Trang chủNewsThời sựKết nối giao thông Việt - Trung: "Muốn làm giàu, trước tiên...

Kết nối giao thông Việt – Trung: “Muốn làm giàu, trước tiên hãy làm đường”

(Dân trí) – Lãnh đạo Việt Nam, Trung Quốc và doanh nghiệp hai nước cùng hướng đến mục tiêu xây dựng một hệ thống giao thông an toàn, bền vững, tiết kiệm, hiệu quả cao, vì “muốn làm giàu trước tiên hãy làm đường”.
 
Kết nối giao thông Việt - Trung: "Muốn làm giàu, trước tiên hãy làm đường"

Sáng 27/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị hợp tác Việt Nam – Trung Quốc về phát triển hạ tầng chiến lược giao thông và vai trò của các doanh nghiệp Việt Nam – Trung Quốc tại Thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc.

Hội nghị có sự tham dự của gần 500 đại biểu và doanh nghiệp hai nước, trong đó có gần 30 doanh nghiệp, tổng công ty Nhà nước về lĩnh vực hạ tầng giao thông của Trung Quốc.

Nhu cầu khách quan của hai nước “núi liền núi, sông liền sông”

Phó Thủ tướng Trung Quốc Trương Quốc Thanh nhắc đến câu người Trung Quốc thường nói là “muốn làm giàu, trước tiên hãy làm đường”, để nói về định hướng xây dựng một hệ thống giao thông an toàn, bền vững, tiết kiệm, hiệu quả cao nhằm phát triển kinh tế – xã hội, tạo điều kiện cho người dân và hàng hóa lưu thông thông suốt.

Ông Trương Quốc Thanh nhấn mạnh Trung Quốc coi phát triển hạ tầng là hướng ưu tiên, đồng thời khẳng định nước này đang thúc đẩy hợp tác giao thông trên phạm vi toàn cầu và coi Việt Nam là đối tác quan trọng.

Kết nối giao thông Việt - Trung: Muốn làm giàu, trước tiên hãy làm đường - 1
Phó Thủ tướng Trung Quốc Trương Quốc Thanh (Ảnh: Đoàn Bắc).

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh phát triển kết nối hạ tầng chiến lược giao thông Việt Nam – Trung Quốc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là nhu cầu khách quan bởi hai nước “núi liền núi, sông liền sông”, điều này tạo thuận lợi cho giao lưu nhân dân, hàng hóa, kết nối khu vực và quốc tế. Trung Quốc có thể qua Việt Nam vào ASEAN, Việt Nam qua Trung Quốc vào các nước Trung Đông, châu Âu.

Với tư duy và tầm nhìn vượt trội, Trung Quốc đã phát triển hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt hoàn chỉnh, hiện đại, có quy mô lớn nhất thế giới cùng công nghệ tiên tiến. “Việt Nam rất ngưỡng mộ và mong muốn học tập kinh nghiệm, hợp tác với Trung Quốc trong lĩnh vực hạ tầng giao thông”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Ông nhận định hai nước có tiềm năng, thế mạnh có thể bổ trợ cho nhau vì Trung Quốc có tiềm lực công nghệ, kinh nghiệm, tài chính. Trong khi đó, Việt Nam có nhu cầu phát triển lớn nhưng tiềm lực, nguồn vốn có hạn.

Người đứng đầu Chính phủ nhận định vừa qua, hợp tác phát triển hợp tác giao thông Việt Nam – Trung Quốc phát triển mạnh, đạt nhiều kết quả tích cực, đưa kim ngạch thương mại song phương đạt khoảng 200 tỷ USD.

Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc trúng thầu và tham gia thi công các dự án giao thông trọng điểm của Việt Nam như dự án cao tốc Nội Bài – Lào Cai, TPHCM – Long Thành – Dầu Giây, tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông (vận chuyển hơn 20 triệu lượt khách trong hơn 2 năm qua).

Nếu phát triển các hệ thống đường sắt để kết nối hệ thống giao thông vành đai ở Hà Nội và TPHCM sẽ đem lại hiệu quả lớn, theo nhận định của Thủ tướng.

Về định hướng hợp tác thời gian tới, Thủ tướng nhắc cần sớm triển khai 3 dự án đường sắt khổ tiêu chuẩn gồm: Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, Lạng Sơn – Hà Nội, Móng Cái – Hạ Long – Hải Phòng, trong đó làm nhanh dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, tính toán vận tốc cao hơn.

