Viết về Đảng là phải có tấm lòng với Đảng
+ Thưa ông, nhìn lại chặng đường 99 năm qua của Báo chí Cách mạng Việt Nam, ông đánh giá như thế nào về vị thế, vai trò của báo chí trong Đảng và trong lòng dân?
– Trong sự nghiệp cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi báo chí và đội ngũ người làm báo là một bộ phận của sự nghiệp cách mạng, là vũ khí sắc bén trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng cuộc sống mới cho Nhân dân. Trong hành trình 99 năm qua, Báo chí Cách mạng Việt Nam đã làm rất tốt vai trò phụng sự Nhân dân, phụng sự dân tộc, phụng sự Tổ quốc, là “cầu nối”, là “cánh tay nối dài” của Đảng, Nhà nước. Trên mặt trận văn hóa tư tưởng, báo chí của chúng ta là chiến sĩ tiên phong, là “binh chủng” đặc biệt… có vị thế vô cùng quan trọng trong lòng Đảng, trong lòng Dân. Nhà báo Hoàng Tùng có nói một câu rất đáng nhớ: “Nhân dân là đối tượng phục vụ, không phải để tuyên truyền những điều rỗng tuếch. Vì chân lý, vì lý tưởng thì có mất hết, có chết cũng không lui…”
Thực tế đời sống rất sinh động, đó sẽ là nơi nhà báo làm nên những tác phẩm báo chí gần gũi, chân thực, có sức lay động công chúng. Đồng chí Tố Hữu từng căn dặn lớp nhà báo trẻ chúng tôi ngày trước: “Làm báo Đảng phải có 3 bằng đại học, đó là đại học chính trị, đại học văn hóa và đại học đường đời”. Đại học đường đời là đi vào cuộc sống để phản ánh trung thực cuộc sống, phát hiện những vấn đề của cuộc sống, đề xuất những giải pháp. Bản thân tôi, không phải là người chuyên viết về lĩnh vực xây dựng Đảng. Nhưng đối với các Nghị quyết của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết về xây dựng Đảng, tôi đã nghiên cứu và viết với sự say mê, trách nhiệm. |
Rõ ràng là sự đóng góp của báo chí nói chung và hệ thống báo Đảng nói riêng đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng là rất lớn. Bên cạnh tuyên truyền đường lối chính sách hiệu quả cũng phải nói đến vấn đề tuyên truyền về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xưa nay chúng ta thực hiện đều rất kiên trì, bài bản. Trong tuyên truyền về xây dựng Đảng, ngoài những mặt tốt, mặt tích cực thì cũng luôn coi trọng việc đấu tranh với các mặt suy thoái.
Hiện nay, trong hệ thống báo chí của Đảng có hai tờ báo lớn nhất, quan trọng nhất là Báo Nhân Dân và Tạp chí Cộng sản. Bên cạnh đó, Báo Quân đội nhân dân, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam cũng có nhiều cách triển khai thông tin rất tốt, đặc biệt là thể hiện rất rõ vai trò đấu tranh với các thế lực sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Ngoài ra, còn nhiều cơ quan báo chí khác từ Trung ương đến báo Đảng địa phương cũng đã và đang làm tốt công tác tuyên truyền về xây dựng Đảng. Tất cả sự nỗ lực ấy đều được ghi nhận và tạo thành sức mạnh to lớn trong định hướng tư tưởng chính trị, trong ổn định trật tự xã hội, đưa các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước đến với Nhân dân, đưa tiếng nói của Nhân dân đến với Đảng.
+ Có thể thấy, Báo chí Cách mạng thời nào cũng vậy, luôn mang trong mình lý tưởng, sứ mệnh, tính Đảng, tính cách mạng. Nhưng trong bối cảnh hiện nay, thời cuộc dường như đang thử thách và tác động lớn tới bản lĩnh, ngòi bút của người làm báo. Quan điểm của ông như thế nào về điều này, thưa ông?
– Đúng là làm báo hiện nay tưởng chừng như dễ hơn thời trước, nhưng trong cái dễ cũng có nhiều cái khó. Ngoài sự lưu tâm về đạo đức báo chí thì nghiệp vụ lấy tin tức, tư liệu trên mạng đang phải đối mặt với tin giả, tin xấu, tin độc. Nhà báo mà bản lĩnh chính trị không vững vàng, nhận thức không tốt thì rất dễ bị tin giả, tin xấu thao túng, dẫn đến sai, có khi trở thành kẻ tiếp tay cho tội phạm truyền thông.
