suất lao động, đóng góp vào tăng trưởng GDP 6 tháng cuối năm.

Thứ năm, thương mại quốc tế của Việt Nam đang có xu hướng tăng mạnh do nhu cầu thế giới dần cải thiện, sản xuất trong nước phục hồi. Xuất khẩu Việt Nam được dự báo tiếp tục tăng trưởng tốt trong những tháng cuối năm.

Một số yếu tố kích thích tiêu dùng trong nước 6 tháng cuối năm như: Chính sách giảm thuế VAT 2% đến hết năm đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ đang trình Quốc hội thông qua; chính sách tăng lương cơ sở từ ngày 1/7 sẽ mang lại nhiều ý nghĩa cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, góp phần nâng cao đời sống, tăng tiêu dùng và năng suất lao động, đóng góp vào tăng trưởng GDP 6 tháng cuối năm.

Thứ sáu, đầu tư công tiếp tục được đẩy mạnh, đẩy nhanh và có nhiều giải pháp sử dụng hiệu quả vốn đầu tư công trong 6 tháng cuối năm để hoàn thành mục tiêu, nhằm tháo gỡ khó khăn, dẫn dắt, thúc đẩy, thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế khác, tạo việc làm, góp phần tăng cường an sinh xã hội, cũng như tạo nền tảng về kết cấu hạ tầng để phục vụ phát triển nhanh và bền vững trong dài hạn.

Căn cứ diễn biến tình hình thế giới, kết quả hoạt động kinh tế trong nước 6 tháng đầu năm và một số nhận định về tình hình kinh tế 6 tháng cuối năm, nếu không có biến động lớn, tôi cho rằng, Việt Nam sẽ đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm 2024 trong khoảng 6-6,5%.

Đâu là giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong 6 tháng cuối năm, thưa bà?

Để đạt mức tăng trưởng cận trên khoảng 6,5% vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, cần tiếp tục thực hiện những giải pháp quyết liệt nhằm duy trì ổn định tình hình kinh tế – chính trị – xã hội; đảm bảo các cân đối vĩ mô; kiểm soát tốt lạm phát; phát huy hiệu quả, linh hoạt các chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ; thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp đã được đề ra trong các Nghị quyết của Chính phủ, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về phát triển kinh tế 6 tháng cuối năm.

Trong những tháng cuối năm, tôi kiến nghị một số giải pháp cụ thể sau:

Trên góc độ sản xuất: Các ngành, lĩnh vực cần bám sát tình hình sản xuất kinh doanh để chủ động ứng phó với rủi ro phát sinh, tập trung vào các chính sách tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, giải phóng nguồn lực cho khu vực doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và các ngành dịch vụ thị trường; Ngành điện đảm bảo cung ứng đầy đủ cho sản xuất và tiêu dùng.

Tăng cường gắn kết lưu thông với sản xuất, đẩy mạnh liên kết chuỗi nhằm kết nối cung cầu; đảm bảo phân phối sản phẩm hàng hóa gắn với quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm; Thúc đẩy mạnh mẽ mô hình chuỗi liên kết phát triển nông nghiệp gắn với công nghiệp và xuất khẩu.

Tiếp tục tìm kiếm và tích cực mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, chủ động áp dụng khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và tính cạnh tranh. Xây dựng các kênh phân phối sản phẩm, mở rộng việc tiêu thụ trên các sàn thương mại điện tử, từ đó thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa trong nước và xuất khẩu.

Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số nhằm nâng cao năng suất lao động, tạo ra các sản phẩm mới giúp ngành công nghiệp hỗ trợ, phụ trợ phát triển. Thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới.

Đảm bảo nguồn cung trong nước; ổn định hàng xuất khẩu; bám sát diễn biến thị trường để xác định nhu cầu hàng hóa, nhằm giảm thiểu hàng tồn kho của doanh nghiệp, góp phần kiểm soát lạm phát đặc biệt khi chính sách tăng lương cơ sở bắt đầu được thực hiện vào ngày 1/7/2024.