“Tình hình thời đại đi như gió mà hoạch định của chúng ta vận tốc đi như rùa thì không ổn”, Thủ tướng lưu ý.

Về đường sắt đô thị, ông yêu cầu phát huy kết quả dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông, tích cực triển khai các dự án ở Hà Nội, TPHCM, khuyến khích doanh nghiệp Trung Quốc tham gia đầu tư theo hình thức PPP.

Kết nối giao thông Việt - Trung: Muốn làm giàu, trước tiên hãy làm đường - 2
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị (Ảnh: Đoàn Bắc).

Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cũng yêu cầu  thúc đẩy mở rộng đường bay giữa hai nước, tăng tần suất các chuyến bay có nhu cầu cao; có chính sách khuyến khích phát triển du lịch Việt Nam – Trung Quốc; đẩy mạnh triển khai dự án đường bộ kết nối hai nước, đặc biệt là các đường cao tốc kết nối, cầu đường bộ biên giới. 

Nhu cầu vốn “khổng lồ” của Việt Nam để xây dựng hạ tầng giao thông

Báo cáo thêm về nội dung hợp tác trong xây dựng hạ tầng chiến lược, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng cho biết nhu cầu vốn cho phát triển giao thông của Việt Nam từ nay đến năm 2045 rất lớn.

Cụ thể, về đường bộ, mạng lưới đường bộ cao tốc của Việt Nam được quy hoạch 41 tuyến, tổng chiều dài 9.014km với tổng vốn đầu tư khoảng 600.000 tỷ đồng, tương đương 471 tỷ nhân dân tệ.

Nhu cầu huy động vốn từ doanh nghiệp tối thiểu đạt 360.000 tỷ đồng, tương đương 102 tỷ nhân dân tệ, theo ông Thắng.

Về đường sắt, mạng lưới đường sắt quốc gia và đường sắt đô thị của Hà Nội và TPHCM được quy hoạch theo tổng nhu cầu vốn xấp xỉ 4,8 triệu tỷ đồng, tương đương 1.400 tỷ nhân dân tệ, trong đó nguồn vốn xã hội hóa của doanh nghiệp xấp xỉ 1 triệu tỷ đồng.

Số vốn này dự kiến dành để nâng cấp cải tạo 7 tuyến đường sắt hiện có với tổng chiều dài 2.440km; xây dựng 9 tuyến đường sắt mới với tổng chiều dài hơn 2.600km, trong đó có đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam dài 1.545km, tuyến đường sắt TPHCM – Cần Thơ dài trên 175km.

Tư lệnh ngành giao thông cũng nhắc tới định hướng đầu tư xây dựng 14 tuyến đường sắt đô thị tại TPHCM và Hà Nội, trong đó TPHCM có 6 tuyến và Hà Nội 8 tuyến. “Tuyến Văn Cao – Láng – Hòa Lạc ở Hà Nội đang tập trung kêu gọi đầu tư theo hình thức PPP với nguồn vốn khoảng 65.000 tỷ đồng, tương đương 20 tỷ nhân dân tệ”, ông Thắng thông tin.

Về hàng hải, Bộ trưởng GTVT cho biết Việt Nam đang tập trung xây dựng hệ thống cảng biển đến 2030 đáp ứng thông quan 1.040-1.423 triệu tấn hàng hóa và vận chuyển 10,1-10,3 triệu lượt khách. Tổng nhu cầu vốn cho kế hoạch này khoảng 100.000 tỷ đồng, tương đương 30 tỷ nhân dân tệ, trong đó dự kiến huy động từ doanh nghiệp khoảng 80.000 tỷ đồng, tương đương 24 tỷ nhân dân tệ

Về hàng không, Việt Nam quy hoạch 30 cảng hàng không, gồm 14 cảng hàng không quốc tế và 16 cảng hàng không nội địa với nhu cầu vốn từ nay đến 2030 khoảng 20.000 tỷ đồng, tương đương 6 tỷ nhân dân tệ, trong đó vốn của doanh nghiệp tham gia trên 70%.

Kết nối giao thông Việt - Trung: Muốn làm giàu, trước tiên hãy làm đường - 3
Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng cho biết nguồn vốn Việt Nam cần để phát triển hạ tầng giao thông từ nay đến năm 2045 là rất lớn (Ảnh: Đoàn Bắc).

“Nhu cầu vốn về giao thông của Việt Nam rất lớn và đa dạng trên cả 5 lĩnh vực kết cấu hạ tầng giao thông. Đây là thách thức đối với Chính phủ và các bộ ngành của Việt Nam nhưng là cơ hội của doanh nghiệp Trung Quốc và Việt Nam”, Bộ trưởng GTVT chia sẻ.

