Trang chủChính trịQuân sựNằm lại giữ 'Lục Khu'

Nằm lại giữ ‘Lục Khu’


Và tít trên đỉnh núi ấy, có 1 tấm bia cũ ghi tên 13 người lính biên phòng đồn Lũng Nặm tuổi 18 – 20 đã ngã xuống trong cuộc chiến tranh biên giới phía bắc, giữ biên cương…

Những người lính trẻ đã hy sinh

Tối 16.2.1979, nhận được tin báo phía Trung Quốc (TQ) tập trung quân dọc biên giới, có dấu hiệu tấn công sang nước ta, trung úy Nông Quang Việt, Đồn trưởng Công an nhân dân vũ trang Nặm Nhũng (nay là Đồn biên phòng (ĐBP) Lũng Nặm, đóng quân tại xã Lũng Nặm, H.Hà Quảng) dẫn 1 tổ công tác lên tăng cường cho trạm Nậm Rằng nằm sát biên giới.

Đây là 2 người lính biên phòng ngã xuống đầu tiên trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc. Tiếng súng của các anh báo động cho cả tuyến sau.

Mất yếu tố bất ngờ, 4 giờ sáng 17.2.1979, phía TQ ầm ầm nã pháo và xua bộ binh theo đường mòn Cây Tắc, Kéo Yên (mốc 681 hiện nay), Nậm Sấn, Lũng Nặm (mốc 686 hiện nay) tấn công vào doanh trại đồn. Cuộc chiến đấu của gần 40 người lính biên phòng đánh trả cả trung đoàn bộ binh có sự yểm trợ của pháo binh kéo dài đến ngày hôm sau. Chiều 18.2.1979, 2 xạ thủ đại liên Ngô Châu Long (quê Xuân Cẩm, Hiệp Hòa, Bắc Giang) và Phùng Văn Xít (quê Kiến Thành, Lục Ngạn, Bắc Giang), vừa tròn 20 tuổi, phải hy sinh khi đã bắn đến viên đạn cuối cùng.

Ông Lưu Văn Dính (55 tuổi), Bí thư Đảng ủy xã Lũng Nặm, thời điểm 1979 là dân quân xã, nhớ lại: “Lính TQ bị BĐBP chặn tại Lũng Nặm”, và trầm giọng: “Ngày 20.2.1979, thêm chiến sĩ Hà Văn Côn quê Chợ Đồn, Bắc Kạn hy sinh khi chưa đầy 18 tuổi. Chúng tôi chôn anh em ở nghĩa trang tạm, những người còn sống phải nhường quần áo cho người đã mất vì đồ mặc sau mấy ngày chiến đấu, đều rách bươm”.




Nằm lại giữ 'Lục Khu'1

Bộ đội biên phòng Cao Bằng kiểm tra hiện trạng mốc giới Ảnh: Mai Thanh Hải

Kể về đồng đội, nước mắt rưng rưng

Đại tá Ma Quang Nghị hiện đang nghỉ hưu tại xã Bình Yên (H.Định Hóa, Thái Nguyên), nguyên là Chủ nhiệm Chính trị, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Cao Bằng, vẫn khắc khoải quãng thời gian giữ cương vị Chính trị viên ĐBP Lũng Nặm thời điểm 1983 – 1987. Sau khi bất ngờ tấn công (17.2.1979) và rút quân (13.3.1979) khỏi Cao Bằng, phía TQ củng cố các trận địa, tung nhiều toán thám báo xâm nhập vào đất ta… “Họ bắn súng khiêu khích, gài mìn sâu trong đất ta. Nhiều nơi, họ đưa lực lượng ra sát biên giới để án ngữ”, đại tá Nghị kể lại và lắc đầu: “Biên giới Cao Bằng có thể xung đột vũ trang trở lại. Bộ đội toàn tuyến căng thẳng”.








