Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcGiảm "gặp gỡ" qua công nghệ để gắn kết gia đình

Giảm “gặp gỡ” qua công nghệ để gắn kết gia đình

Hình ảnh chiếc điện thoại trên bàn ăn ở nhiều gia đình Việt Nam trở nên quen thuộc. Tự bao giờ, cha mẹ và con cái trở nên kiệm lời với nhau, chủ yếu liên hệ qua Zalo, Messenger, Viber…

Gia đình
Sự len lỏi của các thiết bị công nghệ trong bữa ăn của nhiều gia đình trở nên quen thuộc. (Ảnh minh họa: Internet)

Có thể nói, Cách mạng Công nghiệp 4.0 đã làm thay đổi diện mạo của cuộc sống. Với sự hỗ trợ của công nghệ, việc kết nối, liên lạc giữa các thành viên trong gia đình đã trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, do “gặp gỡ” qua công nghệ nhiều nên việc tương tác thực tế giữa đời thực trở nên ít hơn. Đây được xem là “rào cản” vô hình giữa các thành viên trong gia đình hiện đại.

Trong suốt chiều dài lịch sử xây dựng và phát triển, Đảng và Nhà nước ta luôn đề cao vai trò và vị trí của gia đình. Đây được xem là nhân tố quan trọng trong toàn bộ chính sách xây dựng, phát triển đất nước. Thế nhưng, trong xã hội hiện đại, nhiều giá trị gia đình đang có nguy cơ bị mai một.

Gần đây, sự xuống cấp của đạo đức xã hội, đặc biệt là sự ứng xử lệch chuẩn của con cái đối với ông bà, cha mẹ khiến nhiều người lo ngại. Bên cạnh đó, trong xã hội hiện đại, cha mẹ thường dành thời gian quá nhiều cho công việc cá nhân mà chưa chú ý quan tâm, chăm sóc con cái. Nhiều đứa trẻ cô đơn, lạc lõng ngay trong chính căn nhà của mình. Theo nhiều đánh giá, đó cũng là những lực cản vô cùng nguy hại trong việc xây dựng và lan tỏa các hệ giá trị và chuẩn mực tốt đẹp của con người Việt Nam.

Bối cảnh chuyển đổi của Việt Nam hiện nay, sự xung đột giữa giá trị cũ – mới, truyền thống – hiện đại cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho việc hình thành hệ giá trị gia đình với những tiêu chí ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, văn minh hiện nay gặp không ít khó khăn, thách thức. Nhiều chuyên gia cho rằng, ở nhiều nơi, giá trị gia đình bị đảo lộn, dẫn đến sự khủng hoảng chức năng gia đình, dẫn đến “đứt gãy” về mặt giá trị, đạo đức và văn hóa truyền thống.

Xã hội hiện đại, dưới sự tác động của những mặt trái cơ chế thị trường, nhiều giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của gia đình cũng đang bị ảnh hưởng. Không ít gia đình đề cao chức năng kinh tế, chưa chú trọng xây đắp quan hệ tình cảm, xem nhẹ việc giáo dục ý thức trách nhiệm, lối sống lành mạnh cho các thành viên. Do đó, độ kết nối giữa các thành viên trở nên lỏng lẻo hơn.

Nếu như gia đình Việt Nam truyền thống, bữa cơm đầm ấm mỗi ngày thể hiện tính cộng đồng, sự gắn kết giữa các thành viên; thì trong nhiều năm gần đây, kiểu mẫu gia đình truyền thống đã có sự “chuyển mình” với những đặc điểm mới. Sự bận rộn, chuyện học hành của con cái tác động đến lối sống, khiến bữa cơm thiếu vắng các thành viên. Hình ảnh gia đình vui vẻ xung quanh mâm cơm trở nên hiếm hoi hơn.

Trong thời đại công nghệ số, sự ỷ lại vào công nghệ, khiến con người trở nên ít giao tiếp trực tiếp với nhau. Hình ảnh những chiếc điện thoại trên bàn ăn trở nên quen thuộc ở nhiều gia đình Việt Nam. Tự bao giờ, cha mẹ và con cái trở nên kiệm lời với nhau, chủ yếu liên hệ qua Zalo, Messenger, Viber…

Vì thế, sống cùng nhà, cha mẹ và con cái tuy gần mặt nhưng lại cách lòng, liên hệ với nhau chủ yếu qua những tin nhắn, hay qua các công cụ thông minh. Mọi người ít giao tiếp trực tiếp với nhau, ít chia sẻ với nhau, cũng ít hiểu nhau hơn, những xung đột cũng nảy sinh từ đây.

