Trang chủKinh tếNông nghiệpChàng trai Thanh Hóa xuất khẩu thành công món ngon làm từ...

Chàng trai Thanh Hóa xuất khẩu thành công món ngon làm từ một loài động vật trôi lập lờ bờ biển


Mỗi năm, từ con sứa biển anh Lê Phạm Thao thu về cả trăm triệu đồng và tạo nhiều việc làm thời vụ cho lao động địa phương.

Biến sứa biển thành sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Dẫn chúng tôi đi tham quan xưởng sơ chế sứa Thao Linh của gia đình ở thôn Giang Sơn, xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa, anh Lê Phạm Thao cho biết, người dân ở xã Hoằng Trường chủ yếu sống nhờ vào biển. Ngoài đánh bắt hải sản thì người dân trong xã có thêm nghề thu mua và chế biến sứa biển, nhờ đó bà con cũng có thêm việc làm và thu nhập khá ổn định. 

 Theo anh Thao, nghề thu mua và chế biến sứa biển ở xã Hoằng Trường cũng mới có hơn 20 năm nay. Trước kia sứa biển rất nhiều nhưng mọi người chưa biết đến giá trị của con sứa, ngư dân đi biển mang sứa về ăn không hết thì đem vứt. 

Từ khi con sứa có thể chế biến thành nhiều món ăn đặc sản, sứa đánh bắt về bao nhiêu cũng được thu mua hết. Thậm chí, đến mùa khai thác, bà con phải ra tận vùng biển Cô Tô của Quảng Ninh và các vùng biển khác để đánh bắt mới có sứa.

Chàng trai Thanh Hóa xuất khẩu thành công món ngon làm từ một loài động vật trôi lập lờ bờ biển- Ảnh 1.

Công nhân đang sơ chế sứa tại xưởng của gia đình anh Lê Phạm Thao. Ảnh: H.D

Do sứa đỏ ngày càng khan hiếm nên ít khi ngư dân đánh bắt được. Đặc sản sứa đỏ có giá tới vài chục triệu đồng/thùng nên mỗi khi người dân nơi đây đánh bắt được, họ đều để dành để chế biến thành các món ngon. Trong đó có món canh sứa nấu lá chua được khách hàng đặc biệt ưa chuộng.

Trò chuyện với chúng tôi, anh Thao – chủ cơ sở thu mua sứa Thao Linh cho biết: Gia đình anh làm nghề chế biến và thu mua sứa hàng chục năm nay. Sau khi thu gom sứa từ các bè mảng của bà con ngư dân đánh bắt ở biển về, cơ sở tiến hành sơ chế sứa, tách từng phần chân, tay và mình sứa, sau đó dùng hệ thống máy đánh sạch nhớt từ 8 – 9 tiếng đồng hồ. Tiếp đó là thực hiện công đoạn muối sứa, hàng ngày tăng lượng muối dần lên, từ 5 ngày trở lên là sứa có thể xuất bán được. 

“Khâu quan trọng nhất trong việc sơ chế sứa là kiểm soát độ mặn, dao động từ 20 – 25 độ là đạt yêu cầu” – anh Thao nói.

Sau khoảng từ 5 – 10 ngày ngâm trong bể nước muối, khi các miếng sứa trở nên trong vắt chính là sứa đã “chín”. Lúc này, sứa sẽ được mang ra đóng thùng để chuẩn bị xuất xưởng.

Cũng theo anh Thao, quá trình ngâm muối, công nhân phải thường xuyên đo độ mặn, rắc thêm muối để sứa sạch hơn, cứng hơn và trắng hơn. Khi chất lượng sứa đạt yêu cầu mới mang ra cho vào túi nylon, đóng gói rồi cho vào thùng gỗ, mỗi thùng 10kg. “Đặc biệt, quá trình chế biến sứa tươi không cần dùng bất cứ nguyên liệu nào ngoài nước sạch và muối biển. Chính độ mặn của muối sẽ giữ cho sứa thành phẩm bảo quản được lâu từ 1 – 2 năm” – anh Lê Phạm Thao cho biết thêm.

Sứa biển sau khi chế biến có thể ăn cùng bún, phở, bánh đa cua hoặc trộn với một số nguyên liệu khác làm món nộm. Trước đây, sản phẩm được tiêu thụ nhiều tại Thanh Hóa, còn hiện nay có thương lái Trung Quốc đến tận xưởng thu mua. 

