Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếChậm điều trị viêm não, trẻ mắc biến chứng nặng

Chậm điều trị viêm não, trẻ mắc biến chứng nặng


Tại nhiều cơ sở y tế, số ca trẻ nhỏ mắc viêm não, viêm màng não và viêm não Nhật Bản có xu hướng gia tăng. Việc phát hiện muộn, điều trị chậm trễ để lại nhiều di chứng đáng tiếc.

Tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương, bé N.T.T (7 tuổi, ở Nghệ An) liệt nửa người bên phải, cơ thể và cánh tay bên trái run bần bật, tri giác nhận biết lơ mơ. Sau 5 ngày điều trị tích cực, bé T. đã không còn phải dùng máy thở, nhưng hậu quả của tổn thương não thì vẫn hiện hữu, khó hồi phục.





Tại nhiều cơ sở y tế, số ca trẻ nhỏ mắc viêm não, viêm màng não và viêm não Nhật Bản có xu hướng gia tăng. 

Bác sĩ Đào Hữu Nam, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực, Trung tâm Bệnh nhiệt đới chia sẻ, bệnh nhi tổn thương não nặng nề. Bốn ngày trước vào viện, trẻ sốt cao, co giật, sau đó hôn mê và được chẩn đoán viêm não Nhật Bản. Trẻ đã thoát giai đoạn nặng, nhưng lâu dài thì còn nhiều khó khăn vì liên quan đến tổn thương não, chưa tự đi tiểu được.

Tương tự, bé N.D.K (7 tuổi, ở Thái Nguyên) vừa nhập viện được hai ngày cũng được chẩn đoán viêm não Nhật Bản. Dù trong tình trạng nhẹ hơn, nhưng cơ thể bệnh nhi yếu và tinh thần cũng chưa tỉnh táo.

Chị N.T.B (mẹ bé K.) cho biết, trước đó, con ở nhà sốt run người và cứ ăn vào là nôn. Ngày đầu tiên, gia đình chỉ cho con uống thuốc hạ sốt nhưng không hiệu quả đưa vào khám ở bệnh viện tỉnh. Tuy nhiên, điều trị 2 ngày con vẫn sốt liên tục, gia đình xin được chuyển về Bệnh viện Nhi điều trị.

Với trường hợp của K., bác sĩ Nam cho biết, trẻ được phát hiện sớm, nhập viện kịp thời nên tình trạng chưa diễn tiến xấu, cơ hồi phục hồi tốt.

Một trường hợp khác là bé trai 12 tuổi (ở Phúc Thọ, Hà Nội). Bệnh nhân mắc viêm não Nhật Bản, sốt cao, cứng gáy, đi lại loạng choạng. Đây là ca bệnh đầu tiên mắc viêm não Nhật Bản tại Hà Nội trong năm nay.

Theo bác sĩ Nam, từ đầu năm tới nay, tại bệnh viện ghi nhận khoảng 10 ca viêm não Nhật Bản, hơn 50 ca viêm não và hàng trăm ca viêm màng não do virus, vi khuẩn. Đa phần bệnh nhi viêm não Nhật Bản nhập viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao liên tục, co giật, hôn mê…

Di chứng thường gặp ở trẻ là liệt tứ chi, phụ thuộc máy thở với trẻ mắc viêm não Nhật Bản rất nặng. Nếu bệnh nhẹ và vừa, trẻ sẽ có khả năng hồi phục dần.

Thông tin từ Bệnh viện Sản Nhi Phú Thọ, chỉ tính riêng tuần đầu tiên của tháng 6/2024, tỷ lệ bệnh nhi nhập viện vì mắc bệnh này đã tăng lên gấp 5 lần so với cùng kỳ năm 2023.

Các chuyên gia cảnh báo, thời điểm thời tiết miền Bắc nắng nóng, thỉnh thoảng có mưa và xen kẽ đợt không khí lạnh. Đây điều kiện thuận lợi để các virus, vi khuẩn phát triển mạnh, tấn công và gây hại cho sức khỏe con người, nhất là trẻ nhỏ.

