Trang chủNewsThời sựĐấu giá quyền khai thác khoáng sản phải chặt chẽ, minh bạch

Đấu giá quyền khai thác khoáng sản phải chặt chẽ, minh bạch


Tránh thất thoát trong đấu giá quyền khai thác khoáng sản 

Khoáng sản là tài nguyên quý giá của đất nước, hầu hết không thể tái tạo, bồi đắp, đòi hỏi phải được quản lý, khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, đóng góp tương xứng với giá trị của nó vào ngân sách Nhà nước, góp phần vào sự phát triển đất nước. Tuy nhiên, khoáng sản cũng là “miếng mỡ ngon đặt trước miệng mèo”. Đặt vấn đề này, ĐBQH Trần Hữu Hậu (Tây Ninh) đề nghị, dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản cần quy định chặt chẽ, rõ ràng, minh bạch về cấp quyền khai thác khoáng sản và đấu giá quyền khai thác khoáng sản, nhằm tránh tiêu cực trong lĩnh vực này.

Đấu giá quyền khai thác khoáng sản phải chặt chẽ, minh bạch -0
ĐBQH Trần Hữu Hậu (Tây Ninh) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Đại biểu Trần Hữu Hậu cho biết, Báo cáo tổng kết 13 năm thực hiện Luật Khoáng sản 2010 cho thấy, việc đấu giá quyền khai thác khoáng sản mang lại hiệu quả cao, tăng thu cho Ngân sách Nhà nước nhưng tỷ lệ cấp phép khai thác thông qua đấu giá là rất thấp. Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn ngày 4.6 vừa qua, khi trả lời về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh đã nêu lý do “Bộ thực hiện đúng theo Nghị định số 158/2016/NĐ-CP, theo đó đã quy định 7 trường hợp không đấu giá”; Bộ trưởng cũng khẳng định, sẽ thực hiện tối đa việc đấu giá quyền khai thác khoáng sản.

Đấu giá quyền khai thác khoáng sản phải chặt chẽ, minh bạch -0
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Tuy nhiên, Điều 104 dự thảo Luật lấy lại 3/7 nội dung về đấu giá quyền khai thác khoáng sản của Nghị định số 158/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Khoáng sản và có quy định khái quát hơn; đồng thời, giao Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết và quyết định. “Nếu không có sự thay đổi căn bản trong các quy định tại Nghị định số 158 thì Bộ Tài nguyên và Môi trường và các địa phương sẽ khó chuyển mạnh sang đấu giá quyền khai thác khoáng sản hoặc có hình thức thực hiện phù hợp nhằm bảo đảm khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên khoáng sản của quốc gia”, đại biểu Trần Hữu Hậu nói. 

Tại khoản b, Điều 104 dự thảo Luật quy định khu vực không đấu giá quyền khai thác là: “Khoáng sản được quy hoạch là nguồn nguyên liệu cho các dự án chế biến ra sản phẩm công nghiệp theo quy hoạch khoáng sản”. Cho rằng, quy định như thế là đúng nhưng chưa đủ, đại biểu Trần Hữu Hậu chỉ rõ, quyền khai thác khoáng sản ở khu vực này cần được định giá phù hợp và đưa vào giá dự toán để tổ chức đấu thầu thực hiện dự án chế biến ra sản phẩm công nghiệp. “Như vậy, dù không đấu giá quyền khai thác khoáng sản nhưng ngân sách Nhà nước sẽ giảm bớt thất thoát”. 

Theo quy hoạch hiện hành, “các khu vực khoáng sản đã được cấp giấy phép thăm dò hoặc giấy phép khai thác khoáng sản” sẽ không phải “đấu giá quyền khai thác”. Cho rằng, quy định như vậy là “có lý, có tình, có trước, có sau, nhất là trong điều kiện thăm dò khoảng sản hết sức khó khăn trước đây”, song đại biểu Trần Hữu Hậu cũng nhắc lại câu trả lời của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về trường hợp các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước đã thăm dò xong, có giấy phép khai thác nhưng không được tự triển khai các dự án khai thác do nhiều nguyên nhân thì “có thể đưa ra đấu giá khi xác định doanh nghiệp không thể thực hiện tổ chức khai thác”.