Báo Thanh Niên và Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Cao Bằng đang triển khai xây dựng nhà bia ghi tên tưởng niệm 13 liệt sĩ ĐBP Lũng Nặm đã hy sinh trong cuộc chiến đấu đánh trả quân TQ xâm lược, bảo vệ biên giới phía bắc. Công trình có tổng diện tích 170 m2, nằm trên điểm cao trong doanh trại, tại xã Lũng Nặm (H.Hà Quảng, Cao Bằng), chi phí 300 triệu. Trong đó 250 triệu đồng do cán bộ, phóng viên, công nhân viên Báo Thanh Niên đóng góp, 50 triệu còn lại là công sức lao động, đóng góp của cán bộ, chiến sĩ ĐBP Lũng Nặm.

Công trình dự kiến khánh thành cuối tháng 2.2019.


Đồn Công an nhân dân vũ trang Nặm Nhũng (nay là ĐBP Lũng Nặm) thời điểm sau chiến tranh biên giới được coi là “khổ nhất tỉnh”. Địa bàn 3 xã do đồn phụ trách đều cách từ 9 – 16 km, đường sá đi lại khó khăn. Dân sống rải rác trên núi đá bao đời, khi bị TQ đánh sang bị tổn thất lớn về người và nhà cửa, hoặc chạy đi sơ tán hoặc vào trốn trong các hang đá hiểm trở, bộ đội tìm cả tuần cũng không thấy.

“Cán bộ xã cũng bỏ nhiệm vụ, chạy theo gia đình, để lại địa bàn không có người phụ trách”, thiếu tá Hoàng Văn Lớ, nguyên Đồn trưởng Lũng Nặm thời điểm 1982 – 1987, kể lại và cho biết thêm: “Đơn vị từ ngày xảy ra chiến tranh biên giới, không có doanh trại phải sinh hoạt, họp hành nhờ nhà dân. Bộ đội không đủ quần áo mặc, đi ngủ phải nằm chung vì thiếu chăn màn. Ai đi công tác cũng phải mượn mũ, ba lô của người khác. Thiếu xoong nồi, khi ăn cơm phải chen chúc 9 – 10 người mỗi mâm”.

Đầu năm 1983, ông Ma Quang Nghị lên nhận nhiệm vụ đồn phó chính trị (nay là chính trị viên) ĐBP Nặm Nhũng. Lúc này, phía TQ tăng cường xâm nhập phục kích, bắt cóc tập kích bộ đội và cán bộ ta. “Trước khi về đã nghe vụ trưa 25.5.1982, anh Vũ Văn An và chiến sĩ Võ Văn Việt đang đi tuần thì bị phục kích, bắt sang bên kia”, ông Nghị kể lại vậy và trầm giọng: “Đau nhất là vụ ngày 23.4.1984”.

Sáng hôm ấy, ông Nghị đang trực chỉ huy thì 1 chiến sĩ trên chốt Nhỉ Đú (xã Vân An, Hà Quảng) quần áo rách tươm, mặt bê bết máu hớt hải về báo: “Chốt bị tập kích”. Đưa quân lên ứng cứu, gần tối mới tới nơi và thấy bộ đội thương vong nằm la liệt. Số hy sinh tại chỗ là 6 người, trong đó có 3 chiến sĩ của đồn, chỉ mới 18 – 19 tuổi. “Lính TQ bò sang tập kích bất ngờ lúc 5 giờ sáng. Đạn B40 bắn chảy cả nồi gang đang nấu cơm. Anh em hy sinh, khi chưa được hạt cơm nào vào bụng”, đại tá Nghị nhớ lại.

Ông lẩn mẩn đọc tên liệt sĩ: binh nhất Đỗ Văn Khanh, 19 tuổi, quê Trung Sơn, Việt Yên, Bắc Giang; binh nhất Nông Văn Kỳ, 19 tuổi, quê Dân Chủ, Hòa An, Cao Bằng; binh nhất Lãnh Đức Duy, quê Thể Dục, Nguyên Bình, Cao Bằng…; binh nhất Trần Văn Cường (quê Trung Sơn, Việt Yên, Bắc Giang) bị thương nặng đưa về tuyến sau nhưng 2 ngày sau cũng hy sinh.