Bệnh viêm não Nhật Bản nguy hiểm ở chỗ, bệnh có thể lây qua đường hô hấp và các triệu chứng ban đầu của bệnh rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác như sốt, nôn ói, đau đầu… Nhiều phụ huynh chủ quan, bỏ qua các triệu chứng cảnh báo này nên khi trẻ được đưa tới bệnh viện thì tình trạng đã nặng.

Bệnh viêm não Nhật Bản có tỷ lệ tử vong cao, khoảng 25% ở các nước nhiệt đới và 50% người bệnh có các di chứng thần kinh-tâm thần.

Viêm não Nhật Bản nếu không được điều trị đúng, kịp thời có thể gây nhiều biến chứng nặng nề có thể dẫn đến tử vong. Các biến chứng như viêm phổi, nhiễm trùng tiết niệu, suy kiệt, loét, suy hô hấp…

Ngoài ra, bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ để lại di chứng rất nặng nề, gánh nặng cho gia đình và xã hội. Các di chứng như rối loạn tâm thần, liệt, rối loạn ngôn ngữ, co giật, động kinh, nằm liệt giường…

Việc phát hiện sớm có ý nghĩa rất quan trọng trong điều trị. Do đó, ngay khi thấy trẻ có các triệu chứng như sốt, đau đầu, mệt mỏi, nôn trớ, cứng gáy, ù tai, sợ ánh sáng… phụ huynh cần nghĩ ngay tới bệnh viêm não, viêm màng não và cho trẻ đi khám kịp thời.

Viêm não do virus tỷ lệ khỏi cao, không để lại di chứng. Tuy nhiên, với viêm màng não do vi khuẩn thì tùy từng căn nguyên, tùy tình trạng bệnh nhân đến bệnh viện sớm hay muộn, điều trị có đáp ứng thuốc hay không.

Nếu phát hiện sớm và đáp ứng thuốc, trẻ có thể khỏi hoàn toàn; ngược lại nếu không đáp ứng thuốc, nhiễm khuẩn toàn thân hay kèm bệnh nền… thì có thể ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của trẻ.

Cách phòng bệnh viêm não Nhật Bản chung ở nông thôn là vệ sinh môi trường sạch sẽ, định kỳ dọn dẹp nhà ở, làm sạch chuồng gia súc để hạn chế nơi trú đậu của muỗi. Nếu có thể, nên dời chuồng gia súc ra xa nhà, xa nơi vui chơi sinh hoạt của trẻ em.

Bất kỳ ở đâu nông thôn hay thành thị cần khơi thông cống rãnh, tránh ao tù nước đọng, không để các loại lốp xe hỏng, lon bia, nước ngọt đã sử dụng chứa đựng nước mưa để hạn chế muỗi đẻ trứng và sinh sản bọ gậy (lăng quăng) là con đẻ của muỗi.

Các dụng cụ đựng nước sạch cần được đậy kín không cho muỗi vào đẻ trứng. Cần nằm màn khi đi ngủ. Định kỳ y tế địa phương cần tổ chức phun thuốc diệt muỗi.

Phòng bệnh tốt nhất là thực hiện tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản đầy đủ và đúng lịch. Việc tiêm chủng vắc-xin được áp dụng cho người lớn và trẻ em đủ tuổi (từ 12 tháng tuổi trở lên).

Để phòng tránh bệnh viêm màng não, bác sĩ Tống Thị Ngọc Cầm, Phó giám đốc Trung tâm Y khoa miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC khuyến cáo, cha mẹ cần cho trẻ tiêm phòng vắc-xin đủ và đúng lịch.

Các vắc-xin có thể phòng bệnh viêm màng não bao gồm vắc-xin 6 trong 1 Infanrix Hexa, Hexaxim, vắc-xin 5 trong 1 Pentaxim, vắc-xin ngừa viêm màng não do vi khuẩn phế cầu (vắc-xin Synflorix và Prevenar 13); vắc-xin ngừa viêm màng não do não mô cầu nhóm BC (vắc-xin VA-Mengoc-BC), nhóm A, C, Y, W-135 (vắc-xin Menatra) và viêm màng não mô cầu B thế hệ mới Bexsero; vắc-xin ngừa cúm.

