Trang chủKinh tếNông nghiệpCó "hộ chiếu", từ đầu năm đến nay 725 tấn nông sản...

Có “hộ chiếu”, từ đầu năm đến nay 725 tấn nông sản của tỉnh Hòa Bình đã được bán đi khắp thế giới


Cấp mã số vùng trồng – “hộ chiếu” giúp nông sản xứ Mường vươn ra thế giới

Quản lý mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói là điểm then chốt trong truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý cho một số sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh Hòa Bình khi đạt điều kiện xuất khẩu. Do đó, cấp mã số vùng trồng cũng như thực hiện tốt truy xuất nguồn gốc được ngành nông nghiệp tỉnh Hòa Bình xác định là cơ hội để tăng sức cạnh tranh cho nông sản ở cả thị trường nội địa và xuất khẩu.

Những năm qua, cùng với phát triển các ngành hàng, tỉnh Hòa Bình khuyến khích, đẩy mạnh việc hỗ trợ, giám sát các tổ chức, cá nhân đăng ký mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói để có thêm những tấm “hộ chiếu” đưa nông sản xứ Mường vươn ra thế giới.

Có

Tiến hành bọc lưới bưởi Diễn Đại Đồng (HTX Đại Đồng, xóm Đại Đồng, xã Ngọc Lương, huyện Yên Thuỷ, tỉnh Hòa Bình) để đóng gói trước khi chuyển lên xe xuất khẩu sang thị trường Vương Quốc Anh. Ảnh: Dương Linh.

Theo đó, sau một thời gian triển khai các giải pháp hỗ trợ cho hợp tác xã, tổ hợp tác thực hiện các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng, cải thiện mẫu mã sản phẩm, cấp và quản lý mã số vùng trồng… một số diện tích cam Cao Phong đã đủ điều kiện để xuất khẩu sang nhiều thị trường cao cấp, trong đó có thị trường Anh.

Kết quả là, tháng 1/2023, tại huyện Cao Phong, 7 tấn cam tươi được xuất khẩu sang thị trường Vương quốc Anh. Theo ghi nhận, những kiện hàng mẫu gửi sang Vương quốc Anh được thông quan mà không gặp vấn đề gì về an toàn thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ.

Tiếp đó, đến cuối năm 2023, nông dân huyện Lương Sơn đón niềm vui lớn khi lô bưởi Diễn Hòa Bình đầu tiên đã được xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ. Các sản phẩm bưởi trước khi được vận chuyển đi sơ chế đã được lấy mẫu kiểm định và vượt qua 900 chỉ tiêu kiểm định về an toàn thực phẩm theo yêu cầu của EU và quy định của nước nhập khẩu.

Có

Bao bì chứa đầy đủ thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm cam Cao Phong của HTX 3T Farm ở huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình. Ảnh: Linh Thủy.

Bà Nguyễn Thị Minh, Trưởng phòng NNPTNT huyện Lương Sơn cho biết: Nhằm khắc phục những hạn chế trong sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm đặc trưng của địa phương để xuất khẩu, từ đầu năm 2023, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh đã kết nối với Công ty cổ phần R.Y.B và huyện Lương Sơn xây dựng, phát triển chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm bưởi huyện Lương Sơn.

Cụ thể, tổng diện tích chuỗi liên kết trên 51ha, có 82 hộ là thành viên của 2 hợp tác xã và 1 tổ hợp tác trồng bưởi trên địa bàn tham gia thực hiện. Đến nay, bước đầu chuỗi liên kết đã cho thấy hiệu quả. Sau những đơn hàng xuất khẩu, bưởi Diễn tiêu thụ nhanh hơn ngay cả trong thị trường nội địa. Từ đó làm gia tăng giá trị, lợi thế cạnh tranh của sản phẩm, qua đó góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân.

Thời gian qua, nhằm cải thiện mẫu mã, chất lượng sản phẩm phục vụ mở rộng thị trường xuất khẩu, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp, UBND tỉnh Hòa Bình chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường thông tin, tuyên truyền, tập huấn cho các hộ có vùng trồng trong lĩnh vực trồng trọt, cơ sở đóng gói và đơn vị xuất khẩu quả tươi.

Có

Bưởi Diễn Lương Sơn được xuất khẩu phải trải qua rất nhiều công đoạn và kiểm định đã đáp ứng các tiêu chuẩn về mẫu mã, độ Brix và 900 hoạt chất… mới được thị trường Hoa Kỳ chấp nhận. Ảnh: Trần Linh.

