Trang chủNewsNhân quyềnVề nơi “Cổng trời Đông Giang”: Gặp những người tiên phong trên...

Về nơi “Cổng trời Đông Giang”: Gặp những người tiên phong trên lĩnh vực kinh tế (Bài 2)


Biến cây dại thành… đặc sản

Một ngày cuối tháng 6 ở xã Ba, cơn mưa nhẹ trút xuống giữa những đồi chè xanh mướt. Hơi ẩm của núi rừng hòa quyện với mùi thơm của cây chè nhẹ nhẹ, ngọt mát. Lúc chúng tôi đến, bà Đậu Thị Tuyên (56 tuổi) đang lật đật từ vườn chè trở về. Bà vội mang những nong chè đang phơi bên ngoài vào nhà. Bên hiên nhà, một chiếc máy chế biến chè đang hoạt động hết công suất, với hai ba người phụ liên tiếp cho những mớ chè tươi vào máy. Pha một ấm chè Ra zéh đậm vị mời khách, bà Tuyên đã kể rất nhiều câu chuyện về vùng đất, con người nơi đây. Đặc biệt là về những tháng ngày đầu gia đình bà khởi nghiệp với cây chè dây.

Mô hình chè dây đang phát triển mạnh ở Đông Giang, đem lại thu nhập cao cho người dân
Mô hình chè dây đang phát triển mạnh ở Đông Giang, đem lại thu nhập cao cho người dân

“Ra zéh là các người Cơ Tu dùng để gọi cây chè dây. Trước đây, một số người ở ngoài Bắc về đây làm nương rẫy, đi mót vàng ở những bãi suốt có hái về để sử dụng. Vị chè chát, khi uống vào thì có vị ngọt ngọt sâu trong cổ họng. Vợ chồng tôi sau đó đã đào một ít mang về trồng thử ở diện tích đất vườn”, bà Tuyên kể.

Tiếp lời vợ, ông bà Tuyên, cho biết: Trong thời gian đem cây chè dây về trồng thì chỉ nghĩ là trồng chơi. Sau một thời gian chăm sóc, vườn chè ra lá xanh mướt mắt, ông bà liền cắt vào uống và cho một số bà con. Rồi bắt đầu có một số người hỏi mua nên ông quyết định mở rộng vườn chè từ ba sào đất ruộng. Từ sau năm thứ nhất, vườn chè bắt đầu phát triển ổn định, lá non và xanh rất nhiều. Kể từ năm thứ hai, vợ chồng bà thu mỗi năm hai đến ba vụ, khoảng hơn một tấn chè khô.

“Vụ đầu thường sản lượng ít hơn, đến vụ hai trong năm, thì sản lượng ổn định. Nếu chăm tốt, mỗi năm có thể thu lên ba đến bốn vụ. Chè dây ngoài vị ngon ngọt, còn có tác dụng chữa bệnh dạ dày, đường ruột tất tốt. Từ vườn chè, vợ chồng tôi kiếm được khoảng 80 – 90 triệu đồng mỗi năm, chưa kể vườn cây ăn trái gồm mít thái, bưởi da xanh và vườn thanh long. Nhờ đó có của ăn, của để, và chăm lo cho con cái học thành tài”, bà Tuyên liệt kê về cây trồng và nguồn thu nhập của gia đình.

Vợ chồng bà Tuyên vươn lên phát triển kinh tế nhờ chè dây, cây ăn quả
Vợ chồng bà Tuyên vươn lên phát triển kinh tế nhờ chè dây, cây ăn quả

Thấy cách làm ăn của gia đình bà hiệu quả, nhiều hộ dân ở xã Ba cũng bắt đầu trồng chè dây để phát triển kinh tế. Đến nay, trên khắp vùng xã Ba, xã Tư bạc ngàn những vườn chè dây xanh ngát. Trong những năm gần đây, việc ra đời của Hợp tác xã Nông nghiệp xã Tư, với các sản phẩm chính từ chè dây đã góp phần trong việc thu mua, bao tiêu sản phẩm đầu ra cho người dân. Cùng với việc mở rộng sản xuất, thương hiệu chè dây Đông Giang được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao, khơi dậy động lực làm giàu cho nhiều người.’