Theo đại biểu, trong thực tế, với trường hợp trên, có rất nhiều tình huống cần được lưu ý và quy định chặt chẽ để tránh tiêu cực. Ví dụ, doanh nghiệp không tự triển khai các dự án khai thác nhưng có thể dùng quyền khai thác để liên doanh, liên kết, góp vốn đầu tư với doanh nghiệp khác để triển khai khai thác. “Đây là cách làm đúng, mở hướng cho doanh nghiệp và huy động được nguồn lực xã hội vào khai thác, chế biến khoáng sản. Nhưng như vậy thì doanh nghiệp khác sẽ không cần đấu giá mà vẫn đương nhiên được khai thác. Với trường hợp này, cần phải định giá quyền khai thác khoáng sản khi đưa vào góp vốn để tránh thất thoát tài sản của Nhà nước”, đại biểu Trần Hữu Hậu nhấn mạnh. 

Đấu giá quyền khai thác khoáng sản phải chặt chẽ, minh bạch -0
ĐBQH Trương Trọng Nghĩa (TP. Hồ Chí Minh)  phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Thực tế nhiều năm qua cũng cho thấy, việc định giá tài sản và định giá quyền sử dụng đất để đưa vào góp vốn dù đã có những quy định cụ thể nhưng vẫn xảy ra nhiều vi phạm và không ít cán bộ các cấp đã bị kỷ luật, bị vướng vòng lao lý. “Việc định giá quyền khai thác khoáng sản là rất cần thiết nhưng khá phức tạp và cần được nghiên cứu và quy định chặt chẽ, rõ ràng, minh bạch trong luật phục vụ cho các hoạt động liên quan. Vì vậy, dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản cần bổ sung một điều về định giá quyền khai thác khoáng sản”, đại biểu Trần Hữu Hậu đề nghị. 

Điều 104 dự thảo Luật quy định về khu vực đấu giá và không đấu giá quyền khai thác khoáng sản. ĐBQH Trương Trọng Nghĩa (TP. Hồ Chí Minh) cho rằng, đấu giá chủ yếu đánh vào trị giá thương mại và đánh vào nguồn thu, còn không đấu giá là mang ý nghĩa chiến lược, có thể rất hệ trọng nhưng không thể đem ra thương mại hóa và cho đấu giá tự do được. Do vậy, cần có tiêu chí rõ ràng để xác định khu vực đấu giá và không đấu giá quyền khai thác khoáng sản để vừa có thể khai thác khoáng sản, phục vụ phát triển kinh tế, đồng thời vừa bảo vệ được lợi ích quốc gia. “Đối với những khoáng sản mang tính chất chiến lược quan trọng, thậm chí là quan trọng trên phạm vi thế giới nữa, thì chúng ta có những tiêu chí rõ ràng”, đại biểu Trương Trọng Nghĩa nói.

Đánh giá kỹ tác động khi phân loại 4 nhóm khoáng sản

Về phân nhóm khoáng sản, một số đại biểu Quốc hội cho rằng, dự thảo Luật đã quy định rõ ràng hơn và tiến bộ hơn so với luật hiện hành. Cụ thể, dự thảo Luật quy định phân thành 4 nhóm khoáng sản, trong đó tách riêng nhóm khoáng sản là vật liệu xây dựng thông thường (nhóm III) và khoáng sản làm vật liệu san lấp (nhóm IV).

Đấu giá quyền khai thác khoáng sản phải chặt chẽ, minh bạch -0
ĐBQH Nguyễn Quang Huân (Bình Dương) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Tuy nhiên, theo báo cáo thẩm tra của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, một số loại khoáng sản có thể sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau nên khó xác định thuộc nhóm khoáng sản nào, gây chồng chéo thẩm quyền quy hoạch khoáng sản giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường và UBND cấp tỉnh. ĐBQH Nguyễn Quang Huân (Bình Dương) cho rằng, đây là lĩnh vực mới, nên có đánh giá tác động về quản lý nhà nước rõ ràng, cụ thể. 

