Trang chủNewsThời sựXây dựng văn hoá trở thành nền tảng tinh thần vững chắc...

Xây dựng văn hoá trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, động lực phát triển đất nước


6.jpg
Quang cảnh phiên thảo luận

Xác định rõ lĩnh vực tập trung nguồn lực đầu tư

Phát biểu thảo luận, các đại biểu Quốc hội cho rằng, Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035, được Chính phủ xây dựng bao gồm các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nhằm phát triển văn hóa Việt Nam trong giai đoạn 2025 – 2035 trên phạm vi cả nước, phù hợp với quy định về chương trình mục tiêu quốc gia. Việc đầu tư Chương trình ở thời điểm hiện nay đáp ứng đầy đủ căn cứ chính trị, pháp lý, khoa học và thực tiễn; tiếp tục khẳng định các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của văn hoá đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển bền vững đất nước;… Đồng thời, góp phần tăng cường nguồn lực đầu tư, đáp ứng yêu cầu bức thiết về phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, để văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.

an.jpg
Đại biểu Lê Thị Song An – Đoàn ĐBQH tỉnh Long An phát biểu thảo luận

Tham gia phát biểu thảo luận, đại biểu Lê Thị Song An – Đoàn ĐBQH tỉnh Long An cho rằng, phát triển công nghiệp văn hoá có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển văn hóa đề ra trong các chủ trương, nghị quyết của Đảng, Nhà nước. Ngày nay, công nghiệp văn hóa là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của kinh tế tri thức, góp phần quảng bá, bảo vệ và phát triển bản sắc dân tộc. Công nghiệp văn hóa hiện đang là “con gà đẻ trứng vàng” của nhiều nền kinh tế thế giới.

Qua nghiên cứu, Chương trình đặt mục tiêu đến năm 2030, phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp vào 7% GDP của cả nước; đến năm 2035, phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 8% vào GDP của cả nước và có mức tăng trưởng trung bình hàng năm đạt 7%. Đây được xem là mục tiêu đầy triển vọng. Chiến lược Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 cũng nêu rõ quan điểm: các ngành công nghiệp văn hóa là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, và xác định rõ 12 lĩnh vực được xếp vào ngành công nghiệp văn hóa.

Từ phân tích nêu trên, đại biểu đề nghị, Chương trình cần phải xác định rõ trong 12 lĩnh vực này thì lĩnh vực nào cần phải tập trung nguồn lực đầu tư, lĩnh vực nào cần phải xây dựng các cơ chế, chính sách kêu gọi xã hội hóa để huy động được các nguồn lực thực hiện, tránh dàn trãi, đầu tư không hiệu quả. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành như: Luật Di sản văn hóa; Nghị định 31/2021/NĐ-CP về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư và Quyết định 1466/QĐ-TTg ngày 10/10/2008 của Thủ tướng chính phủ về danh mục thực hiện xã hội hóa,…nhằm tháo gỡ các vướng mắc liên quan đến việc kêu gọi xã hội hóa đầu tư vào lĩnh vực văn hóa trong thời gian qua.

8.jpg
Các đại biểu tham dự phiên thảo luận

Về xây dựng các thiết chế văn hóa cơ sở, đặc biệt là việc đầu tư các thiết chế văn hóa tại các khu công nghiệp, đại biểu Lê Thị Song An cho rằng, việc đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa tại các khu công nghiệp là mục tiêu chiến lược, lâu dài của Đảng, Nhà nước, bởi không chỉ góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân lao động mà còn tạo điều kiện thuận lợi để họ yên tâm làm việc, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

Tuy nhiên, trên thực tế, việc xây dựng các thiết chế văn hóa tại các khu công nghiệp hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế như: Việc đầu tư xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa cho người lao động tại các khu công nghiệp vẫn còn ít, chưa đáp ứng được nhu cầu của người lao động. Điều này, cũng xuất phát từ nhiều nguyên nhân, chủ yếu là do các doanh nghiệp phần lớn vẫn quan tâm đến sản xuất, hiệu quả kinh doanh mà chưa chú trọng nhiều đến nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động; một số doanh nghiệp thiếu quỹ đất; hoặc vừa và nhỏ nên tiềm lực tài chính còn yếu dẫn đến chưa có vốn để đầu tư xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa,…

