Trang chủNewsChính trịCần có chiến lược “hồi hương” cổ vật, di vật, cổ vật...

Cần có chiến lược “hồi hương” cổ vật, di vật, cổ vật về nước


Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm, cho ý kiến tại phiên họp là quy định về quản lý di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

Theo ĐB Thượng tọa Thích Đức Thiện (Đoàn Điện Biên), Phật giáo Việt Nam với hơn 2000 năm lịch sử đã trở thành một thành tố văn hóa không thể thiếu trong truyền thống văn hóa, văn hiến Việt Nam. Phật giáo đã tạo dựng phần lớn trong kho tàng di sản văn hóa Việt Nam, ở cả lĩnh vực di sản văn hóa vật thể, di sản văn hóa phi vật thể, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, và di sản tư liệu.

260620240954-z5574690871835_8646c13cc7dbbf04226497d09746fde5.jpg
Thượng toạ Thích Đức Thiện phát biểu (Ảnh: Quang Vinh)

Theo số liệu của Bộ Văn hoá thể thaodu lịch, đến nay cả nước có hơn 41.000 di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh; 130 di tích quốc gia đặc biệt, gần 4.000 di tích quốc gia, hơn 10.000 di tích cấp tỉnh, thành phố. Trong đó, các di tích Phật giáo có 15 di tích quốc gia đặc biệt, 829 di tích quốc gia, và hơn 3000 di tích cấp tỉnh, thành phố. Bộ Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm đã được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu ký ức Thế giới khu vực châu Á-Thái Bình Dương, và còn nhiều mộc bản ở các chùa đã được công nhận là bảo vật quốc gia mà chúng ta có niềm tin trong tương lai sẽ được UNESCO ghi danh thế giới. Di tích văn hóa Phật giáo chiếm khoảng 25-30% tổng số di tích trong cả nước.

ĐB Thiện cũng cho rằng, các ngôi chùa, vừa là cơ sở tôn giáo, vừa là di tích lịch sử văn hóa được Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam quy định là cơ sở tôn giáo, đặt dưới sự quản lý của các cấp Giáo hội; đồng thời Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định đó là các cơ sở tôn giáo do Giáo hội Phật giáo Việt Nam trực tiếp quản lý, sử dụng, và là người đại diện cho chủ sở hữu cộng đồng. Do đó, dự thảo Luật cần quy định rõ ràng quyền, nghĩa vụ, và trách nhiệm của tổ chức tôn giáo trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trong những trường hợp này.

ĐB Thiện đề nghị Chính phủ cần có chiến lược hồi hương cổ vật, đưa di vật, cổ vật có nguồn gốc Việt Nam ở nước ngoài về nước. Để thực sự khuyến khích tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước phát hiện, mua, hiến tặng, chuyển giao cho Nhà nước di vật, cổ vật có nguồn gốc Việt Nam ở nước ngoài về nước thì dự thảo Luật cần tính đến việc quy định miễn các loại thuế, phí liên quan cho các di vật, cổ vật được hồi hương về nước không vì mục đích trao đổi, mua bán, kinh doanh kiếm lời. Có như vậy mới thực sự thu hút nguồn lực cho hồi hương cổ vật về nước.

260620240957-z5574538935565_50e344d681f25c93d90d940549464dbf.jpg
Bà Huỳnh Thị Phúc phát biểu (Ảnh: Quang Vinh)

Theo ĐB Huỳnh Thị Phúc (Đoàn Bà Rịa-Vũng Tàu), Ban soạn thảo cần xem xét, bổ sung tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện công việc liên quan đến lĩnh vực lịch sử cùng với các tổ chức, cá nhân như các hội trong các lĩnh vực văn học nghệ thuật, khoa học công nghệ.

“Ngoài Hội Khoa học và công nghệ thì Hội Khoa học lịch sử từ Trung ương đến địa phương đã và đang tham gia tích cực các hoạt động nghiên cứu, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa cũng như khi tiến hành các công việc giám định di vật, cổ vật. Điều 39 dự thảo Luật có quy định yêu cầu chuyên môn khi giám định có liên quan đến lịch sử niên đại của di vật, cổ vật. Cần xem xét bổ sung nội dung này”-bà Phúc nói.

Về công tác bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa, theo bà Phúc, công tác này không chỉ là những nhóm nhiệm vụ tu bổ, phục hồi, chống nguy cơ xuống cấp di sản mà còn phải quan tâm đến nhiệm vụ, giải pháp phát huy tốt nhất giá trị di sản; đồng thời thực hiện đầy đủ và trách nhiệm các biện pháp được cam kết về bảo vệ di sản văn hóa.

