Trang chủEnterpriseTổng công ty đường sắt Việt NamKhó xóa 3.000 lối đi tự mở vì thiếu tiền

Khó xóa 3.000 lối đi tự mở vì thiếu tiền


Vẫn tồn tại hơn 3.000 lối đi tự mở

Ghi nhận của PV Báo Giao thông tại tuyến đường sắt Gia Lâm – Hải Phòng, đoạn từ chắn đường ngang Khu công nghiệp Sài Đồng B đến chắn đường ngang phố Thạch Bàn (Long Biên, Hà Nội) giao với quốc lộ 5 cũ là hàng rào trắng chạy dài hơn 1km ngăn giữa khu dân cư và đường sắt; Phía trong là đường gom rộng hơn 2m, thuận tiện cho dân đi lại.

Khó xóa 3.000 lối đi tự mở vì thiếu tiền - Ảnh 1.

Tuyến đường sắt Hà Nội – TP.HCM đoạn từ Ngọc Hồi đi Thường Tín nhan nhản lối đi tự mở, cách vài mét lại có một lối, uy hiếp an toàn. Ảnh: Tạ Hải.

Một nhân viên gác chắn cho biết, do khu vực này trông ra đường 5, thuận tiện kinh doanh, sản xuất nên dù hai phía đều có đường ngang và lối đi dọc đường sắt nhưng các hộ vẫn tự mở lối đi qua đường sắt để ra vào cửa hàng, nguy cơ mất an toàn rất cao.

Năm 2022, quận Long Biên đã phối hợp với ngành đường sắt làm hàng rào dọc đoạn này, xóa được các lối đi tự mở.

Đại diện Công ty CP Đường sắt Hà Hải – đơn vị quản lý tuyến cho biết, việc xây đoạn hàng rào đường gom này đã xóa bỏ được 14 lối đi tự mở.

Tuy nhiên, tính đến hết tháng 6/2023, trên toàn bộ các tuyến đường sắt thuộc đơn vị quản lý vẫn còn tới 341 lối đi tự mở (giảm 18 lối so với năm 2021). Trong đó, riêng tuyến đường sắt Hà Nội – TP.HCM qua địa bàn Hà Nội còn 77 lối; Tuyến Gia Lâm – Hải Phòng đi qua Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng còn đến 256 lối.

Tại Hà Nam, theo ghi nhận của PV, khu vực xã Liêm Tiết, TP Phủ Lý, đoạn đường sắt qua địa bàn gần 2km nhưng tình trạng xếp đá cảnh trên hành lang đường sắt, lối đi tự mở tồn tại nhiều năm nhưng chưa được xử lý dứt điểm. Nhiều vị trí khác cũng đang tồn tại lối đi tự mở nhưng chưa thể xử lý vì người dân phản đối.

Tình trạng trên không chỉ diễn ra ở Hà Nội hay Hà Nam, mà là tình trạng chung của các địa phương có tuyến đường sắt đi qua.

Tổng công ty Đường sắt VN cho biết, năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 358 phê duyệt Đề án đảm bảo trật tự ATGT và xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt. Mục tiêu chính là đến năm 2025 xóa bỏ hoàn toàn lối đi tự mở. Khi đó, còn hơn 5.000 lối đi tự mở trên toàn mạng lưới đường sắt quốc gia.

Triển khai đề án, một số địa phương đã bố trí kinh phí để giải phóng mặt bằng, làm đường gom. Nhưng do khối lượng theo đề án rất lớn nên nguy cơ chậm tiến độ là nhãn tiền.

Đến nay sau 3 năm mới xóa bỏ, rào kín được 672 lối đi tự mở, còn tồn tại đến 3.352 lối đi; Hơn 11.000 vị trí tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cao.

Tương tự, các công trình, hạng mục khác đều chậm tiến độ, hiện mới xây được hơn 19km đường gom, hàng rào trên tổng số hơn 650 km; 3/297 đường ngang; 2/149 hầm chui…

Đề xuất sửa luật để gỡ khó

Ông Phạm Ngọc Vinh, Chánh văn phòng Ban ATGT tỉnh Nam Định cho biết, sau 3 năm thực hiện Đề án 358, Nam Định đã tranh thủ được các nguồn vốn Trung ương và địa phương thực hiện xóa được 167/249 (khoảng 67%) lối đi tự mở, còn 82 lối cần phải xóa bỏ từ nay đến hết năm 2025.

Khó xóa 3.000 lối đi tự mở vì thiếu tiền - Ảnh 2.