Thực tế xã hội bây giờ có nhiều điểm khác xưa, cũng khiến các nhà báo gặp khó. Nhưng trách nhiệm của báo chí vẫn phải là bảo vệ chế độ, đưa được chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng vào cuộc sống. Chúng ta phải đi sâu vào cuộc sống, tìm mọi cách phản ánh cuộc sống để nói lên tiếng nói từ thực tế sinh động, xem đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước có phù hợp, có được phát huy hay không? Khó nữa là năng lực về nghiệp vụ cũng phải trau dồi và linh hoạt trong phản ánh và phản biện.
Báo chí có quyền phản ánh, phê bình cái sai, đề cập khuyết điểm nhưng phải trên tinh thần xây dựng; phê phán cái xấu cần đi liền với biểu dương cổ vũ cái tốt; nếu chỉ phê phán cái xấu, vẽ nên một bộ mặt xã hội lúc nào cũng đen tối thì không khách quan, không tốt, không đúng. Sự công bằng, cân bằng và khách quan trong thông tin tuyên truyền cũng chính là biểu hiện của tính Đảng.
Trong sự nghiệp cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi báo chí và đội ngũ người làm báo là một bộ phận của sự nghiệp cách mạng, là vũ khí sắc bén trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng cuộc sống mới cho Nhân dân. Trong hành trình 99 năm qua, Báo chí Cách mạng Việt Nam đã làm rất tốt vai trò phụng sự Nhân dân, phụng sự dân tộc, phụng sự Tổ quốc, là “cầu nối”, là “cánh tay nối dài” của Đảng, Nhà nước. Trên mặt trận văn hóa tư tưởng, báo chí của chúng ta là chiến sĩ tiên phong, là “binh chủng” đặc biệt… có vị thế vô cùng quan trọng trong lòng Đảng, trong lòng Dân. |
+ Ông từng chia sẻ rằng: Với ông, viết về Đảng là trách nhiệm và là vinh dự của người làm báo. Vậy viết về Đảng, người cầm bút cần viết, khai thác về những vấn đề gì, thưa ông?
– Trong suốt hơn 70 năm qua, không phải lúc nào tôi cũng làm báo mà trải qua nhiều vị trí khác nhau. Tất cả do Đảng, do tổ chức phân công, sắp xếp và tôi chấp hành một cách tự nguyện nhưng làm việc với niềm hứng thú, say mê. Tôi nghĩ, viết về Đảng không chỉ là viết về những gì mà Đảng quan tâm trong công tác lãnh đạo của mình, mà trước hết là viết về những gì mà cán bộ, đảng viên và Nhân dân quan tâm đến Đảng, tức là quan tâm đến người lãnh đạo cuộc cách mạng.
Mối quan tâm của Nhân dân đối với Đảng bao quát nhiều lĩnh vực, từ lịch sử ra đời cho đến hệ tư tưởng của Đảng; từ quá trình xây dựng, trưởng thành và phát triển của Đảng trong lãnh đạo cách mạng qua các thời kỳ cho đến những hoạt động thực tiễn hiện nay của Đảng, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu; từ đường lối chủ trương, chính sách và nghị quyết của Đảng cho đến phẩm chất và đạo đức của người cán bộ đảng viên trong thời kỳ mới…
Tôi cho rằng, cái quan trọng là nhà báo cần nắm chắc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nắm vững Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sau đó đi sát vào thực tế cuộc sống. Nếu ngồi trong phòng, đọc báo cáo mà thiếu thực tiễn thì bài viết không có sức sống, mà thậm chí còn sai lệch so với thực tế. Cho nên, viết về Đảng luôn phải có tấm lòng với Đảng, đặt lợi ích của Đảng, của Nhân dân lên trên hết. Như Bác Hồ đã nói viết báo là để phục vụ cách mạng, phục vụ Nhân dân chứ “không phải để lưu danh thiên cổ”.
