Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcCần một khung pháp lý chuyên biệt cho nhà giáo

Cần một khung pháp lý chuyên biệt cho nhà giáo


Trong Dự thảo Luật Nhà giáo trình Chính phủ, chính sách về tiền lương, đãi ngộ đối với giáo viên là 1 trong 4 chính sách cơ bản được đề cập. Chính sách này nhằm cụ thể hóa chủ trương của Đảng tại Nghị quyết số 29-NQ/TW “tiền lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong bảng lương theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo theo quy định của Chính phủ”.

Bài 1: Mong chờ việc luật hóa chủ trương lương giáo viên cao nhất
Thêm động lực để giáo viên yên tâm công tác

Thực tế, nhà giáo đang có mức lương thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung nhiều ngành nghề ở nước ta. Đây cũng được xem là một nguyên nhân khiến nhiều giáo viên nghỉ việc, chuyển việc trong thời gian gần đây. 

Theo số liệu thống kê của Bộ GD&ĐT, tính từ tháng 8/2023 đến tháng 4/2024, có 7.215 giáo viên nghỉ việc, chuyển việc. Mặc dù số giáo viên nghỉ việc, chuyển việc của năm học 2023-2024 đã giảm khoảng 2.000 người so với cùng khoảng thời gian năm trước đó (năm học 2022 – 2023 có 9.295 giáo viên bỏ việc, chuyển việc) nhưng vẫn ở mức cao. 

Trong 7.215 giáo viên nghỉ việc, số giáo viên bỏ nghề ở bậc mầm non chiếm tỷ lệ cao (1.600 giáo viên mầm non) và giảm dần theo các cấp học từ thấp đến cao. Theo Bộ GD&ĐT, giáo viên nghỉ việc chủ yếu tập trung ở các vùng kinh tế – xã hội phát triển, giáo viên có nhiều sự lựa chọn để chuyển đổi nghề nghiệp với mức thu nhập cao hơn. 

Vậy nên, chính sách về tiền lương trong Dự thảo Luật Nhà giáo được kỳ vọng sẽ giúp nhà giáo yên tâm làm việc, cống hiến và phát triển nghề nghiệp; thu hút, trọng dụng và ưu đãi với người có tài năng làm nhà giáo; thu hút nhà giáo về công tác và công tác lâu dài trong ngành Giáo dục, đặc biệt ở các vùng khó khăn…

Xây dựng Luật Nhà giáo: Cần một khung pháp lý chuyên biệt cho nhà giáo- Ảnh 1.

Ông Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD & ĐT)

Hơn 10 năm đứng trên bục giảng và thuộc thế hệ nhà giáo trẻ, anh Nguyễn Văn Quang (35 tuổi), công tác tại một trường THPT trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ (tỉnh Thái Bình), thẳng thắn thừa nhận tiền lương là một trong những yếu tố then chốt ảnh hưởng đến quyết định có gắn bó với nghề của mình. 

“Như tôi, mặc dù đã công tác trong ngành được hơn 10 năm nhưng mức lương hàng tháng của tôi chỉ đủ để trang trải cuộc sống ở nông thôn. Ngoài thời gian lên lớp, nhiều giáo viên khác có thể dạy thêm ở ngoài nhưng với giáo viên giảng dạy môn Địa lý như tôi thì điều đó rất khó. Vậy nên, bản thân tôi cũng phải nhận thêm việc để có thêm thu nhập. 

Thực tế, câu chuyện lương của giáo viên đã được nhắc đến nhiều lần rồi, mỗi lần đọc được thông tin, chúng tôi đều mừng và hy vọng. Chúng tôi mong Dự thảo Luật Nhà giáo nếu như được thông qua sẽ giải quyết dứt điểm vấn đề lương của giáo viên”, anh Quang cho biết.