Thương hiệu chè dây được lan tỏa, đến nhiều hộ dân ở các xã của huyện Đông Giang, đến nay nhiều hộ đã và đang tiến hành chuyển đồi các thửa ruộng khó khăn về trồng hoa màu sang trồng chè Ra Zéh. Điển hình như hộ ông Trần Minh Quang (xã Ba), nhóm hộ ông Lâm Văn Thông (thôn Gadoong) có khoảng 1,8ha; hay nhóm hộ ông Phạm Quốc Phòng (thôn Pa nan, xã Tư) có tới 2ha…

Ông Phạm Kim Thông, Phó Chủ tịch xã Ba chia sẻ: Địa phương hiện nay có khoảng 10ha chè dây đang đem lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân. Từ cây dại, người dân đã biến thành đặc sản mang thương hiệu, đến nay góp phần xóa đói giảm nghèo cho địa phương.

Thu nhập cao từ những mô hình kinh tế mới

Là một trong những người đi đầu khi đưa sầu riêng về trồng trên miền đất sỏi Sông Kôn, đến nay, ông Nguyễn Văn Quý đang sở hữu hàng chục gốc sầu riêng phát triển tốt, đợi mùa thu hoạch. Bên cạnh sầu riêng, ông Quý còn trồng cây chuối lùn, cam sành và nhiều cây ăn trái khác. Dưới tán những vườn cây ăn quả, ông cho lập các trại gà với quy mô hàng trăm con.

Ông Quý cho biết: Nhận thấy cây sầu riêng có giá trị kinh tế cao, gia đình ông đã mạnh dạn đầu tư. Qua thời gian chăm sóc,  đến nay sầu riêng đã phát triển rất tốt, hứa hẹn mùa quả lớn. Với mô hình trồng cây ăn trái và chăn nuôi gà và lợn cỏ địa phương, gia đình ông đang có nguồn thu nhập khá ổn định. Thời gian tới, chúng tôi dự kiến sẽ mở rộng trồng sầu riêng, chuối và thêm một số cây ăn quả.

Cũng tại Sông Kôn, nói về gương điển hình vươn lên trong sản xuất, nhiều người nhắc đến bà Zơ Rân Thị Nho (thôn Pho). Nhờ tận dụng được nguồn vốn vay, bà đã thay đổi cách nghĩ, cách làm cũng chính trên mảnh đất cũ trồng hoa màu. Nhờ đó, gia đình bà đã có tên trong danh sách thoát nghèo năm 2022. Trước đây, gia đình bà chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp, nhưng nhờ sự động viên của các cấp chính quyền, bà đã mạnh dạn vay vốn để đầu tư chăn nuôi. Có lãi từ chăn nuôi, bà đầu tư thêm tiền để mở nhà máy xay xát lương thực…từ đó vươn lên làm giàu.

Thành công với mô hình nuôi hươu sao, nhiều hộ dân ở Đông Giang đã xây được nhà khang trang, vươn lên làm giàu
Thành công với mô hình nuôi hươu sao, nhiều hộ dân ở Đông Giang đã xây được nhà khang trang, vươn lên làm giàu

Theo bà Zơ Rân Thị Nho, trước đây thu nhập chủ yếu của gia đình phụ thuộc vào mấy hecta keo trồng trên đồi, thiếu trước hụt sau. Kể từ khi được cán bộ động viên, bà vay vốn chính sách được 60 triệu đồng, đầu tư chuồng trại để nuôi heo và bò sinh sản. Sau thời gian chăn nuôi, con lớn đẻ con bé, thu nhập của gia đình nhờ đó tăng dần lên. Ngoài ra, trên diện tích đất trồng keo, vợ chồng bà trồng thêm một số cây ăn trái, duy trì vườn keo, phát triển thêm cơ sở xay xát…để có thu nhập từ nhiều nguồn.