Đoạn hàng rào, đường gom được quận Long Biên (Hà Nội) phối hợp với đường sắt xây dựng năm 2022 trên tuyến Gia Lâm – Hải Phòng, xóa bỏ được 14 lối đi tự mở qua đường sắt. Ảnh: Tạ Hải.

Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này còn rất nhiều khó khăn, do các lối đi còn lại chủ yếu là lối đi vào một hoặc một vài hộ dân, một số lối đi qua đường sắt là cửa ngõ để vào khu dân cư đã tồn tại từ lâu, chưa thể làm đường gom kết nối với đường ngang hợp pháp.

Còn theo đại diện Công ty CP Đường sắt Hà Hải, các tỉnh thuộc địa bàn đường sắt đơn vị này phụ trách như Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng đều thông tin là khó khăn trong bố trí vốn (cả địa phương, Trung ương) để giải phóng mặt bằng, không có quỹ đất làm hàng rào, đường gom. Nhất là giải phóng mặt bằng rất khó, đòi hỏi vốn rất lớn; Làm đường gom trên phần đất dành cho đường sắt để đỡ kinh phí thì vi phạm luật.

Theo ông Nguyễn Huy Hiền, Phó cục trưởng Cục Đường sắt VN, khó khăn lớn nhất vẫn là không có vốn và vướng các quy định pháp luật. Về vốn, nguồn kinh phí để đầu tư xây dựng công trình phụ trợ (cầu vượt, hầm chui, đường ngang, hàng rào/đường gom…) chưa được cấp thẩm quyền bố trí theo lộ trình của Quyết định 358.

Về trách nhiệm, địa phương phải ưu tiên bố trí nguồn vốn ngân sách địa phương để xây hàng rào, đường gom nhưng nhiều nơi không chủ động. Trường hợp địa phương không bố trí được vốn, thay vì chủ động làm thủ tục xin ngân sách Trung ương hỗ trợ, có địa phương lại đề nghị “ngược” lại Bộ GTVT bố trí.

Đặc biệt, trong quá trình thực hiện đề án, nhiều địa phương đề nghị cho phép làm đường gom trên đất hành lang ATGT đường sắt vì không có quỹ đất. Tuy nhiên, theo Luật Đường sắt, việc này không được phép.

“Trên thực tế, nếu cho phép thì chỉ cần làm hàng rào ngăn đường sắt, đường gom là xóa được lối đi tự mở, giữ được an toàn cho cả người dân và an toàn chạy tàu. Vì vậy, Cục đã đưa đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định về nội dung này vào hồ sơ sửa đổi Luật Đường sắt 2017 nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tiến độ thực hiện đề án”, ông Hiền cho biết.

Đa phần tai nạn xảy ra ở lối đi tự mở

Tổng công ty Đường sắt VN cho biết, có tới hơn 80% các vụ tai nạn xảy ra tại các lối đi tự mở và dọc hai bên đường sắt. Riêng năm 2022 xảy ra 213 vụ tai nạn đường sắt thì đến 98 vụ xảy ra tại lối đi tự mở, 95 vụ xảy ra dọc đường sắt; 8 tháng năm 2023, con số tương ứng lần lượt là 125 vụ, trong đó 45 vụ tại lối đi tự mở, 61 vụ dọc đường sắt.



Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/kho-xoa-3000-loi-di-tu-mo-vi-thieu-tien-192231012230522411.htm

Cùng chủ đề

Tuyến đường sắt nào dài nhất thế giới?

Lâm Hoàng Nguồn: https://vtcnews.vn/tuyen-duong-sat-nao-dai-nhat-the-gioi-ar907108.html

Chi phí vận hành, bảo trì đường sắt tốc độ cao Bắc Nam khoảng 1 tỷ USD/năm

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam với tổng mức đầu tư khoảng 67 tỷ USD, hoàn thành vào năm 2036, với chi phí vận hành và bảo trì hằng năm đều ở mức khoảng 1 tỷ USD. Ngày 13/11, Quốc hội thảo luận tại tổ chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Thẩm tra chủ trương đầu tư dự án gửi đến đại biểu Quốc hội, Ủy ban...

Nhà ga đường sắt tốc độ cao qua Thanh Hóa sẽ đặt ở đâu?

Theo dự kiến, nhà ga hành khách đường sắt tốc độ cao sẽ đặt gần với dự án bến xe trung tâm TP Thanh Hóa. ...