Viêm não Nhật Bản là bệnh được phát hiện lần đầu tiên tại Nhật Bản khi gây dịch ở nước này với số người mắc và tử vong rất cao.

Năm 1935 các nhà khoa học Nhật Bản đã tìm ra căn nguyên gây bệnh là một loại virus được đặt tên là virus Viêm não Nhật Bản và từ đó tên bệnh cũng được gọi là viêm não Nhật Bản.

Năm 1938, các nhà khoa học người Nhật Bản đã tìm ra vai trò truyền bệnh của loài muỗi có tên Culex Tritaeniorhynchus, sau đó xác định được vai trò vật chủ và ổ chứa chính của virus gây bệnh là loài lợn và chim.

Ở Việt Nam, loài muỗi này thường xuất hiện nhiều vào những tháng mùa nóng, ban ngày sống trong các bụi cây ngoài vườn, đêm bay vào nhà hút máu gia súc và đốt người, thường vào thời điểm từ 18 đến 22h. Muỗi thích đẻ trứng trong ruộng lúa, mương.

Sở dĩ bệnh hay gặp vào mùa Hè là vì đây là mùa thuận lợi cho muỗi truyền bệnh phát triển và cũng là mùa có nhiều loài hoa quả chín thu hút chim từ rừng về mang theo mầm bệnh từ nơi hoang dã rồi từ đó lây sang đàn lợn, gia súc gần người và sau đó lây sang cho người.

Ở Việt Nam, bệnh viêm não Nhật Bản được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1952. Bệnh viêm não Nhật Bản lưu hành trong cả nước, nhiều nhất ở các tỉnh đồng bằng và trung du miền Bắc. Các ổ dịch phần lớn tập trung ở những vùng trồng nhiều lúa nước kết hợp với chăn nuôi lợn hoặc vùng trung du bán sơn địa có trồng nhiều hoa quả và nuôi lợn.

Trong số các loài động vật sống gần người, lợn được coi là nguồn truyền nhiễm quan trọng nhất vì tỷ lệ lợn bị nhiễm virus viêm não Nhật Bản trong vùng dịch rất cao (khoảng 80% đàn lợn nuôi). Sự xuất hiện vi rút viêm não Nhật Bản trong máu lợn xảy ra ngay sau khi lợn bị nhiễm virus.

Thời gian nhiễm virus huyết ở lợn kéo dài từ 2 đến 4 ngày với số lượng virus viêm não Nhật Bản trong máu rất cao đủ để gây nhiễm cho muỗi, từ đó muỗi lại truyền bệnh cho người qua vết đốt.



Nguồn: https://baodautu.vn/cham-dieu-tri-viem-nao-tre-mac-bien-chung-nang-d218866.html

Cùng chủ đề

Sớm giải quyết chênh lệch cung – cầu vaccine

Trong khi các cơ sở y tế công lập có chức năng tiêm chủng như trạm y tế phường - xã, bệnh viện, trung tâm tiêm chủng công lập luôn trong tình trạng thiếu vaccine thì một số cơ sở tiêm chủng tư nhân lại dư dả vaccine, thậm chí nhiều loại vaccine “hiếm có khó tìm” cũng dễ dàng được đặt mua nếu… có điều kiện. Nơi thừa, nơi thiếu Đến hẹn, chị Nguyễn Thụy...

Vắc-xin: “Lá chắn thép” bảo vệ sức khỏe người dân

Vắc-xin: “Lá chắn thép” bảo vệ sức khỏe người dân - Bài 1: Thiếu vắc-xin, “cơn bão” dịch bệnh ập đếnBạch hầu, sởi, ho gà, thủy đậu, viêm não Nhật Bản… tràn qua, cuốn một số địa phương vào vòng xoáy dịch bệnh, gây ra hệ lụy lớn đối với sức khỏe và tính mạng người dân. Hàng tỷ liều vắc-xin đã góp phần đẩy...

