Trang chủChính trịNgoại giaoGiảm rủi ro khi làm đối tác kinh tế với Trung Quốc,...

Giảm rủi ro khi làm đối tác kinh tế với Trung Quốc, Đức tìm thêm đồng minh ở châu Á

Trong chuyến công tác tới Hàn Quốc, Đức đã tìm thấy một đồng minh thương mại cùng chí hướng.

Giảm rủi ro khi làm đối tác với Trung Quốc, Đức tìm thêm đồng minh ở châu Á
Giảm rủi ro khi làm đối tác kinh tế với Trung Quốc, Đức tìm thêm đồng minh ở châu Á. Trong ảnh: Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế và bảo vệ khí hậu Đức Robert Habeck. (Nguồn: Deutschland.de)

Hoàn thành chặng đầu tiên trong chuyến công du châu Á kéo dài 5 ngày (19-23/6), Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế và bảo vệ khí hậu Đức Robert Habeck đã yên tâm phần nào khi tìm thấy ở Hàn Quốc – “một đồng minh thương mại cùng chí hướng”. Với mục tiêu “giảm thiểu rủi ro” trong tiếp xúc thương mại với Trung Quốc, Berlin đang tìm cách thúc đẩy mối quan hệ kinh tế với nền kinh tế lớn thứ tư khu vực.

Điều đó cũng là mục tiêu mà Seoul chia sẻ – khi cả hai nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu đều mong muốn mở rộng mạng lưới các đồng minh kinh tế trong bối cảnh lo ngại về cạnh tranh thương mại, trong đó có cả thái độ ngày càng quyết đoán của Trung Quốc và chủ nghĩa bảo hộ ngày càng gia tăng của Mỹ.

“Mục tiêu của chúng tôi là tăng cường hợp tác sâu sắc hơn trong các lĩnh vực kinh doanh, an ninh kinh tế và khí hậu, cũng như khai thác những tiềm năng mới”, Bộ trưởng Habeck nói về sứ mệnh chuyến công tác tới Hàn Quốc trước giờ xuất hành.

Chặng Seoul diễn ra trước khi ông Habeck bay tới Trung Quốc – một đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu, quốc gia đã cùng Đức đạt được trao đổi thương mại lên tới khoảng 250 tỷ Euro (268,68 tỷ USD) vào năm ngoái. Dự kiến, tại nền kinh tế số 1 châu Á, Bộ trưởng Kinh tế Đức sẽ giải thích với Bắc Kinh về động thái của Liên minh châu Âu (EU) nhằm áp đặt mức thuế cao đối với ô tô Trung Quốc – điều đang làm dấy lên lo ngại về một cuộc chiến thương mại có thể xảy ra.

Tất nhiên, Seul không thể mong đạt được quy mô như liên kết thương mại Đức-Trung Quốc, nhưng mối quan hệ Hàn Quốc-Đức vẫn đang tiến triển khá tốt. Đầu tư trực tiếp của Đức vào Hàn Quốc lên tới 15,1 tỷ Euro vào năm 2022.

Hơn 500 công ty Đức đã đầu tư vào nền kinh tế lớn thứ tư châu Á. Theo Khảo sát Niềm tin kinh doanh mới nhất của Phòng Thương mại Đức, 38% công ty Đức tại Hàn Quốc kỳ vọng doanh số bán hàng sẽ tăng trong hai năm tới và một nửa trong số họ có kế hoạch tăng đầu tư vào nước này.

Thương mại Đức-Hàn Quốc đạt 34 tỷ Euro (36 tỷ USD) vào năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu của Đức đạt khoảng 20 tỷ USD – đưa Hàn Quốc trở thành điểm đến xuất khẩu ngoài EU lớn thứ ba sau Trung Quốc và Mỹ.

Những mặt hàng xuất khẩu này chủ yếu là ô tô và phụ tùng ô tô, chiếm 1/3 tổng lượng hàng hóa Đức bán sang Hàn Quốc. Ngoài ra, các sản phẩm hóa chất và dược phẩm là những mặt hàng xuất khẩu quan trọng khác.

Các công ty Đức và Hàn Quốc cạnh tranh trong nhiều lĩnh vực, trong đó có ngành ô tô. Nhưng đồng thời, họ hợp tác trong nghiên cứu và phát triển về phương tiện di chuyển điện tử hoặc hydro. Cụ thể, các công ty Hàn Quốc mạnh về chất bán dẫn hoặc pin, trong khi các đầu vào khác trong chuỗi cung ứng sản phẩm của họ đến từ các công ty Đức.

