Trang chủChính trịChủ quyềnNhà ngoại giao kỳ cựu Indonesia phân tích "chìa khóa" cho căng...

Nhà ngoại giao kỳ cựu Indonesia phân tích “chìa khóa” cho căng thẳng ở Biển Đông

Bằng cách cùng nhau hợp tác và tôn trọng luật pháp, giải quyết hòa bình tranh chấp, ứng xử một cách minh bạch, công bằng, chúng ta có thể đạt được hòa bình ở Biển Đông.

Biển Đông
Thời gian qua, tình hình Biển Đông có nhiều diễn biến phức tạp khi căng thẳng Trung Quốc và Philippines leo thang. (Nguồn: Euro Asia Review)

Trong một bài phân tích gần đây trên Euro Asia Review, nhà ngoại giao kỳ cựu của Indonesia, thạc sĩ về khoa học chính trị so sánh tại Đại học New York (Mỹ), ông Simon Hutagalung đã tập trung vào phân tích các giải pháp tiềm năng cho xung đột ở Biển Đông. Ông Simon Hutagalung nhấn mạnh tới việc đàm phán hòa bình theo tinh thần của luật pháp quốc tế, các kênh liên lạc mở cũng như các biện pháp xây dựng lòng tin, hợp tác phát triển nguồn lực, tuân thủ Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 và sự tham gia của các bên hòa giải. Báo Thế giới & Việt Nam lược dịch bài phân tích.

Đàm phán hòa bình theo tinh thần UNCLOS

Luật pháp quốc tế, cụ thể là UNCLOS tạo ra một khuôn khổ vững chắc để giải quyết các tranh chấp trên biển. UNCLOS được thành lập năm 1982 quy định rõ quyền cũng như trách nhiệm của các quốc gia trên các đại dương. UNCLOS thúc đẩy sử dụng hòa bình các nguồn tài nguyên biển và giải quyết xung đột một cách công bằng.

Điều 279 của UNCLOS 1982 nêu rõ các tranh chấp cần được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, khuyến khích trật tự hàng hải quốc tế mang tính hợp tác.

Xung đột ở Biển Đông có thể sử dụng các cơ chế giải quyết tranh chấp được nêu trong UNCLOS, chẳng hạn như giải quyết bằng trọng tài và tư pháp quốc tế.

Vụ kiện trọng tài năm 2013 do Philippines đưa ra chống lại Trung Quốc trước Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague là một ví dụ điển hình và được coi như một tiền lệ.

Phán quyết năm 2016 đã vô hiệu hóa yêu sách “đường chín đoạn” mở rộng của Trung Quốc, qua đó củng cố các nguyên tắc được quy định trong UNCLOS (PCA, 2016).

Bất chấp việc Trung Quốc bác bỏ phán quyết, phán quyết của PCA nhấn mạnh tầm quan trọng của khuôn khổ pháp lý trong việc giải quyết tranh chấp.

Rõ ràng, việc tham gia vào các cuộc đàm phán dựa trên tinh thần của UNCLOS có thể nâng cao tính hợp pháp và sự chấp nhận của bất kỳ thỏa thuận nào đạt được.

Trao đổi cởi mở và xây dựng lòng tin

Giải quyết xung đột hiệu quả đòi hỏi phải có sự trao đổi minh bạch và cởi mở cũng như các biện pháp nhằm xây dựng lòng tin giữa các quốc gia có yêu sách chủ quyền ở Biển Đông.

Đối thoại có thể giúp giảm thiểu những hiểu lầm và thúc đẩy sự tin cậy, hợp tác. Ngoại giao kênh 2, với sự tham gia của các tổ chức và chuyên gia phi chính phủ, có thể bổ sung cho các cuộc đàm phán chính thức bằng cách cung cấp các kênh đối thoại không chính thức.

Các biện pháp xây dựng lòng tin có thể bao gồm thiết lập đường dây nóng để liên lạc ngay lập tức khi xảy ra sự cố, tiến hành các cuộc tập trận hải quân chung và chia sẻ thông tin về các hoạt động quân sự.

Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) và các cuộc đàm phán đang diễn ra về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) giữa Trung Quốc và ASEAN đóng vai trò nền tảng, có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc tiếp xúc cởi mở, xây dựng lòng tin.

ARF thúc đẩy đối thoại và hợp tác an ninh, trong khi COC có mục tiêu ngăn chặn xung đột ở Biển Đông bằng cách thiết lập các quy tắc và quy định đã được các bên thống nhất.

