Gợi ý giải đề thi môn ngữ văn như sau:
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Tôi từng đứng trước dòng sông và nhìn nước chảy. Chảy trong ban mai, chảy trong hoàng hôn và chảy trong bóng tối. Và tôi nghĩ về lịch sử của sự sáng tạo. Lịch sử của sáng tạo nghệ thuật trên thế gian này giống như sự chày của dòng sông. Không bao giờ ngưng nghỉ. Thế hệ nước này tiếp thế hệ nước trước đó để tạo ra vẻ đẹp huy hoàng của những dòng sông. Cũng như thế hệ nghệ sỹ này tiếp thế hệ nghệ sỹ khác tạo nên lịch sử nghệ thuật của nhân loại. Các thế hệ nghệ sỹ luôn mang lại một sức sống mới cho nghệ thuật. Họ tiếp nhận sự truyền cảm của thế hệ trước. Nếu không có những thế hệ nghệ sỹ trước đó thì các nghệ sỹ của thế hệ tiếp theo sẽ không có nguồn lực để sáng tạo và khai phá. Nhưng nếu không có những nghệ sỹ của thế hệ tiếp theo thì nghệ thuật bắt đầu rơi vào bất động và đi tới hủy diệt. Tất cả giống như nước chuyển động trong một dòng sông. Sự mới mẻ trong nhịp chảy của nước chính là sự sống của dòng sông. Việc các nghệ sỹ thế hệ tiếp theo chỉ sao chép nghệ thuật của các nghệ sỹ đi trước chính là sự “ngưng chảy” của con sông nghệ thuật. Và đấy là cái chết.
Đừng bao giờ tách rời con nước hôm qua với con nước hôm nay. Đừng tách rời các thế hệ nước ra khỏi con sông, cũng như đừng tách rời các thế hệ nghệ sỹ ra khỏi dòng chảy của nghệ thuật. Đại dương mênh mông không phải là một khối bất động. Nó chứa đựng những giọt nước trong sự thống nhất thẳm sâu và cao cả của nó.
Nếu tách rời từng giọt nước ra khỏi sự thống nhất của đại dương thì chúng ta chỉ nhìn thấy những giọt nước nhỏ bé, đơn độc và dần dần biến mất. Khi tôi chạm tay vào con sông, tôi thấy sự tinh khiết và sức chảy của nước.
Trong sự tinh khiết và sức chảy của nước hôm nay chứa đựng sự tinh khiết và sức chảy của nước từ ngàn năm trước.
(Trích Dòng sông và những thế hệ của nước, Nguyễn Quang Thiều
Viết & đọc – Chuyên đề mùa thu 2023, Nhiều tác giả, NXB Hội Nhà văn, 2023, tr. 8)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1: Theo đoạn trích, điều gì tạo nên lịch sử nghệ thuật của nhân loại?
Câu 2: Trong đoạn trích, nếu không có những thế hệ nghệ sỹ trước đó thì các nghệ sỹ của thế hệ tiếp theo sẽ như thế nào?
Câu 3: Việc liên tưởng dòng chảy của con sông với lịch sử sáng tạo nghệ thuật trong đoạn trích có tác dụng gì?
Câu 4: Từ suy ngẫm của tác giả “Nếu tách rời từng giọt nước ra khỏi sự thống nhất của đại dương thì chúng ta chỉ nhìn thấy những giọt nước nhỏ bé, đơn độc và dần dần biến mất”, anh/chị rút ra bài học gì về lối sống cho bản thân?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của việc tôn trọng cá tính.
Câu 2. (5,0 điểm)
Trong đoạn trích Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng), nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm viết:
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa …” mẹ thường hay kể.
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó…
Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm
Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”
Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biến khơi”
Thời gian đằng đẳng
Không gian mênh mông
Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ
(Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr. 118-119)
Anh/Chị hãy phân tích đoạn thơ trên; từ đó, nhận xét về sự kết hợp giữa cảm xúc và suy tư của Nguyễn Khoa Điềm.
————- HẾT ————-
Đọc hiểu Làm văn
Câu 1: Điều đã tạo nên lịch sử nghệ thuật của nhân loại là lớp nghệ sỹ này tiếp nối thế hệ nghệ sỹ trước.
Câu 2: Nếu không có những thế hệ nghệ sỹ trước đó thì các nghệ sỹ của thế hệ tiếp theo sẽ không có nguồn lực để sáng tạo và khai phá.
