Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcThứ trưởng GDĐT nói gì về kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Thứ trưởng GDĐT nói gì về kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024


Thưa Thứ trưởng, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đánh dấu một mốc quan trọng của giáo dục phổ thông – đây là Kỳ thi của lứa học sinh cuối cùng học theo chương trình giáo dục phổ thông 2006. Vậy có điều gì khác biệt của kỳ thi năm nay với những kỳ thi năm trước hay không?

– Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng: Nếu xét về quy mô, tính chất, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 hoàn toàn không có gì khác biệt với những kỳ thi năm trước. Kỳ thi vẫn được tổ chức trên phạm vi cả nước với quy mô hơn một triệu thí sinh dự thi vào cùng thời điểm và cùng đề thi. Về công tác tổ chức, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 cơ bản giữ ổn định như giai đoạn 2020-2023.

Mục tiêu của kỳ thi cũng không thay đổi. Kết quả thi phục vụ mục tiêu xét tốt nghiệp THPT, làm cơ sở để xét tuyển đại học, cao đẳng và đánh giá chất lượng công tác quản lý, công tác dạy và học tại các cơ sở giáo dục. Tương tự như mọi năm, với tính chất quan trọng, phức tạp và nhạy cảm, kỳ thi luôn nhận được sự quan tâm lớn của xã hội.

Năm nào các đơn vị, cá nhân được giao trọng trách tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT cũng nỗ lực, cố gắng hết sức để tổ chức kỳ thi an toàn, nghiêm túc, chu đáo và đạt hiệu quả. Năm nay, tất cả các cấp, các ngành, địa phương và từng nhân sự được giao nhiệm vụ làm thi cũng đã và đang nỗ lực như vậy. Những điều kiện tốt nhất đều đang hướng về thí sinh để các em yên tâm tham gia kỳ thi.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024: Thứ trưởng Bộ GDĐT nói gì về kỳ thi cuối cùng của chương trình cũ?- Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ GDĐT Phạm Ngọc Thưởng, trưởng ban chỉ đạo quốc gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Ảnh: Bộ GDĐT

Cho tới thời điểm này, công tác chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đã được Bộ GDĐT, các Bộ, ngành, địa phương thực hiện như thế nào, thưa Thứ trưởng?

– Năm 2024 là năm việc chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT không chỉ sớm mà còn hết sức chủ động. So với những năm trước, hệ thống văn bản chỉ đạo Kỳ thi năm 2024 như Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, kế hoạch, quy chế, hướng dẫn của Bộ GDĐT và các Bộ, ngành, cơ quan liên quan được ban hành sớm hơn. Đây chính là cơ sở để các tỉnh/thành phố chủ động triển khai công tác chuẩn bị tại địa phương.

Qua kiểm tra thực tế, các địa phương đã có sự chuẩn bị cho kỳ thi từ sớm, từ xa, thể hiện cụ thể trong 6 nhóm công việc như sau: Thứ nhất, các địa phương đã chủ động ban hành hệ thống văn bản chỉ đạo, hướng dẫn. Có địa phương đã ban hành Chỉ thị của UBND tỉnh về kỳ thi từ rất sớm. 

Thứ hai, ngoài Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh, địa phương còn thành lập Ban Chỉ đạo thi cấp huyện, thể hiện sự quan tâm của địa phương cho kỳ thi này. 

Thứ ba, Ban Chỉ đạo kịp thời phân công, làm rõ trách nhiệm, tiến hành thanh tra, kiểm tra với tinh thần rà soát tháo gỡ, chủ động trong công việc. 

Thứ 4, UBND cấp tỉnh, cấp huyện chủ động tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm tốt nhất cho kỳ thi. 

Thứ 5, chủ động trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ; đặc biệt công tác tập huấn được triển khai nghiêm túc với tinh thần tất cả các cán bộ tham gia kỳ thi đều phải được tập huấn. 

Thứ 6, các địa phương cũng rất chủ động trong công tác truyền thông, truyền thông đúng, đủ, kịp thời.

