Trang chủChính trịNgoại giaoVì sao Nhật Bản chưa thể tách rời kinh tế với Trung...

Vì sao Nhật Bản chưa thể tách rời kinh tế với Trung Quốc?

Nhật Bản là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề do cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc, dù nền kinh tế của Tokyo và Bắc Kinh dường như đang phân tách nhưng trên thực tế đôi bên chỉ đang trải qua một giai đoạn thay đổi về cơ cấu.

Vì sao Nhật Bản chưa thể tách rời kinh tế với Trung Quốc?
Tính đến năm 2023, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản và Tokyo là đối tác thương mại lớn thứ hai của Bắc Kinh sau Mỹ. (Nguồn: China Daily)

Sáng kiến ​​của Nhật Bản, chứ không phải cạnh tranh Mỹ-Trung, đang thúc đẩy những thay đổi cơ cấu trong chính sách an ninh kinh tế của Tokyo.

Việc Trung Quốc đột ngột hạn chế xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản vào năm 2010 trong bối cảnh tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là lời cảnh tỉnh với Nhật Bản và từ đó, Tokyo đã nỗ lực giảm sự phụ thuộc quá mức vào Bắc Kinh.

Nhật Bản đã có hẳn một lộ trình nhằm tháo gỡ tình trạng trên. Năm 2020, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp đưa ra các biện pháp giúp các công ty Nhật Bản chuyển sản xuất từ ​​Trung Quốc sang Đông Nam Á hoặc trong nước.

Tokyo còn ban hành Luật An ninh kinh tế sâu rộng vào tháng 5/2022, cung cấp cơ sở pháp lý cho các chính sách an ninh kinh tế. Theo luật này, Tokyo sẽ điều chỉnh chính sách với Washington và Amsterdam bằng việc thắt chặt hạn chế xuất khẩu với các công nghệ liên quan đến chất bán dẫn và điện toán lượng tử.

Cùng năm, Trung Quốc chiếm khoảng 20% tỷ trọng nhập khẩu và xuất khẩu của Nhật Bản, cho thấy xu hướng giảm do mặt hàng xuất khẩu chính của Nhật Bản sang Trung Quốc là các sản phẩm liên quan đến ngành công nghiệp bán dẫn.

Một số động thái gần đây cũng cho thấy sự tách rời về kinh tế Nhật Bản và Trung Quốc. Sau khi Mitsubishi Motors rút khỏi Trung Quốc, Honda liền có kế hoạch giảm lực lượng lao động sản xuất tại đất nước tỉ dân. Ngoài ra, việc chỉ có 60-70% công ty Nhật Bản có lãi ở Trung Quốc đã khiến 30-40% công ty của Tokyo rút dần khỏi thị trường của Bắc Kinh.

Song những xu hướng này không phản ánh sự tách rời giữa hai nền kinh tế, mà thực chất chỉ là sự thay đổi cơ cấu mạnh mẽ mà nền kinh tế Nhật Bản và Trung Quốc đang trải qua.

Châu Á-Thái Bình Dương vẫn đang hướng tới hội nhập kinh tế khu vực, bất chấp hiện tượng phản toàn cầu hóa đang nổi lên tại nhiều nơi. Điển hình là việc Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực lần lượt có hiệu lực năm 2018 và 2022.

Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đã nhất trí nối lại đàm phán về hiệp định thương mại tự do ba bên tại Hội nghị thượng đỉnh vào tháng 5/2024. Đây là tín hiệu cho thấy lãnh đạo ba nước tiếp tục coi trọng và đẩy mạnh quan hệ kinh tế khu vực.

Mục tiêu sáng kiến ​​an ninh kinh tế của Nhật Bản là xây dựng “sân nhỏ, hàng rào cao”. Trong số 87 công ty nhận trợ cấp của Chính phủ tháng 6/2020, hầu hết đều sản xuất các vật liệu chiến lược như phụ tùng máy bay và thiết bị y tế. Như vậy, các dự án của JETRO chỉ dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Quan trọng nhất, các công ty Nhật Bản đang điều chỉnh cách kinh doanh và hầu hết đều không tách rời Trung Quốc.

Đối mặt thách thức như chi phí lao động tăng và quan hệ chính trị căng thẳng giữa hai nước, các công ty Nhật Bản bắt đầu áp dụng chiến lược “Trung Quốc cộng một” vào đầu những năm 2010. Đây là chiến lược khuyến khích các công ty đa dạng hóa chuỗi cung ứng và hoạt động sản xuất ngoài Trung Quốc để giảm thiểu rủi ro, điển hình như chuyển hoạt động kinh doanh sang các nước ASEAN.

Bên cạnh đó, nhằm đối phó gián đoạn chuỗi cung ứng do đại dịch Covid-19 gây ra, nhiều công ty Nhật Bản đã áp dụng chiến lược “Trung Quốc vì Trung Quốc”. Nghĩa là thay vì sản xuất hàng hóa và bán sang nơi khác, các doanh nghiệp phát triển sâu hơn vào thị trường nội địa đang lớn mạnh của Trung Quốc.