Nghiên cứu Điều 63 tại dự thảo Luật về nhiệm vụ của bảo tàng; Điều 41, 44, 48 về quản lý, bảo vệ, bảo quản, trưng bày di vật, cổ vật và thực trạng nhiều hiện vật sau khi được khai quật, thu thập chưa thực sự được bảo vệ, bảo quản, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật trong môi trường, phù hợp với các yêu cầu về quản lý, trưng bày hiện vật, bà Phúc kiến nghị, dự thảo Luật cần quy định chặt chẽ, cụ thể hơn về điều kiện, trách nhiệm quản lý, bảo vệ, bảo quản, trưng bày di vật, cổ vật, bảo vật.



Nguồn: https://daidoanket.vn/can-co-chien-luoc-hoi-huong-co-vat-di-vat-co-vat-ve-nuoc-10284031.html

Cùng chủ đề

Trưng bày “Tinh hoa cổ vật Xứ Đông” và công bố bảo vật Quốc gia Chum gốm hoa nâu Hiệp An thời Trần

Trưng bày chuyên đề "Tinh hoa cổ vật Xứ Đông – Hải Dương" lần thứ nhất giới thiệu tới công chúng 2 trong số 11 bảo vật quốc gia hiện đang lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Hải Dương là Trống đồng Hữu Chung và Chum gốm hoa nâu Hiệp An thời Trần. Trong đó, chum gốm hoa nâu Hiệp An được làm từ đất sét trắng, phủ men màu vàng ngà, vẽ men nâu, xương...

Những người “giữ sử bằng tay”

VHO - Nhiều nhà chuyên môn về khảo cổ và lịch sử nhìn nhận, phía sau những hiện vật bảo tàng luôn tồn tại một đội ngũ những người làm công tác phục chế, bảo vệ, âm thầm với công việc cố gắng gìn giữ nguyên trạng, nguyên bản hiện vật. Trong bối cảnh xã hội công nghệ ngày một phát triển, công việc của những người làm bảo tồn bảo tàng như vậy cần được nhìn nhận ra...

Kim bảo ‘Hoàng đế chi bảo’ được đề nghị công nhận là bảo vật quốc gia

Kim bảo “Hoàng đế chi bảo” tại Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng (phường Đình Bảng, thành phố Từ Sơn, Bắc Ninh, vừa được đề nghị xem xét hồ sơ, trình Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia đợt 13, năm 2024.

Kim bảo “Hoàng đế chi bảo” được đề nghị công nhận là bảo vật quốc gia

Kim bảo “Hoàng đế chi bảo” tại Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng (phường Đình Bảng, thành phố Từ Sơn, Bắc Ninh, vừa được đề nghị xem xét hồ sơ, trình Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia đợt 13, năm 2024.

Ấn tượng “Bảo tàng cổ vật Mũi Né”

Nằm giữa làng biển lâu đời tại phường Mũi Né, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, “Bảo tàng cổ vật Mũi Né” là điểm nhấn văn hóa đặc sắc, nơi kể câu chuyện lịch sử ngàn năm của vùng đất Nam Trung Bộ và nhiều nền văn hóa khác nhau thông qua các hiện vật có giá trị cao về lịch sử, kinh tế và văn hóa. Bảo tàng cổ vật Mũi Né là bảo tàng tư nhân do ông...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Phản biện Nghị quyết về sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập

Ngày 8/11, Chủ tịch Ủy ban MTTQ thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương chủ trì hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết của HĐND thành phố Hà Nội quy định việc sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của thành phố vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết. ...

Trình Quốc hội hơn 22 ngàn tỷ đồng để phòng, chống ma túy

Ngày 8/11, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030. Áp lực từ thực trạng tình hình ma túyBáo cáo...

17 đại biểu Việt Nam tham gia Tàu Thanh niên Đông Nam Á

Tàu Thanh niên Đông Nam Á và Nhật Bản (SSEAYP) lần thứ 48 đã chính thức được khởi động lại sau 5 năm tạm dừng do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Đoàn Việt Nam gồm 17 đại biểu là các thanh niên tiêu biểu thuộc nhiều độ tuổi và lĩnh vực chuyên môn khác nhau. ...

Lần đầu tiên vị trí pháp lý của nhà giáo ngoài công lập được xác lập

Theo Dự thảo Luật Nhà giáo trình Quốc hội xem xét cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, lần đầu tiên, vị trí pháp lý của nhà giáo ngoài công lập được xác lập đầy đủ, đồng bộ với tư cách nhà giáo chứ không chỉ là người lao động theo cơ chế hợp đồng lao động. ...