Năm 2024 là năm tiếp theo Bộ GDĐT triển khai hệ thống phần mềm đăng ký dự thi trực tuyến. Trong 9 ngày mở Cổng đăng ký dự thi trực tuyến với hơn 1 triệu thí sinh đăng ký thành công không ghi nhận khó khăn hay sai sót nào. Đây là nỗ lực và kết quả rất lớn không chỉ của Bộ GDĐT mà còn của các địa phương, nhà trường trong việc hướng dẫn, hỗ trợ thí sinh cả về thông tin và kỹ thuật.

Cũng qua kiểm tra thực tế tại địa phương, một trong những việc mà các địa phương, nhà trường đã làm rất tốt, đó là hỗ trợ thí sinh. Không chỉ hỗ trợ các em về ôn tập, củng cố kiến thức để đạt kết quả mong muốn trong Kỳ thi, mà sự chăm lo còn từ những việc nhỏ như thu thập số điện thoại của nhiều người trong gia đình thí sinh để trong trường hợp thí sinh đến muộn sẽ có phương án đưa đón hay nắm biết từng thí sinh nhà xa để hỗ trợ đưa đón tới điểm thi.

Đặc biệt với những thí sinh có hoàn cảnh khó khăn, thí sinh yếu thế các địa phương đều có phương án hỗ trợ cả về vật chất, tinh thần để các em yên tâm tham gia kỳ thi.

Kiểm tra tại các địa phương, tôi luôn nhấn mạnh: Chuẩn bị càng kỹ lưỡng bao nhiêu, chu đáo bao nhiêu việc triển khai thuận lợi bấy nhiêu. Và cho tới thới điểm này, có thể khẳng định công tác chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đã được Bộ GDĐT, các Bộ, ngành, địa phương thực hiện chu đáo, kỹ lưỡng, sâu sát và toàn diện. Toàn quốc đã sẵn sàng để tổ chức một kỳ thi an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024: Thứ trưởng Bộ GDĐT nói gì về kỳ thi cuối cùng của chương trình cũ?- Ảnh 2.

Thứ trưởng Bộ GDĐT Phạm Ngọc Thưởng làm việc tại các địa phương. Ảnh: Bộ GDĐT

Một trong những vấn đề được nhắc tới nhiều trong những năm qua và vẫn tiếp tục được nhắc lại nhiều lần trong năm nay, đó là phòng chống gian lận thi cử, nhất là thiết bị công nghệ cao. Thứ trưởng có lưu ý gì với Hội đồng thi 63 tỉnh/thành phố về vấn đề này?

– Chúng ta đều biết trong bối cảnh công nghệ phát triển như hiện nay thì không thể tránh khỏi việc xuất hiện ngày càng nhiều các thiết bị tinh vi – không chỉ phục vụ cho gian lận thi cử mà còn cho nhiều hoạt động khác. Vấn đề của chúng ta là phải làm tốt công tác phòng chống.

Trong nhiều năm qua, việc phòng chống gian lận thi cử bằng thiết bị công nghệ cao đã được Ban Chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT các cấp coi là một trong những việc quan trọng phải được thực hiện kỹ từ giai đoạn chuẩn bị. Trong đó, vai trò phối hợp tích cực của lực lượng công an đã phát huy rất hiệu quả.

Để có thể phát hiện, ngăn chặn thiết bị gian lận thi cử, Bộ GDĐT đã phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Công an tập huấn cho tất cả các cán bộ làm thi. Tiếp đó, Công an các tỉnh/thành phố tiếp tục tập huấn về nhận diện các thiết bị công nghệ cao và nguy cơ thí sinh có thể sử dụng cho đội ngũ cán bộ giáo viên làm công tác thi tại các địa phương.