Trên góc độ sử dụng: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải ngân vốn đầu tư công; đặc biệt sát sao kiểm tra, giám sát thực hiện hiệu quả vốn đầu tư công để đảm bảo hoàn thành mục tiêu và lan tỏa tới các ngành kinh tế khác.

Ưu tiên kích cầu đầu tư vào các dự án sắp hoàn thành, nhanh đưa vào sử dụng các dự án có quy mô, có tiềm năng, góp phần trực tiếp duy trì và mở rộng năng lực sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp và nền kinh tế.

Xây dựng và thực hiện mạnh mẽ các chính sách, chương trình thúc đẩy tiêu dùng hộ dân cư. Phát triển và đa dạng hóa các kênh phân phối hàng hóa, dịch vụ, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu người dân; Đẩy mạnh triển khai các hoạt động kích cầu tiêu dùng nội địa tại các địa phương có các sản phẩm đặc thù, lợi thế.

Đối với xuất nhập khẩu, tiếp tục đổi mới hoạt động xúc tiến thương mại, tranh thủ tối đa cơ hội, xu hướng phục hồi của các thị trường để đẩy mạnh xuất khẩu, tận dụng tốt và tiếp tục đẩy nhanh đàm phán, ký kết, thúc đẩy các hiệp định thương mại song phương và đa phương để mở rộng thị trường đầu ra cho các sản phẩm của Việt Nam trong 6 tháng cuối năm.

Xin cảm ơn bà!





Nguồn: https://baoquocte.vn/kinh-te-viet-nam-them-dau-hieu-tich-cuc-cho-muc-tieu-tang-truong-ca-nam-2024-277300.html

Cùng chủ đề

Fed tiếp tục giảm lãi suất sẽ tác động thế nào đến Việt Nam?

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vừa cắt giảm lãi suất lần thứ hai trong năm, với mức điều chỉnh giảm 25 điểm phần trăm. Chuyên gia kinh tế - TS. Nguyễn Trí Hiếu nhận định lý do Fed giảm lãi suất đến từ việc lạm phát lõi giảm xuống 2,6% và hướng đến 2% vào năm nay. Vì thế, Fed không còn quá lo ngại về lạm phát.Tuy vậy, bất chấp việc Fed giảm lãi suất,...

Phấn đấu tăng trưởng quý IV đạt khoảng 7,5%

Sáng 9/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024, thảo luận nhiều nội dung quan trọng. Tham dự phiên họp có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các thành viên Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương. Theo chương trình, phiên họp tập trung thảo luận, đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng...

Điều gì giúp thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ cán mốc 100 tỉ USD

Với kết quả đạt được trong 10 tháng, năm 2024 sẽ là năm thứ 4 liên tiếp thương mại giữa hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ cán mốc trăm tỉ USD. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam Theo Tổng cục Thống kê, trong 10 tháng đầu năm nay, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 98,4 tỉ USD. Trong khi đó, Trung Quốc là thị...

Kinh tế Việt Nam bị tác động thế nào khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?

Chuyên gia Nguyễn Thanh Lâm cho rằng mặc dù có những thách thức từ nhiệm kỳ thứ hai của ông Donald Trump song sự kiện này cũng đem lại những cơ hội cho nền kinh tế và các doanh nghiệp Việt Nam. Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đã kết thúc, mọi ánh mắt đang đổ dồn vào những gì chính quyền mới của ông Donald Trump sẽ làm khi nhậm chức vào tháng 1/2025. Đã có không ít lo...

Phát triển kinh tế 2025 và bài toán giải quyết tình trạng Kho bạc Nhà nước thừa tiền

Diễn đàn đầu tư Việt Nam 2025 vừa được diễn ra, nhiều nội dung liên quan đến bối cảnh kinh tế vĩ mô, xu hướng chuyển dịch dòng vốn được quan tâm phân tích, mổ xẻ. Nhiều chuyên gia và nhà đầu tư tham...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Một nước ASEAN xác nhận có công dân tham chiến tại Ukraine

Chính quyền Malaysia xác nhận công dân nước này là Lee Bing Hang, 20 tuổi, đã đăng ký làm lính đánh thuê cho quân đội Ukraine hồi tháng 4 năm nay.