“Những năm 1983 – 1987, phía TQ còn bắn tỉa bộ đội làm nhiệm vụ tuần tra. Ngày 5.9.1985, hạ sĩ Chu Văn Cử, quê Cốc Đán, Ngân Sơn, Bắc Cạn khi ấy mới 19 tuổi hy sinh khi đang tuần tra tại khu vực xóm Ẳng Bó – Kéo Quyển. Hạ sĩ Lý Văn Thanh, quê Ngọc Động, Quảng Uyên, Cao Bằng hy sinh khi mới 20 tuổi. Sáng 19.11.1983 anh Thanh bị phục kích khi đang kiểm tra biên giới mốc 105 – 106 (cũ). Bộ đội giằng co chiến đấu, 1 tuần sau mới lấy được thi hài của Thanh”, đại tá Ma Quang Nghị rưng rưng nước mắt.




Nằm lại giữ 'Lục Khu'2

Cán bộ chiến sĩ ĐBP Lũng Nặm tập trung xây dựng nhà bia tưởng niệm do Báo Thanh Niên đóng góp kinh phí Ảnh: Mai Thanh Hải

“Giá mà được xây lại nhà bia cho chắc chắn”

Ông Trần Văn Huyền (56 tuổi), nguyên là tiểu đội trưởng công tác tại ĐBP Lũng Nặm những năm 1982 – 1985 hiện đang nghỉ hưu tại xã Dương Đức, H.Lạng Giang (Bắc Giang), nhưng cứ vài năm lại ngồi xe khách, thuê xe ôm lên Lũng Nặm thăm lại nơi mình đã chiến đấu.

Ông Huyền kể: những năm 1980, chốt biên phòng Nhị Đú cách đồn 9 km là tuyến đầu đối mặt với lính TQ. Mỗi ngày, phía bên kia bắn sang hàng trăm quả đạn pháo. Lều lán, nhà bạt của tổ chốt bị cháy sạch, anh em phải chui vào ngủ trong hốc đá. Ăn uống thì phải xuống núi gùi nước suối, cơm chỉ ăn với muối trắng. “Khổ vậy, nhưng lính chúng tớ toàn dân Bắc Giang, Hải Phòng… không đứa nào đào ngũ, thoái thác nhiệm vụ”, ông Huyền kể vậy với chúng tôi và đau đáu: “Giá có một nhà bia ghi tên đàng hoàng, để anh em quây quần”.

Hôm vượt núi cao lên “Lục Khu”, thượng tá Lô Ngọc Dũng, Chính trị viên ĐBP Lũng Nặm, dẫn chúng tôi ra khu đất giữa đồn và cổng Trường tiểu học Nặm Nhũng (Hà Quảng, Cao Bằng), chỉ nhà bia cũ kỹ nằm bên bờ suối: “Nhà bia xây từ những năm 1990, xuống cấp trầm trọng. Khi mưa, nước trên núi đổ xuống, dềnh ngang bệ thờ và chúng tôi lại đội mưa chạy ra ôm bát hương cất, nước rút mới mang ra”.

Chúng tôi rời vùng núi đá “Lục Khu” khắc nghiệt, đúng lúc mây trắng ùn ùn sà xuống sân đồn. Cựu chiến binh Trần Văn Huyền thầm thì: “Cứ có khách dưới xuôi lên là hương hồn anh em lại về tạm biệt”, và ước: “Giá mà được xây lại nhà bia cho chắc chắn. Chúng tôi và những người đang sống, mắc nợ với 13 người lính trẻ đã nằm xuống, rất nhiều…”.



Nguồn: https://thanhnien.vn/cuoc-chien-dau-bao-ve-bien-gioi-phia-bac-nam-lai-giu-luc-khu-185823320.htm

Cùng chủ đề

Con nuôi biên phòng đỗ Học viện Biên phòng

Không khí vui mừng tràn ngập khắp Đồn Biên phòng Roòn, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình khi nghe tin em Nguyễn Anh Vũ, con nuôi đầu tiên đỗ Học viện Biên phòng. ...

Hỗ trợ bò giống cho người dân biên giới Việt – Lào: niềm vui “sinh sôi”

Từ những con bò giống được trao tặng cho bà con hai bên biên giới Việt - Lào, đã có thêm bê con được sinh ra. Hàng hóa mua bán qua biên giới của thương nhân, cư dân phải đáp ứng tiêu chuẩn nước nhập khẩu Học giả quốc tế chia sẻ kinh nghiệm hợp tác, quản lý biên giới trên đất...