Chúng tôi xác định lấy phòng ngừa, nhận diện, ngăn chặn là chính. Trong đó, tiếp tục đề cao công tác con người. Dù hiện nay các thiết bị công nghệ cao với mục đích gian lận có xuất hiện tràn lan như thế nào đi nữa thì quan trọng nhất vẫn là lựa chọn con người. Đồng thời với đó là làm tốt công tác truyền thông để thí sinh hiểu rõ mức độ nghiêm trọng của việc bị phát hiện gian lận và xử lý nghiêm với những trường hợp cố tình vi phạm.

Hiện nay, Bộ Công an và Công an 63 tỉnh/thành phố đang phối hợp chặt chẽ với ngành Giáo dục để làm tốt công tác phòng chống gian lận thi cử bằng thiết bị công nghệ cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay.

Chỉ còn vài ngày nữa kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 sẽ diễn ra, Thứ trưởng còn những lưu ý gì khác để việc tổ chức kỳ thi đúng như tinh thần mà ông đã chỉ đạo trong cuộc họp trực tuyến giữa Ban Chỉ đạo thi quốc gia với Ban chỉ đạo thi 63 tỉnh/thành phố mới đây là “an toàn, nghiêm túc, hiệu quả, đúng quy chế, chu đáo và thân thiện”?

– Các địa phương cho tới thời điểm này đã chuẩn bị hết sức chu đáo, trách nhiệm cho kỳ thi. Tuy nhiên, với một kỳ thi trên diện rộng, vốn phức tạp và nhạy cảm như kỳ thi tốt nghiệp THPT tôi mong các địa phương sẽ quán triệt quyết liệt tinh thần không lơ là, chủ quan, kinh nghiệm để thực hiện nhiệm vụ tốt hơn. Chỉ dựa vào kinh nghiệm dễ gây chủ quan và dẫn tới sai sót. Tiếp tục rà soát kỹ lưỡng các điều kiện, nội dung, nhiệm vụ và đặc biệt là có kịch bản dự phòng, để trong bất kỳ tình huống nào cũng không bị động.

Từ nay đến ngày diễn ra kỳ thi, đề nghị các địa phương tiếp tục rà soát kỹ một lần nữa về điều kiện dự thi của các em thí sinh, nhất là các em thí sinh có hoàn cành khó khăn, thí sinh yếu thế, thí sinh ở xa địa điểm tổ chức thi… Phương châm cao nhất mà chúng ta đã thống nhất là không để bất cứ thí sinh nào vì điều kiện khó khăn kinh tế hay cách trở về giao thông mà không được dự thi. Phải tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh dự thi; ở những nơi xa xôi, ảnh hưởng của mưa bão nên có phương án đưa các em về điểm thi trước.

Tôi muốn nhắc lại tinh thần “4 đúng – 3 không” đã được quán triệt từ kỳ thi năm 2023 và tiếp tục lưu ý thực hiện trong kỳ thi năm nay. “4 đúng” là: Đúng quy chế và hướng dẫn thi; đúng và đủ quy trình; đúng vị trí, chức trách nhiệm vụ được giao; đúng thời điểm để kịp thời xử lý tình huống, sự cố bất thường. “3 không” là: Không lơ là, chủ quan; không căng thẳng, áp lực thái quá; không tự ý xử lý tình huống, sự cố bất thường.

Cuối cùng, tôi muốn lưu ý về công tác truyền thông. Công tác này phải thực hiện chủ động, kịp thời; truyền thông đúng, đủ, để xã hội thấu hiểu, đồng thuận, thấy được tính chất, quy mô, áp lực của kỳ thi. Trong quá trình truyền thông, mong các cơ quan truyền thông từ trung ương đến địa phương phản ánh đúng tinh thần của kỳ thi; truyền thông để nâng cap nhận thức, phòng ngừa tiêu cực, phát huy các mặt tích cực, tránh để dư luận, thí sinh hoang mang, áp lực.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024: Thứ trưởng Bộ GDĐT nói gì về kỳ thi cuối cùng của chương trình cũ?- Ảnh 3.