Ông khẳng định Bộ GTVT sẵn sàng tạo điều kiện cho doanh nghiệp Trung Quốc tham gia xây dựng các dự án kết cấu hạ tầng giao thông ở Việt Nam và khuyến khích doanh nghiệp Trung Quốc liên doanh với đối tác là doanh nghiệp Việt Nam để hợp tác đầu tư, xây dựng, chuyển giao công nghệ, đào tạo cán bộ, đặc biệt trong lĩnh vực đường sắt và đường bộ.

“Chấp nhận rủi ro mới có thể phát triển”

Chia sẻ tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Giao thông Trung Quốc Vương Cương cho biết Trung Quốc kiên trì với định hướng giao thông đi trước một bước, xây dựng hệ thống đường sắt, đường bộ cao tốc lớn nhất thế giới. Hệ thống cảng biển, hàng không của Trung Quốc có thể vươn tới các địa phương trên toàn cầu.

Hiện tại Trung Quốc là cường quốc về phát triển giao thông, với trên 6 triệu kilomet. Trung Quốc cũng kiên trì quan điểm ưu tiên cho môi trường, phát triển carbon thấp; mục tiêu phát triển hệ thống giao thông liên vận kết hợp giữa đường bộ, đường biển và thúc đẩy thiết bị giao thông sử dụng năng lượng sạch.

Ông Vương Cương cho hay, hiện tại nước này đã phát triển 1,8 triệu trạm sạc pin cho xe điện trên hệ thống đường cao tốc, ứng dụng công nghệ Big data, trí tuệ nhân tạo (AI) trong lĩnh vực giao thông. “Chúng tôi sẽ kết nối với thế giới, theo cùng thời đại để thúc đẩy giao thông chất lượng cao, kết nối với 150 quốc gia, trong đó có Việt Nam”, ông nói.

Ông Vương Cương nhìn nhận, Việt Nam – Trung Quốc là láng giềng, bạn bè tốt. Hai nước đã có nhiều hợp tác trong nhiều năm qua trong xây dựng đường sắt, đường bộ, hàng không. Ông đề nghị hai nước tiếp tục thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực hạ tầng giao thông.

Kết nối giao thông Việt - Trung: Muốn làm giàu, trước tiên hãy làm đường - 4
Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu dự Hội nghị (Ảnh: Đoàn Bắc).

Từ góc độ doanh nghiệp, ông Tôn Vinh Khôn, Chủ tịch Tập đoàn toa xe Trung Quốc (CRCC), nhận định tương lai, Việt Nam sẽ hình thành tuyến đường sắt cao tốc là trục chính Hà Nội – TP HCM và các tuyến đường sắt kết nối xung quanh trục chính này. Vì thế, doanh nghiệp Việt Nam có thể hợp tác với CRCC để hợp tác liên doanh, xây dựng sản xuất thiết bị về đường sắt, phát huy chuỗi cung ứng, giúp Việt Nam hình thành ngành công nghiệp đường sắt.

Ngoài ra, Chủ tịch CRCC cho rằng Việt Nam cần phát triển đường sắt kết hợp mục tiêu phát triển bền vững, nâng cao năng lực vận hành, bảo trì. “Hợp tác cởi mở mới có thể chia sẻ cơ hội. Chúng tôi sẵn sàng hợp tác trong lĩnh vực đường sắt, năng lượng mới để tham mưu cho Việt Nam xây dựng hệ thống đường sắt hiện đại”, ông nói.

Phát biểu ý kiến kết luận hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh vai trò cần thiết của giao thông thông suốt gắn với phát triển số, phát triển xanh.

Kết nối giao thông Việt - Trung: Muốn làm giàu, trước tiên hãy làm đường - 5
Lãnh đạo Việt Nam – Trung Quốc cùng đại diện doanh nghiệp hai nước chụp ảnh lưu niệm tại hội nghị (Ảnh: Đoàn Bắc).

Để hiện thực hóa mục tiêu này, ông nhấn mạnh phải có các chính sách khuyến khích như thuế, phí, lệ phí; hoàn thiện các quy hoạch, xây dựng các dự án, đề án, giải pháp cụ thể, từ đó nghiên cứu, đưa ra các giải pháp về tài chính, công nghệ, quản lý.