Ngoài ra, cũng do người lao động thường xuyên phải làm việc tăng ca, nên ít có thời gian thư giãn, giải trí,… Vì thế, để từng bước khắc phục “lỗ hổng” trong việc xây dựng thiết chế văn hóa, tạo sân chơi dành cho người lao động, đại biểu đề nghị cần bổ sung và quy định thật cụ thể cơ chế, chính sách trong việc xây dựng các thiết chế văn hóa tại các khu công nghiệp, nhất là sự phối hợp giữa các cấp ngành và các doanh nghiệp trong việc đầu tư, quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao trong khu công nghiệp; nâng cao chất lượng các hoạt động, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí của người lao động, góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Thiết kế rõ hơn chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực văn hóa

Phát biểu thảo luận, đại biểu Hoàng Đức Thắng – Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị cho rằng, Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035 được xây dựng công phu, khá đầy đủ, toàn diện, có tầm nhìn dài hạn và đã làm rõ mục tiêu trong từng giai đoạn cụ thể.

thang.jpg
Đại biểu Hoàng Đức Thắng – Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị phát biểu thảo luận

Nhấn mạnh mục tiêu Chương trình hướng đến nhiều người dân, cộng đồng dân cư và các tổ chức thiết chế văn hóa trên phạm vi không gian rộng lớn, đại biểu Hoàng Đức Thắng cho rằng, sự tham gia của người dân và cộng đồng dân cư là cơ sở bảo đảm sự thành công của Chương trình nói riêng cũng như sự nghiệp văn hóa nói chung, với tư cách người dân là chủ thể sáng tạo, làm nên văn hóa và cũng là người thụ hưởng giá trị văn hóa mang lại.

Do đó, đại biểu đề nghị rà soát, bổ sung các chính sách khuyến khích sự tham gia của đông đảo người dân, cộng đồng dân cư vào hoạt động văn hóa, sáng tạo văn hóa, thực hành văn hóa, lan tỏa, lưu truyền và phát triển giá trị văn hóa. Cùng với đó, cần phát huy vai trò của doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế trong sự nghiệp phát triển văn hóa. “Nếu Nhân dân là chủ thể sáng tạo nên văn hóa thì cộng đồng doanh nghiệp và tổ chức kinh tế là bệ đỡ, kiến tạo cho những sản phẩm văn hóa được thăng hoa. Tuy nhiên, vị trí, vai trò của doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế chưa được khẳng định rõ nét trong Chương trình”, đại biểu Hoàng Đức Thắng nhấn mạnh.

Lưu ý vấn đề này, đại biểu Hoàng Đức Thắng đề nghị, cần thiết kế chính sách rõ nét hơn, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực văn hóa thông qua các chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho doanh nghiệp. Điều này không chỉ tăng cường nguồn lực xã hội cho hoạt động văn hóa mà còn tạo ra sự gắn kết giữa phát triển văn hóa với phát triển kinh tế. Kinh tế phát triển nhất thiết phải có văn hóa, văn hóa phát triển nhất thiết phải có nguồn lực kinh tế hỗ trợ.

Ở một nội dung khác, đại biểu Trịnh Thị Tú Anh – Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng lưu ý, mục tiêu số 2 của Chương trình yêu cầu: 100% đơn vị hành chính cấp tỉnh có đủ 3 loại hình thiết chế văn hóa; việc xác lập mục tiêu này đối với tất cả các vùng, miền, địa phương là chưa hợp lý. Theo đại biểu, cần xem xét, thiết kế chỉ tiêu phù hợp với đặc điểm của từng địa bàn cụ thể, theo hướng mỗi vùng, khu vực có đặc trưng riêng, cần có sự lựa chọn cốt lõi làm nền tảng để phát huy và bảo tồn giá trị văn hóa của vùng đó, bảo đảm tính đa dạng về văn hóa và tính khả thi.