“Người tiêu dùng Hàn Quốc quan tâm đến việc được sở hữu các sản phẩm cao cấp và liên tục cập nhật những thứ mới mẻ. Trong khi đó, giới doanh nghiệp ở đây cũng luôn xác định các yếu tố mới như một thành phần trong sản phẩm, đồng thời sẵn sàng đầu tư cho các công nghệ hàng đầu và mới nhất trong sản xuất”, Martin Henkelmann, người đứng đầu Phòng Thương mại Hàn-Đức cho biết.

Nhà cung cấp ô tô Đức Continental (CONG.DE), bắt đầu hoạt động tại Hàn Quốc vào năm 1986 và hiện có 7 địa điểm sản xuất và kinh doanh tại quốc gia này với tổng số 1.300 nhân viên.

Nhưng Trung Quốc vẫn là thị trường trọng điểm của Continental – nơi đang tuyển dụng khoảng 18.000 lao động và chiếm không dưới 11% doanh thu của tập đoàn. Vì vậy, Hàn Quốc sẽ là một phần quan trọng trong chiến lược đa dạng hóa của họ trong khu vực.

Martin Kueppers, Giám đốc điều hành của Continental Korea, cho biết, “Chúng tôi có một mạng lưới sản xuất ở châu Á thực hiện các sản phẩm tương tự với quy trình tương tự. Bởi vậy, khi triển khai thành công đa dạng hóa, doanh nghiệp sẽ không chỉ bị phụ thuộc vào một địa điểm”.

Tất nhiên, các quan chức Đức cũng đã nắm bắt được những bằng chứng thực tế cho thấy, các đồng nghiệp Hàn Quốc của họ có mối quan tâm chung trong việc phát triển quan hệ. Đáng chú ý, Seoul đang nỗ lực cắt giảm sự phụ thuộc vào các sản phẩm quan trọng, với kế hoạch 10 điểm cho chuỗi cung ứng công nghiệp được công bố vào cuối năm 2023.

Nhà phân tích Katharina Viklenko tại Germany Trade & Invest nhận định, sự gần gũi về mặt địa lý của Hàn Quốc với Trung Quốc có nghĩa là họ có quan hệ thương mại chặt chẽ với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Đồng thời, cùng với liên kết quốc phòng với Mỹ, những căng thẳng nảy sinh với Bắc Kinh có nghĩa là toàn bộ chính sách thương mại của nước này là một “hành động cân bằng”.

Trong khi đó, với Đức, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế Robert Habeck khẳng định Trung Quốc là “đối tác không thể thiếu trong việc giải quyết các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu”. Ông Habeck nhấn mạnh tầm quan trọng to lớn của Trung Quốc “với tư cách là cơ sở sản xuất và trung tâm đổi mới, cũng như thị trường mua sắm và bán hàng”. Vì lý do này, điều quan trọng là duy trì đối thoại và thảo luận về các điều kiện cạnh tranh công bằng và bình đẳng.

Theo kế hoạch, trong chặng công du thứ hai này, ông Habeck sẽ gặp các nhân vật như Chủ tịch Ủy ban Cải cách và phát triển quốc gia (NDRC), Zheng Shanjie, Bộ trưởng Bộ Thương mại Wang Wentao và Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Jin Zhuanglong. Các chuyến thăm doanh nghiệp cũng đã được lên kế hoạch và một buổi đối thoại với sinh viên tại Đại học Chiết Giang.





Nguồn: https://baoquocte.vn/giam-rui-ro-khi-lam-doi-tac-kinh-te-voi-trung-quoc-duc-tim-them-dong-minh-o-chau-a-275770.html

Cùng chủ đề

Kinh tế Đức “vén mây mù”, bước qua suy thoái, khó khăn đang “càn quét” ngành chiếm tới 20% GDP

Mới đây, Cơ quan Thống kê Liên bang (Destatis) cho biết, kinh tế Đức đã tăng trưởng nhẹ 0,2% trong quý III/2024. Thông tin trên khiến các chuyên gia ngạc nhiên do kết quả đảo chiều so với dự báo nền kinh tế có thể rơi vào suy thoái kỹ thuật.

Lãi suất ở Nga cao kỷ lục, Trung Quốc phản ứng mạnh với EU, Đức thoát suy thoái trong ‘gang tấc’

Châu Á là động lực tăng trưởng toàn cầu, Nga chống lạm phát tăng cao, Mỹ sẽ tiếp tục giảm lãi suất, Trung Quốc phản ứng mạnh với EU về quyết định tăng thuế nhập khẩu xe điện, Đức gây bất ngờ… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

140.000 việc làm trong ngành công nghiệp ô tô Đức có thể bị “thổi bay”, nguyên nhân là gì?

Dựa trên kết quả nghiên cứu của Prognos, Hiệp hội ngành ô tô Đức (VDA) cho biết, nhiều ngành nghề sẽ bị ảnh hưởng bởi xu thế chuyển sang xe điện, chẳng hạn như gia công kim loại hoặc cơ khí.

