Trang chủVăn hóa - Xã hộiÂm nhạcƯơm mầm cho âm nhạc dân tộc đơm hoa

Ươm mầm cho âm nhạc dân tộc đơm hoa


Phóng viên: Có được những thành công nhất định trên con đường nghệ thuật, cho đến hôm nay bà có hài lòng với chính mình?

– NSND TUYẾT MAI: Tôi nhớ mãi câu chuyện bát phở thời bao cấp khó nhọc, khi đó bố tôi dẫn tôi đến quán phở và dặn dò: “Vào phòng thi cố gắng thi cho tốt, khi về bố sẽ thưởng cho bát phở”. Và cô bé 10 tuổi như tôi thời đó, thèm ăn phở nên đã làm đúng lời bố. Sau đó tôi được tuyển vào Nhạc viện Hà Nội, vừa học phổ thông vừa đeo đuổi chuyên ngành đàn tam thập lục. Năm 1988, tôi được nhận vào công tác tại Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam.

Nhìn lại suốt quá trình tôi đã nỗ lực phấn đấu làm theo lời dặn của bố – “học đến nơi, đến chốn, phải thăng hoa, thả hồn vào trong từng cung bậc của nhạc cụ” – hôm đón nhận danh hiệu NSND, tôi rất xúc động. Tôi nhớ tới lời dạy khi xưa của bố, nhớ những tháng ngày cơ cực nhưng vẫn nỗ lực phấn đấu để có được ngày hôm nay. Tôi tâm nguyện sẽ luôn bền lòng, vượt khó nhọc để mãi cống hiến cho nghệ thuật.

NSND Tuyết Mai: Ươm mầm cho âm nhạc dân tộc đơm hoa- Ảnh 1.

NSND Tuyết Mai. (Ảnh: THANH HIỆP)

Sau khi nhận được danh hiệu NSND, bà có dự án nghệ thuật nào mới?

– Tôi đã âm thầm làm tốt công tác “gieo hạt”, chỉ mong sao mỗi ngày trôi qua, có thêm nhiều bạn trẻ yêu nhạc cụ dân tộc, cùng nâng niu, giữ gìn di sản quý mà ông cha để lại cho cuộc đời. Tôi luôn tin rằng việc “gieo hạt” của mình sẽ góp phần lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng tình yêu về cội nguồn văn hóa dân tộc, về âm nhạc dân tộc trong lòng người dân Việt Nam. Cứ đúng vào thời điểm những ngày lễ lớn chào mừng 30-4 và 1-5, lòng tôi lại nao nao xúc động. Vì hầu như trong suốt 45 năm gắn bó với âm nhạc dân tộc, đây là khoảng thời gian nghệ sĩ chúng tôi được dịp biểu diễn âm nhạc dân tộc khắp nơi, hòa cùng với niềm vui lớn của toàn dân tộc bằng âm nhạc do chính tiền nhân sáng tạo, đó là điều hạnh phúc lớn của đời nghệ sĩ.

Bà được xem là người tiêu biểu truyền cảm hứng âm nhạc dân tộc, với hành trình góp phần khơi dậy niềm đam mê cũng như tình yêu âm nhạc dân tộc đến với nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ. Bà nghĩ gì về nghề nghiệp mà bà đã theo đuổi?

– Đó là sứ mệnh cao quý của một nghệ sĩ gắn bó với âm nhạc dân tộc. Từ khi về công tác tại Nhà hát Ca múa nhạc Bông Sen, tôi luôn thích đầu tư tiết mục mới để dự thi các liên hoan, hội diễn. Không phải tôi tham gia để có giải thưởng mà chỉ nghĩ rằng với những tiết mục mới qua mỗi cuộc so tài, mình sẽ được ghi nhận, góp ý từ các đồng nghiệp, các vị tiền bối về những sáng tạo của mình. Từ đó, tôi sẽ làm dày hơn những tác phẩm hay về âm nhạc dân tộc.

NSND Tuyết Mai: Ươm mầm cho âm nhạc dân tộc đơm hoa- Ảnh 2.