Như vậy, việc phủ sóng, “xâm lấn” của công nghệ vào đời sống khiến thói quen sinh hoạt dần thay đổi. Trẻ em do được tiếp xúc sớm với các thiết bị thông minh trở nên tự tin hơn. Tuy nhiên, những nề nếp, thói quen như lời chào, lời cảm ơn, xin lỗi của trẻ cũng thưa thớt dần. Do đó, chủ động bảo vệ gia đình khỏi những tác động của công nghệ càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Thực tế, gia đình là nơi đầu tiên đảm nhận vai trò giáo dục. Ông bà, cha mẹ chính là người thầy của trẻ. Đối với các bậc cha mẹ – hãy xem việc nuôi dạy con cái là niềm vui lớn nhất cũng là trách nhiệm trong cuộc sống. Việc thiếu trách nhiệm trong giáo dục trẻ được xem là nguyên nhân cơ bản nhất khiến trẻ có lối sống lệch lạc, tác động đến việc hình thành nhân cách trong tương lai. Từ đó, sự kết nối giảm dần, mỗi người “mạnh ai nấy làm”, gia đình dễ nảy sinh nhiều vấn đề.

Trước sự len lỏi của công nghệ số, các bậc cha mẹ cần có nhận thức đúng đắn về lợi ích, cơ hội cũng như nguy cơ, tác hại mà công nghệ mang lại. Từ đó, gia đình nên đặt ra những quy tắc chung để các thành viên thực hiện, xây dựng nề nếp, quy định cụ thể thời gian sử dụng các thiết bị công nghệ.

Đặc biệt, các bậc cha mẹ nên chủ động thay đổi bản thân, thực hành làm gương. Dành thời gian quan tâm, giáo dục nhiều hơn đến con cái, tránh lạm dụng thiết bị công nghệ thông minh để theo dõi, trao đổi với con. Đồng thời, nên tạo ra các không gian hoạt động chung của gia đình.

Phụ huynh nên chủ động hướng dẫn các con cách sử dụng mạng an toàn, lành mạnh, thông minh, chia sẻ với con em về những cạm bẫy, nguy hại trên Internet; có kỹ năng và biết tự phòng tránh những rủi ro. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là việc tăng cường trò chuyện, kết nối giữa các thành viên để thấu hiểu nhau.

Theo nhiều chuyên gia tâm lý, giáo dục, sự hình thành nhân cách con người từ giáo dục gia đình là những dấu ấn kiến thức đầu tiên không dễ phai mờ đối với con người. Những bài học cơ bản mà mỗi người tiếp thu được trong gia đình sẽ giống như những vết mực đầu tiên trên trang giấy trắng, tạo thành những nguyên tắc sống cho một nhân cách trong suốt cuộc đời họ.

Hơn thế, để nâng cao vai trò của giáo dục gia đình, chúng ta cần có sự nghiên cứu kế thừa sâu sắc các giá trị giáo dục gia đình truyền thống, kết hợp những xu hướng giáo dục hiện đại, xây dựng những quy chuẩn mới cho giáo dục gia đình.

Năm 2001, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 72/2001/QĐ-TTg lấy ngày 28/6 hằng năm làm Ngày Gia đình Việt Nam nhằm nhấn mạnh vai trò quan trọng của gia đình và tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Sau 23 năm thực hiện, Ngày Gia đình Việt Nam đã trở thành ngày truyền thống hướng tới mục tiêu tôn vinh những giá trị tốt đẹp của dân tộc, khẳng định vai trò, vị trí của mái ấm gia đình đối với sự ổn định và phát triển chung của đất nước.





Nguồn: https://baoquocte.vn/giam-gap-go-qua-cong-nghe-de-gan-ket-gia-dinh-276680.html

Cùng chủ đề

Khi sống chung trong gia đình 3 thế hệ mà vẫn cô đơn

Những gia đình có 3 thế hệ (ông bà, cha mẹ, con cái) ngày càng có khoảng cách lớn. Trong một nhà, có khi ông bà nấu cơm ăn riêng, ba mẹ ăn cơm với các con ngoài quán. Sống cùng con cháu nhưng...