Giao quyền chủ động cho ngành Giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng giáo viên

Dự thảo Luật Nhà giáo đang trình Quốc hội xem xét cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV. Một trong những điểm mới của Dự thảo Luật Nhà giáo đề xuất là giao quyền chủ động cho ngành Giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo. ...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng đề xuất 6 nội dung để hợp tác ACMECS bứt phá

Chiều 7/11, tại Vân Nam, Trung Quốc, Hội nghị Cấp cao chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady-Chao Phraya-Mekong (ACMECS) lần thứ 10 được tổ chức với sự tham dự của người đứng đầu Chính phủ, trưởng đoàn các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Hội nghị có chủ đề "Hướng tới kết nối thông suốt vì một tiểu vùng Mekong hội nhập". Nhận lời mời của Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, Chủ tịch hội nghị, Thủ...

Thông cáo báo chí số 14 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

NDO - Thứ Tư, ngày 6/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ mười bốn (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Trong phiên buổi sáng, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về dự án Luật...

Điều động Giám đốc Công an tỉnh Sơn La

Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Vân, Giám đốc Công an tỉnh Sơn La được điều động đến nhận công tác và giữ chức vụ Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động từ ngày 6/11/2024. Ngày 6/11, tại Công an...

Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến được bầu giữ chức Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

NDO - Chiều 6/11, tại Hà Nội, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Tới dự, có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Lê Minh Hưng, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Bùi Thị Minh Hoài, Bí thư Thành ủy Hà Nội; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng; lãnh đạo...

Cùng chuyên mục

Trình Quốc hội hơn 22 ngàn tỷ đồng để phòng, chống ma túy

Ngày 8/11, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030. Áp lực từ thực trạng tình hình ma túyBáo cáo...

Quốc hội điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ 8

Chiều 7/11, Quốc hội đã điều chỉnh chương trình kỳ họp thứ 8 với 423/425 đại biểu biểu quyết tán thành. Mở đầu phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc...

ĐBQH đề xuất Luật Điện lực cần có chính sách ưu đãi thu hút đầu tư FDI

Chiều 7/11, Quốc hội thảo luận về Góp ý về dự án Luật Điện lực (sửa đổi). Thiếu hành lang pháp lý minh bạch sẽ làm lãng phí nguồn lựcĐB Trần Quốc Tuấn (Đoàn Trà Vinh) cho rằng, sửa đổi...

Mới nhất

Bạc Liêu: Hiệu quả từ sự đồng thuận của đồng bào các DTTS trong thực hiện Chương trình MTQG 1719

Bạc Liêu xác định công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia là nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, để đảm bảo sự nhất quán và hiệu quả trong việc thực hiện, từ đó đóng góp vào sự phát triển toàn diện và bền vững của tỉnh.Bảo hiểm y tế, bảo hiểm...

Khánh Hòa dự kiến khởi công Dự án KCN Dốc Đá Trắng vào tháng 4/2025

Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Khánh Hòa Lê Hữu Hoàng đề nghị chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Dốc Đá Trắng, phấn đấu khởi công trước ngày 2/4/2025. Khánh Hòa dự kiến khởi công Dự án KCN Dốc Đá Trắng vào tháng 4/2025Phó...

Chung cư gần tuyến đường sắt Nhổn

Một số dự án chung cư gần tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội đã tăng giá từ 30 - 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức tăng cao gấp đôi so với các dự án thông thường. Chung cư gần tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội tăng giá 30-50% sau một nămMột số...

T&T Group hợp tác sản xuất pin lưu trữ năng lượng tại Việt Nam

Với việc hợp tác cùng các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng của Trung Quốc để nghiên cứu đầu tư nhà máy sản xuất pin lưu trữ và phát triển dự án Khu công nghiệp phụ trợ năng lượng, T&T Group đã và đang góp phần phát triển năng lượng xanh - sạch, từng bước đảm...

Vĩnh Hoàn tạm ứng cổ tức gần 450 tỷ đồng

Vĩnh Hoàn sắp dành 450 tỷ đồng để tạm ứng cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt với tỷ lệ 20% vốn điều lệ, tức mỗi cổ phiếu nhận 2.000 đồng. Vĩnh Hoàn sắp dành 450 tỷ đồng để tạm ứng cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt với tỷ lệ 20% vốn điều lệ, tức mỗi cổ phiếu nhận...

Mới nhất