Đấu giá quyền khai thác khoáng sản phải chặt chẽ, minh bạch -0
ĐBQH Trần Thị Kim Nhung (Quảng Ninh) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Dự thảo Luật đưa ra hai yếu tố để làm căn cứ phân loại ra 4 nhóm khoáng sản là “công dụng” và “mục đích quản lý”. Trong hai yếu tố này, theo ĐBQH Trần Thị Kim Nhung (Quảng Ninh), nếu coi yếu tố “mục đích quản lý” là căn cứ để phân loại các nhóm khoáng sản thì khó có thể phân loại được, vì đã là khoáng sản thì dù là giá trị cao hay thấp đều phải được quản lý chặt chẽ, công khai, minh bạch, hiệu quả, do đó đều có chung một mục đích quản lý, có chăng thì chỉ khác nhau về thẩm quyền quản lý, về cách thức quản lý, phương thức quản lý… Cùng quan điểm này, ĐBQH Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc) đề nghị, làm rõ hơn công dụng, mục đích quản lý đối với từng nhóm khoáng sản và có thể nghiên cứu thành các nhóm tiêu chí để phân loại nhóm khoáng sản.

Bên cạnh đó, theo quy định về giải thích từ ngữ tại khoản 11 Điều 3 dự thảo Luật thì 4 nhóm khoáng sản được phân loại tại Điều 7 dự thảo Luật đều là khoáng vật, khoáng chất có ích. Tuy nhiên, tại khoản 3 Điều 102 dự thảo Luật lại quy định một loại khoáng sản nữa là khoáng sản không có giá trị sử dụng. Do đó, đại biểu Trần Thị Kim Nhung đề nghị, cân nhắc kỹ lưỡng hơn về tiêu chí phân loại nhóm khoáng sản để có ranh giới rõ ràng giữa các nhóm khoáng sản cũng như bảo đảm sự thống nhất trong việc phân loại khoáng sản trong dự thảo Luật.



Nguồn: https://daibieunhandan.vn/quoc-hoi-va-cu-tri/dau-gia-quyen-khai-thac-khoang-san-phai-chat-che-minh-bach-i377349/

Cùng chủ đề

Thanh niên Đông Nam Á cùng trăn trở chủ đề môi trường, thiên tai

Sáng 15-11, những hoạt động đầu tiên của các đại biểu Tàu thanh niên Đông Nam Á - Nhật Bản (SSEAYP) lần thứ 48 tại TP.HCM đã bắt đầu với các phiên thảo luận về nhiều chủ đề như bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, phục hồi sau thiên tai. ...

Cấm phân lô, bán nền có kiểm soát được thị trường bất động sản?

Các chuyên gia cho rằng trước mắt, việc cấm phân lô, bán nền sẽ khiến thị trường khan hiếm nguồn cung, nhưng sẽ ổn định về lâu dài. Theo dự án luật mới được Quốc hội thông qua, 3 luật liên quan tới thị trường bất động sản là: Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có hiệu lực từ 1/8/2024. Thời điểm sớm hơn 5 tháng so với...

Nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội 2026-2030: Phải có tư duy đột phá

DNVN - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh các giải pháp, phương hướng, nhiệm vụ đề ra tại Báo cáo Đánh giá 5 năm thực hiện "Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030", phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế -...

Tổ chức ngày hội tôn vinh giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Bình Thuận

(Tổ Quốc) - Ngày hội Văn hóa các dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Bình Thuận lần thứ I năm 2024 dự kiến sẽ được tổ chức tại TP Phan Thiết với nhiều hoạt động phong phú, đặc sắc. ...