Đồng thời, giám sát tối thiểu 1 lần/năm/mã số theo quy định của nước nhập khẩu. Tỷ lệ giám sát đạt 100% mã số/năm. Tại các vùng trồng cam, bưởi tập trung, nông dân tích cực đầu tư thâm canh, thực hiện hàng loạt giải pháp kỹ thuật, tiếp tục triển khai các nhiệm vụ trọng tâm của Đề án tái canh cây ăn quả có múi.

Từ năm 2019 đến nay, thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được giao, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Hòa Bình đã tham mưu ban hành, triển khai các văn bản chỉ đạo của cấp trên và thực hiện việc hướng dẫn, cấp, quản lý mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói theo đúng quy định.

Đến nay, dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh Hòa Bình, sự nỗ lực hỗ trợ sản xuất từ các cơ quan chuyên môn và địa phương, toàn tỉnh đã có 46 mã số vùng trồng xuất khẩu với tổng diện tích 389,77 ha và 5 mã số cơ sở đóng gói được Cục Bảo vệ thực vật cấp và nước nhập khẩu phê duyệt, duy trì.

Từ đó đã có một số mặt hàng nông sản đáp ứng đủ các yêu cầu xuất khẩu sang thị trường các nước Anh, Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU… Tính đến 6 tháng đầu năm, tổng sản lượng xuất khẩu các loại nông sản của tỉnh Hòa Bình đạt 725 tấn sản phẩm, giá trị xuất khẩu khoảng 31,6 tỷ đồng, tăng khoảng 10% so với cùng kỳ.

Hòa Bình tăng cường hoạt động cấp và quản lý mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói

Để được cấp mã số vùng trồng, nông dân cần đáp ứng các tiêu chí đối với sản phẩm như: Sản xuất bảo đảm an toàn, kiểm soát sinh vật gây hại, ghi chép sổ tay canh tác hoặc nhật ký đồng ruộng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm… Nắm bắt những quy định đó, ngành nông nghiệp tỉnh Hòa Bình đã khuyến khích, hỗ trợ nông dân tuân thủ quy trình chăm sóc, bảo đảm nông sản khi cung cấp ra thị trường đạt yêu cầu, đồng thời hướng dẫn các chủ thể hoàn thiện hồ sơ sản phẩm.

Có

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Hòa Bình kiểm tra nhật ký của hộ trồng bưởi được cấp mã số vùng trồng tại xã Ngọc Lương, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình. Ảnh: Thu Hoài.

Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện, công tác quản lý mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói cho thấy còn nhiều khó khăn cần khắc phục như: Quy định của các nước nhập khẩu nông sản ngày càng khắt khe, thường xuyên thay đổi nên cơ quan quản lý tại địa phương và doanh nghiệp xuất khẩu gặp những khó khăn nhất định trong quá trình cập nhật thông tin và áp dụng thực hiện.

Một số địa phương chưa quan tâm đến công tác cấp và quản lý mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói xuất khẩu, chưa có sự chủ động trong công tác giám sát mã số được cấp theo quy định. Một số cơ sở sơ chế, đóng gói và vùng trồng xuất khẩu gặp khó khăn trong việc cập nhật thông tin lên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia. Chưa có chính sách cụ thể cho việc hỗ trợ cấp và quản lý, giám sát mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói. Diện tích được cấp mã số vùng trồng còn quá ít so với tổng diện tích sản xuất trồng trọt toàn tỉnh (chiếm 0,42% trên tổng diện tích 92.326 ha)…

Ngoài ra, từ năm 2020 đến nay, cơ quan chuyên môn đã lập biên bản và báo cáo Cục Bảo vệ thực vật đề nghị thu hồi 2 mã số vùng trồng chuối, 6 mã số cơ sở đóng gói không có nhu cầu sử dụng, chủ mã số đề nghị thu hồi mã số và không đáp ứng được yêu cầu duy trì mã số.

Ông Nguyễn Hồng Yến – Chi Cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Hòa Bình, cho biết, để thiết lập được mã số vùng trồng vốn đã rất khó khăn, nhưng nếu buông lỏng quản lý và không kiểm soát tốt các đối tượng kiểm dịch thực vật thì sẽ dẫn đến tình trạng các lô hàng nông sản xuất khẩu không đáp ứng được quy định của nước nhập khẩu, làm tiềm ẩn nguy cơ giảm thị phần xuất khẩu.

