Bề mặt Mặt trăng được lớp vật liệu mang tên regolith bao phủ từ phân mảnh được tạo trong các vụ va chạm thiên thạch hàng tỷ năm. Nguồn tài nguyên dồi dào này cung cấp một giải pháp tiềm năng cho nhu cầu xây dựng.
Tuy nhiên, việc thu thập regolith thực tế trên Mặt trăng là một thách thức. Để khắc phục hạn chế này, trước mắt, các nhà khoa học của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đã tạo ra một phiên bản nhân tạo của regolith trên Mặt trăng bằng cách nghiền nát một khối thiên thạch 1 năm tuổi. Vật liệu này sau đó được sử dụng để in 3D các viên gạch kiểu lego, mà ESA gọi là “gạch không gian”.
Các viên gạch không gian được thiết kế để có thể ráp nối dễ dàng, mang lại sự linh hoạt trong việc xây dựng các cấu trúc khác nhau. Gạch có kết cấu thô và màu xám, đã được thử nghiệm trong môi trường mô phỏng Mặt trăng. Các kỹ sư vũ trụ của ESA đang tiếp tục cải tiến các phương pháp xây dựng của họ trước các sứ mệnh thực sự trên Mặt trăng.
Khả năng xây dựng môi trường sống và cơ sở hạ tầng cần thiết khác trên Mặt trăng có thể làm giảm đáng kể nhu cầu về nguồn cung cấp từ Trái đất, giúp việc thăm dò và ở lại trên Mặt trăng lâu hơn và cuối cùng là tạo ra môi trường sống trên Mặt trăng trở nên khả thi hơn.
HUY QUỐC
Nguồn: https://www.sggp.org.vn/vat-lieu-xay-dung-tren-mat-trang-post747286.html