Tại xã Ba, hộ anh Alăng Ngơi được biết đến, là một trong những hộ triển khai mô hình nuôi hưu sao đầu tiên. Trong những năm trước, gia đình anh nuôi trâu, bò để phục vụ công việc nương rẫy. Tuy nhiên, khi tìm hiểu về mô hình nuôi hưu sao lấy nhung ở một số địa phương thành công, anh đã mạnh dạn đầu tư chuồng trại để phát triển kinh tế bằng việc khởi nghiệp với 5 con hươu sao mua từ Hà Tĩnh.

Theo anh Ngơi, giai đoạn đầu thì thấy hơi khó nuôi, vì chưa quen. Tuy nhiên chỉ một thời gian ngắn, hưu phát triển bình thường, bắt đầu cho nhung. Thức ăn của loài này cũng dễ kiếm, chủ yếu cỏ voi và lá cây. Tiền đầu tư chuồng thì vài chục triệu là đủ, giá trị kinh tế từ hưu sẽ cao hơn nhiều so với nuôi trâu, bò. 

“Với số lượng hưu hiện nay, mỗi năm gia đình kiếm được từ 50-60 triệu đồng mà không lo đầu ra. Hươu cái tiếp tục sinh sản, nên khả năng trong những năm tới, thu nhập sẽ cao hơn” anh Ngơi cho hay.

Ông Nguyễn Hữu Sanh,Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đông Giang, cho biết: Hiện nay, nhiều hộ dân trên địa bàn đã áp dụng thành công nhiều mô hình sản xuất, trong đó một số hộ đã dám nghĩ, dám thay đổi khi đưa vào sản xuất một số cây trồng, con vật nuôi mới và bước đầu đem lại hiệu quả. Điển hình như phát triển trồng chè dây ở xã Ba và xã Tư; chăn nuôi heo đen, dê, gà thả vườn ở xã A Rooi, A Ting; phát trển trồng cây ăn quả ở các xã Sông Kôn, xã Ba, thị trấn Prao…

“Thời gian tới, Hội Nông dân huyện và các câp, ngành ở địa phương tiếp tục động viên người dân phát triển nhiều mô hình sản xuất mới, mang lại hiệu quả cao. Trong đó, Hội sẽ tiếp tục phát động các phong trào về nông dân sản xuất giỏi từ chiều rộng đến chiều sâu, đồng thời lan tỏa những mô hình hay đến các hộ khác cùng phát triển kinh tế, vươn lên giảm nghèo”, ông Sanh cho biết thêm.

Nhiều hộ dân ở Cúc Phương đang làm giàu từ nghề nuôi hươu





Nguồn: https://baodantoc.vn/ve-noi-cong-troi-dong-giang-gap-nhung-nguoi-tien-phong-tren-linh-vuc-kinh-te-bai-2-1719826590322.htm

Cùng chủ đề

Quảng Nam định hình 2 “cung đường vàng” du lịch mới

(NLĐO) - Tỉnh Quảng Nam xem xét về việc hình thành 2 cung đường vàng kết nối du lịch từ biển lên núi và tuyến đường trục dọc ven biển. ...

Nhiều hoạt động văn hóa, du lịch đặc sắc tại Lễ hội ớt A Riêu

Sáng 15/8, tại Khu du lịch sinh thái Cổng Trời Đông Giang (xã Mà Cooih), UBND huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam phối hợp với Công ty Cổ phần Khu du lịch sinh thái Hang Gợp tổ chức lễ hội ớt A Riêu lần thứ I năm 2024.Dịp này diễn...

Khai trương khu du lịch sinh thái Cổng trời Đông Giang

Ngày 28/4, Tập đoàn FVG tổ chức khai trương khu du lịch sinh thái...

Khai trương khu du lịch sinh thái quy mô lớn nhất khu vực miền núi phía Tây Quảng Nam

Cổng Trời Đông Giang là khu du lịch sinh thái có quy mô lớn nhất ở khu vực miền núi phía Tây tỉnh Quảng Nam đã được triển khai thi công gần 7 năm qua, trong đó 2 năm đưa vào khai thác vận hành thử. Dự án Khu du lịch sinh thái Cổng Trời Đông Giang do Công ty Cổ phần Khu du lịch sinh thái Hang Gợp, đơn vị thành viên của Tập đoàn FVG làm chủ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Bạc Liêu lần thứ IV,...