Cùng chung quan điểm, cô Nguyễn Thị Quang, giáo viên Trường Tiểu học Chiềng Sơn (Mộc Châu, tỉnh Sơn La) bày tỏ, với mức lương hiện nay, đội ngũ giáo viên không đủ trang trải cuộc sống, đặc biệt là những giáo viên mới ra trường. Từ thực tế trên, cô Quang mong muốn, Dự thảo Luật Nhà giáo sẽ có những chính sách, đãi ngộ điều chỉnh thu nhập cho đội ngũ giáo viên.

Đề xuất phụ cấp ưu đãi theo nghề ở mức cao nhất

Về chính sách tiền lương đối với nhà giáo, Dự thảo Luật Nhà giáo quy định, chính sách tiền lương của nhà giáo bao gồm tiền lương, phụ cấp và các chế độ khác (nếu có). Tiền lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất so với hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.

Xây dựng Luật Nhà giáo: Cần một khung pháp lý chuyên biệt cho nhà giáo- Ảnh 2.

Cô Nguyễn Thị Quang, giáo viên Trường Tiểu học Chiềng Sơn (Mộc Châu, Sơn La)

Tiền lương và các chính sách theo lương của các nhà giáo công tác tại các cơ sở giáo dục dân lập, cơ sở giáo dục tư thục và các cơ sở giáo dục công lập tự chủ chi thường xuyên, tự chủ chi thường xuyên và chi đầu tư không ít hơn tiền lương và các chính sách theo lương của nhà giáo có cùng trình độ đào tạo, cùng thâm niên, cùng chức danh trong các cơ sở giáo dục công lập đang hưởng lương từ ngân sách nhà nước và không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Chính phủ. 

Nhà giáo công tác ở các ngành, lĩnh vực có chế độ đặc thù thì được hưởng chế độ đặc thù đó nếu đáp ứng được các quy định của chính sách. Nhà giáo công tác ở ngành lĩnh vực mà ngành, lĩnh vực đó có chính sách trùng với chính sách dành cho nhà giáo nhưng ở mức cao hơn thì được hưởng 1 chính sách có mức cao nhất.

Ông Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT), cho biết, chính sách tiền lương là 1 trong 4 chính sách cơ bản của Dự thảo Luật Nhà giáo, gồm: Định danh nhà giáo; tiêu chuẩn và chức danh nhà giáo; tuyển dụng, sử dụng và chế độ làm việc của nhà giáo; đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ và tôn vinh nhà giáo; quản lý nhà nước về nhà giáo.

Trong đó, Dự thảo Luật Nhà giáo quy định, nhà giáo được xếp lương cao nhất trong hệ thống thang bảng lương hành chính sự nghiệp, bảo đảm bình đẳng giữa nhà giáo công lập và ngoài công lập.

Liên quan đến băn khoăn của nhiều giáo viên rằng, liệu mức tiền lương mới (theo đề xuất) có thấp hơn mức lương hiện tại hay không, ông Vũ Minh Đức cho biết, theo quy tắc xây dựng tiền lương mới, tiền lương cơ bản chiếm 70%, phụ cấp ưu đãi chiếm 30%. Riêng ngành Giáo dục sẽ được hưởng mức phụ cấp ưu đãi theo nghề ở mức cao nhất. 

“Theo quy định, tiền lương mới không thấp hơn tiền lương cũ, trong trường hợp thấp hơn, nhà giáo sẽ được bảo lưu mức cũ”, ông Đức nhấn mạnh.

Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục cho biết thêm, dự thảo Luật còn đề xuất các chế tài để bảo đảm tiền lương và chính sách theo lương của nhà giáo công tác tại các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục, tự chủ phải bảo đảm không ít hơn so với nhà giáo có cùng trình độ đào tạo, cùng thâm niên, cùng chức danh trong các cơ sở giáo dục công lập đang hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.

Bài sau: Băn khoăn về đề xuất nhà giáo phải có chứng chỉ hành nghề



Nguồn: https://phunuvietnam.vn/xay-dung-luat-nha-giao-can-mot-khung-phap-ly-chuyen-biet-cho-nha-giao-20240701151421295.htm

Cùng chủ đề

Về những điều cấm chạnh lòng

Quốc hội vừa thảo luận về những điều cấm giáo viên không được làm, đặc biệt là cấm giáo viên nhận tiền của người học. Nhiều người coi trọng nghề giáo cũng băn khoăn: Nên hay không nên cấm và cấm thế nào? Trong...