Lớp dạy âm nhạc dân tộc miễn phí dành cho tất cả những ai yêu thích tại “Ngôi nhà âm nhạc Trúc Mai”. (Ảnh do nhân vật cung cấp)

Là người đồng hành trong nhiều dự án của TP HCM trên hành trình nỗ lực quảng bá giá trị âm nhạc truyền thống của dân tộc Việt Nam đến với du khách quốc tế, bà trăn trở gì nhất về hoạt động quảng bá âm nhạc dân tộc?

– Tôi đã cùng gia đình gầy dựng “Phòng hòa nhạc dân tộc” phục vụ khách tham quan ở Hội trường Thống Nhất từ năm 1992. Sau 12 năm hoạt động, năm 2004, tôi đã dời “Phòng hòa nhạc dân tộc” về tại nhà của tôi ở quận Bình Thạnh, TP HCM và mang tên “Ngôi nhà âm nhạc Trúc Mai”. Điểm nhấn tại cơ ngơi này là việc duy trì được ba thế hệ biểu diễn sáo trúc. Trong ngôi nhà này, các nghệ sĩ sẽ biểu diễn với tinh thần “từ trái tim đến với trái tim”, với phương châm “thật nhất, gần gũi nhất”.

Mở lớp dạy âm nhạc dân tộc miễn phí cho những ai yêu thích là cột mốc lớn trong việc phổ biến âm nhạc dân tộc đến cộng đồng của gia đình tôi. Tôi nghĩ để khán giả không quay lưng với âm nhạc dân tộc thì ngay bây giờ phải tích cực “gieo hạt” và “ươm mầm” để âm nhạc dân tộc được đơm hoa.

Du khách đến tham quan và rất thích mô hình này và từ đó “Ngôi nhà âm nhạc Trúc Mai” đã trở thành một trong nhiều điểm đến yêu thích của du khách muốn tìm hiểu về văn hóa, âm nhạc dân tộc Việt Nam mỗi khi họ đến TP HCM.

Chưa dừng lại ở đây, tôi đã và đang thực hiện dự án đưa âm nhạc dân tộc vào học đường, từ các lớp mẫu giáo đến học sinh tiểu học, để các em biết nhận dạng đúng tên và tính năng của từng loại nhạc cụ dân tộc.

Mất 13 năm rèn luyện để chơi được nhiều nhạc cụ dân tộc, bà đã đối mặt với những khó khăn nào để có thể trình diễn tốt nhiều loại nhạc cụ dân tộc,?

– Không có nghề nào dễ dàng cả, đều phải dụng công mới đạt được. Điều thôi thúc tôi vượt qua khó nhọc chính là mục tiêu mong muốn đưa âm nhạc dân tộc đến gần với thế hệ trẻ. Vì thế, tôi cứ lao vào học, rèn luyện chỉ với mong muốn duy nhất là góp phần xây dựng nên thế hệ khán giả nghe nhạc dân tộc bằng cảm xúc và hiểu biết về âm nhạc dân tộc.

Theo bà hiện nay cần có những cơ chế đặc thù nào để giúp người trẻ có thể thưởng thức và tìm hiểu một cách trọn vẹn nhạc dân tộc?

– Hiện tại ở “Ngôi nhà âm nhạc Trúc Mai”, các bạn trẻ đến ghi danh học tôi đều cung cấp nhạc cụ. Tại các trường nơi chúng tôi thực hiện dự án “Đưa âm nhạc dân tộc vào trường học” do Sở Văn hóa – Thể thao phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM tổ chức, tôi cũng thường xuyên thay đổi các tiết mục, làm mới các chương trình để qua mỗi chủ đề các bạn học sinh sẽ được hiểu thêm về âm nhạc dân tộc. “Ngôi nhà âm nhạc Trúc Mai” cũng đã quyết định mở lớp dạy âm nhạc dân tộc miễn phí dành cho tất cả những ai yêu thích.