Vấn đề của đứa bé vàng và “cừu đen” trong gia đình

Trong mỗi gia đình, vị trí của từng người con có phần khác biệt. Có người con là niềm tự hào của cả gia đình, có người con lại cảm thấy mình thua kém các anh chị em, có người con rất giỏi dập tắt xung đột trong gia đình, cũng có người con dường như mãi không chịu lớn...Nhìn chung, mỗi người con trong gia đình có một vai trò và vị trí khác nhau. Điều này có...

Chồng bị vợ bạo lực ngay giữa đám cưới

GĐXH - Đến đám cưới trong tình trạng say xỉn, chú rể lĩnh ngay đòn của cô dâu đến choáng váng mặt mày. ...

Hé lộ 3 cậu bé có đặc quyền chê bai, dạy Messi cách đá bóng

Rạng sáng 1/11 (giờ Việt Nam), Lionel Messi gặp gỡ nhà báo Fabrizio Romano trong buổi phỏng vấn độc quyền của 433 và Apple TV. Tại đây, nhà vô địch World Cup 2022 chia sẻ về tầm quan trọng của gia đình, cùng những sở thích bình dị khi bước sang tuổi "xế chiều".Sau gần 20 năm thi đấu đỉnh cao, Messi đã chạm tới mọi đỉnh cao của đời cầu thủ. Bên cạnh 8 Quả bóng Vàng,...

Đưa kỹ năng lái xe gắn máy an toàn vào tiêu chí, quy chế đánh giá học sinh

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị cơ quan soạn thảo cần quy định các nhà trường phải đưa kỹ năng lái xe gắn máy an toàn vào tiêu chí, quy chế đánh giá học sinh; ràng buộc trách nhiệm của gia đình khi mua xe gắn máy cho con em. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Apple sửa lỗi khó chịu trong ứng dụng Ảnh

Người dùng iPhone đã có thể "thở phào nhẹ nhõm" khi Apple cuối cùng cũng chịu khắc phục lỗi giao diện xem video khó chịu trên ứng dụng Ảnh.

Ba nước Đông Nam Á đã trở thành quốc gia đối tác BRICS

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Aleksandr Pankin ngày 15/11 xác nhận ba nước Đông Nam Á, gồm Indonesia, Malaysia và Thái Lan đã trở thành đối tác của Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS).

Bộ sưu tập lấy cảm hứng từ các bảo vật quốc gia của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Mang tên "Khơi dậy tinh hoa, nối dài di sản', bộ sưu tập độc đáo đến từ thượng hiệu lụa DeSilk đã được giới thiệu tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam vào chiều 15/11.

Nga tăng cường tấn công UAV, tuyên bố tiến sâu vào phòng tuyến Ukraine

Quân đội Nga đã tăng đáng kể tần suất các cuộc tấn công bằng thiết bị bay không người lái (UAV) vào lãnh thổ Ukraine sau chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.

Tắt quyền trợ năng trên điện thoại có hệ điều hành Android

Muốn tắt quyền trợ năng trên điện thoại Android, đặc biệt là Xiaomi và Oppo? Dưới đây là hướng dẫn tắt quyền trợ năng một cách nhanh chóng và hiệu quả!

Bài đọc nhiều

Năm học mới của đổi mới và sáng tạo

Năm học của đổi mới và sáng tạoTới dự buổi lễ có Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà; các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Bộ Nội vụ và các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Học...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

‏ Mang ‘Trường học hạnh phúc’ tới với thầy và trò xứ Nghệ ‏

‏Dự án “Trường học hạnh phúc” năm học 2024 - 2025 đã chính thức được khởi động tại Trường Tiểu học Hạ Sơn, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An. Dự án hứa hẹn sẽ mang lại một môi trường học tập tốt hơn, tạo cơ hội giúp các em học sinh được phát triển toàn diện.‏ ...