Tại mục tiêu số 4, ít nhất 95% di tích quốc gia quốc gia đặc biệt và 70% di tích quốc gia được tu bổ, tôn tạo. Tính đến năm 2020, nước ta có trên 40.000 di tích đã được kiểm kê theo Luật Di sản văn hóa, trong đó có 112 di tích quốc gia đặc biệt, khoảng 4.000 di tích quốc gia và nhiều di tích đang bị xuống cấp có nguy cơ hư hỏng, xuống cấp. Nhiều di tích đã được quan tâm tu bổ, nhưng một lượng lớn lại bị sửa chữa sai quy cách. Việc tu bổ, tôn tạo di tích là công việc phức tạp, cần nhiều thời gian để thực hiện, chi phí đầu tư lớn. Nêu thực tế này, đại biểu Trịnh Thị Tú Anh đề nghị cần làm rõ cơ sở, căn cứ xác định và làm rõ tính khả thi của mục tiêu, đồng thời có giải pháp phù hợp để thực hiện thành công.

ry.jpg
Đại biểu Trần Thị Hoa Ry – Đoàn ĐBQH tỉnh Bạc Liêu phát biểu thảo luận

Đại biểu Trần Thị Hoa Ry – Đoàn ĐBQH tỉnh Bạc Liêu đánh giá cao sự đầu tư, nghiên cứu, xây dựng Chương trình của Chính phủ với 07 nhóm mục tiêu tổng quát, 9 mục tiêu cụ thể, 10 nội dung thành phần, 135 chỉ tiêu, 42 nhiệm vụ cụ thể và 186 hoạt động chi tiết thực hiện trong hai giai đoạn 2025 – 2030 và giai đoạn 2030 – 2035. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị cần rà soát, giảm thiểu sự trùng lặp về nội dung trong các chương trình đang triển khai thực hiện. Mặt khác, tập trung nguồn lực đầu tư trọng tâm, trọng điểm, đảm bảo tính độc lập tương đối của Chương trình nhưng cũng phải tranh thủ nguồn lực phù hợp từ các chương trình khác.

Đại biểu Nguyễn Hữu Toàn – Đoàn ĐBQH tỉnh Lai Châu cũng thống nhất với các mục tiêu chung như Chính phủ trình đã đặt đúng tầm quốc gia, tuy nhiên, khi nghiên cứu các mục tiêu cụ thể, đại biểu cho rằng, giữa mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể chưa ăn nhập với nhau. Đại biểu lấy ví dụ mục tiêu tổng quát nêu: “Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện trong phát triển văn hóa và xây dựng, hoàn thiện, chuẩn mực đạo đức, bản sắc, bản lĩnh, hệ giá trị con người, gia đình Việt Nam”, nhưng với 9 nhóm mục tiêu cụ thể như đến năm 2030 phấn đấu hoàn thành 100% xây dựng, ban hành các bộ quy tắc ứng xử phù hợp với địa phương; hay mục tiêu cụ thể phấn đấu đến năm 2030 ít nhất 95% di tích quốc gia đặc biệt và 70% di tích quốc gia được tu bổ, tôn tạo… lại không ăn nhập với mục tiêu tổng quát. Đại biểu bày tỏ lo ngại nếu không cẩn thận sẽ không giữ được văn hóa như khi chưa đầu tư, do đó cần nhấn mạnh đến quan điểm bảo tồn, phát huy giá trị, bởi có những di tích tuy nhỏ nhưng là di sản, nếu xây dựng lớn hơn thì không còn là di tích, di sản nữa.

“Đề nghị cần xây dựng chương trình về văn hóa quốc gia, lựa chọn những vấn đề lớn, cần sự tham gia của Nhà nước và nâng tầm văn hóa, duy trì và phát triển văn hóa, đây mới là mục tiêu quan trọng, không nên đưa các mục tiêu như có bao nhiêu phim tham gia liên hoan phim quốc tế, mà cần xây dựng những cơ chế, chính sách pháp lý để tháo gỡ khó khăn tạo điều kiện cho văn hóa phát triển”, đại biểu Nguyễn Hữu Toàn nêu ý kiến.



Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/xay-dung-van-hoa-tro-thanh-nen-tang-tinh-than-vung-chac-cua-xa-hoi-dong-luc-phat-trien-dat-nuoc-375658.html

Cùng chủ đề

Nhà hát 3 nón lá Bạc Liêu

Kinhtedothi – Nằm trong quần thể kiến trúc Quảng trường Hùng Vương TP Bạc Liêu, Nhà hát 3 nón lá là điểm nhấn du lịch rất riêng thu hút du khách bởi lối kiến trúc hiện đại, nhưng lại tiêu biểu cho bản sắc một nền văn hóa địa phương lâu đời đậm nét Nam bộ hào sảng. Trao đổi với báo Kinh tế và Đô thị, ông Lý Vỹ Triều Dương Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao...

chi 122.250 tỷ đồng phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2030

Sáng 1/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp. ...