Bởi vậy, để người nông dân tuân thủ quy trình canh tác, làm cơ sở được cấp mã số vùng trồng, hướng đến sản xuất bền vững, thúc đẩy xuất khẩu nông sản, tỉnh chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân thực hiện các chương trình giám sát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đáp ứng các quy định kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm; tăng cường quản lý, duy trì chất lượng của vùng trồng, cơ sở đóng gói đã được cấp mã số. Từ đó nâng cao giá trị sản phẩm nông sản trên địa bàn, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân.

Theo Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh Hòa Bình, thiết lập mã số vùng trồng sẽ góp phần đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực trồng trọt, phục vụ truy xuất nguồn gốc nông sản; nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh. Cùng với đó, nâng cao nhận thức nông dân, các tổ chức, cá nhân sản xuất trong việc tuân thủ các quy định về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm, góp phần nâng cao giá trị gia tăng cho nông sản trong nước và ngoài nước.

Do đó, cần phải có cơ chế thiết lập, quản lý, giám sát mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu trên địa bàn tỉnh một cách nghiêm túc. Tổ chức, cá nhân được cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói xuất khẩu tuân thủ quy định về thiết lập, quản lý, kiểm tra và giám sát mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói tuân thủ quy định của nước nhập khẩu. Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan trong quá trình triển khai hướng dẫn và cấp, quản lý mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc xuất xứ, minh bạch sản phẩm nông sản.

Thực hiện Công văn số 1776/BNN-BVTV,ngày 23/3/2023 của Bộ NN&PTNT về việc cấp và quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu, Sở NN&PTNT Hòa Bình ban hành Công văn số 1275/SNN-TTBVTV, ngày 23/5/2023 về việc tăng cường hoạt động cấp và quản lý mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói.

Căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ được giao, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đề ra những giải pháp nhằm quản lý tốt việc cấp mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói và duy trì theo đúng quy định, tập trung vào các nội dung: Tăng cường công tác quản lý nhà nước về mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói. Đẩy mạnh việc cấp mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói gói trên các loại cây trồng chủ lực, có lợi thế. Có cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã, người sản xuất hoàn thiện các điều kiện về nhân lực, yêu cầu kỹ thuật, cơ sở hạ tầng của các vùng trồng và các cơ sở sơ chế biến, đóng gói sản phẩm xuất khẩu. Huy động, lồng ghép các nguồn lực để tăng cường hỗ trợ hoàn thiện cơ sở hạ tầng, trang thiết bị của cơ sở sơ chế, đóng gói và vùng trồng phục vụ xuất khẩu.

Mặt khác, đối với các vùng trồng và cơ sở đóng gói được cấp mã số, cần thực hiện tốt việc duy trì các điều kiện đối với mã số được cấp theo đúng quy định; thông tin thường xuyên đến cơ quan chuyên môn về việc tiêu thụ và xuất khẩu nông sản; chủ động cập nhật thông tin kịp thời về yêu cầu của các nước nhập khẩu nông sản để áp dụng thực hiện. Chủ sở hữu mã số được cấp cần lưu trữ, bảo quản hồ sơ, ghi chép nhật ký và cập nhật nhật ký lên phần mềm cơ sở dữ liệu quốc gia…





Nguồn: https://danviet.vn/co-ho-chieu-tu-dau-nam-den-nay-725-tan-nong-san-cua-tinh-hoa-binh-da-duoc-ban-di-khap-the-gioi-20240630172308205.htm

Cùng chủ đề

Hòa Bình đột phá trong đào tạo nghề và tạo việc làm, góp phần giảm nghèo bền vững

Thông qua nhiều chính sách kịp thời, tạo bước đột phá về lĩnh vực đào tạo nghề và giải quyết việc, qua đó đã giúp nhiều người dân vùng quê, nhất là vùng DTTS trên địa bàn tỉnh Hòa Bình từng bước thoát nghèo, góp phần phát triển bền vững.Vượt qua nhiều khó khăn, các địa phương miền núi tỉnh Quảng Ninh đang từng bước chinh phục con đường chuyển đổi số đầy trở ngại. Những thành quả bước...