Với sự nỗ lực, tinh thần năng động, sáng tạo và sự nhạy bén trong sản xuất, kinh doanh, anh Lê Phạm Thao đã xây dựng thành công sứa thành sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh của Thanh Hóa, biến sứa từ một món ăn dân dã trở thành đặc sản quê hương, có mặt ở khắp các tỉnh, thành trong cả nước.

Chàng trai Thanh Hóa xuất khẩu thành công món ngon làm từ một loài động vật trôi lập lờ bờ biển- Ảnh 2.

Sứa sau khi sơ chế được đưa vào muối chín. Ảnh: H.D

Hiện cơ sở chế biến và thu mua sứa Thao Linh của gia đình anh Thao thu mua từ 500 – 600 tấn sứa tươi mỗi năm, từ đó sản xuất được 50 – 60 tấn sứa thành phẩm. Hàng năm gia đình anh Thao bán sứa ra thị trường đạt doanh thu từ 1 – 1,4 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí sản xuất, cơ sở thu lãi khoảng 200 triệu đồng.

Tạo việc làm cho hàng chục lao động

Theo anh Lê Phạm Thao, hiện sứa thành phẩm của gia đình anh đang bán với giá 300.000 đồng/thùng, loại 10kg đối với mình sứa. Còn sản phẩm sứa chân, tay là những phần ngon nhất, được bán với giá từ 350.000 đồng/thùng loại 10kg.

Sứa thành phẩm có thể chế biến thành nhiều món ngon như nộm sứa, lẩu sứa, canh chua… Đặc biệt, nộm sứa là món ăn vùng biển vô cùng hấp dẫn, thanh mát, mang lại hàm lượng chất dinh dưỡng cao cho cơ thể nên được nhiều người ưa chuộng.

Chàng trai Thanh Hóa xuất khẩu thành công món ngon làm từ một loài động vật trôi lập lờ bờ biển- Ảnh 3.

Anh Lê Phạm Thao – chủ cơ sở chế biến thu mua sứa Thao Linh. Ảnh: H.D

Cũng theo anh Thao, nghề chế biến sứa biển không vất vả nhưng tốn nhiều thời gian và công đoạn. Để tạo ra sản phẩm sứa biển, sau khi đánh bắt, những người thợ phải lọc, phân loại phần thân và chân sứa. Tiếp đến là công đoạn sơ chế, ngâm, đánh bớt nhớt.

Ngoài thu nhập cao, nghề chế biến sứa biển còn tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động tại địa phương. Theo anh Thao, hiện tại xưởng chế biến của anh đang thuê 15 lao động thường xuyên với mức lương khoảng 400 đồng/người/ngày.

Chị Nguyễn Thị Nga – một nhân công tại xưởng sứa cho biết: “Chúng tôi làm việc cho cơ sở chế biến sứa Thao Linh theo thời vụ, kéo dài khoảng 3 tháng. Công việc tuy vất vả nhưng thu nhập ổn định, trung bình từ 6 – 8 triệu đồng/người/tháng. Lúc có sứa nhiều làm tăng ca thì tiền lương cùng nhiều hơn”.

Ông Nguyễn Thanh Cảnh – Chủ tịch UBND xã Hoằng Trường (huyện Hoằng Hóa) cho biết, chế biến sứa đang là một trong những ngành nghề chế biến thủy, hải sản đem lại hiệu quả kinh tế ở xã, với 4 cơ sở thu mua và chế biến sứa. Tuy nhiên, đa số người dân vẫn sản xuất quy mô nhỏ lẻ, manh mún. 

“Cơ sở chế biến sứa của gia đình anh Lê Phạm Thao có quy mô sản xuất lớn, đã được công nhận là sản phẩm OCOP ở địa phương. Tuy hoạt động chế biến chỉ kéo dài trong vòng vài tháng nhưng lợi nhuận từ sứa biển đem lại khá tốt” – ông Cảnh cho biết thêm.

Không chỉ chăm lo làm kinh tế gia đình, anh Lê Phạm Thao còn tạo điều kiện, chia sẻ kinh nghiệm cho nhiều thanh niên trong xã có nhu cầu học hỏi, tham quan cơ sở chế biến của mình.





Nguồn: https://danviet.vn/chang-trai-thanh-hoa-xuat-khau-thanh-cong-mon-ngon-lam-tu-mot-loai-dong-vat-troi-lap-lo-bo-bien-20240612174437365.htm

Cùng chủ đề

Sắp diễn ra Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Ngày 17/9, Sở Công Thương tỉnh Kiên Giang có văn bản về việc công bố bổ sung địa điểm tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại và lĩnh vực ưu tiên được tổ chức tại Hội chợ triển lãm trên địa bàn tỉnh Kiên Giang năm 2924. Theo đó, Sở Công Thương tỉnh Kiên Giang cho biết, từ ngày 26/9 đến 30/9, Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng...