Bên cạnh đó, theo lãnh đạo Chính phủ Việt Nam, cần có cơ chế huy động các nguồn vốn, nguồn nhân lực tham gia vào quá trình này. Đầu tư, theo Thủ tướng, đôi khi phải chấp nhận rủi ro vì “không dám chịu rủi ro, không thể phát triển”.

Theo chia sẻ của Thủ tướng, Việt Nam có nhu cầu nhưng nguồn lực, công nghệ hạn chế, nhân lực có hạn. Vì thế, Trung Quốc cần giúp đỡ Việt Nam về vay vốn ưu đãi, công nghệ tiên tiến phát triển giao thông, nhất là giao thông xanh, chuyển đổi xanh, đào tạo nguồn nhân lực, quản trị thông minh

 Thủ tướng kêu gọi các tập đoàn, tổng công ty của Trung Quốc đầu tư, tham gia xây dựng các công trình lớn ở Việt Nam trên tinh thần “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”, kiên quyết chống tiêu cực, tham nhũng, không để đội vốn và kéo dài các dự án.

Hoài Thu (Từ Bắc Kinh, Trung Quốc)

Dantri.com.vn

Nguồn:https://dantri.com.vn/xa-hoi/ket-noi-giao-thong-viet-trung-muon-lam-giau-truoc-tien-hay-lam-duong-20240627112706021.htm

Cùng chủ đề

Hai dự án nút giao ở phía Đông TP.HCM có nguy cơ chậm tiến độ

Do vướng mắc quy định và quá trình thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu điều chỉnh nên dự án nút giao An Phú và nút giao Mỹ Thuỷ tại TP.Thủ Đức thi công chậm tiến độ. Trong báo cáo về tình hình thực hiện 16 công trình, dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn TP.HCM trong tháng 9, Ban quản lý...

Đồng Nai chấp thuận nhà đầu tư dự án khu đô thị hơn 72.000 tỷ đồng

Đồng Nai chấp thuận nhà đầu tư dự án khu đô thị hơn 72.000 tỷ đồngUBND tỉnh Đồng Nai vừa chấp thuận cho Liên danh 5 nhà đầu tư thực hiện Dự án Khu đô thị Hiệp Hòa, với tổng mức đầu tư hơn 72.000 tỷ đồng. Theo Quyết định số 2719/QĐ-UBND, tỉnh Đồng Nai chấp thuận cho Liên danh 5 nhà đầu tư gồm: Công ty...

Xi măng Thành Thắng vận hành dây chuyền 5, công suất 2,3 triệu tấn/năm

Xi măng Thành Thắng vận hành dây chuyền 5, công suất 2,3 triệu tấn/nămLễ đốt lò dây chuyền số 5 vừa được Công ty CP xi măng Thành Thắng Group thực hiện, chính thức đưa vào hoạt động dây chuyền sản xuất xi măng chịu mặn bền sunfat tại huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Lễ đốt lò dây chuyền 5 xi măng...

CEO Chứng khoán Nhất Việt muốn thoái 6,34% vốn

Giao dịch dự kiến được thực hiện từ 18/9 đến 17/10/2024 thông qua phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Cùng thời gian này, một công ty đầu tư tài chính liên quan đến nữ Chủ tịch Chứng khoán Nhất Việt cũng đang đăng ký mua lượng lớn cổ phiếu. Giao dịch lớn liên quan đến cổ đông nội bộ Chứng khoán Nhất Việt đang...

Thúc đẩy tiềm năng xuất khẩu và nâng cao năng lực ứng phó với các vụ việc phòng vệ thương mại tại …

Tham dự Hội thảo có khoảng 200 đại biểu là lãnh đạo UBND tỉnh Bình Dương, lãnh đạo các đơn vị liên quan thuộc Bộ Công Thương, lãnh đạo Sở Công Thương các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Long An, Đồng Nai, Tiền Giang; các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, thương mại…Toàn cảnh Hội thảo Thúc đẩy tiềm năng xuất khẩu hàng hóa và nâng cao năng lực ứng phó với các...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Học sinh một trường cấp 2 ở Huế góp gần 240 triệu đồng ủng hộ miền Bắc

(Dân trí) - Nhiều trường học ở Huế đã phát động quyên góp được hàng trăm triệu đồng để ủng hộ đồng bào các tỉnh phía Bắc khắc phục hậu quả cơn bão số 3. Đại diện Ban Giám hiệu Trường THCS Nguyễn Chí Diểu (thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế), cho biết nhà trường vừa tiến hành quyên góp ủng hộ đồng bào các tỉnh, thành phía Bắc khắc phục hậu quả cơn bão số 3 (Yagi). Sau khi...