Chủ đầu tư hết vốn, nhà thầu dừng thi công tuyến đường trăm tỷ ở Vĩnh Phúc

Công trình cải tạo nâng cấp đường Thổ Tang (TL304) đi Vĩnh Sơn (đường trục trung tâm huyện Vĩnh Tường ĐH15B) đã thi công gần 2 năm nay. Tuy nhiên, hiện mới đưa 1 làn đường vào sử dụng, gây khó khăn cho người dân trong quá trình đi lại. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vietcombank được vinh danh Thương hiệu quốc gia lần thứ 9

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) là ngân hàng duy nhất đạt Thương hiệu quốc gia qua tất cả các kỳ bình chọn từ năm 2003 đến nay. Chương trình Thương hiệu quốc gia là chương trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn và duy nhất của Chính phủ nhằm xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia thông qua thương hiệu sản phẩm. Việc tham gia chương trình là một quá trình để doanh nghiệp...

Viettel tăng tới 50% lưu lượng, giá không đổi khi roaming tại Hàn Quốc và Trung Quốc

Một mùa lễ hội đang đến gần, để đồng hành cùng khách hàng trong những chuyến xuất ngoại cuối năm, từ 08/11/2024, Viettel tăng tới 50% lưu lượng data Roaming tại Hàn Quốc và Trung Quốc với mức giá không đổi. Data Roaming đi Hàn Quốc chỉ từ 20.000đ/ngày Cụ thể, 2 gói cước HQ8 và HQ10 sẽ được tăng lưu lượng lần lượt từ 6GB lên 8GB và từ 10GB lên 15GB với mức giá không đổi. Ngoài ra khách...

Bac A Bank ưu đãi lãi suất vay ngắn hạn dành cho khách hàng cá nhân dịp cuối năm

Đón đầu nhu cầu tài chính cấp thiết phục vụ đời sống cũng như sản xuất kinh doanh mùa cuối năm, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) triển khai chương trình ưu đãi tín dụng “Vay ưu đãi - Lãi linh hoạt” dành cho khách hàng cá nhân để góp phần kết nối khách hàng với nguồn vốn dồi dào bằng chi phí sử dụng vốn cạnh tranh cùng dịch vụ chăm sóc tận tâm. Từ ngày 8.10...

Sản phẩm “bất ngờ” của TH được đón nhận tại Trung Quốc

Trong 6 kỳ Hội chợ Nhập khẩu quốc tế (CIIE) Thượng Hải, các doanh nghiệp Việt Nam đã giới thiệu tới bạn hàng Trung Quốc các sản phẩm thế mạnh của mình như cà phê, hạt điều, các dòng đồ uống hoa quả, nước yến. Tại hội chợ lần này, Tập đoàn TH - doanh nghiệp được biết đến với thương hiệu TH true MILK, mang tới dòng sản phẩm bất ngờ với nhiều bạn hàng: Bơ lạt tự...

Nâng cao vai trò của thành phần kinh tế nhà nước – nhìn từ thực tiễn Vietnam Airlines

Đó là nội dung của cuộc hội thảo tới đây (ngày 10/11), do Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương phối hợp tổ chức tại Hà Nội với chủ đề: “Nâng cao vai trò của thành phần kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam - từ thực tiễn Tổng...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Cao Việt Nguyễn: Tái hiện lịch sử Việt Nam qua hình ảnh nhân vật

Đây là cuốn sách minh họa đặc biệt 264 nhân vật lịch sử, do Kaovjets Ngujens (Cao Việt Nguyễn), họa sĩ trẻ người Latvia gốc Việt, thực hiện. Đã làm nhiều dự án minh họa sách, tranh tường, phim lịch sử tại châu Âu, cũng như sách nghiên cứu lịch sử Việt Nam, chàng họa sĩ trẻ sống ở phương Tây nhưng đặc biệt quan tâm tới lịch sử nước nhà. Ban đầu chỉ là ý tưởng minh họa một...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Y Luyện – cây đại thụ giữa đại ngàn

Khi còn làm lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk cho đến lúc về hưu, ông...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Cùng chuyên mục

Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giúp ‘kết nối’ sản phẩm DRC đến nhiều doanh nghiệp

Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam đã kết nối nhu cầu sử dụng hàng Việt, giúp sản phẩm săm lốp DRC được nhiều doanh nghiệp ưu tiên sử dụng. Ông Lê Hoàng Khánh Nhựt – Tổng Giám đốc Công ty CP Cao su Đà Nẵng (DRC) đã chia sẻ như vậy trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo Công Thương về những hiệu quả lớn mà Cuộc vận động...