Nhổ củ hành tăm, củ gia vị trồng ở Hòa Bình đem muối lên, ấy thế mà bán thành công sang nước Anh

Tháng 10 vừa qua, sản phẩm hành tăm muối Yên Thủy đã vượt qua các yêu cầu về an toàn thực phẩm để xuất khẩu sang thị trường nước Anh. Đây là tín hiệu vui cho sản phẩm OCOP trong tỉnh, góp phần đưa thương hiệu nông sản Hòa Bình vươn...

Động lực thực sự của kinh tế Hòa Bình

Trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, Hòa Bình chú trọng việc phát triển công nghiệp, coi đây là hành trình tất yếu và đặt mục tiêu đưa lĩnh vực này thực sự trở thành động lực của nền kinh tế.

Sắp diễn ra Tuần Văn hóa – Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024

06/11/2024 12:48 (PLVN) - Tỉnh Hòa Bình dự kiến tổ chức Tuần Văn hóa – Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 từ ngày 15 – 23/11 với nhiều hoạt động đặc sắc. Tuần Văn hóa – Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 là sự kiện quan trọng của tỉnh Hòa Bình được chuẩn bị chu đáo nhằm quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, bản sắc văn hóa...

Nhiều hoạt động thu hút du khách tại Tuần lễ Văn hóa

Từ ngày 15 - 23/11/2024, tại TP Hòa Bình, sẽ diễn ra Tuần văn hóa, Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024. Đây là dịp để tỉnh Hòa Bình giới thiệu, quảng bá văn hóa đặc sắc của địa phương tới du khách trong và ngoài nước. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội bất ngờ thu hồi 1 bằng Cử nhân: Lý do là gì?

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội vừa có quyết định thu hồi bằng cử nhân của một người đang làm việc tại Trường Đại học Kinh Bắc là bà Đào Thị Bích Thuỷ. ...

Buộc dừng học tạm thời 6 học sinh đánh bạn học

Chiều 15/11, thông tin từ Phòng GDĐT huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) cho biết, đã có báo cáo Sở GDĐT tỉnh Bình Thuận liên quan đến vụ việc nữ sinh T.M. học lớp 7 (Trường THCS Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam) bị nhóm bạn đánh hội đồng phải nhập...

Cá Koi, cá quý tộc, quốc ngư Nhật Bản nuôi dày đặc ở một xã của Nam Định, dân đổi đời, nhà giàu lên

Hợp tác xã Sản xuất và thương mại Tân Khánh ở thôn Phong Cốc, xã Minh Tân (huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) thành lập năm 2021 với 16 thành viên chuyên sản xuất, kinh doanh cá Koi, loài cá được xem là 'quốc ngư Nhật Bản'. ...

Sẽ có gì thay đổi?

Ngày 15/11, Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký quyết định chính thức chuyển Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thành Đại học Kinh tế Quốc dân. ...

Hình ảnh tàu biển quốc tế Noordam đưa gần 2.000 du khách đến Đà Nẵng

Sáng 15/11, tàu biển quốc tế mang tên Noordam đã đưa gần 2.000 du khách đến Cảng Tiên Sa, TP.Đà Nẵng tham quan. ...

Bài đọc nhiều

Đã chi hàng tỷ đô mua của Việt Nam, thương nhân Trung Quốc còn tìm cơ hội trồng loại trái cây “vua” ở Lào

Báo cáo tuần về ngành hàng rau quả của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho thấy, các nhà nhập khẩu sầu riêng Trung Quốc đang tìm kiếm cơ hội đầu tư trồng sầu riêng ở Lào, trong khi đang chi hàng tỷ USD mua...

Gà sao, xưa là con động vật hoang dã xuất xứ châu Phi, nuôi thành công ở Thanh Hóa, thịt thơm ngon

Mô hình nuôi gà sao trên địa bàn thị trấn Ngọc Lặc (huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa) đã và đang mang lại thu nhập cho người dân, góp phần tích cực vào quá trình chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, đa dạng sản phẩm nông nghiệp của địa phương. ...

Giá cau ở Đắk Lắk lên xuống phập phù

Giá cau tại Đắk Lắk đang lên cao kỷ lục với gần 100 nghìn đồng/kg, thì bất ngờ tụt dốc một nửa, thương lái thu mua cầm chừng, lò sấy tạm đóng cửa, nông dân thấp thỏm lo âu. Câu chuyện giá cau lên xuống phập phù đã lặp đi lặp lại nhiều lần, vì vậy, tỉnh Đắk Lắk khuyến cáo người dân không nên mở rộng diện tích trồng cau ồ ạt.Sau trận mưa lũ vừa qua, nhiều...