Giống nhiều công ty toàn cầu đang làm ăn với Trung Quốc, các công ty Nhật Bản đã trải qua một sự thay đổi đáng kể trong cách xây dựng chiến lược kinh doanh kể từ sau cuộc xung đột Ukraine. Họ ưu tiên cân nhắc địa chính trị hơn so với các dự báo kinh tế vĩ mô.

Sự thay đổi trong tư duy của các công ty Nhật Bản cũng góp phần củng cố chiến lược “Trung Quốc vì Trung Quốc” mà họ đang áp dụng.

Công nghệ mới đã tạo ra mô hình kinh doanh mới cho thương mại giữa hai nước – thương mại điện tử. Chỉ riêng năm 2022, người tiêu dùng Trung Quốc đã mua sản phẩm Nhật Bản thông qua sàn thương mại điện tử trị giá lên tới 14,4 tỷ USD.

Sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế trong quan hệ Nhật Bản-Trung Quốc có thể không dễ dàng bị phá vỡ. Tính đến năm 2023, Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản và Tokyo là đối tác thương mại lớn thứ hai của Bắc Kinh sau Mỹ.





Nguồn: https://baoquocte.vn/vi-sao-nhat-ban-chua-the-tach-roi-kinh-te-voi-trung-quoc-276584.html

Cùng chủ đề

Vốn ngoại ‘đổ’ mạnh vào bất động sản

TPO - Trong 8 tháng đầu năm, vốn ngoại giải ngân vào hoạt động kinh doanh bất động sản Việt Nam đạt 1,27 tỷ USD, gấp 2 lần cùng kỳ năm ngoái. 4 phân khúc được đánh giá hưởng lợi nhiều nhất từ dòng vốn ngoại là bất động sản công nghiệp, bán lẻ, văn phòng và nhà ở. Hút 1,27 tỷ vốn FDI Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tính đến 31/8, tổng...

Khai mạc hội nghị quốc tế lần thứ 8 Mạng lưới Công viên địa chất khu vực châu Á-Thái Bình Dương

Dự hội nghị có các đồng chí: Bùi Thanh Sơn, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao; Trần Hồng Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng; Hà Kim Ngọc, Thứ trưởng Ngoại giao, Chủ tịch Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam; Nông Thị Hà, Thứ trưởng-Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Hoàng Xuân Ánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng....

Điểm danh những sân vận động nổi tiếng tại Đông Nam Á

Nếu bạn là người yêu thể thao hay đơn giản chỉ muốn trải nghiệm không khí náo nhiệt...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

“Diễm xưa” rồi, Halal không chỉ là không thịt lợn, không rượu bia

Halal hiện có nghĩa là an toàn thực phẩm, sạch sẽ và sử dụng các phương pháp tinh vi để tránh các sản phẩm có hại.

Lý do tiêu nội địa điều chỉnh giảm giá, khách hàng truyền thống không vội mua thêm

Giá tiêu hôm nay 18/9/2024 tại thị trường trong nước giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 152.000 - 155.000 đồng/kg.

Giá vàng SJC nhảy vọt, thế giới được dự báo phá đỉnh, giới đầu tư có thể quay lưng

Giá vàng hôm nay 18/9/2024 ghi nhận vàng nhẫn có bước đi gây sốc, thị trường thế giới được kỳ vọng tiếp tục phá đỉnh khi Fed hạ lãi suất. Chuyên gia cho biết, giá kim loại quý sẽ tiếp tục tăng mạnh trong thời gian Fed họp chính sách.

Mật vụ Mỹ thú nhận về vụ ông Trump bị ám sát hụt, sự “giả tạo” trong xung đột Nga-phương Tây, Israel tuyên bố...

Diễn biến mới quanh vụ ông Donald Trump bị sám sát hụt hôm 15/9, mối quan hệ Nga với phương Tây, Israel ra tuyên bố quan trọng về căng thẳng với Hezbollah, Nga tăng cường quy mô quân đội... là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong ngày.

Thúc đẩy hợp tác văn hóa Việt-Nga tại diễn đàn quốc tế ở St. Petersburg

Nhận lời mời của Bộ trưởng Bộ Văn hóa Liên bang Nga O.B. Liubimova, đoàn Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam do Thứ trưởng Tạ Quang Đông dẫn đầu đã tham dự Diễn đàn quốc tế các nền văn hóa liên kết St. Petersburg lần thứ X.

Bài đọc nhiều

Chuyên gia dự báo sốc về mức tăng trưởng kinh tế của đất nước đông dân nhất thế giới

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Ấn Độ (RBI) Shaktikanta Das nhận định, quốc gia Nam Á này có thể đạt mức tăng trưởng kinh tế bền vững lên đến 8% trong trung hạn.