Kỳ thi năm nay đáp ứng tiêu chí “an toàn, nghiêm túc, hiệu quả, đúng quy chế, chu đáo và thân thiện”. Ảnh: Bộ GDĐT

Với kỳ thi của lứa học sinh cuối cùng học theo chương trình giáo dục phổ thông 2006, Thứ trưởng muốn chia sẻ gì đến các em học sinh và đội ngũ cán bộ, giáo viên làm công tác thi của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024?

– Đối với mỗi em học sinh, kỳ thi tốt nghiệp THPT luôn rất quan trọng khi kết thúc hành trình học phổ thông, mở ra hành trình nghề nghiệp và cao hơn. Những ngày vừa qua khi kiểm tra thực tế tại các địa phương, tôi đã chứng kiến nhiều sự nỗ lực của thầy cô và học trò để ôn luyện trong giai đoạn “nước rút” với mong muốn có kết quả tốt trong kỳ thi này.

Còn vài ngày nữa bước vào kỳ thi chính thức, chúc các em học sinh mạnh khoẻ, tự tin bước vào kỳ thi với kết quả tốt nhất. Chính phủ, Bộ GDĐT cùng các Bộ, ngành và các địa phương đã và đang chuẩn bị các điều kiện tốt nhất cho các em yên tâm tham gia kỳ thi, các em lưu ý ôn tập theo hướng dẫn của thầy cô và thực hiện theo đúng quy chế thi để đạt kết quả như mong muốn.

Đối với các cán bộ, giáo viên làm nhiệm vụ tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024, tôi mong các thầy cô sẽ thực hiện đúng, đủ các nội dung đã được tập huấn, hướng dẫn. Nhiệm vụ tạo ra một kỳ thi an toàn, nghiêm túc, công bằng, thân thiện và nhân văn đang được đặt lên vai các thầy cô, mong rằng các thầy cô sẽ làm tốt nhất nhiệm vụ này.

Trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!





Nguồn: https://danviet.vn/thu-truong-gddt-noi-gi-ve-ky-thi-tot-nghiep-thpt-2024-ky-thi-cuoi-cung-cua-chuong-trinh-cu-20240624090350734.htm

Cùng chủ đề

Thấy gì từ thực trạng hơn 9 điểm một môn vẫn trượt nguyện vọng 1?

Từ câu chuyện "lạm phát" điểm cao, hơn 9 điểm một môn vẫn trượt nguyện vọng 1 là những vấn đề đáng suy nghĩ trong tuyển sinh đại học năm nay...

Hôm nay, gần 1,1 triệu thí sinh làm thủ tục dự thi tốt nghiệp THPT

TPO - Đúng 14 giờ chiều nay (26/6), gần 1,1 triệu thí sinh sẽ đến các điểm thi trên toàn quốc làm thủ tục dự Kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2024, đính chính sai sót (nếu có). Sáng nay, cán bộ làm công tác coi thi đã đến các điểm thi để họp, chuẩn bị các phần việc sẵn sàng đón thí sinh từ chiều nay. Trong chiều nay, thí sinh đến điểm thi sẽ...

Đề Toán xuất hiện những câu hỏi vận dụng cao rất khó

Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2024 về cơ bản giữ ổn định cấu trúc như Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 và tương đồng với đề tham khảo do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố. Theo đánh giá của các giáo viên, đề thi bám sát đúng yêu cầu mục tiêu lấy kết quả thi để xét tốt nghiệp THPT, đồng thời có sự phân hóa thể hiện ở nhóm các câu...

Đề thi Lịch sử xuất hiện câu hỏi tiệm cận cách ra đề mới

Theo đánh giá của giáo viên, so với đề thi chính thức năm 2023 và đề thi tham khảo, đề thi chính thức năm 2024 có độ khó tương đương. Tuy nhiên, nội dung đề thi Lịch sử năm nay có điểm mới, như câu 32, 37 mã 309, cho học sinh đoạn tư liệu và yêu cầu dựa vào đoạn tư liệu để trả lời câu hỏi. Dạng câu hỏi này được giáo viên của Hệ...