Câu 3: Việc liên tưởng dòng chảy của con sông với lịch sử sáng tạo nghệ thuật trong đoạn trích đã tạo cho người đọc một khái quát hợp lý và thơ mộng về việc sáng tạo nghệ thuật. Tác giả đã trình bày cho người đọc hiểu rằng sự chuyển động của dòng sông cũng giống như sự mới mẻ trong nhịp chảy của nghệ thuật. Sự nối tiếp của thế hệ tiếp theo chính là sự sống của một dòng sông. Nếu không có thế hệ nghệ sỹ tiếp theo hoặc thế hệ tiếp theo chỉ sao chép của các nghệ sỹ đi trước thì đó chính là sự ngưng chảy của con sông nghệ thuật.
Câu 4: Từ suy ngẫm của tác giả “Nếu tách rời từng giọt nước ra khỏi sự thống nhất của đại dương thì chúng ta chỉ nhìn thấy những giọt nước nhỏ bé, đơn độc và dần dần biến mất”, anh/chị rút ra bài học gì về lối sống cho bản thân?
Xã hội nói riêng và loài người nói chung là một đại dương và mỗi chúng ta chỉ là một giọt nước. Nếu chúng ta tách ra khỏi tập thể và cộng đồng thì chúng ta sẽ đơn độc và bị tiêu diệt. Chính điều này khẳng định rằng chúng ta không thể tồn tại nếu chúng ta tách ra khỏi tập thể là gia đình, xã hội và tổ quốc. Chính vì vậy chúng ta phải biết ơn sự đùm bọc, chia sẻ của gia đình và xã hội dành cho chúng ta. Từ đó chúng ta phải sống có trách nhiệm với gia đình và tổ quốc.
Câu 1: a. Bảo đảm yêu cầu về hình thức đoạn văn
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo một cách hoặc kết hợp các cách: diễn dịch, quy nạp, móc xích, song hành, tổng – phân – hợp bảo đảm yêu cầu về cấu trúc đoạn văn.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận
Sự cần thiết phải biết cân bằng cảm xúc trong cuộc sống.
c. Triển khai vấn đề nghị luận
d. Chính tả, từ ngữ, ngữ pháp
Bảo đảm chuẩn chính tả, từ ngữ, ngữ pháp tiếng Việt.
đ. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc, có ý tưởng riêng phù hợp với vấn đề nghị luận; có cách lập luận, diễn đạt mới mẻ.
Bài giải gợi ý:
Trong xã hội ngày nay, cá tính, với những đặc điểm riêng biệt về tính cách, sở thích, lối sống và quan điểm, làm nên sự đa dạng và phong phú trong cộng đồng. “Tôn trọng sự khác biệt” là một câu nói khá phổ biến trong thế giới ngày nay.
Khi tôn trọng cá tính, chúng ta không chỉ chấp nhận sự khác biệt mà còn khuyến khích sự tự do biểu đạt bản thân một cách lành mạnh. Điều này tạo điều kiện cho mỗi người phát huy được tiềm năng, sở trường của mình, xây dựng các mối quan hệ dựa trên sự tôn trọng và đồng cảm. Việc tôn trọng cá tính giúp chúng ta mở rộng hiểu biết, vượt qua rào cản văn hóa và xây dựng cộng đồng mạnh mẽ và phong phú. Hoa hậu H’Hen Niê, trong cuộc thi Hoa Hậu Hoàn Vũ Thế Giới, đã tự tin thể hiện cá tính của mình, cô không hề tự ti với màu da của mình mà làm nó toả sáng và trở thành nét riêng của mình. Hay ca sĩ Hoàng Thuỳ Linh mang yếu tố dân gian vào trong những ca khúc của mình, thể hiện nó với cá tính riêng trở thành trào lưu được phổ biến rộng rãi trên khắp thế giới. Trong một lớp học, có người giỏi toán có kẻ giỏi văn. Điểu tốt đẹp nhất là hai người này tôn trọng sự khác biệt của nhau.
Còn những bạn trẻ chưa thực sự tự tin trong việc thể hiện cá tính của bản thân hoặc nhiều người chưa tôn trọng cá tính riêng của người khác. Điều đó đáng lên án và phê phán. Chúng ta, thế hệ trẻ của đất nước, ngoài việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, cũng cần phải biết tôn trọng chiều sâu và nét đẹp văn hóa của dân tộc khác. Chính sự khác biệt của từng cá tính đã làm nên một đại dương phong phú đầy sắc màu đẹp đẽ và tạo nên những đỉnh cao nghệ thuật cho loài người.