Cần ưu tiên chính sách cho nhà giáo

Có thể nói gần như ở mọi quốc gia, giáo dục luôn được xem là thành tố quan trọng nhất. Ở Việt Nam, chúng ta cũng đã xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu. Nếu một quốc gia có một nền giáo...

Có trò là phải có thầy

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm khi góp ý về luật Nhà giáo đã đề cập vấn đề đau đáu nhất của ngành giáo dục, của mỗi nhà trường hiện nay. Đó là tình trạng thiếu giáo viên. ...

Tạo chính sách đột phá cho nhà giáo

Hôm qua 9-11, Quốc hội đã thảo luận tổ về dự thảo Luật Nhà giáo với nhiều ý kiến quan tâm các chính sách đột phá cho nhà giáo như: tiền lương, phụ cấp, chế độ ưu đãi... Trình bày tờ trình dự luật,...

Đề xuất cấm nhà giáo ép buộc người học nộp các khoản tiền ngoài quy định

Dự thảo Luật Nhà giáo đưa ra quy định nhà giáo không được ép buộc người học nộp các khoản tiền hoặc hiện vật ngoài quy định của pháp luật. Ở dự thảo thứ 5 Luật Nhà giáo (được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8), Điều 11 nêu rõ những việc nhà giáo không được làm. Cụ thể, nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập không được làm những...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu

Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc...

Nữ idol TikTok LIVE Trần Hà Linh và bí quyết kết nối hàng triệu người hâm mộ

Để có được thành công như hiện tại, nhà sáng tạo nội dung TikTok LIVE Trần Hà Linh cho biết đã luôn kiên trì, không ngừng cố gắng và khả năng tự rèn luyện để bản thân tốt...

Bật mí công nghệ sản xuất ‘siêu đỉnh’ tạo nên Nước uống Sữa trái cây Mãng Cầu vạn người mê

Chính quy trình và công nghệ sản xuất hiện đại đã tạo nên hương vị tự nhiên thơm ngon khác biệt cho thức uống từ mãng cầu mới của Tập đoàn TH. ...

Phó Thủ tướng chỉ đạo xem xét sớm công bố môn thi thứ 3

Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 8347/VPCP-KGVX truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long xử lý thông tin báo chí phản ánh liên quan đến dự thảo Quy chế...

Acecook Việt Nam “trao hạnh phúc” với chương trình học bổng 2024 dành cho sinh viên

Năm 2024 đánh dấu chương trình học bổng Acecook Happy Scholarship lần thứ 9 - với quy mô và thông điệp mới mẻ hơn, tiếp nối thành công của 8 mùa trước. ...

Bài đọc nhiều

Năm học mới của đổi mới và sáng tạo

Năm học của đổi mới và sáng tạoTới dự buổi lễ có Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà; các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Bộ Nội vụ và các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Học...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

‏ Mang ‘Trường học hạnh phúc’ tới với thầy và trò xứ Nghệ ‏

‏Dự án “Trường học hạnh phúc” năm học 2024 - 2025 đã chính thức được khởi động tại Trường Tiểu học Hạ Sơn, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An. Dự án hứa hẹn sẽ mang lại một môi trường học tập tốt hơn, tạo cơ hội giúp các em học sinh được phát triển toàn diện.‏ ...

Việt Nam rớt xuống nhóm các nước thông thạo tiếng Anh thấp nhất toàn cầu

Đây là kết quả được công bố từ báo cáo chỉ số thông thạo Anh ngữ toàn cầu năm 2024 (EPI), của tổ chức giáo dục Education First Việt Nam (EF Việt Nam) vào ngày 13/11. Cụ thể, chỉ số thành thạo tiếng Anh của Việt Nam năm nay đạt 498 điểm, xếp thứ 63/116 quốc gia và vùng lãnh thổ được đánh giá và nằm trong nhóm có mức độ thông thạo thấp. Vị trí số 1 năm nay...