Cảnh báo sản phẩm NAD+ chưa được phép lưu hành

Tin mới y tế ngày 27/7: Cảnh báo sản phẩm NAD+ chưa được phép lưu hànhTheo Sở Y tế TP.HCM, sản phẩm NAD+ chưa được cấp phép lưu hành tại Việt Nam và cũng không có trong bất cứ hướng dẫn điều trị nào của Bộ Y tế. Hiện nay, trên các trang web và mạng xã hội xuất hiện nhiều quảng cáo trái phép...

Dịch sốt xuất huyết, tay chân miệng, ho gà, viêm não Nhật Bản đang gia tăng

Dịch sốt xuất huyết, tay chân miệng, ho gà, viêm não Nhật Bản đang gia tăngThống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, số ca mắc sốt xuất huyết, tay chân miệng, ho gà, viêm não Nhật Bản tăng so cùng kỳ năm 2023. Cụ thể, tuần qua, Hà Nội ghi nhận 118 ca mắc sốt xuất huyết, không có ca tử...

Nguy cơ sốc nhiệt khi dùng điều hòa ở trẻ nhỏ; Chú ý biến chứng viêm não Nhật Bản

Tin mới y tế ngày 7/7: Nguy cơ sốc nhiệt khi dùng điều hòa ở trẻ nhỏ; Chú ý biến chứng viêm não Nhật BảnSự thay đổi nhiệt độ đột ngột khi trẻ từ môi trường nóng ra môi trường lạnh (hoặc ngược lại) có thể khiến cơ thể trẻ chưa kịp thích nghi, dẫn đến sốc nhiệt. Các bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đấu giá đất Hoài Đức vắng lặng, nhưng mức giá trúng đã vượt 100 triệu đồng/m2

Phiên đấu giá 32 lô đất cuối cùng tại khu Lòng Khúc, xã Tiền Yên không còn cảnh đông đúc, tấp nập như hai phiên đấu giá trước. Tuy nhiên, mức giá trúng có thể sẽ không vì vậy mà giảm sút. Đấu giá đất Hoài Đức vắng lặng, nhưng mức giá trúng đã vượt 100 triệu đồng/m2Phiên đấu giá 32 lô đất cuối cùng tại khu Lòng Khúc, xã Tiền Yên không còn cảnh đông đúc, tấp nập như...

Cổ phần hóa, thoái vốn đều chậm, vẫn còn nguyên nhân chậm phê duyệt phương án sử dụng đất

Việc sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước là 1 trong 4 nội dung lớn liên quan đến nội dung chất vấn tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội XV mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư có báo cáo gửi đại biểu Quốc hội. Cổ phần hóa, thoái vốn đều chậm, vẫn còn nguyên nhân chậm phê duyệt phương án sử dụng đấtViệc sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước là 1...

Cổ phiếu ngân hàng “hạ giá” sâu phiên 11/11, HPG và FPT chưa đủ “gánh” thị trường

Lực cầu dâng cao cuối phiên giúp VN-Index hồi phục mạnh, dù chưa lấy lại được sắc xanh. Cổ phiếu ngành công nghệ là điểm sáng của phiên hôm nay, trong khi nhóm ngân hàng “hạ giá” sâu. Cổ phiếu ngân hàng “hạ giá” sâu phiên 11/11, HPG và FPT chưa đủ “gánh” thị trườngLực cầu dâng cao cuối phiên giúp VN-Index hồi phục mạnh, dù chưa lấy lại được sắc xanh. Cổ phiếu ngành công nghệ là điểm sáng...

Lộn xộn việc cấp giấy khám sức khỏe tại một số cơ sở y tế

Bộ Y tế có văn bản yêu cầu xác minh thông tin báo chí phản ánh về tình trạng bát nháo khám sức khỏe để đi nước ngoài tại Bệnh viện Đại học Quốc gia Hà Nội và Bệnh viện Giao thông vận tải. Lộn xộn việc cấp giấy khám sức khỏe tại một số cơ sở y tếBộ Y tế có văn bản yêu cầu xác minh thông tin báo chí phản ánh về tình trạng bát nháo khám...