Nông dân mở cửa hàng OCOP trong làng du lịch, khách tha hồ vào tham quan, mua sắm

Tới làng văn hóa, du lịch Cự Nẫm (ở xã Cự Nẫm, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình), khách du lịch không chỉ khám phá làng thuần nông với bầu không khí trong lành và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp mà còn tham quan cửa...

Về Khánh Thiện (Ninh Bình), về với xứ ‘Bồng châu văn hiến’

Nằm ở phía Đông Bắc của huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình, Khánh Thiện - mảnh đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử, từng được mệnh danh là “Bồng châu văn hiến”, đang được đánh giá là xã nông thôn kiểu mẫu với nhiều tiềm năng trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Mở rộng thị trường cho nông sản, đặc sản địa phương

Vẫn đối mặt với tình trạng được mùa mất giá Ông Nguyễn Vĩnh Quảng - Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư thương mại du lịch Lâm Đồng - cho biết, với khí hậu ôn hòa, đất đai màu mỡ, Lâm Đồng là địa phương có thế mạnh trong sản xuất, chế biến và kinh doanh sản phẩm nông sản. Cả tỉnh hiện có trên 367.000 ha gieo trồng...

Hồi sinh làng nghề truyền thống qua các mùa lễ hội

>>> Kỳ 1: Khai thác “mỏ vàng” kinh tế từ du lịch làng nghề “Đặc sản” OCOP Hà Nội “hút” khách Thống kê hiện nay, mỗi năm Hà Nội tổ chức khoảng 10 lễ hội du lịch cấp TP. Các lễ hội du lịch gắn kết sản phẩm làng nghề tạo sức hút đặc biệt tới đông đảo du khách trong nước và quốc tế. Các lễ hội tiêu biểu như: Lễ hội Du lịch Hà Nội; Lễ hội Quà tặng Du...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mang thương hiệu Việt tới hội chợ triển lãm nông sản, thực phẩm, đồ uống nổi tiếng, lớn nhất Liên bang Nga

Mang thương hiệu Việt ra thế giới Hội chợ Quốc tế về Thực phẩm đồ uống Worldfood Moscow, diễn ra từ ngày 17 – 20/9/2024, là sự kiện chuyên ngành thường niên uy tín và quy mô...

Bộ NNPTNT 10.000 con gà giống, cùng thức ăn và quà hỗ trợ cho người dân vùng lũ ở Tuyên Quang

Nông dân tay trắng sau lũBáo cáo với đoàn công tác, Chủ tịch UBND xã Tân Long Nguyễn Sỹ Thuật cho biết, tính đến 15/9, số hộ gia đình trong xã bị ngập và lũ quét, sạt lở vào nhà phải di chuyển đồ đạc và...

Trồng nấm kiểu gì mà một nông dân Hà Tĩnh bỏ tiền tỷ đầu tư, ông chủ, công nhân đều có lương tốt?

Học trồng nấm từ sách báo, tiviCựu chiến binh Phan Huy Tuận (sinh năm 1960) xuất ngũ năm 1983. Trò chuyện với chúng tôi, ông Tuận tự hào khi mình từng là lính với nhiều năm ở chiến...

Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số giúp Chương trình mục tiêu Quốc gia 1719 đạt hiệu quả cao

Trong giai đoạn 2011 – 2023, Ban Dân tộc tỉnh Trà Vinh đã phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố tham mưu UBND tỉnh ban hành quyết định công nhận 5.112 lượt người có uy tín trong đồng...

Bài đọc nhiều

Cung điện nào của nhà Nguyễn ở kinh đô Huế có quy mô kiến trúc đồ sộ nhất, vua xây cho ai ở?

Trong Châu bản triều Nguyễn hiện bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, có nhiều văn bản ghi chép về xây dựng, trùng tu và mở rộng khuôn viên cung Diên Thọ cũng như các hoạt động liên quan đến sinh hoạt thường...

Áp thấp nhiệt đới sắp vào Biển Đông, khả năng cao thành bão số 4

Tin áp thấp nhiệt đới mới nhấtTheo Dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện nay, một áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên vùng biển phía Đông đảo Luzon (Philippines). Cập nhật vị trí và đường đi của...