Việt Nam rớt xuống nhóm các nước thông thạo tiếng Anh thấp nhất toàn cầu

Đây là kết quả được công bố từ báo cáo chỉ số thông thạo Anh ngữ toàn cầu năm 2024 (EPI), của tổ chức giáo dục Education First Việt Nam (EF Việt Nam) vào ngày 13/11. Cụ thể, chỉ số thành thạo tiếng Anh của Việt Nam năm nay đạt 498 điểm, xếp thứ 63/116 quốc gia và vùng lãnh thổ được đánh giá và nằm trong nhóm có mức độ thông thạo thấp. Vị trí số 1 năm nay...

GS.NGND Đoàn Quỳnh qua đời

GS.NGND Đoàn Quỳnh - một nhà trí thức uyên bác, tài hoa, am hiểu nhiều lĩnh vực toán học và giáo dục toán học đã qua đời vào hồi 14h25 ngày 12/11. GS Đoàn Quỳnh là một trí thức thuần túy; dù bắt gặp ông trong khoảnh khắc nào, ta đều thấy toát lên cốt cách của một người trí thức. Ông thuộc về số rất ít những ngoại lệ của các “định luật số đông” mỗi người diễn nhiều...

Cùng chuyên mục

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định không tổ chức bài thi V-SAT

Những ngày qua, trên một số phương tiện thông tin đại chúng có đăng tải thông tin về bài thi V-SAT do 18 cơ sở giáo dục đại học phối hợp với Trung tâm Khảo thí Quốc gia và Đánh giá chất lượng giáo dục thuộc Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD & ĐT) với tiêu đề “Bộ Giáo dục...

Tuyên dương 60 giáo viên tiêu biểu xuất sắc toàn quốc

(ĐCSVN) - Chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024 - 2029; kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), tối 15/11 tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và Tập đoàn Thiên Long tổ chức chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Tham dự có Ủy viên...

Hoàn thiện cơ chế tuyển dụng, đãi ngộ để giáo viên được thụ hưởng mức lương tương xứng

Hoàn thiện cơ chế chính sách tuyển dụng, đãi ngộ để giáo viên được thụ hưởng mức lương tương xứng với công sức của mình, nhất là giáo viên mầm non, những người đang công tác ở vùng sâu, vùng xa... Hoàn thiện chính...

Hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu

Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc...

Nhiều ngành cần nhân lực, tuyển sinh rất chật vật

Tại hội thảo thảo gắn kết trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các tỉnh thuộc vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ chiều 15/11, các chuyên gia, nhà quản lý giáo dục đại học đã trao đổi kinh nghiệm, đề xuất giải pháp cho vấn đề này. Đào tạo chưa bám sát nhu cầu Giám đốc Đại học Đà Nẵng Nguyễn Ngọc Vũ thông tin Đại học Đà Nẵng coi trọng chất lượng đào tạo...

Mới nhất

Thuận Bắc (Ninh Thuận): 161 hộ nghèo đồng bào DTTS được hỗ trợ giống gia súc

Ông Nguyễn Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận cho biết, địa phương đang tập trung thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 (Chương trình MTQG 1719). Huyện được ngân sách Trung ương hỗ trợ thực hiện Tiểu dự án 2...

Cách dùng giấm táo tốt với người bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường, biểu hiện bằng mức đường huyết tăng cao, nếu không được điều trị, dần dần có thể dẫn đến hậu...

4 món cần hạn chế vì có thể khiến cơ thể già nhanh hơn

Những gì ăn vào sẽ ảnh hưởng đến quá trình lão hóa của cơ thể. Có nhiều loại thực phẩm nếu ăn thường...

Chủ tịch nước dự Đối thoại không chính thức giữa nhà lãnh đạo APEC với khách mời

Sáng 15/11/2024 (giờ địa phương, đêm 15/11 giờ Việt Nam), Chủ tịch nước Lương Cường dự và phát biểu tại Đối thoại không chính thức giữa các nhà lãnh đạo APEC với khách mời. (TTXVN/Vietnam+) Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/chu-tich-nuoc-du-doi-thoai-khong-chinh-thuc-giua-nha-lanh-dao-apec-voi-khach-moi-post993740.vnp

Đầu tư 800 tỷ đồng để xây dựng cầu Phong Châu mới

(ĐCSVN) - Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 1389/QĐ-TTg ngày 15/11/2024 bổ sung vốn từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2024 cho Bộ Giao thông vận tải để thực hiện Dự án đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới trên quốc lộ 32C, tỉnh Phú Thọ. ...

Mới nhất