Tăng cường hòa bình, hữu nghị, ổn định trên khu vực biên giới, cửa khẩu Việt Nam-Trung Quốc

Nhận lời mời của Cục Quản lý Di dân Quốc gia nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Đoàn đại biểu Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ Quốc phòng đã sang thăm Trung Quốc và dự giao lưu công tác chính trị giữa hai lực lượng Biên phòng - Di dân từ ngày 23/9 đến ngày 25/9/2024. Trong chương trình giao lưu, Đoàn đại biểu Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng do đồng...

Ấm lòng hình ảnh bộ đội biên phòng ở Thanh Hóa giúp dân trong mưa lũ

Trong các ngày từ ngày 21 - 23/9, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, nhất là các huyện miền núi liên tục xảy ra mưa lớn kéo dài, gây ngập úng và sạt lở đất, đá ở một số địa bàn và tuyến giao thông, đe dọa sự an toàn của nhiều hộ dân. Trước diễn biến phức tạp của tình hình mưa lũ, Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hóa đã điều động gần 1.500 lượt cán bộ,...

Biên phòng Bà Rịa – Vũng Tàu thành lập tổ công tác chuyên biệt chống khai thác IUU

Theo Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, dù  quyết liệt triển khai đồng bộ, các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, cấp bách về chống khai thác IUU nhưng vẫn còn một số trường hợp mất kết nối, việc lý hồ sơ tàu cá mất kết nối, đậu bờ chưa chặt chẽ; công tác tuyên truyền chưa đạt được hiệu quả cao; công tác xử lý các vi phạm chưa dứt...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Có cả Thái Lan và…

Đấu giá vòng cổ kim cương liên quan nữ hoàng Pháp bị hành hình

Nhà đấu giá Sotheby's vừa bán ra chiếc vòng cổ đính kim cương được cho là liên quan vụ bê bối góp phần dẫn đến sự sụp đổ của hoàng hậu Marie Antoinette trong thời Cách mạng Pháp. ...

Khi các đầu bếp sao Michelin ‘múa bếp’ ở Việt Nam

Các đầu bếp sao Michelin không còn xa lạ với giới mộ điệu ẩm thực Việt Nam, hãy...

Làm sao để 5G Open RAN ‘make in Vietnam’ có ‘hộ chiếu’ ra thế giới?

Theo các chuyên gia, việc ra đời sản phẩm thương mại trạm gốc 5G Open RAN là cơ hội giúp doanh nghiệp viễn thông Việt Nam chen được vào thị trường trạm gốc 5G thế giới.   Hôm nay 13.11, Tổng công ty Công nghiệp công nghệ cao Viettel (Viettel High Tech) và Qualcomm đã phối hợp tổ chức hội thảo quốc tế với chủ đề "5G Open RAN Connect 2024". Đây là sự kiện về lĩnh vực Open RAN đầu tiên tại...

Bài đọc nhiều

Việt Nam – Ấn Độ tham gia diễn tập gìn giữ hòa bình

 Tham gia Diễn tập Gìn giữ hòa bình Việt Nam - Ấn Độ lần thứ 5 có 47 quân nhân...

Thắt chặt tình đoàn kết Phụ nữ Quân đội hai nước Việt

 Đại tá Nguyễn Thị Thu Hiền – Trưởng Ban Phụ nữ Quân đội tổng kết khoá tập huấn. (Ảnh:...

Đoàn đại biểu người có công với cách mạng tỉnh Bình Dương thăm Bộ Quốc phòng

 Trung tướng Lê Quang Minh phát biểu tại buổi gặp mặt ...

Nhiều hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam

Ngày 12/11, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu các hoạt động Kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024). Tại buổi họp báo, Ban tổ chức đã thông tin khái quát những giai đoạn lịch sử, thành tích chính của Tổng cục Chính trị (TCCT) Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam trong 80 năm...

Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho chức sắc, chức việc các tổ chức tôn giáo

Tham dự buổi khai mạc có các đồng chí: Trung tướng Phạm Quang Ngân - Uỷ viên Hội đồng GDQP&AN, Cục trưởng Cục Dân quân tự vệ, Bộ Tổng Tham mưu Bộ quốc phòng; Trần Thị Minh Nga - Phó Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ; Thiếu tướng Thùng Văn Nghiểm – Phó Cục trưởng Cục An ninh Nội địa, Bộ Công an; Thiếu tướng Lê Hồng Nhân – Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân khu, Phó Chủ...

Cùng chuyên mục

Làm tốt công tác Đảng, công tác chính trị để tăng sức chiến đấu trên không gian mạng

Sáng 13/11, tại Hà Nội, Đoàn kiểm tra số 2 của Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam do Trung tướng Trương Thiên Tô, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị làm Trưởng đoàn đến kiểm tra, nắm tình hình hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị tại Bộ tư lệnh 86. ...

60 năm Chiến thắng Bình Giã

Ngày 13/11, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tổ chức họp báo giới thiệu Hội thảo khoa học cấp Bộ Quốc phòng “60 năm Chiến thắng Bình Giã - Giá trị lịch sử và bài học kinh nghiệm". ...

Tổ chức Lễ tốt nghiệp Khóa 49 các lớp chuyên môn kỹ thuật

Cán bộ, học viên khóa đào tạo duyệt đội ngũ trong buổi lễ.  ...

Đoàn đại biểu người có công với cách mạng tỉnh Bình Dương thăm Bộ Quốc phòng

 Trung tướng Lê Quang Minh phát biểu tại buổi gặp mặt ...

Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho chức sắc, chức việc các tổ chức tôn giáo

Tham dự buổi khai mạc có các đồng chí: Trung tướng Phạm Quang Ngân - Uỷ viên Hội đồng GDQP&AN, Cục trưởng Cục Dân quân tự vệ, Bộ Tổng Tham mưu Bộ quốc phòng; Trần Thị Minh Nga - Phó Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ; Thiếu tướng Thùng Văn Nghiểm – Phó Cục trưởng Cục An ninh Nội địa, Bộ Công an; Thiếu tướng Lê Hồng Nhân – Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân khu, Phó Chủ...

Mới nhất

Tập huấn nâng cao năng lực quản trị cho thành viên Ban quản lý hợp tác xã

Hội LHPN tỉnh Bình Định vừa tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao chất lượng công tác...

Loạt ảnh ca sĩ Chi Dân, người mẫu An Tây và ‘cô tiên’ Trúc Phương khi bị bắt

Công an TPHCM vừa chính thức cung cấp thông tin và hình ảnh về việc bắt giữ một số người nổi tiếng vì liên quan đến ma túy như ca sĩ Chi Dân, người mẫu ngoại quốc An Tây, "cô tiên từ thiện" Nguyễn Đỗ Trúc Phương... Ca sĩ Chi Dân (tên thật là Nguyễn Trung Hiếu, 35 tuổi), người...

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua sáp nhập cấp huyện, cấp xã tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh cùng 10 tỉnh

Ngày 14/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 của 12 tỉnh, thành phố: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc. ...

Hội chợ kinh tế, thương mại và du lịch biên giới Trung

Hội chợ có chủ đề “Phát triển cùng chia sẻ - Hợp tác cùng hưởng lợi” là cơ hội để các doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm đối tác và mở rộng thị trường. Hội chợ có chủ đề “Phát triển cùng chia sẻ - Hợp tác cùng hưởng lợi” là cơ hội để...

Giá vàng miếng, giá vàng nhẫn giảm sâu, có nên mua vàng đầu tư?

Thời điểm 11h ngày 14/11, giá vàng miếng SJC, giá vàng nhẫn trong nước đồng loạt giảm sâu so với thời điểm rạng sáng cùng ngày. Thời điểm 11h ngày 14/11, giá vàng hôm nay tại thị trường thế giới đang giao dịch ở mức 2,561 USD/ounce. Đây là phiên thứ 4 liên tiếp giá kim...

Mới nhất

Có cả Thái Lan và…