Gia Lai: Giao lưu sáng kiến truyền thông về phòng – chống bạo lực gia đình

Ngày 15/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị giao lưu chia sẻ kinh nghiệm, sáng kiến truyền thông về phòng - chống bạo lực gia đình.Chiều 15/11, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kon Tum Dương Văn Trang đã đến chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với đồng bào Xơ Đăng ở thôn Kon Vơng Kia, thị trấn Măng...

điều động, bổ nhiệm 3 Giám đốc Sở

Kinhtedothi - Ngày 15/11, tỉnh Ninh Bình công bố các quyết định điều động, bổ nhiệm Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư. Ngày 15/11, ông Phạm Quang Ngọc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình đã trao các quyết định của UBND tỉnh Ninh Bình về điều động, bổ nhiệm Giám đốc 3 Sở ở tỉnh này. Theo đó, UBND tỉnh Ninh Bình quyết định bổ nhiệm ông...

Công bố cuộc thi viết với chủ đề ‘Doanh nhân với chữ hiếu và gia đình’

(CLO) Ngày 15/11, Báo Phụ nữ TPHCM phối hợp với Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn (DNSG) tổ chức họp báo công bố cuộc thi viết với chủ đề "Doanh nhân với chữ hiếu và gia đình". ...

Bổ sung 800 tỷ đồng cho Bộ Giao thông vận tải để xây cầu Phong Châu mới

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã ký quyết định bổ sung 800 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2024 cho Bộ GTVT thực hiện dự án đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới. Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình có quyết định bổ sung vốn từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2024 cho Bộ GTVT để thực hiện dự án đầu tư xây dựng cầu Phong...

Mới nhất

Gia Lai: Giao lưu sáng kiến truyền thông về phòng – chống bạo lực gia đình

Ngày 15/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị giao lưu chia sẻ kinh nghiệm, sáng kiến truyền thông về phòng - chống bạo lực gia đình.Chiều 15/11, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kon Tum Dương Văn Trang đã đến chung vui Ngày...

Đồng Tháp lập Tổ kiểm tra, đôn đốc giải ngân đầu tư công năm 2024

Thời gian kiểm tra, đánh giá từ ngày 12 - 19/11/2024. Thời gian kết thúc kiểm tra và báo cáo UBND tỉnh trong tháng 11/2024. Đồng Tháp lập Tổ kiểm tra, đôn đốc giải ngân đầu tư công năm 2024Thời gian kiểm tra, đánh giá từ ngày 12 - 19/11/2024. Thời gian kết thúc kiểm tra và báo cáo UBND...

Đầu tư vô lo với “siêu phẩm” chuẩn pháp lý, nhẹ thanh toán Eaton Park

Lợi thế về pháp lý, giá bán cùng chính sách thanh toán linh hoạt và toàn diện, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng trở thành yếu tố then chốt tăng sức hút cho dự án Eaton Park trong mắt các nhà đầu tư. Đầu tư vô lo với “siêu phẩm” chuẩn pháp lý, nhẹ thanh toán Eaton ParkLợi...

Ngày về mốc 1.200 cận kề?

Sự chán nản bao trùm thị trường trong phiên 15/11, đưa VN-Index về mức 1.218,6 điểm và nhiều dòng cổ phiếu chìm trong sắc đỏ. Với quán tính giảm nhiều ngày qua, chuyên gia phân tích Chứng khoán BSC lo ngại VN-Index có thể giảm về mức 1.200 điểm. VN-Index tiếp tục giảm hơn 13 điểm: Ngày về mốc...

Đám cưới cho của hồi môn ‘khủng’, vợ chồng trẻ có ỷ lại?

Không phải là tất cả, nhưng những cặp đôi mới cưới được cha mẹ cho nhiều của hồi môn dễ có tâm lý ỷ lại. ...

Mới nhất