Italy giới hạn lượng khách tham quan để bảo vệ di sản quý của La Mã

Chính quyền Rome quy định, mỗi ngày sẽ chỉ có 20.000 người được vào tham quan khu khảo cổ Pompeii, nơi lưu giữ những tàn tích tuyệt đẹp của thành phố cổ La Mã ở miền Nam Italy.

Mỹ buộc tội công dân Iran âm mưu ám sát Tổng thống đắc cử Donald Trump, Tehran lập tức lên tiếng

Bộ Tư pháp Mỹ ngày 8/11 tuyên bố xác nhận nước này đã buộc tội một người đàn ông Iran liên quan đến âm mưu ám sát Tổng thống đắc cử Donald Trump do Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) ra lệnh thực hiện, song đã bị ngăn chặn.

Thiết bị mạng dành cho Internet vệ tinh Starlink của Elon Musk đang được sản xuất ở Việt Nam

Wistron NeWeb Corporation (WNC) - đối tác Đài Loan (Trung Quốc) cung ứng linh kiện cho SpaceX, đang sản xuất bộ định tuyến và thiết bị mạng dành cho Internet vệ tinh Starlink của tỷ phú Elon Musk ở một nhà máy tại tỉnh Hà Nam, Việt Nam.

Lào Cai chi 48,5 tỷ đồng

Nghị quyếtquy định không thu học phí năm học 2024-2025 đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông công lập, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã được thông qua vào sáng 9/11.

Bài đọc nhiều

Việt Nam đủ khả năng để vươn lên mạnh mẽ

Chiều 7/11, tại Hội thảo “Chuỗi cung ứng thiết bị bán dẫn toàn cầu: Cơ hội cho ngành sản xuất Việt Nam”, ông Nguyễn Đức Tâm, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư bày tỏ lạc quan về tương lai của ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam và hy vọng đất nước sẽ trở thành một đối tác tin cậy trong chuỗi cung ứng sản xuất bán dẫn toàn cầu.

Giá vàng hôm nay 2/11/2024: Giá vàng đang được điều chỉnh mạnh

Giá vàng hôm nay 2/11/2024: Giá vàng thế giới cắt đứt chuỗi ngày liên tiếp lập kỷ lục, rời đỉnh gần 2.800 USD/oune. Thị trường trong nước bất ngờ có "diễn biến lạ" ngay ngày đầu tháng, giá giảm mạnh, nhiều người tranh thủ mua vào. Giá vàng đã bớt lạc quan?

Ông Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ, đây là điều Trung Quốc, châu Âu và phần còn lại của thế giới cần làm...

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Mỹ năm 2024 và lời đe dọa áp thuế đối với tất cả hàng nhập khẩu vào nước này nêu bật một vấn đề quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu.

Việt Nam-Áo tăng cường hợp tác trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, công nghệ xanh

Vừa qua, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Minh Hà tiếp Đại sứ Áo tại Việt Nam Philipp Agathonos và đoàn doanh nghiệp đến từ Áo đến tìm hiểu thị trường Việt Nam và tìm kiếm cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực phát triển công trình xanh, cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải…

Chủ tịch nước Lương Cường thăm chính thức Chile, Peru: Tăng cường tin cậy chính trị, khai thác dư địa hợp tác

Từ ngày 9-16/11, Chủ tịch nước Lương Cường sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Cộng hòa Chile và Cộng hòa Peru. Chuyến công du này không chỉ là dấu mốc quan trọng trong quan hệ song phương mà còn nhằm tăng cường vai trò của Việt Nam tại Tuần lễ Cấp cao APEC 2024 tổ chức tại Lima, Peru. Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, nhận lời...

Cùng chuyên mục

EU ra Tuyên bố Budapest ‘hối hả’ tăng cường khả năng cạnh tranh, thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng châu Âu độc lập

Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) ngày 8/11 đã thông qua Tuyên bố Budapest về Thỏa thuận cạnh tranh châu Âu mới trong cuộc họp không chính thức của Hội đồng châu Âu tại Budapest (Hungary), trong đó phác thảo khuôn khổ chiến lược nhằm nâng cao vị thế của khối thông qua các cải cách và sáng kiến mục tiêu.