Sáng 23/11, tại Trung Tâm văn hóa tỉnh Bạc Liêu, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Bạc Liêu lần thứ IV, năm 2024 đã chính thức khai mạc. Đại hội vinh dự đón ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tham dự và chỉ đạo Đại hội.Bà Tôn Ngọc Hạnh - Phó Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam được Bộ Chính trị điều...

Cao Bằng: Giải ngân vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 đạt 829.514 triệu đồng

Theo báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng, kết quả giải ngân vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (viết tắt là Chương trình MTQG 1719) năm 2024, tính đến thời điểm báo cáo, toàn tỉnh thực hiện giải ngân được 829.514 triệu đồng/2.240.116 triệu đồng, đạt 37% KH, trong đó, vốn đầu tư là 596.343 triệu đồng/864.270 triệu đồng, đạt 69%KH; vốn...

Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Theo chân Phó Chủ tịch xã Cán Tỷ - Sùng Mí De (huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) chúng tôi tới thôn Sủa Cán Tỷ làm công tác chuẩn bị cho Ngày Hội Đại đoàn kết toàn dân. Trong lúc chuyện trò cùng trưởng thôn Vàng Chứ Lềnh về sự đổi thay của thôn bản, ông ngỏ lời mời tôi lên thăm nhà của Lù Mí Thánh – Một trong 3 hộ dân của thôn được Nhà nước hỗ...

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV – năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy -...

Đồng bào các dân tộc tỉnh Đồng Nai đoàn kết, chung sức xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh

Sau 2 ngày làm việc (21 và 22/11/2024), Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024 tỉnh Đồng Nai với chủ đề: “Các dân tộc đoàn kết đổi mới, sáng tạo, phát huy tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã thành công tốt đẹp.Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh...

Bài đọc nhiều

World Vision cùng Việt Nam bảo vệ trẻ em trên không gian mạng

“Trong nỗ lực xây dựng môi trường mạng an toàn, hiệu quả cho trẻ em, World Vision International tại Việt Nam luôn tập trung vào phương pháp tiếp cận lấy trẻ em làm trung tâm. World Vision đặc biệt chú trọng chương trình giáo dục kỹ năng số toàn diện để trẻ em có thể vừa biết cách tự bảo vệ mình, vừa có thể sử dụng internet sáng tạo. Đồng thời tự ý thức vai trò chủ...

Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Theo chân Phó Chủ tịch xã Cán Tỷ - Sùng Mí De (huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) chúng tôi tới thôn Sủa Cán Tỷ làm công tác chuẩn bị cho Ngày Hội Đại đoàn kết toàn dân. Trong lúc chuyện trò cùng trưởng thôn Vàng Chứ Lềnh về sự đổi thay của thôn bản, ông ngỏ lời mời tôi lên thăm nhà của Lù Mí Thánh – Một trong 3 hộ dân của thôn được Nhà nước hỗ...

Thụy Điển góp sức tuyên truyền an toàn đến trường cho trẻ em Việt Nam

Ngày 21/11, Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội, phối hợp với UBND quận Cầu Giấy, phòng Giáo dục và Đào tạo Cầu Giấy, đã trao tặng hơn 1.000 mũ bảo hiểm cho học sinh tiểu học và THCS tại Trường Tiểu học Nam Trung Yên, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Quảng Bình: Giảm nghèo thành công không chỉ trao “cần câu” hay “con cá”

Nhờ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp và mô hình giảm nghèo, tỉnh Quảng Bình đã giảm tỷ lệ hộ nghèo đáng kể, nhiều người dân được hưởng lợi và vươn lên thoát nghèo… Năm 2024, Quảng Bình phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo 0,8%, tương ứng với giảm 2.063 hộ, số hộ nghèo còn lại là 8.410 hộ, 80% xã có tỷ lệ hộ nghèo dưới 5%..., Giám đốc sở LĐ-TB&XH tỉnh Quảng Bình Phạm Tiến Nam...

Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra...

Ngày 22/11, Hội thảo quốc tế "Giới thiệu Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người" được tổ chức tại Hà Nội.