Câu 2:
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
Mở bài giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận; thân bài thực hiện các yêu cầu của đề bài; kết bài khẳng định vấn đề nghị luận
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận
Phân tích đoạn thơ trong đoạn trích Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm)
Từ đó nhận xét về sự kết hợp giữa cảm xúc và suy tư của nguyễn Khoa Điềm được thể hiện trong đoạn trích
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, cần vận dụng kết hợp các thao tác lập luận, phối hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; bảo đảm các yêu cầu sau:
Phân tích đoạn thơ trong “Đất Nước”, nhận xét về sự kết hợp giữa cảm xúc và suy tư của nguyễn Khoa Điềm được thể hiện trong đoạn trích.
Mở bài:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích và vấn đề cần nghị luận
Thân bài:
Hoàn cảnh sáng tác
Chủ đề
Nội dung cần phân tích
1. Cảm nhận về Nguồn gốc ra đời của Đất Nước:
– Viết hoa danh từ Đất Nước: gợi sự trang trọng, thiêng liêng.
– “Đất Nước đã có rồi”: Không thể xác định một cách chính xác về nguồn gốc đất nước, tác giả khẳng định bằng cách đưa ra sự thật hiển nhiên.
– Đất nước được tạo dựng từ lâu đời, trải qua nhiều thế hệ. Khẳng định về sự trường tồn vĩnh cửu của đất nước. Câu thơ mở đầu vừa giản dị vừa trang trọng xen lẫn sự tự hào.
– Điệp ngữ “Đất Nước” được nhắc lại nhiều lần, nhấn mạnh về nguồn gốc ra đời của đất nước, đồng thời câu thơ dài tạo nhịp điệu dồn dập làm đoạn thơ giàu tính nhạc.
– Đất nước hình thành cùng với sự ra đời của văn học dân gian: Những câu chuyện cổ tích lãng mạn, hồn nhiên. Đất nước gần gũi, gắn bó.
– Đất nước ra đời cùng với phong tục tập quán ăn trầu của dân tộc có từ rất xa xưa. Liên hệ (Miếng trầu là đầu câu chuyện…). Miếng trầu vừa có giá trị vật chất vừa có giá trị tinh thần (tình yêu – tình nghĩa – cầu nối thế hệ). Đất nước bắt nguồn từ những điều nhỏ bé, dung dị nhất.
– Đất nước lớn lên cùng truyền thống yêu nước từ ngàn xưa: hình tượng cây tre gắn liền với hình ảnh Thánh Gióng đánh giặc giữ nước, tinh thần kiên cường, bất khuất của con người Việt Nam.
– Đất nước hiện hữu trong tình nghĩa vợ chồng:
+ “Tóc mẹ thì bới sau đầu”: Vẻ đẹp dịu dàng, mộc mạc, đôn hậu của chân dung người phụ nữ Việt Nam.
+ Thành ngữ “gừng cay muối mặn”: Tình yêu thủy chung son sắt, bền vững, lối sống coi trọng nghĩa tình, vẻ đẹp truyền thống ngàn đời.
– Đất nước là hình ảnh văn hóa truyền thống của dân tộc:
+ Cái kèo, cái cột: đơn sơ, giản dị nhưng chính là mái nhà vững chãi che nắng, che mưa, tục đặt tên con từ những vật thân quen, gần gũi, mộc mạc, sự gắn bó mật thiết với cuộc sống xung quanh.
+ Hạt gạo là lương thực chính của người dân Việt gắn liền với nền văn hóa lúa nước lâu đời.
+ Thành ngữ “một nắng hai sương”: phẩm chất tần tảo, lam lũ, vất vả, chịu thương chịu khó của người dân lao động.
+ Liệt kê những công việc “xay, giã, giần, sàng…”: Những công đoạn phức tạp đòi hỏi sự kiên trì, khéo léo, siêng năng để làm ra hạt gạo trắng ngần.
– “Đất nước ra đời từ ngày đó”: Đất nước ra đời từ thăm thẳm chiều sâu của một nền văn hóa dân gian, của phong tục tập quán lâu đời.
– Với Nguyễn Khoa Điềm, đất nước là những điều giản dị, gần gũi, thân thương nhưng rất thiêng liêng.