Hàn Quốc lần đầu tiên vượt Nhật Bản trong lĩnh vực này

Tờ The Korea Times số ra mới đây đăng bài viết “Tăng trưởng xuất khẩu tăng vọt làm dấy lên hy vọng Hàn Quốc vượt qua Nhật Bản” trích dẫn ý kiến các chuyên gia nhận định rằng, xuất khẩu của Hàn Quốc đang tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn khi chỉ còn chưa đầy 3 tháng nữa là hết năm 2024.

Một cuộc chiến thương mại là “không thể tránh khỏi”

Theo ông Jens Eskelund, Chủ tịch Phòng Thương mại châu Âu (EuroCham tại Trung Quốc, với tình hình căng thẳng hiện tại, một cuộc chiến thương mại giữa Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc sẽ là điều "không thể tránh khỏi"

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kinh tế Việt Nam tăng trưởng ấn tượng kéo dài nhiều thập kỷ, GDP sẽ đạt 7% trong năm 2024

Mớ đây, Ngân hàng HSBC tại Việt Nam khẳng định, Việt Nam có tiềm năng vượt trội, đặc biệt khi đẩy mạnh chuyển đổi số và phát triển năng lượng tái tạo, hướng đến tăng trưởng bền vững.

Một AI của Trung Quốc tăng cường sức tấn công của drone, ra lệnh tấn công radar đối phương

Đo là một mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) do các nhà khoa học Trung Quốc phát triển có thể ra lệnh cho máy bay không người lái quân sự tấn công hệ thống radar của đối phương.

Dạy trẻ tự tin bước vào thời đại số…

Thời đại công nghệ 4.0 đang thay đổi nhanh chóng, đòi hỏi chúng ta phải trang bị cho trẻ em những kiến thức và kỹ năng phù hợp để có thể thích nghi và phát triển.

Bầu cử Tổng thống Mỹ có đảo ngược “thế trận” cuộc đua trong ngành năng lượng Mặt trời?

Hai nền kinh tế hàng đầu thế giới đang nỗ lực trong cuộc chiến bảo đảm tương lai của ngành năng lượng Mặt trời. Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ tới đây liệu có thể đảo ngược "thế trận"?

Rộn ràng khai mạc Liên hoan Ban nhạc toàn quốc 2024

Ngày 31/10, tại Sơn Tây, Hà Nội, UBND thị xã Sơn Tây chủ trì, phối hợp với Hội nhạc sĩ Việt Nam, Hội Âm nhạc Hà Nội tổ chức khai mạc Liên hoan Ban nhạc toàn quốc 2024.

Bài đọc nhiều

Thúc đẩy tiềm năng hợp tác giữa Hà Nội với các địa phương của Nam Phi

Tham gia đoàn có các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy: Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hoàng Trọng Quyết, Phó Chủ tịch UBND TP Dương Đức Tuấn cùng lãnh đạo các sở, ngành TP Hà Nội. Mong muốn đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực giàu tiềm năng Trong chương trình làm việc, Đoàn đại biểu cấp cao TP Hà Nội đã có các cuộc gặp, làm việc với lãnh đạo các địa phương của...

Giá cà phê tăng mạnh, khó dự báo về vụ 2025/26, thị trường sẽ lên hay xuống?

Đối với thị trường cà phê robusta, hoạt động thu hoạch tại Việt Nam đang là tâm điểm chú ý. Mặc dù tổng sản lượng vụ 2024/25 dự kiến giảm so với vụ trước, nguồn cung mới vẫn được kỳ vọng sẽ góp phần cân bằng thị trường trong thời gian tới.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của BRICS Pay, quốc gia này sẽ thay thế SWIFT

Ngày 30/9, Chủ tịch Quốc hội Iran Bagher Ghalibaf cho biết, sau khi gia nhập Nhóm BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi), nước này có thể thay thế hệ thống thanh toán SWIFT bằng hệ thống thanh toán điện tử BRICS Pay.

Giá vàng được “đẩy thuyền” bởi bầu cử Mỹ, nhắm đích 2.800 USD, nhà đầu tư có nên “lên tàu”?

Giá vàng hôm nay 30/10/2024 giữ mức cao kỷ lục trên thị trường thế giới, trong nước "bất động". Chuyên gia nhận thấy, các cuộc bầu cử đang cản trở nhu cầu bán ra, do đó bất kỳ chất xúc tác nào để tăng cường mua vào xuất hiện sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến giá.

Giá vàng đón cơn “cuồng phong”; SJC, vàng nhẫn “phấp phơi”; có tiền cũng khó mua

Giá vàng hôm nay 31/10/2024 trên thị trường thế giới và trong nước đón cơn "cuồng phong", liên tục phá đỉnh lịch sử. Trong thời gian tới, giá vàng giao ngay sẽ đứng trước ngưỡng kháng cự 2.800 USD/ounce, sau đó là 2.826 USD/ounce.