Tránh xây dựng nhà ga tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam ở khu vực ngập úng

Bộ GTVT cần nghiên cứu điều chỉnh hướng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đoạn qua các thành phố Đồng Hới, Huế, Nha Trang để lựa chọn vị trí xây dựng nhà ga tránh khu vực ngập úng. Theo chương trình kỳ họp thứ 8, ngày 13/11, Quốc hội sẽ thảo luận về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Trước đó, ngày 18/10, Hội đồng thẩm định nhà...

Đại biểu hiến kế cơ chế đột phá phát triển đường sắt đô thị Hà Nội

Các đại biểu Quốc hội cho rằng để Hà Nội có thể sớm thực hiện các dự án đường sắt đô thị, cần có những cơ chế đột phá về thu hút nguồn lực, đơn giản hóa thủ tục. Cơ chế đặt hàng để...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chốt thời điểm tăng tốc độ tối đa trên đại lộ nối Vinh

Dự kiến từ ngày 15/11/2024, Sở GTVT Nghệ An sẽ cho khai thác tuyến chính đường giao thông nối Vinh - Cửa Lò với tốc độ tối đa là 80km/h, còn tuyến đường gom tốc độ tối đa là 60km/h. ...

Đủ điều kiện đẩy nhanh tiến độ đường cất hạ cánh số 3 sân bay Long Thành

Về thời gian thực hiện đường băng số 3 sân bay Long Thành, theo đề xuất là tối đa là 24 tháng nhưng Bộ trưởng Bộ GTVT cho rằng hoàn toàn có thể rút ngắn tiến độ vì đã sẵn máy móc, thiết bị, nhân lực. ...

Đại biểu Quốc hội lo ngại “sốt” đất nông nghiệp nếu thí điểm cho làm nhà ở thương mại

Đại biểu Quốc hội bày tỏ băn khoăn nếu thí điểm dùng đất nông nghiệp, phi nông nghiệp để làm nhà ở thương mại sẽ tạo "sốt" đất, gây rào cản cho các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng đất vào sản xuất, kinh doanh. ...

Tháo dỡ nhiều biển báo cấm tải trọng trên QL1 qua Quảng Ngãi

Khu Quản lý Đường bộ 3 đã tháo dỡ các biển báo cấm tải trọng cắm tạm trên QL1 qua địa bàn tỉnh Quảng Ngãi sau phản ánh của Báo Giao thông. ...

Cảng Rạch Giá sẽ đưa vào khai thác từ ngày 31/12

Theo cam kết của nhà thầu đến ngày 31/12 Cảng Rạch Giá sẽ hoàn thành. Nếu không đúng, Sở GTVT tỉnh Kiên Giang sẽ có văn bản báo cáo và đề nghị chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang có hướng xử lý theo hợp đồng đã ký kết. ...

Bài đọc nhiều

Hướng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam đảm bảo “thẳng nhất có thể”

Hướng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đã được nghiên cứu đáp ứng yêu cầu kinh tế, kỹ thuật tương ứng tốc độ 350km/h, đảm bảo “thẳng nhất có thể”. Đáp ứng yêu cầu kỹ thuật tốc độ 350km/h Ngày 13/11, Quốc hội sẽ nghe Chính phủ trình chủ trương dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (ĐSTĐC). Liên quan đến Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (NCTKT), hiện vẫn còn một số...

Cần 700 tỷ đồng cải tạo tuyến đường sắt Long Khánh – Dầu Giây

Theo đó, Cục Đường sắt đề xuất cải tạo 19km phạm vi từ ga...

Bí quyết làm đường sắt cao tốc của Đức

Đức tự nghiên cứu, phát triển công nghệ đường sắt tốc độ cao cả về hạ tầng và phương tiện với mục tiêu “nhanh bằng một nửa máy bay, gấp 2 lần ô tô”. Ưu tiên vận tải hành khách, vận tải hàng hóa được bố trí vào ban đêm Nói về những tuyến đường sắt tốc độ cao nổi tiếng thế giới, không thể không nhắc đến thương hiệu nổi tiếng InterCity Express - Tàu tốc hành liên thành phố...

Tổng công ty ĐSVN được Thủ tướng biểu dương về sản xuất, kinh doanh

Đây là lần thứ 2 liên tiếp trong vào 6 tháng gần đây, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam được người đứng đầu Chính phủ biểu dương do có nhiều đổi mới sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh. Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 319/TB - VPCP thông báo kết luận của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ làm việc với doanh nghiệp nhà nước tham gia đóng góp,...