Xi măng Xuân Sơn sắp hoàn thành, dự kiến vận hành cuối năm 2024

Dự án đầu tư xây dựng nhà máy Xi măng Xuân Sơn tại Hòa Bình, công suất 2,3 triệu tấn/năm hiện đã hoàn thành trên 90% khối lượng công việc, dự kiến vận hành cuối năm 2024. Dự án đầu tư xây dựng nhà máy Xi măng Xuân Sơn tại Hòa Bình, công suất 2,3 triệu tấn/năm hiện đã hoàn thành trên 90% khối lượng công việc, dự kiến vận hành cuối năm 2024. ...

Bài đọc nhiều

6 nhóm người nên hạn chế ăn thịt vịt

Theo bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, trong y học cổ truyền, thịt vịt tính hàn, hơi mặn, vị ngọt, nhiều tác dụng như bồi bổ cơ thể, bổ hư, lợi tiểu, ích tạng, giải nhiệt, hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh như bệnh tim mạch, lao phổi hay ung thư.Thịt vịt chứa lượng lớn protein, sắt, canxi, phot pho, vitamin A, vitamin B1, vitamin D. Đây là...

Hai bài thuốc từ lá tía tô nấu với gừng ai cũng cần biết

Theo lương y Bùi Đắc Sáng, Hội Đông y Hà Nội, tía tô là cây thảo sống quanh năm, có rễ củ trắng, vị nồng cay, mọc hoang hoặc trồng nhiều nơi trong cả nước và châu Á. Cây ưa sáng và ẩm, thích hợp với đất thịt, đất phù sa. Tía tô ra hoa kết nhiều quả, sau khi quả già, cây tàn lụi, hạt giống phát tán ra xung quanh, đến mùa mưa ẩm năm sau...

Hai năm, Quảng Ngãi có ít nhất 282 bé gái tuổi vị thành niên mang thai

Trong hai năm qua, có ít nhất 282 bé gái tuổi vị thành niên ở Quảng Ngãi mang thai. Có trường hợp chưa đến 13 tuổi. Theo thống kê của ngành y tế Quảng Ngãi, năm 2023 và 2024 có ít nhất 282 bé...

Cách nhún vai giảm đau cổ vai gáy

Nhún vai tác động vào cơ thang trên, nhằm tăng cường cơ vai, cải thiện tư thế đồng thời giảm căng thẳng, giảm đau cổ vai gáy, nhất là ở những người phải ngồi nhiều giờ trước màn hình máy tính. ...

Cần thiết áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường, trong đó có nước giải khát có đường, là biện pháp quan trọng được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị cho các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Cần thiết áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đườngÁp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường, trong đó có nước giải khát có đường, là biện pháp quan trọng...

Cùng chuyên mục

Đại biểu Quốc hội chất vấn về tình trạng bác sĩ “dởm” hành nghề

(ĐCSVN) - Chất vấn Bộ trưởng Bộ Y tế, đại biểu Quốc hội nêu thực tế, thời gian qua, các cơ sở y tế hành nghề tư nhân, phòng khám, phòng mạch bác sĩ có yếu tố nước ngoài,.. treo bảng hiệu điều trị nhiều loại bệnh, trong đó không ít bác sĩ “dởm” không có bằng cấp hành nghề. Tiếp tục chương trình Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội...

Khó đấu thầu thuốc, Bộ trưởng Y tế thừa nhận do ‘cán bộ sợ sai, không dám làm’

Tại phiên chất vấn chiều 11/11, Kỳ họp 8, Quốc hội khoá XV, nhiều đại biểu nêu tình trạng các nhà thuốc bệnh viện phản ánh gặp khó khăn trong đấu thầu thuốc. Thực tế vẫn còn thời điểm người khám bệnh xong chưa thể mua thuốc, ảnh hưởng đến việc điều trị."Thời gian qua Quốc hội, Chính phủ có nhiều nỗ lực tháo gỡ điểm nghẽn đấu thầu thuốc như Luật Đấu thầu, Luật Khám chữa bệnh......