Báo chí có quyền phản ánh, phê bình cái sai, đề cập khuyết điểm nhưng phải trên tinh thần xây dựng; phê phán cái xấu cần đi liền với biểu dương cổ vũ cái tốt; nếu chỉ phê phán cái xấu, vẽ nên một bộ mặt xã hội lúc nào cũng đen tối thì không khách quan, không tốt, không đúng. Sự công bằng, cân bằng và khách quan trong thông tin tuyên truyền cũng chính là biểu hiện của tính Đảng. |
Tổng Biên tập là người làm chính trị và người làm lãnh đạo
+ Nói đến tuyên truyền Nghị quyết, tôi lại nghĩ về những bài viết trên Báo Nhân dân, Tạp chí Cộng sản một thời của ông. Điều đặc biệt hơn là, ngay cả khi ông làm Tổng Biên tập nhưng vẫn trực tiếp phụ trách chuyên mục, trực tiếp viết những bài quan trọng ở lĩnh vực này. Vì sao vậy, thưa nhà báo?
– Cuộc đời tôi đã trải qua 5 cái hai: hai trung, hai đại, hai tổng, hai trưởng, hai trợ. “Hai trung” là tham gia hai nhiệm kỳ Trung ương VI và VII. “Hai đại” là đại biểu Quốc hội hai khóa VIII và IX. “Hai tổng” là Tổng Biên tập Báo Nhân Dân và Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản. “Hai trưởng” là Trưởng Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương và Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng bản thảo Văn kiện Đảng toàn tập. “Hai trợ” là Trợ lý Tổng Bí thư Lê Duẩn và Trợ lý Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh.
Từ một thanh niên được kết nạp vào Đảng năm 18 tuổi, 39 năm sau trở thành Ủy viên BCH Trung ương (khóa VI, năm 1986); từ một Trưởng Ban Tuyên truyền xã (1947) trở thành Trưởng Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương (năm 1992); từ bài báo đầu tiên có thể coi là “ăn may” đăng trên báo tỉnh tôi trở thành Tổng Biên tập hai tờ báo và tạp chí lớn của Đảng là Báo Nhân Dân và Tạp chí Cộng sản…
Có người hỏi rằng, trong năm cái hai ấy, cái hai nào để lại cho anh nhiều tình cảm sâu đậm nhất? Tôi trả lời: Thật khó mà đặt tình cảm lên bàn cân. Là đảng viên, tôi nói đó là hai trung, hai trợ. Là công dân, tôi nói hai đại. Là người làm công tác tư tưởng, tôi nặng lòng hai trưởng. Là nhà báo tôi thắm tình hai tổng…
Với nghề báo, chúng ta chỉ say mê thôi là chưa đủ, mà còn cần một quá trình tôi luyện, học hỏi để có vốn tri thức, vốn sống, tri thức văn hóa, khoa học, tri thức từng trải. Có vốn, có nền tảng, nhà báo mới luôn có cái nhìn đúng, dám nhìn thẳng, dám nói lên sự thật, không đưa tin thất thiệt. |
Như vậy, điều thôi thúc tôi đặt bút viết trước hết là bởi “trong lòng tôi luôn có Đảng”, sau nữa là vì cuộc đời nghề nghiệp của tôi hết sức sôi động, có quá nhiều trải nghiệm thực tiễn trên nhiều vai trò, cương vị… Trong khi đó, ở mỗi bối cảnh cụ thể, vấn đề về xây dựng Đảng, bảo vệ nền tảng tư tưởng, đưa Nghị quyết vào cuộc sống… đều là những vấn đề quan trọng, mang tính cốt lõi, là bản sắc riêng của báo Đảng.
Tôi cũng luôn quan điểm rằng, Tổng Biên tập là nhà báo của các nhà báo, là người làm chính trị và người làm lãnh đạo. Không phải nhà báo nào cũng làm được Tổng Biên tập nhưng đã làm Tổng Biên tập thì nhất thiết phải là nhà báo. Cho nên dù ở vai trò nào, dù bận rộn đến đâu tôi cũng không rời xa nghề viết, không rời cây bút. Bây giờ đã ở vào cái tuổi xưa nay hiếm, sức khoẻ có hạn nhưng tôi vẫn quan tâm theo dõi báo chí, vẫn đau đáu với câu chuyện của thời cuộc, của nghề báo…
Đức, tài và bản lĩnh chính trị
+ Nhắc đến “sức sống” của bài viết, gần đây chúng ta thường nói: “Muốn đưa Nghị quyết vào cuộc sống thì trong Nghị quyết phải có cuộc sống”. Thưa nhà báo Hà Đăng, với kinh nghiệm của mình, đây có được coi là điểm cốt lõi cần có cho một tác phẩm báo chí chất lượng viết về lĩnh vực xây dựng Đảng không, thưa ông?