GS.NGND Đoàn Quỳnh qua đời

GS.NGND Đoàn Quỳnh - một nhà trí thức uyên bác, tài hoa, am hiểu nhiều lĩnh vực toán học và giáo dục toán học đã qua đời vào hồi 14h25 ngày 12/11. GS Đoàn Quỳnh là một trí thức thuần túy; dù bắt gặp ông trong khoảnh khắc nào, ta đều thấy toát lên cốt cách của một người trí thức. Ông thuộc về số rất ít những ngoại lệ của các “định luật số đông” mỗi người diễn nhiều...

Cùng chuyên mục

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định không tổ chức bài thi V-SAT

Những ngày qua, trên một số phương tiện thông tin đại chúng có đăng tải thông tin về bài thi V-SAT do 18 cơ sở giáo dục đại học phối hợp với Trung tâm Khảo thí Quốc gia và Đánh giá chất lượng giáo dục thuộc Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD & ĐT) với tiêu đề “Bộ Giáo dục...

Tuyên dương 60 giáo viên tiêu biểu xuất sắc toàn quốc

(ĐCSVN) - Chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024 - 2029; kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), tối 15/11 tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và Tập đoàn Thiên Long tổ chức chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Tham dự có Ủy viên...

Hoàn thiện cơ chế tuyển dụng, đãi ngộ để giáo viên được thụ hưởng mức lương tương xứng

Hoàn thiện cơ chế chính sách tuyển dụng, đãi ngộ để giáo viên được thụ hưởng mức lương tương xứng với công sức của mình, nhất là giáo viên mầm non, những người đang công tác ở vùng sâu, vùng xa... Hoàn thiện chính...

Hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu

Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc...

Nhiều ngành cần nhân lực, tuyển sinh rất chật vật

Tại hội thảo thảo gắn kết trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các tỉnh thuộc vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ chiều 15/11, các chuyên gia, nhà quản lý giáo dục đại học đã trao đổi kinh nghiệm, đề xuất giải pháp cho vấn đề này. Đào tạo chưa bám sát nhu cầu Giám đốc Đại học Đà Nẵng Nguyễn Ngọc Vũ thông tin Đại học Đà Nẵng coi trọng chất lượng đào tạo...

Mới nhất

Chủ nhân hit ‘Đi giữa trời rực rỡ’ từng có lúc ‘đánh mất mình’

Ngô Lan Hương - chủ nhân bản hit "Đi giữa trời rực rỡ" nói từng vấp ngã, cảm giác loay hoay và đôi khi đánh mất mình khi đứng trên sân khấu. Ngày 15/11, sự kiện ra mắt show Blue bus – Chuyến xe xanh diễn ra tại TPHCM. Dàn khách mời gồm những cái tên trẻ tuổi nổi bật...

Ứng dụng AI trong y tế đã ra đời để giảm tải gánh nặng cho các bệnh viện

Mới đây, Sở Y tế Cà Mau đã chủ trì tổ chức hội thảo với chủ đề: “Nâng cao độ chính xác trong chẩn đoán hình ảnh bằng các giải pháp trí tuệ nhân...

Đồng bào các DTTS tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, năng động, sáng tạo, đóng góp xứng đáng vào sự...

Ngày 15/11, với chủ đề "Các dân tộc đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, tự lực, tự cường, hội nhập và phát triển bền vững". Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Bình Phước lần thứ IV - năm 2024 được chính thức khai mạc. Tham dự và phát biểu chỉ đạo Đại...

Thuận Bắc (Ninh Thuận): 161 hộ nghèo đồng bào DTTS được hỗ trợ giống gia súc

Ông Nguyễn Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận cho biết, địa phương đang tập trung thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 (Chương trình MTQG 1719). Huyện được ngân sách Trung ương hỗ trợ thực hiện Tiểu dự án 2...

Cách dùng giấm táo tốt với người bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường, biểu hiện bằng mức đường huyết tăng cao, nếu không được điều trị, dần dần có thể dẫn đến hậu...

Mới nhất