Cùng chuyên mục

Kinh tế Việt Nam tăng trưởng ấn tượng kéo dài nhiều thập kỷ, GDP sẽ đạt 7% trong năm 2024

Mớ đây, Ngân hàng HSBC tại Việt Nam khẳng định, Việt Nam có tiềm năng vượt trội, đặc biệt khi đẩy mạnh chuyển đổi số và phát triển năng lượng tái tạo, hướng đến tăng trưởng bền vững.

Bầu cử Tổng thống Mỹ có đảo ngược “thế trận” cuộc đua trong ngành năng lượng Mặt trời?

Hai nền kinh tế hàng đầu thế giới đang nỗ lực trong cuộc chiến bảo đảm tương lai của ngành năng lượng Mặt trời. Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ tới đây liệu có thể đảo ngược "thế trận"?

Thế giới leo dốc nhẹ; trong nước tăng giảm trái chiều

Giá xăng dầu hôm nay 1/11, giá dầu WTI tăng xấp xỉ 2%, lên mức 70,52 USD/thùng; giá dầu Brent duy trì mức 73,61 USD/thùng. Chiều qua (31/10), giá xăng dầu trong nước được điều chỉnh tăng - giảm trái chiều, với giá xăng giảm, giá dầu tăng.

Giá cà phê lại “quay xe”, Brazil tung ra lượng hàng khủng, nguồn cung đang dần hồi phục giá sẽ thế nào?

Nguồn cung cà phê đang dần phục hồi sau 2 năm liên tiếp thiếu hụt kỷ lục. Thị trường thế giới niên vụ 2023 - 2024 dự kiến sẽ dư thừa khoảng 100.000 tấn, tuy nhiên, trước đó trong niên vụ 2022 - 2023, nguồn cung toàn cầu thiếu hụt khoảng 300.000 tấn, còn niên vụ trước thiếu hụt kỷ lục 516.000 tấn, theo ICO.

Hai năm “ngủ yên” dưới đáy biển sâu, nhiều tình tiết đáng ngờ đã được “nhắm mắt làm ngơ”?

Những gì còn lại của siêu dự án Dòng chảy phương Bắc (Nord Stream) vẫn nằm sâu dưới biển Baltic. Hơn hai năm sau vụ tấn công phá hoại lớn nhất trong lịch sử châu Âu, vẫn nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời, nhiều tình tiết đáng ngờ có phải đã được "nhắm mắt làm ngơ'?

Mới nhất

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm làm tổng giám đốc VTV

Ông Nguyễn Thanh Lâm, thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm giữ chức tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam (VTV).   Ông Nguyễn Thanh Lâm - Ảnh: G.H. Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định điều động, bổ nhiệm ông Nguyễn Thanh Lâm, thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, giữ...

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam nhộn nhịp du khách từ sáng sớm

VOV.VN - Hôm nay (1/11), Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mở cửa rộng rãi cho công chúng tại địa điểm mới ở quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Ngay buổi sáng, rất đông du khách, học sinh, sinh viên đã có mặt từ sớm để được là những người đầu tiên vào thăm bảo tàng.   VOV.vn Nguồn: https://vov.vn/du-lich/anh-cua-ban/bao-tang-lich-su-quan-su-viet-nam-nhon-nhip-du-khach-tu-sang-som-post1132514.vov

Tổng thống Putin chờ đợi ông Trump hay bà Harris?

(Dân trí) - Nhiều đồn đoán đã được đưa ra về việc Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ ủng hộ ứng cử viên nào giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Mỹ năm nay. Tổng thống Nga Vladimir Putin (giữa) và hai ứng viên tổng thống Mỹ Donald Trump và Kamala Harris (Ảnh: Getty). Tại một diễn đàn kinh tế ở...

Kết quả thăm dò dư luận trước bầu cử Mỹ chính xác tới mức nào?

(Dân trí) - Các đơn vị thăm dò dư luận trước thềm bầu cử Mỹ phải đối mặt với nhiều thách thức, nhưng cũng đã có sự điều chỉnh trước cuộc bầu cử năm nay. Các kết quả thăm dò thường không thể hiện hoàn chỉnh quan điểm của người Mỹ trước thềm bầu cử (Ảnh: Reuters). Khi nhắc đến thăm...

Nhiều cựu chiến binh xúc động khi tham quan Bảo tàng LSQS Việt Nam

(Dân trí) - Sáng nay (1/11), Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chính thức mở cửa đón khách. Đông đảo người dân, đặc biệt là các cựu chiến binh đã có những trải nghiệm đầy ý nghĩa. Sáng nay, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tại Hà Nội chính thức mở cửa đón, phục vụ khách...

Mới nhất

Novaland đổi “tướng”