Cái bắt tay với nông dân

Doanh nhân, mặc dù đương đầu với bao sóng gió thương trường, cũng lao tâm khổ tứ, nhưng chắc vẫn có nhiều điều kiện hơn người nông dân. Hiểu biết nhiều hơn do được đi đây đi đó. Đời sống phần nào cũng khá giả hơn,...

Trồng hoa lan la liệt ở Bình Dương, loài hoa quý tộc tuôn bông như suối, cản chả kịp, bán liền tay

Nhu cầu về hoa lan ngày càng cao, nhiều nông dân đã mạnh dạn đầu tư hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế gia đình. Anh Ngô Thanh Tùng ngụ tại tổ 3, ấp Bà Phái, xã Long Nguyên, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương sau...

Nhiều chuyến hàng viện trợ quốc tế hỗ trợ Việt Nam khắc phục bão số 3

Phía Thụy Sĩ chia buồn với những mất mát về người và tài sản mà Việt Nam đang phải gánh chịu, đồng thời bày tỏ sẵn sàng sát cánh cùng Việt Nam trong công tác khắc phục hậu quả thiên tai trong thời gian tới. Về nhân lực, Thụy Sĩ đã cử một đoàn 8 chuyên gia giàu kinh nghiệm trong các lĩnh vực: nước sạch, vệ sinh, nhà an toàn… để triển khai khảo sát, nghiên cứu sâu...

Cùng chuyên mục

Mang thương hiệu Việt tới hội chợ triển lãm nông sản, thực phẩm, đồ uống nổi tiếng, lớn nhất Liên bang Nga

Mang thương hiệu Việt ra thế giới Hội chợ Quốc tế về Thực phẩm đồ uống Worldfood Moscow, diễn ra từ ngày 17 – 20/9/2024, là sự kiện chuyên ngành thường niên uy tín và quy mô...

Bộ NNPTNT 10.000 con gà giống, cùng thức ăn và quà hỗ trợ cho người dân vùng lũ ở Tuyên Quang

Nông dân tay trắng sau lũBáo cáo với đoàn công tác, Chủ tịch UBND xã Tân Long Nguyễn Sỹ Thuật cho biết, tính đến 15/9, số hộ gia đình trong xã bị ngập và lũ quét, sạt lở vào nhà phải di chuyển đồ đạc và...

Trồng nấm kiểu gì mà một nông dân Hà Tĩnh bỏ tiền tỷ đầu tư, ông chủ, công nhân đều có lương tốt?

Học trồng nấm từ sách báo, tiviCựu chiến binh Phan Huy Tuận (sinh năm 1960) xuất ngũ năm 1983. Trò chuyện với chúng tôi, ông Tuận tự hào khi mình từng là lính với nhiều năm ở chiến...

Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số giúp Chương trình mục tiêu Quốc gia 1719 đạt hiệu quả cao

Trong giai đoạn 2011 – 2023, Ban Dân tộc tỉnh Trà Vinh đã phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố tham mưu UBND tỉnh ban hành quyết định công nhận 5.112 lượt người có uy tín trong đồng...

Sau dọn dẹp cây gãy đổ, Hà Nội bắt đầu tái thiết không gian xanh

17/09/2024 | 16:18 TPO - Sau đợt vận động ra quân dọn dẹp đường phố, cây cối gãy đổ sau bão số 3 đã cơ bản được dọn dẹp. Các quận đang tiếp tục kế hoạch trồng lại cây xanh. ...

Mới nhất

5 trường học chưa đủ điều kiện đến lớp sau bão số 3

Đến ngày 16/9, do ảnh hưởng của bão số 3, toàn tỉnh Yên Bái còn 5 trường và một điểm trường chưa đi học được, bao gồm: Trường trung học phổ thông Lý Thường Kiệt, thành phố Yên Bái; một điểm trường mầm non xã Việt Thành, huyện Trấn Yên; 2 trường tiểu học Hồng Thái và...

Petrovietnam hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3 tại Hải Phòng

Tham gia Đoàn công tác có đồng chí Lê Anh Chiến – Phó trưởng Ban phụ trách Ban Tuyên giáo Đảng ủy Tập đoàn; đồng chí Lê Quang Toán - Phó Chủ tịch thường trực Hội Cựu chiến binh Tập đoàn; đồng chí Phạm Đăng An – Bí thư Đoàn Thanh niên Tập đoàn; đại diện Ban Truyền...

Mới nhất