Sắc màu thổ cẩm của miền Tây xứ Nghệ đã được những người phụ nữ dân tộc thiểu số phục hồi, gìn giữ. Mời bạn cùng trải nghiệm và tìm hiểu hành trình những người nghệ nhân dân tộc Thái nâng tầm những món thổ cẩm được sử dụng hàng ngày thành sản phẩm xuất khẩu được bạn bè quốc tế yêu mến, lựa chọn.
Xã Thanh Sơn là xã tái định cư của đồng bào dân tộc thiểu số để xây dựng thủy điện Bản Vẽ. Thổ cẩm đã theo chân những người phụ nữ Thái từ rừng sâu về với vùng đất mới.
Cơ sở thêu thổ cẩm của bà Vi Thị Dung không chỉ là mô hình được của phụ nữ dân tộc Thái gìn giữ, phát triển nghề dệt và thêu thổ cẩm mà còn cải tiến, bắt kịp nhu cầu tiêu dùng của thị trường hiện đại, tìm được chỗ đứng tại thị trường trong nước và xuất khẩu sang một số quốc gia lân cận như Thái Lan, Lào…
Cơ sở đã giúp các thành viên và người dân tộc thiểu số tại xã gìn giữ, phát triển nghề truyền thống và giải quyết việc làm cho phụ nữ dân tộc Thái tại địa phương với thu nhập ổn định.
Nguồn: https://phunuvietnam.vn/trai-nghiem-cung-nghe-nhan-nguoi-thai-dua-tho-cam-vuot-nui-rung-vuon-ra-the-gioi-20240623170230855.htm