Đi vớt rác, dân Quảng Ngãi vô tình vớt được con động vật có tên trong sách Đỏ, nộp ngành chức năng

Con động vật có tên trong sách Đỏ mà anh Phan Tồn, ở huyện Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) vô tình vớt được là một con đồi mồi (một loài rùa biển, động vật biển quý hiếm) chưa trưởng thành, nặng khoảng 5 kg, chiều rộng mai 27 cm, dài 31...

Xây dựng thương hiệu Sâm Ngọc Linh ra thị trường thế giới

Sâm Ngọc Linh được ví như báu vật của người Việt Nam, là loài sâm đặc biệt quý hiếm, chỉ trên đỉnh núi Ngọc Linh thuộc địa phận 2 tỉnh Quảng Nam và Kon Tum mới đủ điều kiện về thổ nhưỡng, chất đất có nhiều vi khoáng đặc biệt cho sâm phát triển. Nhằm bảo vệ và đưa thương hiệu sâm Ngọc Linh vươn xa, tháng 8/2016, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp giấy chứng nhận đăng ký...

Cùng chuyên mục

Cá Koi, cá quý tộc, quốc ngư Nhật Bản nuôi dày đặc ở một xã của Nam Định, dân đổi đời, nhà giàu lên

Hợp tác xã Sản xuất và thương mại Tân Khánh ở thôn Phong Cốc, xã Minh Tân (huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) thành lập năm 2021 với 16 thành viên chuyên sản xuất, kinh doanh cá Koi, loài cá được xem là 'quốc ngư Nhật Bản'. ...

Diễn đàn Khởi nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long: Hướng tới thành lập mạng lưới chuyển đổi xanh Mekong

Ngày 15/11, UBND tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức khai mạc Diễn đàn Khởi nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long lần II, năm 2024, với chủ đề “Kinh tế xanh - Động lực mới cho phát triển”.Những năm gần đây, chính quyền huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa đã tập trung mọi nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế. Cùng với sự quan tâm, hỗ trợ của...

Than đá ở Quảng Ninh của Việt Nam phát hiện, khai thác từ bao giờ, toàn cảnh mỏ than Bắc Kỳ?

Tài nguyên than đá dồi dào ở Bắc Kỳ đã được người Pháp thăm dò, khai thác từ cuối thế kỷ XIX và nhanh chóng trở thành một nguồn thu quan trọng của chính quyền thuộc địa. Báo Le Petit Niçois cho chúng ta biết thêm về tình hình khai thác...

Chuyển đổi số, giải pháp quan trọng trong bảo vệ, phát triển rừng bền vững

Theo ông Trần Quang Bảo, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT), việc ứng dụng chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ cao là đòi hỏi tất yếu để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. ...

Con ba khía, con động vật hoang dã, dân Sóc Trăng nuôi dưới tán rừng, bắt bán 70.000 đồng/kg

Huyện Cù Lao Dung (tỉnh Sóc Trăng) đã hỗ trợ nông dân thực hiện thành công mô hình nuôi ba khía (một loài động vật hoang dã lớp giáp xác) dưới tán rừng. Mô hình còn kết hợp ương dưỡng, sản xuất giống ba khía nhằm chủ động nguồn giống chất...

Mới nhất

Kyiv tuyên bố chiến đấu giành lại toàn bộ lãnh thổ

Ukraine đang chiến đấu để giành lại tất cả lãnh thổ hiện do Nga kiểm soát, và bất kỳ thông tin nào cho...

Xóa bỏ “địa giới hành chính” trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế

Tại Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) mới nhất, mức hưởng BHYT được thiết kế trên cơ sở xóa bỏ “địa giới hành chính” trong khám chữa bệnh. Xóa bỏ “địa giới hành chính” trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tếTại Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung...

VietinBank tài trợ hơn 12 tỷ đồng an sinh xã hội tại Thanh Hóa

Ngày 15/11/2024, VietinBank phối hợp với chính quyền huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa tổ chức Lễ Khánh thành Công trình Trường Tiểu học thị trấn Nga Sơn và Công trình Nhà văn hóa tiểu khu Nga Lộ 1, thị trấn Nga Sơn.Thực hiện chủ trương xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục và xây dựng nông...

Mới nhất