Thay nhớt miễn phí, ủng hộ hết doanh thu cho đồng bào vùng lũ

Chị Nhị Hà, đại diện Công ty AutoX Thụy Sĩ (TPHCM), cho hay trong 3 ngày (19-21/9), công ty sẽ phối hợp với các cửa hàng, thay nhớt miễn phí cho các phương tiện của người dân bị hư hại do mưa lũ.Theo đó, người dân ở các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nội sẽ được thay nhớt cho dầu động cơ, dầu hộp số."Mỗi tỉnh, thành sẽ có...

Thấy gì từ việc tỷ phú Ấn Độ đưa 4.500 nhân viên đến Việt Nam du lịch?

(Dân trí) - Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Sandeep Arya dành lời khen ngợi Việt Nam đã thành công trong việc thu hút ngày càng nhiều du khách Ấn Độ, đặc biệt là sự kiện đón đoàn 4.500 nhân viên của tỷ phú Ấn Độ.   Cuối tháng 8, đoàn 4.500 khách thuộc công ty dược phẩm Sun Pharmaceutical của một tỷ phú Ấn Độ đã đến Việt Nam du lịch. Họ chia thành nhiều đoàn nhỏ lần lượt...

Ông Trump lần đầu kể lại khoảnh khắc bị ám sát hụt trên sân golf

(Dân trí) - Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump lần đầu kể lại chi tiết vụ ám sát hụt khi ông đang chơi golf ở Florida hôm 15/9. Khoảnh khắc Mỹ bắt giữ nghi phạm ám sát hụt ông Trump Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump chơi golf (Ảnh: AFP) "Tôi đang chơi golf với một số người bạn của mình, đó là vào buổi sáng Chủ Nhật rất yên bình, thời tiết rất đẹp, mọi thứ đều tuyệt đẹp, đây là một nơi...

Chiến thuật chớp thời cơ của ông Trump sau vụ bị ám sát hụt lần 2

(Dân trí) - Ngay sau khi bị ám sát hụt lần thứ 2 trong 2 tháng, ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump và chiến dịch tranh cử của ông tìm cách chớp thời cơ để thu hút thêm sự ủng hộ từ cử tri. Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: Getty). Bloomberg đưa tin, ông Donald Trump đã sẵn sàng tận dụng vụ việc bị ám sát hụt lần 2 để giành lại động lực cho chiến dịch tranh cử...

Bài đọc nhiều

Xúc động tình người trong bão lũ được tái hiện qua tranh vẽ

Khoảnh khắc con người vật lộn với bão lũ, lãnh đạo, bộ đội hết lòng giúp đỡ nhân dân... được truyền tải qua bộ tranh "Thương lắm, đồng bào tôi…" của họa sĩ Lê Sa Long. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm hỏi, động viên nhân dân vùng lụt bão. Đây là 1 trong 13 bức thuộc bộ tranh "Thương lắm, đồng bào tôi…" do họa sĩ Lê Sa Long vẽ trong 5 ngày, từ 10-14/9.  Thủ tướng Phạm Minh...

Áp thấp nhiệt đới sắp mạnh lên thành bão, miền Trung mưa to đến rất to từ hôm nay

Hiện áp thấp nhiệt đới đang di chuyển nhanh và có khả năng mạnh lên thành bão trong 24 giờ tới. Từ hôm nay (18-9) ở miền Trung bắt đầu có mưa to đến rất to. Dự báo vị trí và hướng di chuyển áp thấp nhiệt đới lúc 4h sáng 18-9 - Ảnh: NCHMF Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia lúc 4h sáng 18-9, tâm áp thấp nhiệt đới ở cách quần đảo Hoàng Sa...

Ngày Văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam tại Pháp – cầu nối thúc đẩy giao lưu kinh tế văn hóa

Ngày 13/09, tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp (CCV) đã diễn ra chương trình “Ngày Văn hoá Doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài lần thứ I”, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc hiện thực hóa tinh thần Nghị quyết của Đảng và Chính phủ về xây dựng văn hóa kinh doanh và văn hoá doanh nghiệp Việt Nam. Chương trình "Ngày Văn hóa Doanh...