Phán quyết toà PCA. (Nguồn: PCA)
Một phiên làm việc tại toà PCA. (Nguồn: PCA)

Việc phát triển chung các nguồn tài nguyên cũng có thể được thúc đẩy. Có thể thấy, xung đột ở Biển Đông phần nào xuất phát từ nguồn tài nguyên dồi dào trong khu vực như thủy sản và hydrocarbon.

Việc cùng phát triển các nguồn tài nguyên biển, chuyển đổi cạnh tranh thành hợp tác một cách hiệu quả cũng là giải pháp cho những tranh chấp và xung đột tiềm tàng.

Các Thỏa thuận phát triển chung (JDA) cho phép các quốc gia có yêu sách chủ quyền ở Biển Đông khai thác chung các nguồn tài nguyên và chia sẻ lợi ích, tạm thời gạt bỏ các tranh chấp chủ quyền.

Khung pháp lý rõ ràng, cơ chế chia sẻ lợi ích công bằng và thủ tục giải quyết tranh chấp hiệu quả là điều cần thiết để đảm bảo sự thành công của JDA. Thêm vào đó, việc thành lập các JDA đa phương dưới sự giám sát quốc tế sẽ đảm bảo tính minh bạch và công bằng.

Tuy vậy, điều quan trọng hơn cả vẫn là phải tuân thủ các cơ chế giải quyết tranh chấp một cách hòa bình được nêu trong UNCLOS. UNCLOS đưa ra nhiều cơ chế khác nhau như đàm phán, hòa giải và trọng tài để giải quyết xung đột một cách hòa bình.

Tuân thủ các cơ chế này có ý nghĩa rất quan trọng để đạt được giải pháp xung đột bền vững. Phán quyết của Tòa trọng tài thường trực (PCA) về vụ kiện trọng tài Philippines-Trung Quốc nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tôn trọng các phán quyết tư pháp quốc tế.

Vai trò của hòa giải

Giải pháp hòa giải không mang tính ràng buộc nhưng mang tính xây dựng cho đối thoại. Các bên thứ ba trung lập hỗ trợ quá trình này bằng cách tạo điều kiện cho đàm phán và đề xuất giải pháp.

Hơn nữa, mặc dù không có tính ràng buộc về mặt pháp lý nhưng các biện pháp hòa giải có thể dẫn đến các thỏa thuận chính thức. Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) và Tòa án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS) là những diễn đàn giải quyết tư pháp theo tinh thần của UNCLOS.

Sự tham gia của bên hòa giải rất quan trọng, tạo điều kiện cho đối thoại và đảm bảo tính công bằng trong đàm phán. Các chủ thể quốc tế uy tín còn có thể nâng cao tính hợp pháp và sự chấp nhận của các giải pháp được đưa ra. Hòa giải viên có thể là quốc gia, tổ chức quốc tế hoặc cá nhân có chuyên môn về giải quyết xung đột và luật hàng hải.

Liên hợp quốc, thông qua các cơ quan như Ban Chính trị và Xây dựng hòa bình (DPPA) có thể hỗ trợ hòa giải. Các tổ chức khu vực như ASEAN và Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) cũng có thể đóng góp vào quá trình này.

Ngoài ra, những nhân vật giàu kinh nghiệm bao gồm cả các cựu nguyên thủ quốc gia hoặc các nhà ngoại giao đều có thể đóng vai trò là những nhà hòa giải đáng tin cậy.

Tóm lại, giải quyết xung đột ở Biển Đông đòi hỏi các giải pháp thực tế như cùng phát triển nguồn tài nguyên và tuân thủ các cơ chế giải quyết hòa bình được nêu trong UNCLOS.

Các biện pháp đối thoại và xây dựng lòng tin hiệu quả có thể thúc đẩy niềm tin giữa các quốc gia, có khả năng biến cạnh tranh thành hợp tác khi phát triển các nguồn tài nguyên chung.

Bên cạnh đó, sự tham gia của các hòa giải viên (bên thứ ba) trung lập là cần thiết để tạo điều kiện cho đối thoại và đảm bảo tính công bằng. Bằng cách cùng nhau hợp tác và tôn trọng luật pháp, giải quyết hòa bình cách tranh chấp, ứng xử một cách minh bạch, công bằng, chúng ta có thể đạt được hòa bình ở Biển Đông.