– Thực tế đời sống rất sinh động, đó sẽ là nơi nhà báo làm nên những tác phẩm báo chí gần gũi, chân thực, có sức lay động công chúng. Đồng chí Tố Hữu từng căn dặn lớp nhà báo trẻ chúng tôi ngày trước: “Làm báo Đảng phải có 3 bằng đại học, đó là đại học chính trị, đại học văn hóa và đại học đường đời”. Đại học đường đời là đi vào cuộc sống để phản ánh trung thực cuộc sống, phát hiện những vấn đề của cuộc sống, đề xuất những giải pháp.
Bản thân tôi, không phải là người chuyên viết về lĩnh vực xây dựng Đảng. Nhưng đối với các Nghị quyết của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết về xây dựng Đảng, tôi đã nghiên cứu và viết với sự say mê, trách nhiệm. Tất nhiên, để viết đúng, trúng và hay là không dễ khi mà lĩnh vực này thường bị cho là 3K – khó, khô, khổ. “Khổ” và “khó” thì chắc chắn rồi, bởi để viết được một bài báo hay, dù ở thể loại nào cũng phải lao tâm khổ tứ. Còn “khô” hay không lại là chuyện khác. Khô khan hay tươi mát, nhạt nhẽo hay đậm đà tùy thuộc khá nhiều vào tình cảm của người viết.
Chất báo trong tôi có lẽ được kết tinh từ chất văn trong viết báo, chất văn trong viết diễn văn đàm phán và chất văn trong viết văn kiện đại hội. Bởi vậy, những bài báo của tôi khi đọc lên đều mang đến cho người ta cảm giác thoải mái, thỏa mãn về nhiều mặt. Chính trị phải chắc chắn nhưng không được khô khan mà phải gần gũi, dễ hiểu ngay từ cái tên.
Tôi nhớ thời kì làm Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, tôi đặc biệt quan tâm tới chuyên mục “Sinh hoạt tư tưởng”, đăng những bài tiểu phẩm, văn phong nhẹ nhàng mà có tính giáo dục và tính chiến đấu cao, biểu dương những tư tưởng tốt, việc làm tốt cũng như phê phán những tư tưởng sai, việc làm sai trong Đảng và trong xã hội. Chuyên mục được đầu tư nâng cao chất lượng và trực tiếp tổng Biên tập tham gia viết. Chỉ 5 năm, kể từ ngày tôi làm Tổng Biên tập, Tạp chí Cộng sản đã đăng gần 120 bài Sinh hoạt tư tưởng, trong đó, tôi đóng góp khoảng một phần tư, dưới nhiều bút danh khác nhau. Nhiều bài được bạn đọc rất hoan nghênh. Có những bài được địa phương này hay địa phương khác in lại để phát cho đảng bộ mình nghiên cứu…
+ Ông trải lòng rất nhiều về Đảng, về báo chí cách mạng… Với bản chất của nền báo chí phụng sự Nhân dân, phục vụ Đảng… thì người làm báo cần trau dồi, gìn giữ những phẩm chất nào, thưa ông?
– Ở nhiều diễn đàn khi được chia sẻ tôi vẫn khuyên các bạn trẻ, để trở thành một nhà báo chân chính, cần hội tụ ba yếu tố, đó là đức, tài và bản lĩnh chính trị. Ba yếu tố này giống như nguyên tắc “kiềng ba chân”, giữ cho nhà báo luôn vững chân trong nghề. Bởi lẽ, người làm báo dù ở bất kỳ giai đoạn nào, đứng trước bất kỳ tình hình nào, nhà báo phải thạo nghề, phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức. Với nghề báo, chúng ta chỉ say mê thôi là chưa đủ, mà còn cần một quá trình tôi luyện, học hỏi để có vốn tri thức, vốn sống, tri thức văn hóa, khoa học, tri thức từng trải. Có vốn, có nền tảng, nhà báo mới luôn có cái nhìn đúng, dám nhìn thẳng, dám nói lên sự thật, không đưa tin thất thiệt.
+ Vâng, xin trân trọng cảm ơn nhà báo lão thành Hà Đăng!
Hà Vân (Thực hiện)
Nguồn: https://www.congluan.vn/nha-bao-lao-thanh-ha-dang-chinh-tri-phai-chac-chan-nhung-khong-duoc-kho-khan-post299559.html