Cùng chuyên mục

Hà Tĩnh: Tập trung mọi nguồn lực, giảm nghèo nhanh, bền vững

Sau những năm triển khai thực hiện, chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, mỗi năm hộ nghèo giảm từ 0,6 - 1,0%. Tạo sinh kế cho người nghèoChương trình MTQG giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo được sự đồng thuận nên nhiều chỉ tiêu giảm nghèo đạt khá so...

World Vision chung tay xây dựng cộng đồng chống chịu rủi ro thiên tai tại Điện Biên

Ngày 22/11, tại thành phố Điện Biên Phủ (Điện Biên), tổ chức World Vision International tại Việt Nam đã tổ chức Hội thảo tổng kết Dự án "Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên" (IREM). Chương trình có sự tham gia của đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Điện Biên, lãnh đạo World Vision International tại Việt Nam, lãnh đạo Sở Ngoại...

Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Theo chân Phó Chủ tịch xã Cán Tỷ - Sùng Mí De (huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) chúng tôi tới thôn Sủa Cán Tỷ làm công tác chuẩn bị cho Ngày Hội Đại đoàn kết toàn dân. Trong lúc chuyện trò cùng trưởng thôn Vàng Chứ Lềnh về sự đổi thay của thôn bản, ông ngỏ lời mời tôi lên thăm nhà của Lù Mí Thánh – Một trong 3 hộ dân của thôn được Nhà nước hỗ...

Quảng Bình: Giảm nghèo thành công không chỉ trao “cần câu” hay “con cá”

Nhờ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp và mô hình giảm nghèo, tỉnh Quảng Bình đã giảm tỷ lệ hộ nghèo đáng kể, nhiều người dân được hưởng lợi và vươn lên thoát nghèo… Năm 2024, Quảng Bình phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo 0,8%, tương ứng với giảm 2.063 hộ, số hộ nghèo còn lại là 8.410 hộ, 80% xã có tỷ lệ hộ nghèo dưới 5%..., Giám đốc sở LĐ-TB&XH tỉnh Quảng Bình Phạm Tiến Nam...

Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra...

Ngày 22/11, Hội thảo quốc tế "Giới thiệu Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người" được tổ chức tại Hà Nội.

Mới nhất

Nhiều nội dung tố cáo liên quan Bệnh viện Nhi đồng TP Cần Thơ là đúng hoặc đúng một phần

Sở Y tế TP Cần Thơ vừa có kết luận các nội dung tố cáo ban giám đốc Bệnh viện Nhi đồng TP Cần Thơ, liên quan đến thực hiện các gói thầu mua sắm, sửa chữa, miễn giảm tiền thuê mặt bằng trong bệnh viện và...

Nhân rộng phong trào “Ươm mầm hữu nghị” Việt Nam – Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị tiếp tục nhân rộng phong trào “Ươm mầm hữu nghị” mà hai hội hữu nghị Việt Nam - Campuchia đã triển khai. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Cố vấn tối cao của Quốc vương Campuchia, Phó Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Hội Hữu...

Việt Nam tổ chức hội nghị quốc tế về du lịch nông thôn lần thứ nhất

Hội nghị quốc tế về du lịch nông thôn lần thứ nhất sẽ tổ chức ngày 9-11/12, là sự kiện mang tính toàn cầu đầu tiên về du lịch nông thôn. Dự kiến có 300 đại biểu trong và ngoài nước tham dự. Ngày 22/11, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối hợp với Tổ chức Du...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp nguyên Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định Việt Nam luôn coi trọng việc giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ tiếp tục gìn giữ, phát triển quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt giữa hai đất nước. Nguyên Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Heng Samrin nhất trí...

Việt Nam luôn có một người bạn thật sự là Venezuela

Thanh niên Venezuela luôn sẵn sàng trao đổi, giao lưu với thanh niên Việt Nam, cũng luôn sẵn sàng là cánh cửa, cầu nối giữa thanh niên Việt Nam và thanh niên Mỹ Latinh; Việt Nam hãy tin tưởng rằng, các bạn luôn có một người bạn thật sự là Venezuela. Đó là chia sẻ của lãnh đạo Đảng...

Mới nhất