Nguồn: https://baoquocte.vn/nha-ngoai-giao-ky-cuu-indonesia-phan-tich-chia-khoa-cho-cang-thang-o-bien-dong-277016.html

Cùng chủ đề

Siêu bão Man-yi có thể vào Biển Đông ngày 18/11, giảm liền 4 cấp

Siêu bão Man-yi đang hoạt động trên vùng biển phía Đông miền Trung Philippines. Dự báo ngày 18/11, bão di chuyển vào Biển Đông, tác động với không khí lạnh, cường độ có thể giảm 3-4 cấp. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, lúc 13h chiều nay (17/11), vị trí tâm siêu bão Man-yi trên vùng ven biển phía Đông Nam đảo Lu-Dông (Philippines). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm siêu bão mạnh cấp...

Siêu bão Man-yi hướng vào Biển Đông, khả năng gặp ‘bức tường’ không khí lạnh

Siêu bão Man-yi tiếp tục ở cường độ cấp 16, giật trên cấp 17. Dự báo, sau khi vượt qua đảo Lu Dông (Philippines), khoảng ngày 18/11, bão di chuyển vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 9 nhưng sẽ giảm cấp nhanh khi gặp không khí lạnh. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đến 19h tối nay (16/11), vị trí tâm siêu bão Man-yi trên vùng biển phía Đông khu vực miền Trung...

Hải quân Philippines đổi chiến thuật, tăng cường sức mạnh trên biển

Trong nửa thế kỷ qua, quân đội Philippines đồn trú ở phía Tây Nam nước này tập trung vào việc dập tắt các phong trào ly khai của phiến quân Hồi giáo. Hiện nay, các lực lượng này đang được huấn luyện lại để đối phó với mối đe dọa ngày càng cấp bách hơn trên Biển Đông.

Liên tiếp 2 cơn bão ‘lạ thường’, bão Man-yi cấp 15 khả năng vào Biển Đông

Bão Man-yi đã mạnh lên cấp 15, giật trên cấp 17, di chuyển rất nhanh, dự báo vào Biển Đông khoảng ngày 18/11. Bão Usagi đang đi dọc theo kinh tuyến 120, chưa ghi nhận thành bão số 9. Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, hiện nay, cơn bão có tên quốc tế là Man-yi đang hoạt động trên vùng biển phía Đông miền Trung Philippines. Lúc 1h sáng nay (16/11), sức gió mạnh nhất...

Thách thức và triển vọng thực thi UNCLOS 1982

Ngày 15.11, Trường Đại học Kinh tế - Luật (ĐHQG TP.HCM) phối hợp cùng Báo Pháp luật TP.HCM tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia '30 năm Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển có hiệu lực: Từ cam kết đến...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tương lai tươi sáng cho thị trường tiền điện tử ở Mỹ

Triển vọng về một nhiệm kỳ Tổng thống mới của ông Trump đã đưa bitcoin, loại tiền điện tử phổ biến nhất tăng hơn 25% trong một tuần và lần đầu tiên vượt mốc 90.000 USD ngày 13/11.

Sau phán quyết không có lợi, Nga dừng cung cấp khí đốt cho Áo

OMV, nhà cung cấp năng lượng lớn nhất của Áo chiếm khoảng 40% lượng khí đốt của Nga qua Ukraine tương đương 17 triệu m3 mỗi ngày.

Sở hữu tên lửa siêu vượt âm

Ngày 17/11, Ấn Độ chính thức tuyên bố thử nghiệm thành công tên lửa siêu vượt âm tầm xa đầu tiên.

Phục vụ nhu cầu đi lại dịp Tết Nguyên đán 2025, 6 sân bay sẽ tăng thời gian khai thác đêm

Cục Hàng không Việt Nam sẽ tổ chức theo dõi tình hình đặt giữ chỗ, giá vé máy bay trên các đường bay nội địa để đáp ứng nhu cầu đi lại trong dịp cao điểm Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

Thái Lan tăng số ngày nghỉ lễ trong năm 2025 để kích cầu du lịch

Thái Lan sẽ có 21 ngày nghỉ chính thức, không kể ngày nghỉ bù, vào năm 2025 để để thúc đẩy du lịch và nền kinh tế nói chung.