Viện Chiến lược của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp đến thăm và làm việc với MISA

Sáng 17/9/2024, Công ty Cổ phần MISA (MISA) đã vinh dự đón tiếp đoàn đại biểu từ Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính, Bộ Tài chính cùng Viện Chiến lược và Khoa học Pháp lý, Bộ Tư pháp đến thăm và làm việc tại trụ sở chính. Buổi gặp gỡ đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy sự hợp tác, trao đổi giữa các cơ quan nghiên cứu chiến lược và MISA nhằm...

Hai kịch bản vào đất liền của bão số 4

TPO - Áp thấp nhiệt đới hình thành ở vùng biển phía đông Philippines dự báo đi vào Biển Đông trong ngày mai (17/9), mạnh lên thành bão khoảng ngày 18/9, sau đó có thể xảy ra hai kịch bản đổ bộ đất liền nước ta. Vào 13h chiều nay (16/9), tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 17,1 độ Vĩ Bắc; 123,9 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía đông đảo Luzon của Philippines với sức gió mạnh...

Cùng chuyên mục

Ban hành Nghị quyết về khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát. Bão số 3 (Yagi) là cơn bão mạnh nhất trong 30 năm qua trên Biển Đông và trong 70 năm qua trên đất...

Lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam mang Tết Trung thu đến với các em nhỏ ở Abyei

NDO - Nhân dịp Tết Trung thu, Đội Công binh Việt Nam đang thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Phái bộ UNISFA khu vực Abyei đã tổ chức Chương trình “Vui Rằm Trung thu” cho trẻ em ở Nhà thờ tại căn cứ Highway, với sự tham gia của gần 200 em nhỏ địa phương. Niềm vui được chia sẻ với các em học sinh của các thành viên Đội Công binh Việt Nam. (Ảnh: Đội Công binh...

Độc đáo Đại lễ Hội yến Diêu Trì Cung đạo Cao Đài Tây Ninh

Đại lễ Hội yến Diêu Trì Cung được tổ chức đúng dịp Rằm Trung Thu (15/8 âm lịch) là đại lễ lớn nhất trong năm của Hội Thánh Cao Đài Tây Ninh để cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an. Lễ cúng lúc 0 giờ (tức 24 giờ ngày 15/8 âm lịch) trong Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh. (Ảnh: Minh Phú/TTXVN) Vietnamplus.vn

Bổ sung 1 khối xe đặc chủng Công an tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội

(Chinhphu.vn) - Xe đặc chủng của lực lượng Công an nhân dân sẽ tham gia diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân. Bổ sung các khối Công an, quần chúng tham gia diễu binh, diễu hành Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam chủ trì hội nghị các cơ quan liên...

Ban hành 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3, nhanh chóng ổn định cuộc sống, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh.   Để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm...

Mới nhất

Agribank giảm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng bị thiệt hại bão số 3

Bão số 3 và mưa lụt sau bão đã gây thiệt hại rất nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng cuộc sống của người dân và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để hỗ trợ các tỉnh, thành phố, người dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3, Chính phủ, Ngân hàng Nhà...

Trẻ em Hà Nội rước đèn đón Trung thu trên thuyền ở vùng ‘rốn lũ’

TPO - Hàng trăm phần quà cùng rất nhiều chiếc đèn lồng, đèn ông sao sáng lung linh trong đêm tối ở làng Tốt Động (huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội) như làm quên đi không gian ngập lụt những ngày qua ở vùng đất ngoại thành Hà Nội. ...

Độc đáo Đại lễ Hội yến Diêu Trì Cung đạo Cao Đài Tây Ninh

Đại lễ Hội yến Diêu Trì Cung được tổ chức đúng dịp Rằm Trung Thu (15/8 âm lịch) là đại lễ lớn nhất trong năm của Hội Thánh Cao Đài Tây Ninh để cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an. Lễ cúng lúc 0 giờ (tức 24 giờ ngày 15/8 âm lịch) trong Tòa Thánh Cao Đài...

Bổ sung 1 khối xe đặc chủng Công an tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội

(Chinhphu.vn) - Xe đặc chủng của lực lượng Công an nhân dân sẽ tham gia diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân. Bổ sung các khối Công an, quần chúng tham gia diễu binh, diễu hành Thượng tướng Nguyễn Văn...

Nhiều trường đại học chuyển sang hình thức học trực tuyến do ảnh hưởng của mưa lũ

Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội vừa thông báo tổ chức giảng dạy online từ chiều ngày 10/9. Nhà trường cho biết, căn cứ vào Công văn của Đại học Quốc gia Hà Nội về việc khẩn trương triển khai ứng phó với cơn bão số 3...

Mới nhất