Về nỗi trăn trở, tôi thấy nghịch lý là có những nhà hát, hằng năm được nhà nước đầu tư kinh phí rất nhiều, nhưng việc tổ chức biểu diễn còn chạy theo thành tích – số lượng suất diễn, chưa có sự đầu tư dàn dựng kỹ, cũng như giới thiệu những cái hay, cái đẹp của từng loại nhạc cụ để tạo sức hút đối với khán giả. Chính vì thế, khi nhắc đến âm nhạc dân tộc, khán giả vẫn thường nghĩ đó là loại âm nhạc đơn điệu, buồn tẻ… 

Say mê âm nhạc dân tộc, sau 45 năm bền bỉ hoạt động, NSND Tuyết Mai đã gặt hái khá nhiều thành công, không chỉ là solist chính của Nhà hát Ca múa nhạc dân tộc Bông Sen, bà nhiều lần được dàn nhạc giao hưởng của HBSO mời trình diễn nhạc cụ dân tộc cùng dàn nhạc trong các tác phẩm lớn và những chương trình quan trọng.

Cả gia đình của NSND Tuyết Mai đều hoạt động nghệ thuật. Chồng của NSND Tuyết Mai là NSƯT Đinh Linh đã sáng tác khá nhiều tác phẩm âm nhạc cho dàn nhạc và múa: “Cánh diều quê hương” (giải B, đoàn múa Những Ngôi Sao Nhỏ), “Nhớ về dòng sông” (HCV, Nhà hát Ca múa nhạc dân tộc Bông Sen), “Hạt thóc vàng và Mùa xuân trên bản H’Mông” (đều HCV, Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam). Hai con là nghệ sĩ Đinh Duy Thành và cậu út Đinh Nhật Minh đều theo nghề của cha mẹ.



Nguồn: https://nld.com.vn/nsnd-tuyet-mai-uom-mam-cho-am-nhac-dan-toc-dom-hoa-196240427202451063.htm

Cùng chủ đề

Giới thiệu không gian nghệ thuật hội họa của Trương Trung

Đây là lần đầu tiên họa sĩ Trương Trung ra mắt công chúng về Không gian nghệ thuật với 66 tác phẩm sơn mài, sơn dầu và tranh lụa về phong cảnh, phụ nữ, miền núi, chân dung… Trong đó có một số tác phẩm đại diện cho sự...

Nhiều triết lý của ‘nữ tướng’ trở thành ‘chất’ của Vinamilk

Bà vừa được vinh danh trong "100 phụ nữ quyền lực nhất châu Á" (Fortune’s Most Powerful Women ASIA 2024) và cũng được trao tặng Huân chương Độc lập hạng ba cao quý. ...

Chứng nhân lịch sử ngày tiếp quản Thủ đô

Thực hiện: Nam Nguyễn | 10/10/2024 ...

Thay đổi để gần gũi giới trẻ

Dù đã thực hiện 13 live concert nhưng với Tùng Dương năm 2024 dường như là giai đoạn sung sức và cuốn hút nhất về giọng hát. Với live concert lần này, tiếng hát của Tùng Dương sẽ là sự sẻ chia, điềm tĩnh cùng niềm lạc quan của những...

PNJ được APEA vinh danh Thương hiệu truyền cảm hứng 2024

Được tổ chức thường niên bởi Enterprise Asia - tổ chức phi chính phủ hàng đầu tại châu Á, giải thưởng APEA 2024 mang chủ đề “Celebrating Inclusive Entrepreneurship - Tôn vinh tinh thần kinh doanh toàn diện”. Theo đó, APEA 2024 vinh danh những doanh nghiệp và nhà lãnh đạo xuất sắc có những đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, đồng thời đề cao vai trò của tinh...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Đêm nhạc VPBank Prime’s Night

Đó cũng là hành trình 3 năm của VPBank Prime – Thương hiệu tài...

Trận chung kết của 23 anh tài

Link xem trực tiếp tập 14 "Anh trai vượt ngàn chông gai"https://www.youtube.com/watch?v=HDXbBkkDu6UỞ tập trước, với việc giành chiến thắng "áp đảo", Nhà Tinh Hoa chỉ phải nói lời chia tay với anh tài Trương Thế Vinh. Trong khi đó, Nhà Thiếu Nhi phải chia tay với Tăng Phúc và Liên Bỉnh Phát. Trong tập 14 của Anh trai vượt ngàn chông gai, 23 anh tài còn lại sẽ bước vào đêm chung kết với chủ đề “Anh, tôi thành...