Bài đọc nhiều

Gỡ vướng về quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

Tham dự về phía lãnh đạo tỉnh Vĩnh Long có Chủ tịch UBND tỉnh Lữ Quang Ngời, lãnh đạo Sở TN&MT và một số Sở, ngành liên quan.Thay mặt UBND tỉnh Vĩnh Long, Chủ tịch UBND tỉnh Lữ Quang Ngời cho biết, thời gian qua, Bộ TN&MT đã tháo gỡ...

Phát động hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam

Tại buổi lễ, đại diện lãnh đạo UBND các xã: Triệu An, Triệu Vân, Triệu Lăng đã ký cam kết xây dựng mô hình “Khu dân cư bảo vệ tài nguyên môi trường biển”.Ban tổ chức đã trao tặng 200 lá cờ Tổ quốc; 10 suất...

Rà soát tiến độ 10 dự án đầu tư trọng điểm

Hiện nay, trên địa bàn TP. Hạ Long có 10 dự án đầu tư trọng điểm, động lực, bao gồm 9 dự án đầu tư bằng vốn ngân sách với tổng kinh phí gần 4.000 tỷ đồng và 1 dự án đầu tư ngoài ngân sách...

Gia tăng giá trị nuôi trồng thủy sản trên biển

Cùng với khai thác hiệu quả hải sản tự nhiên trên biển, nghề nuôi biển cũng đang có bước đi khá vững chắc và phát triển mạnh của tỉnh Ninh Thuận. Người dân thu hoạch hàu được nuôi tại Đầm Nại, huyện Ninh Hải.  Tận dụng tiềm năng, lợi thế của một tỉnh ven biển, nhiều hệ thống đầm, vịnh, ao, đìa ven bờ, tỉnh Ninh Thuận đã đẩy mạnh phát triển nghề nuôi biển với đa chủng loại hải sản...

Cùng chuyên mục

Lữ đoàn 955 đẩy mạnh xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện

Đại tá Nguyễn Vĩnh Nam, Phó Tư lệnh Vùng 4 Hải quân quán triệt nội dung kiểm tra.  ...

Nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai, bão lũ

Chiều 13/11 Lữ đoàn 101, Vùng 4 Hải quân đã tổ chức luyện tập các phương án phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ. Theo đó, Lữ đoàn đã xây dựng phương án sát thực tế đơn vị, do ảnh hưởng của cơn bão, gió thổi tốc mái nhà của đơn vị, đồng thời do mưa lớn, kéo dài, nước từ trên sông, hồ trữ nước đổ về, khiến trục đường 1A qua địa bàn xã...

Vững vàng hành trình giữ biển

Vùng 3 Hải quân là đơn vị thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo suốt chiều dài các tỉnh, thành phố duyên hải miền Trung, từ Đèo Ngang - Quảng Bình đến đảo Cù Lao Xanh - Bình Định, các đảo ven bờ Bắc Trung Bộ và quần đảo Hoàng Sa. Bám sát đặc điểm tình hình và yêu cầu nhiệm vụ, những năm qua, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Vùng 3 đã tập...

Vùng 3 Hải quân hoàn thành tốt các nội dung kiểm tra

Trung tướng Lê Quang Minh thăm, động...

Hướng tới phát triển bền vững khu vực biển Đông Á

 Cục trưởng Biển và Hải đảo Việt Nam Nguyễn Đức Toàn phát biểu và trình bày quan điểm của...

Mới nhất

Bà ngoại bán 150 tờ vé số/ngày nuôi cháu mồ côi, nay xin nghỉ đi TP.HCM coi cháu nhận học bổng

'Tui mừng dữ lắm. Cám ơn học bổng của quý báo rất nhiều vì đã giúp cháu tôi có tiền đóng học phí, chứ sức tui không thể nào lo nổi', bà ngoại Thị Nở nói. ...

Đà Nẵng tuyên dương nhà giáo trẻ tiêu biểu

Sáng 17-11, Thành Đoàn Đà Nẵng cùng Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng đã tuyên dương 39 nhà giáo trẻ tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11. ...

Nhà ở xã hội cần sự chung tay của “4 nhà”

(Dân trí) - Nhà ở xã hội đã được tháo gỡ nhiều khúc mắc nhưng vẫn cần sự chung tay từ nhiều phía. Trong đó, chuyên gia cho rằng Nhà nước cần giữ vai trò chủ đạo về bố trí đất, vốn, thủ tục triển khai... Tại sự kiện "Vì một triệu mái ấm gia đình Việt", Tiến sĩ Cấn...

Mới nhất