Giảm câu hỏi nặng tính toán, tăng câu hỏi tư duy và thực tiễn

Đề thi môn Hóa học năm nay được các giáo viên đánh giá không quá khó, với 75% câu hỏi (30/40 câu) thuộc mức độ Nhận biết - Thông hiểu, 25% câu hỏi (10/40 câu) thuộc mức độ Vận dụng - Vận dụng cao. Trong các câu thuộc khoảng điểm 7,5 đến 10 điểm, có 1 câu lớp 11, còn lại thuộc chương trình lớp 12 với độ khó tương đương đề thi tốt nghiệp THPT năm...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Học sinh đem điện thoại lên trường chỉ quay TikTok, cãi vã trên mạng?

Trường học cấm điện thoại, một số học sinh phản đối, nhưng một số học sinh khác lại ủng hộ vì điện thoại di động đang bị sử dụng sai mục đích ở môi trường giáo dụcTương tự, T.H., học sinh tại một trường THPT ở...

“Tôi không khỏi áp lực…”

Á hậu 1 Miss Grand Vietnam 2023 Bùi Khánh Linh: "Tôi sẽ biến áp lực thành động lực để phấn đấu tại Miss Intercontinental 2024"Lý do gì giúp Á hậu 1 Miss Grand Vietnam 2023 Bùi Khánh Linh được lựa chọn thi Miss Intercontinental 2024?- Tôi nghĩ...

HOT: Chuyên gia nhận định về hướng đi của bão số 4, hướng thẳng đất liền Hà Tĩnh

Ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo Thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định về hướng đi của bão số 4. Nguồn: NCHMF.Ông nhận định như thế nào về áp thấp nhiệt đới, khi mạnh lên thành bão,...

“Thiên đường” du lịch sinh thái

Trao đổi với PV báo Dân Việt, ông Nguyễn Văn Lương – Chủ tịch UBND xã Cự Nẫm (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình), cho biết: "Địa phương đang nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu để phấn đấu về đích nông thôn nâng cao vào...

Bài đọc nhiều

TP.HCM thí điểm dạy học bằng tiếng Anh: Chọn mô hình nào?

Trao đổi với Tuổi Trẻ, Đỗ Minh - cựu học sinh chuyên Pháp Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, hiện đang sống và làm việc cho Microsoft ở Mỹ - cho biết cách đây nhiều năm, khi đang là học sinh của trường, Minh và gia đình đã hiểu vai trò của tiếng Anh trong xin cấp học bổng, hội nhập quốc...

55 học sinh một trường nhập viện sau bữa tiệc Trung thu

Trước đó, khoảng 19h30 ngày 15/9, Trường Phổ thông dân tộc (PTDT) Nội trú THCS&THPT huyện Xín Mần tổ chức cho tập thể  khối THCS gồm 300 học sinh liên hoan Trung thu. Sau khi ăn 15 phút, nhiều em có triệu chứng buồn nôn, đau đầu và đau bụng.  Đến 22h45 cùng ngày, các em được thầy, cô giáo đưa vào bệnh viện khám, được chẩn đoán ngộ độc thực phẩm và truyền dịch, gây nôn, điều trị...

Cả nước hân hoan bước vào năm học mới 2024-2025

Ðồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Ðảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương cùng đoàn công tác của Trung ương dự lễ và đánh trống khai giảng năm học mới tại Trường THCS Trừ Văn Thố, phường 1, thị xã Cai Lậy (Tiền Giang). Phát biểu ý kiến tại buổi lễ, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa gửi tới các thầy giáo, cô giáo, cán bộ làm công tác giáo...

Thay đổi từ các trường

Thêm kỳ thi riêngNhững năm gần đây, nhiều trường ĐH tổ chức kỳ thi riêng phục vụ tuyển sinh. Từ năm 2025, sẽ có thêm Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi đánh giá...