Bộ GTVT kiến nghị chi 400 tỷ đồng bổ sung hệ thống tín hiệu tại 184 đường ngang

Trong báo cáo gửi Phó thủ tướng, Bộ GTVT cho biết đã giao Cục...

Cùng chuyên mục

Chính thức trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao Bắc

Sáng 13/11, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng trình bày tờ trình phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Về mục tiêu đầu tư dự án, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết xây dựng tuyến đường sắt tốc độc cao nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần...

Hướng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam đảm bảo “thẳng nhất có thể”

Hướng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đã được nghiên cứu đáp ứng yêu cầu kinh tế, kỹ thuật tương ứng tốc độ 350km/h, đảm bảo “thẳng nhất có thể”. Đáp ứng yêu cầu kỹ thuật tốc độ 350km/h Ngày 13/11, Quốc hội sẽ nghe Chính phủ trình chủ trương dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (ĐSTĐC). Liên quan đến Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (NCTKT), hiện vẫn còn một số...

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón chuyến tàu nhanh ASEAN xuất phát từ Hà Nội đến Trùng Khánh

Ngày 8/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm Trung tâm Logistics quốc tế Trùng Khánh, Trung Quốc và đón chuyến tàu nhanh ASEAN xuất phát từ Hà Nội tới đây. Đây là một trong những hoạt động trong chương trình tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8 và công tác tại Trung Quốc. Cảng cạn Trùng Khánh có 7 chức năng lớn gồm vận chuyển, lưu trữ container...

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc

Sáng 6/11, tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, trong chương trình công tác tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Đới Hòa Căn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Xây dựng công trình đường sắt Trung Quốc (CRCC) cùng các lãnh đạo cấp cao của Tập đoàn. Tại cuộc tiếp, Chủ tịch CRCC bày tỏ tình cảm gắn bó của CRCC với Việt Nam, cho biết đơn vị tiền thân của tập...

Bí quyết làm đường sắt cao tốc của Đức

Đức tự nghiên cứu, phát triển công nghệ đường sắt tốc độ cao cả về hạ tầng và phương tiện với mục tiêu “nhanh bằng một nửa máy bay, gấp 2 lần ô tô”. Ưu tiên vận tải hành khách, vận tải hàng hóa được bố trí vào ban đêm Nói về những tuyến đường sắt tốc độ cao nổi tiếng thế giới, không thể không nhắc đến thương hiệu nổi tiếng InterCity Express - Tàu tốc hành liên thành phố...

Mới nhất

Trường Trung cấp Lê Thị Riêng mời chuyên gia “hiến kế” giúp sinh viên nữ khởi nghiệp

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, phát triển văn hóa khởi nghiệp, khơi dậy khí thế, đổi mới...

TẬP ĐOÀN SUNHOUSE VÀ TẬP ĐOÀN TOSPO LIGHTING KỈ NIỆM 5 NĂM HỢP TÁC, TIẾP TỤC KÍ KẾT 5 NĂM HỢP TÁC CHIẾN LƯỢC...

Ngày 31/10/2024, Tập đoàn SUNHOUSE tổ chức Lễ kỷ niệm hợp tác chiến lược cùng đối tác Tập đoàn Tospo, đánh dấu mốc 5 năm hợp tác cùng phát triển...

“AURORA”, CỘNG HƯỞNG NGHỆ THUẬT & HỆ SINH THÁI XANH VIGLACERA – Tổng công ty Viglacera

Suốt những ngày vừa qua, Khu vực Nhà hát lớn và đặc biệt là Vườn hoa 19 tháng 8 trở thành điểm check in rực rỡ sắc màu, thu hút du khách quốc tế và giới trẻ Thủ đô. Tâm điểm của Vườn hoa 19 tháng 8 chính là Triển lãm Viglacera Aurora với những mảng màu tươi sáng...

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture”. “Chuỗi Đối thoại Khám phá Tương lai VinFuture” lần đầu tiên được tổ chức vào năm 2023, nhằm mở ra cơ hội hợp...

Chương trình OCOP đã khơi dậy tiềm năng, lợi thế các vùng, địa phương

(ĐCSVN) - Sau hơn 5 năm triển khai tại Bình Dương, Chương trình OCOP đã đóng góp quan trọng vào phát triển ngành nghề nông thôn, mở rộng thị trường, khơi dậy tiềm năng, lợi thế các vùng, địa phương để phát triển kinh tế nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới hiệu quả và bền vững. ...

Mới nhất