Cách tiếp cận mới mẻ về đất nước qua nhiều bình diện: lịch sử, địa lý, văn hoá… Giọng thơ giàu chất suy tư nhưng cũng rất sâu lắng, gợi cảm.
2. 9 câu tiếp theo: Đây là đoạn thơ định nghĩa Đất nước là gì một cách rất nghệ thuật.
– Đất nước là những gì gần gũi, thân thương:
Đất nước gần gũi xung quanh chúng ta, nhà thơ tách Đất Nước ra thành hai thành tố, một yếu tố thuộc âm, một yếu tố thuộc dương để lý một cách đơn giản nhưng cụ thể về Đất Nước.
Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm.
Khi Đất Nước được tách thành hai thành tố, nó gần với những kỷ niệm đáng yêu, đáng nhớ, rất thân thuộc của một đời người. Tách thành tố ĐẤT – để chỉ con đường hằng ngày anh đến trường, con đường quen thuộc anh đã đi bao năm tháng để đến ngội trường cung cấp hành trang tri thức cho anh bước vào đời, để mỗi chúng ta có thể tự tin làm chủ cuộc sông. Tách thành tố NƯỚC – là dòng sông nơi em tăm mát, dòng sông chở nặng phù sa làm tốt xanh những cánh đồng, bãi mía, nương dâu. Dòng nước ngột ấy là suối nguồn vô tận của tinh thương yêu, ân nghĩa sâu nặng.
– Địa điểm nơi tình yêu bắt đầu:
Đất nước là nơi ta hò hẹn
Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm.
Khi ta hò hẹn, Đất Nước hòa nhập làm một, trở thành không gian hẹn hò thơ mộng, nâng bước và minh chứng cho tình yêu hai đứa. Nơi ta hò hẹn có thể là mái đình, hàng cau, lũy tre làng, chiếc cầu tre nho nhỏ… hài hòa, thơ mộng làm sao! Khi hai người yêu nhau thì Đất Nước như cũng sống trong nỗi nhớ thầm của đôi lứa “Đất nước là nơi em đanh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm”. Câu thơ mang đậm chất ca dao dân ca dân gian, đặc trưng của văn hóa Việt thuở xa xua. Hình ảnh chiếc khăn và nỗi nhớ làm ta nhớ đến bải ca dao thấm đẫm nước mắt vị thương nhớ người yêu:
Khăn thương nhớ ai,
….
Khăn chùi nước mắt…
Nơi em đảnh rơi chiếc khăn phải chăng chính là nơi in dấu bao nhiêu kỉ niệm của hai người yêu nhau. Nợi ấy cũng là một phần của Đất Nước.
– Lí giải sâu sắc hơn nữa về Đất nước:
Vẻ đẹp quê hương đất nước được tái hiện trong những câu ca dao toát lên niềm tự hào về non sông gẩm vóc, về Cha Rồng Mẹ Tiên của người Việt, gắn với lòng biết ơn tổ tiên đã ăn sâu trong tiềm thức từng người Việt.
_ Về địa lý : Đất nước được cảm nhận là “không gian mênh mông”. Có thể hiểu đó là núi sông, bờ cõi, là nước từ dãy Trường Sơn hùng vĩ – là “Nơi con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc.”
Về lịch sử: Đất nước được cảm nhận bằng chiều sâu “thời gian đằng đằng”. Với một niềm tự hào sâu sắc.
*Nghệ thuật:
-Bút pháp trữ tình chính luận được sử dụng một cách khéo léo:
+Bằng những hình ảnh gần gũi và giản dị, Nguyễn Khoa Điềm đã khơi dậy trong tâm hồn người đọc một tình yêu đất nước đằm thắm và sâu sắc. Đã đưa sân trường và chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm sống mãi theo thời gian đăng đẵng và không gian mênh mông của một dân tộc với bốn ngàn năm lịch sử.
* Kết bài: Trường ca Mặt đường khát vọng với những đoạn thơ về đất nước đã giúp thế hệ trẻ Việt Nam yêu hơn đất nước của mình và đây là một tác phẩm nghệ thuật đã làm cho tên tuổi của Nguyễn Khoa Điềm trở nên bất tử cùng đất nước.
Xem file giải đề chi tiết
Nguồn: https://nld.com.vn/nong-giai-de-thi-ngu-van-tot-nghiep-thpt-196240627110816359.htm