Nghệ An tổ chức “Lễ hội du lịch và ẩm thực Sen”

Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Nghệ An cho biết, UBND tỉnh vừa có văn bản giao đơn vị chủ trì, phối hợp với các đơn vị trong tỉnh, Quỹ hỗ trợ phát triển Du lịch thuộc Bộ VHTTDL tổ chức thực hiện chương trình “Lễ hội Du lịch và Ẩm thực Sen năm 2024”. Chương trình diễn ra với quy mô lớn, có nhiều tỉnh thành tham gia, với hàng chục gian...

Văn hóa là trung tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội

Với chiều dài lịch sử, bề dày văn hiến ngàn năm, Hà Nội luôn luôn nhận thức sâu sắc vấn đề văn hóa vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài; văn hóa đang trở thành trung tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội; quan điểm bảo đảm phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa; phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con...

Ra mắt “Trung tâm Việt Nam học” tại Nhật Bản

Vừa qua, Hiệp hội xúc tiến hợp tác kinh tế Việt Nam- Nhật Bản tại Osaka, Nhật Bản, đã phối hợp với Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Osaka tổ chức buổi lễ ra mắt “Trung tâm Việt Nam học”.  Đây là cơ sở phối hợp nghiên cứu, đào tạo chuyên sâu về Việt Nam, cung cấp dữ liệu, kiến thức đa chiều về Việt Nam, đồng thời góp phần thúc đẩy sự hiểu biết và quan hệ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thúc đẩy đô thị hóa, giải quyết nhu cầu đất ở, nhà ở cho nhân dân

(TN&MT) - Sáng 3/11, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến dự thảo Nghị quyết thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp. ...

Đưa quan hệ Việt Nam-Qatar bước vào một giai đoạn mới, mạnh mẽ hơn, toàn diện hơn, tin cậy sâu sắc hơn

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn vừa có cuộc trả lời phỏng vấn Báo ASIAN Telegraph (Qatar) nhân dịp Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm chính thức Nhà nước Qatar. - Xin ngài đánh giá vai trò của Qatar đối với...

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Quốc hội Cuba

Chiều 2/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đồng chí Esteban Lazo Hernández, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội Cuba nhân dịp thăm làm việc tại Việt Nam. ...

Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt

Chỉ rõ 5 yếu tố về thời gian, trí tuệ, khát vọng, tự lực và hội nhập, cùng 3 nội dung cần đặc biệt lưu ý để tiếp tục đổi mới giáo dục và đào tạo theo chủ trương của Đảng, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khát vọng đột phá để đưa nền giáo dục và đào tạo nước ta theo kịp, ngang tầm các nước phát triển càng sớm càng tốt. ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính trao quyết định điều động, bổ nhiệm Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam

Chiều 2/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trao quyết định điều động, bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm giữ chức Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam (VTV). Cùng dự lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và VTV. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu, xây dựng cơ sở vật chất và công nghệ của VTV, nhất là chuyển đổi số tiến kịp thời đại, phục vụ thời...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Kết tội kẻ sát hại 2 hướng dẫn viên người Việt ở Las Vegas năm 2018

(CLO) Một bồi thẩm đoàn đã kết tội một người đàn ông đột nhập vào một phòng tại khách sạn-sòng bạc ở Las Vegas Strip và cướp rồi giết hai hướng dẫn viên du lịch người Việt Nam hồi tháng 6 năm 2018. ...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Thủ tướng Việt Nam, Campuchia và Lào ăn sáng làm việc

Sáng 9-10, Thủ tướng Việt Nam, Campuchia và Lào có buổi ăn sáng làm việc ở Vientiane. Lãnh đạo ba nước nhất trí tìm giải pháp phát triển các cơ chế hợp tác song phương, ba nước theo hướng hiệu quả, thực chất hơn.   Thủ tướng Phạm Minh Chính có buổi ăn sáng làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone và Thủ tướng Campuchia Hun Manet tại Vientiane sáng 9-10 - Ảnh: DƯƠNG GIANG Sáng 9-10, nhân dịp tham dự...