Giá cà phê robusta thế giới mất hơn 100 USD phiên cuối tuần, trong nước đã tăng trở lại, nguồn cung nhiều hơn dự...

Xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 9 tăng 24,9% so với cùng kỳ năm trước, đạt tổng cộng 10,76 triệu bao. Kết thúc niên vụ 2023-2024 (10/2023-9/2024) tổng xuất khẩu cà phê toàn cầu tăng 11,7% so với niên vụ trước, đạt tổng cộng 137,27 triệu bao, theo báo cáo của Tổ chức Cà phê quốc tế (ICO).

Vai trò của tỷ phú Elon Musk trong cuộc điện đàm giữa ông Zelensky và Tổng thống đắc cử Donald Trump?

Mạng Axios ngày 8/11 đưa tin, doanh nhân tỷ phú người Mỹ Elon Musk đã tham gia cuộc điện đàm giữa Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.

Giá heo hơi tăng nhẹ tại một số địa phương; hàng Việt Nam ở đâu trong bức tranh tổng thể toàn thế giới 2025?

Theo khảo sát, giá heo hơi hôm nay tăng nhẹ tại một số địa phương khu vực miền Nam và Nam Miền Trung; khu vực miền Bắc đi ngang trong khoảng 62.000 - 64.000 đồng/kg. Định vị sản lượng thịt heo Việt Nam trong bức tranh tổng thể thịt heo thế giới 2025.

Cả tuần, giá dầu vẫn tăng hơn 1%

Giá xăng dầu hôm nay 9/11, kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tuần, giá dầu giảm hơn 2% khi các nhà giao dịch bớt lo ngại về tình trạng gián đoạn nguồn cung kéo dài do bão ở vùng duyên hải Vịnh Mexico của Mỹ, trong khi các gói kích thích kinh tế mới nhất của Trung Quốc không gây nhiều ấn tượng.

Mới nhất

Doanh thu ngành vật liệu xây dựng chiếm khoảng 11% GDP quốc gia

Ông Lê Trung Thành – Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết tổng doanh thu ngành vật liệu xây dựng chiếm khoảng 11% GDP quốc gia. Sáng 9/11, Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam đã tổ chức hội thảo "Phát triển ngành vật liệu xây dựng Việt Nam hiện đại...

Ấn tượng với không gian xanh của Vinamilk tại Ngày hội Việt Nam Xanh

Ngày hội Việt Nam Xanh đã khai hội tưng bừng vào sáng 9-11 với sự tham gia của đông đảo người dân và doanh nghiệp. Trong đó, Vinamilk là một trong những đơn vị tích cực hưởng ứng với không gian xanh ấn tượng và nhiều hoạt...

Một nước ASEAN xác nhận có công dân tham chiến tại Ukraine

Chính quyền Malaysia xác nhận công dân nước này là Lee Bing Hang, 20 tuổi, đã đăng ký làm lính đánh thuê cho quân đội Ukraine hồi tháng 4 năm nay.

Tiến độ các khu công nghiêp quy mô lớn ở tỉnh Bình Thuận giờ ra sao?

Nhiều khó khăn vướng mắc Sau hơn 2 năm khởi công, KCN Sơn Mỹ 1, thuộc địa bàn xã Sơn Mỹ, huyện Hàm Tân do Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng và Kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu Công nghiệp Sơn Mỹ (Công ty IPICO) làm chủ đầu tư vẫn là bãi đất trống, chung quanh được rào...

Hơn 500 học sinh, sinh viên dự “Phiên tòa giả định” về an toàn giao thông

Chương trình nhằm mục tiêu tuyên truyền sâu, rộng, lan tỏa tới 63 tỉnh, thành phố trực thuộc TW và tạo hiệu ứng mạnh mẽ trong việc tuân thủ quy định của pháp luật về trật tự an toàn...

Mới nhất