Đại biểu Quốc hội chất vấn tình trạng thiếu thuốc tại các cơ sở y tế

Giải quyết tình trạng thiếu thuốc tại các bệnh viện Tham gia chất vấn, đại biểu Quốc hội Hoàng Thị Thanh Thúy (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh) cho biết, việc chậm thanh toán chi phí bảo hiểm y tế cho các bệnh viện mặc dù kiến nghị nhiều năm nhưng vẫn chưa được xử lý dứt điểm, gây khó khăn cho công tác khám, chữa bệnh và kể cả ảnh hưởng đến việc đấu thầu thuốc....

Bệnh viện nổi tiếng của Mỹ chỉ ra thời điểm ngủ trưa tốt nhất

Ngủ trưa có thể cải thiện đáng kể sức khỏe tinh thần, thể chất, giúp tăng cường sự tỉnh táo, cải thiện tâm trạng, tăng cường trí nhớ. ...

Tác dụng thần kỳ của lá bưởi

Hỗ trợ trị các bệnh về hô hấp Lá bưởi có tác dụng long đờm, giảm ho, kháng khuẩn, kháng viêm, giúp cải thiện các triệu chứng của các bệnh về đường hô hấp như cảm lạnh, ho, viêm họng, viêm phế quản. Lá bưởi giúp loại bỏ các chất độc hại trong phổi, cải thiện chức năng hô hấp. Dùng lá bưởi xông hơi hoặc uống nước lá bưởi ấm có thể giúp giảm triệu chứng cảm cúm, sổ...

Mới nhất

Che giấu học sinh đánh nhau, hiệu trưởng bị đề xuất kỷ luật cảnh cáo

(NLĐO)- Trong 2 năm học, Trường THCS Trung Hiếu xảy ra nhiều vụ học sinh đánh nhau gây thương tích nhưng hiệu trưởng không có giải pháp...

Thanh Thảo ngọt ngào bên Quang Dũng, thay 7 trang phục trong liveshow

Liveshow kéo dài suốt 4 giờ với gần 30 ca khúc được Thanh Thảo thể hiện qua nhiều phong cách khác nhau. Liveshow Tình nồng của Thanh Thảo mới diễn ra tại California, Mỹ, đánh dấu 30 năm nữ ca sĩ gắn bó với âm nhạc. Sự kiện không chỉ ghi dấu chặng đường ca hát của cô mà còn...

Ông Nguyễn Đức Trung làm Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An

Ông Nguyễn Đức Trung (50 tuổi), Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An vừa được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An (nhiệm kỳ 2020 - 2025) thay cho ông Thái Thanh Quý. Chiều 11.11, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nghệ An khóa 19 đã bầu ông Nguyễn Đức Trung, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch...

Khó đấu thầu thuốc, Bộ trưởng Y tế thừa nhận do ‘cán bộ sợ sai, không dám làm’

Tại phiên chất vấn chiều 11/11, Kỳ họp 8, Quốc hội khoá XV, nhiều đại biểu nêu tình trạng các nhà thuốc bệnh viện phản ánh gặp khó khăn trong đấu thầu thuốc. Thực tế vẫn còn thời điểm người khám bệnh xong chưa thể mua thuốc, ảnh hưởng đến việc điều trị."Thời gian qua Quốc hội, Chính...

“Chạy thử” đường băng sân bay Long Thành trước 30/4/2025

(Dân trí) - Tiến độ đường băng sân bay Long Thành được rút ngắn 3 tháng so với hơp đồng, có thể khai thác kỹ thuật vào dịp kỷ niệm 30/4/2025. Theo báo cáo của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), hạng mục đường cất hạ cánh của sân bay Long Thành sẽ được rút ngắn tiến...

Mới nhất