Cùng chuyên mục

Chủ tịch Quốc hội Chính quyền Nhân dân Cuba kết thúc tốt đẹp chuyến thăm làm việc tại Việt Nam

(ĐCSVN) - Trong chuyến thăm làm việc tại Việt Nam của Chủ tịch Quốc hội Cuba Esteban Lazo Hernandez, lãnh đạo hai bên nhất trí khẳng định, trải qua 64 năm từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, mối quan hệ đoàn kết, gắn bó giữa Việt Nam - Cuba do Chủ tịch Hồ Chí Minh và lãnh tụ Fidel Castro dày công vun đắp đã không ngừng phát triển tốt đẹp, trở thành mối quan hệ đồng...

Bà Harris bỏ phiếu sớm qua thư

Tuy nhiên, đại diện chiến dịch tranh cử của bà Harris không nêu rõ liệu ứng viên đảng Dân chủ đã gửi lá phiếu bầu tổng thống của mình qua đường bưu điện hay chưa.Cũng theo Hill, mặc dù bà Harris bắt đầu sự nghiệp chính trị của mình ở California, nhưng gần đây bà vẫn chưa có hoạt động vận động tranh cử nào ấn tượng tại bang này. Thay vào đó, bà Harris ưu tiên đi đến...

Trung Quốc giảm tới gần 1 triệu cặp kết hôn trong năm nay

(CLO) Trung Quốc ghi nhận mức giảm số lượng đăng ký kết hôn tới gần 1 triệu chỉ trong 9 tháng đầu năm 2024, theo số liệu chính thức từ Bộ Nội vụ nước này. ...

Bảo đảm nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy

(ĐCSVN) - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định: Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến các chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình mục tiêu quốc gia về phòng, chống ma túy đến hết năm 2030 là trọng tâm, trọng điểm trong công tác phòng, chống ma túy. ...

Gắn kết, chung vui cùng người dân qua Ngày hội Đại đoàn kết tại khu dân cư

Ngày 3/11, Ban công tác Mặt trận ấp Thị trấn A và ấp Thị trấn A1, thị trấn Hoà Bình (huyện Hòa Bình) long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc liên khu dân cư năm 2024. Đây là khu dân cư được chọn làm điểm chỉ đạo của tỉnh. ...

Mới nhất

Gần 64 tỷ đồng đầu tư xây dựng bãi đỗ xe khu vực sườn núi Phương Mai

TPO - Bãi đỗ xe khu vực sườn núi Phương Mai với diện tích 1,2ha, được triển khai tại xã Nhơn Lý và xã Nhơn Hội, TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. TPO - Bãi đỗ xe khu vực sườn núi Phương Mai với diện tích 1,2ha, được triển khai tại xã Nhơn Lý và xã Nhơn...

Hiện thực hóa ”giấc mơ” trung tâm logistics của Đà Nẵng

Hội tụ nhiều lợi thế về logistics, nhưng chỉ đến khi Trung ương đồng ý thành lập Khu thương mại tự do, thì mục tiêu trở thành trung tâm logistics của TP. Đà Nẵng mới trở nên rõ ràng. Xây dựng Khu thương mại tự do: Hiện thực hóa ”giấc mơ” trung tâm logistics của Đà NẵngHội tụ nhiều lợi...

Các doanh nhân chia sẻ chặng đường khởi nghiệp đầy cảm hứng tới sinh viên

Tại workshop "Khởi nghiệp - Khởi đầu địa phương - Tư duy toàn cầu" ngày 3/11, nhiều doanh nhân chia sẻ câu chuyện khởi nghiệp từ nhiều góc nhìn, giúp sinh viên có thể rút ra bài học nếu có ý định khởi nghiệp.

Chung cư gần đường sắt Cát Linh

So với năm 2021, các chung cư gần đường sắt Cát Linh - Hà Đông tăng giá 100 - 120%. Nhiều dự án khi xưa thuộc phân khúc trung cấp, nhưng nay đã có giá lên đến 55 - 70 triệu đồng/m2, đắt ngang chung cư cao cấp mới. Chung cư gần đường sắt Cát Linh - Hà Đông tăng...

Doanh nghiệp Hồng Kông (Trung Quốc) đến Hanssip tìm kiếm cơ hội

Các doanh nghiệp thuộc Phòng Thương mại tổng hợp Hồng Kông (HKGCC) đã đến làm việc với Công ty cổ phần Đầu tư - Phát triển N&G (N&G Corp.) thông qua sự giới thiệu và kết nối của lãnh đạo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Các doanh nghiệp thuộc Phòng Thương mại tổng hợp Hồng...

Mới nhất