MV mới tràn ngập hình ảnh gợi cảm của Jennie gây tranh cãi

Jennie là thành viên thứ hai của nhóm nhạc nổi tiếng toàn cầu Blackpink, sau Lisa, trình làng sản phẩm âm nhạc cá nhân sau khi rời tập đoàn giải trí Hàn Quốc YG Entertainment.Cuối năm 2023, Jennie thông báo thành lập công ty giải trí riêng sau khi hợp đồng cá nhân giữa cô và YG Entertainment hết hạn. Nữ ca sĩ xinh đẹp muốn tự đứng trên đôi chân của mình và thực hiện những sản...

Tôi trở lại Rap Việt với một tâm thế khác

Sốc khi gặp B RayTrở lại Rap Việt mùa 4 và lập tức gây...

Chung kết 1 Anh trai vượt ngàn chông gai 2024: Vui nhộn, hài hước

Chủ đề đêm chung kết là "Anh, tôi thành chúng ta", nó có ý...

Cùng chuyên mục

Diva Thanh Lam rơi nước mắt trong Our song Vietnam tập 7

Mai Tiến Dũng, Pháp Kiều bùng nổ với bản hit của Hồ Ngọc HàOur...

MV mới tràn ngập hình ảnh gợi cảm của Jennie gây tranh cãi

Jennie là thành viên thứ hai của nhóm nhạc nổi tiếng toàn cầu Blackpink, sau Lisa, trình làng sản phẩm âm nhạc cá nhân sau khi rời tập đoàn giải trí Hàn Quốc YG Entertainment.Cuối năm 2023, Jennie thông báo thành lập công ty giải trí riêng sau khi hợp đồng cá nhân giữa cô và YG Entertainment hết hạn. Nữ ca sĩ xinh đẹp muốn tự đứng trên đôi chân của mình và thực hiện những sản...

K-pop đau đầu vì cáo buộc đạo nhái, từ BlackPink đến ILLIT và NewJeans…

Một nguyên nhân khác khiến đạo nhái bị phớt lờ ở K-pop do thủ tục kiện tụng kéo dài, nhưng không có phán quyết rõ ràng. Năm 2015, lùm xùm đạo nhạc giữa chủ tịch JYP - Park Jin Young và nhà soạn nhạc Kim Shin Il đã kết thúc bằng một khuyến nghị hòa giải của tòa án, khiến công chúng vô...

NSND Tự Long quỳ gối trước đàn em, Bằng Kiều nhảy hip hop trong chung kết

Chung kết 1 Anh trai vượt ngàn chông gai lên sóng vào tối 13/10. Trong phần này, các anh tài sẽ phải biểu diễn và làm mới ít nhất một trong hai bản hit từng được thể hiện bởi các thành viên của nhà đối thủ. Tên bài hát do chính nhà đối thủ đưa ra.   Đứng trước lựa chọn đề bài giữa Bống bống bang bang (của S.T Sơn Thạch và Jun Phạm - cựu thành viên 365)...

Chung kết 1 Anh trai vượt ngàn chông gai 2024: Vui nhộn, hài hước

Chủ đề đêm chung kết là "Anh, tôi thành chúng ta", nó có ý...

Mới nhất

Nỗi niềm của Khát vọng Sen, nỗi niềm nghệ thuật truyền thống

Làm sao để giữ được nghệ thuật dân tộc? Cách nào để giải quyết mâu thuẫn giữa những người đi trước và thế hệ trẻ hôm nay trong việc giữ nghề?   Nghệ thuật múa dân gian tồn tại được hay không phải nhờ vào người trẻ tiếp nối - Ảnh: LINH ĐOAN Tối 13-10, tại Trung tâm Hội nghị - Triển...

Hàng chục binh sĩ Israel thương vong trong cuộc tấn công UAV của Hezbollah

Vụ tấn công diễn ra vào tối Chủ nhật (giờ địa phương), được xem là một trong những vụ đẫm máu nhất kể từ khi cuộc chiến bắt đầu vào...

Nhiều mẫu xe nhập khẩu gặp khó

Theo báo cáo từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), tháng 9/2024 các thành viên đã bán tổng cộng 36.585 xe, tăng 45% so với...

“Thị trường gần như vắng bóng hoàn toàn căn hộ chung cư thương mại giá bình dân”

Bất động sản nhà ở “tăng nhiệt” Đặc biệt, việc Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh Bất động sản 2023 và Luật Đất đai 2024 chính thức có...

Mới nhất