Giá cà phê tăng “không điểm dừng”, thị trường đang mua quá mức, dự báo về một đợt điều chỉnh giá mạnh?

Hy vọng cắt giảm lãi suất của Fed khiến cho chỉ số đồng USD sụt giảm và thúc đẩy thị trường hàng hóa mua vào. Tuy nhiên, điều đó cũng khiến các chuyên gia cảnh báo về lượng mua khống nhiều, thị trường vào vùng mua quá mức, do đó sẽ có đợt điều chỉnh giá xuống trước khi tăng trở lại.

Giá xăng dầu hôm nay 16/9: Phục hồi nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 16/9, theo Oilprice, lúc 5h30 ngày 16/9 (giờ Việt Nam), giá dầu Brent và WTI cùng tăng nhẹ, xấp xỉ 30 cent.

Lực mua từ các thị trường tăng, kỳ vọng tiêu nội địa cán mốc giá mới

Giá tiêu hôm nay 17/9/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 152.000 - 156.000 đồng/kg.

Giá vàng nhẫn làm nên lịch sử, thế giới ‘nhảy múa’, nhắm thẳng mốc 3.000 USD, xuất hiện làn sóng chốt lời

Giá vàng hôm nay 17/9/2024, giá vàng nhẫn và thế giới “dắt tay nhau” tăng mạnh lên mức cao kỷ lục mọi thời đại. Nhà đầu tư đang chốt lời, ngưỡng 3.000 USD/ounce đang được “để mắt”.

Cùng chuyên mục

“Diễm xưa” rồi, Halal không chỉ là không thịt lợn, không rượu bia

Halal hiện có nghĩa là an toàn thực phẩm, sạch sẽ và sử dụng các phương pháp tinh vi để tránh các sản phẩm có hại.

Lý do tiêu nội địa điều chỉnh giảm giá, khách hàng truyền thống không vội mua thêm

Giá tiêu hôm nay 18/9/2024 tại thị trường trong nước giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 152.000 - 155.000 đồng/kg.

Giá vàng SJC nhảy vọt, thế giới được dự báo phá đỉnh, giới đầu tư có thể quay lưng

Giá vàng hôm nay 18/9/2024 ghi nhận vàng nhẫn có bước đi gây sốc, thị trường thế giới được kỳ vọng tiếp tục phá đỉnh khi Fed hạ lãi suất. Chuyên gia cho biết, giá kim loại quý sẽ tiếp tục tăng mạnh trong thời gian Fed họp chính sách.

Sắp diễn ra Hội chợ sản phẩm công nghiệp trong các khu công nghiệp Hà Nội

Baoquocte.vn. Hội chợ sản phẩm công nghiệp trong các khu công nghiệp Hà Nội với quy mô 120 gian hàng, trưng bày, giới thiệu sản phẩm công nghệ thông tin; điện, điện tử; trang thiết bị nội, ngoại thất...

Nga có bước tiến mới với đồng Ruble kỹ thuật số, yêu cầu bảo đảm một vấn đề

Ngày 16/9, Ngân hàng Trung ương Nga gửi đề nghị đến Bộ Tài chính nước này, yêu cầu từ nay đến ngày 1/7/2025, tất cả các tổ chức tín dụng lớn trong nước phải bảo đảm cho khách hàng khả năng giao dịch với đồng tiền Ruble kỹ thuật số.

Mới nhất

Các Bộ trưởng ASEAN thông qua Tuyên bố về tăng cường kết nối chuỗi cung ứng

Sáng ngày 16/9/2024, các Hội nghị trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 56 (AEM 56) đã khai mạc tại Viêng Chăn, Lào, dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Công Thương Lào Malaithong Kommasith cùng sự tham dự của Bộ trưởng Kinh tế các nước thành viên...

Giá cà phê tăng cao trước vụ thu hoạch do thiếu hàng?

Dự báo giá cà phê ngày 18/9/2024, tại thị trường trong nước tiếp đà giảm. Theo Tổng cục Hải quan, trong tháng 8/2024 Việt Nam xuất đi 76.214 tấn cà phê, giảm 5,5% so với cùng kỳ năm 2023. Lũy kế 8 tháng đầu năm xuất khẩu chưa tới 1,1 triệu tấn, giảm hơn...

Phát huy vai trò của hệ thống báo Đảng trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Các đồng chí chủ trì hội thảo: Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam; Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện...

Tình huống bất ngờ trong đêm khai mạc Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ 2024

TPO - Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ khai mạc vào tối 16/9 được rút gọn cả về thời lượng và quy mô, lồng ghép thêm hoạt động gây quỹ hỗ trợ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3. Tối 16/9, Sở VH-TT TPHCM phối hợp UBND...

Phố cổ Hà Nội chật cứng người đêm Trung thu

17/09/2024 | 23:13 TPO - Tối 17/9 (tức rằm Trung thu), đông đảo người dân Thủ đô và du khách đổ về phố Hàng Mã để...

Mới nhất