Cựu sinh viên ‘rút ruột’ 90% tiền ủng hộ đồng bào bị bão lũ

TPO - Được ủy quyền thay mặt câu lạc bộ ủng hộ số tiền 11.232.000 đồng nhưng H.T chỉ chuyển 1.123.200 đồng, thấp hơn mức công bố 10.108.800 đồng. Vụ việc được phát hiện sau khi Mặt trận Tổ quốc Việt Nam công bố sao kê. Sự việc trên xảy ra ở Câu lạc bộ dự nguồn (CLB) thuộc Hội Sinh viên Trường Cao đẳng Công Thương TPHCM. Ngay sau đó, Đoàn thanh niên – Hội...

Cùng chuyên mục

Lời khuyên bất ngờ của GS Tạ Thành Văn với tân sinh viên trường Đại học Y Hà Nội

Cuối chiều 17/9, lãnh đạo Trường Đại học Y Hà Nội đã có một buổi gặp đặc biệt với 108 tân sinh viên năm học 2024-2025 -  một cuộc hội ngộ “anh tài”, khi các em đều là thủ khoa các chuyên ngành và sinh viên được tuyển thẳng vào trường với các giải thưởng quốc tế và...

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị hỗ trợ sách vở cho học sinh bị thiệt hại do bão

Ngày 9/9, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công văn số 5212/BGDĐT-GDTrH gửi các Sở Giáo dục và Đào tạo, các đơn vị tổ chức biên soạn, phát hành sách giáo khoa về việc cung ứng sách giáo khoa cho các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3. Công văn nêu rõ: Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tập trung ứng phó khẩn cấp bão số 3 (bão...

Mưa lớn, trường học ở Đà Nẵng chủ động cho học sinh nghỉ

Theo đó, Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng đề nghị các trường nhắc nhở học sinh và cha mẹ học sinh cẩn trọng khi đi lại trong điều kiện thời tiết bất lợi. Các trường thông báo đến học sinh, cha mẹ học sinh ở xa trường, nếu gặp khó khăn, nguy hiểm trong quá trình đi lại trên những tuyến đường ngập, lụt có thể liên hệ giáo viên chủ nhiệm, xin phép cho học sinh nghỉ học (nhà...

Học sinh đem điện thoại lên trường chỉ quay TikTok, cãi vã trên mạng?

Trường học cấm điện thoại, một số học sinh phản đối, nhưng một số học sinh khác lại ủng hộ vì điện thoại di động đang bị sử dụng sai mục đích ở môi trường giáo dụcTương tự, T.H., học sinh tại một trường THPT ở...

Mới nhất

Điều ước giản đơn ngày Tết Trung thu của những bệnh nhi ung thư máu

Với các bệnh nhi đang điều trị tại Khoa Bệnh máu trẻ em, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, mong ước duy nhất trong ngày Tết Trung thu là khỏe mạnh để có thể đi học, trở về bên gia đình. Dantri.vn

Cựu Tổng thống Donald Trump lần đầu kể về khoảnh khắc bị ám sát hụt lần hai

Ông Trump lần thứ hai thoát khỏi một vụ ám sát (Ảnh: AP)   Một "kết quả tốt hơn nhiều" Mật vụ Mỹ đã nhanh chóng phát hiện ra một âm mưu ám sát nhằm vào cựu Tổng thống Donald Trump khi ông đang chơi golf tại câu lạc bộ Trump International tại West Palm Beach, Florida, ngày 15/9. Sáng 17/9, lần đầu tiên trực...

Petrovietnam trao kinh phí 1,5 tỷ đồng hỗ trợ nhân dân tỉnh Cao Bằng khắc phục thiệt hại bão lũ

Petrovietnam trao kinh phí 1,5 tỷ đồng hỗ trợ nhân dân tỉnh Cao Bằng khắc phục thiệt hại bão lũ 08:30 | ...

Đà Nẵng có 4.446 tình nguyện viên sơ cấp cứu

Bà Thái Thị Hà, Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ TP Đà Nẵng khẳng định: "Thông qua hoạt động diễn tập đã giúp nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của sơ cấp cứu trong việc ứng phó với tai nạn thương tích nói chung và tai nạn giao thông nói riêng. Từ...

Mới nhất