Trang chủNewsThời sự"1 luật sửa 4 luật" khơi thông điểm nghẽn sẽ tác động...

“1 luật sửa 4 luật” khơi thông điểm nghẽn sẽ tác động tốt nền kinh tế


Để các luật sớm đi vào cuộc sống

Chiều 21/6, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 7, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Các tổ chức tín dụng.

Thảo luận về dự thảo Luật, đa số ý kiến đại biểu Quốc hội bày tỏ tán thành cao với việc đưa hiệu lực các dự án Luật vào thi hành sớm.

Phát biểu tại hội trường, đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) ủng hộ chủ trương để các luật nêu trên sớm đi vào cuộc sống. Đại biểu cho rằng một số quy định tại các luật có thể thực hiện được ngay, tuy nhiên còn nhiều nội dung cần văn bản hướng dẫn chi tiết.

Do đó, đại biểu đề nghị Chính phủ chuẩn bị kỹ lưỡng, bảo đảm tiến độ, chất lượng các văn bản hướng dẫn chi tiết, nhất là các văn bản do địa phương xây dựng; tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật rộng rãi, tạo sự thống nhất trong nhận thức thực thi các luật, bảo đảm hiệu quả triển khai các luật này khi các luật có hiệu lực thi hành.

Dưới góc độ địa phương, ĐBQH Nguyễn Trúc Anh (đoàn Hà Nội) cho rằng đẩy nhanh hiệu lực thi hành Luật sớm 5 tháng giải quyết loạt vấn đề đang tồn tại hạn chế trong thực hiện các vấn đề liên quan đến đất đai. “Chính phủ đã có nhiều đổi mới trong xây dựng, thi hành pháp luật. Các dự án Luật được thi hành sớm hơn ngày nào sẽ có tác động tích cực đến kinh tế – xã hội sớm ngày đó”, đại biểu Nguyễn Trúc Anh nói.

Đối thoại - '1 luật sửa 4 luật' khơi thông điểm nghẽn sẽ tác động tốt nền kinh tế

ĐBQH Nguyễn Quang Huân.

ĐBQH Nguyễn Quang Huân (đoàn Bình Dương) cho rằng hiện các doanh nghiệp bất động sản đang rất khó khăn, nếu có thể khơi thông sẽ tác động tốt tới nền kinh tế, tăng trưởng GDP 6 tháng cuối năm 2024.

Ông Huân cho biết, có những doanh nghiệp FDI muốn mở rộng sản xuất nhưng hiện phải dừng lại vì vướng luật. Các doanh nghiệp FDI có kế hoạch bố trí vốn nếu chậm trễ có thể dẫn tới tái cơ cấu, hoặc chuyển đổi khu vực đầu tư.

“Bởi vậy, việc ban hành luật càng sớm càng tốt”, ông Huân nêu ý kiến.

Tuy nhiên, ông Huân cũng dẫn báo cáo thẩm tra đã nêu chi tiết, trong đó có vấn đề ban hành các Nghị định, Thông tư, văn bản hướng dẫn luật. “Trong thảo luận tổ, nhiều địa phương cũng nêu khó khăn là nếu Trung ương chưa hướng dẫn thì địa phương lấy đâu căn cứ để thực hiện?”, ông Huân cho rằng đây là vấn đề cần lưu ý.

Từ đó, ông đề nghị Chính phủ khẩn trương ban hành các Nghị định để các địa phương yên tâm, tổ chức tập huấn đồng loạt để hoàn thành hướng dẫn ở địa phương. Chính phủ cũng nên dự trù các rủi ro nảy sinh và cách ứng phó.

Ông Huân cho rằng, không thể nói một cách chung chung là Chính phủ sẽ chịu trách nhiệm. Khi thực hiện có thể có những vướng mắc, vì vậy phải có ứng phó với rủi ro. Cả Quốc hội, Chính phủ, địa phương cần chung tay tháo gỡ để đưa 4 luật này vào thực hiện sớm.

Khơi thông, thu hút nguồn lực

Nêu ý kiến, ĐBQH Hà Sỹ Đồng (đoàn Quảng Trị) chia sẻ từ thực tiễn điều hành ở địa phương ông mong muốn các luật này sớm đi vào cuộc sống.

Theo đại biểu, các luật hiện hành có sự chồng chéo, mâu thuẫn, cách hiểu, cách thực hiện còn quá nhiều bất cập. Nhiều cán bộ vi phạm pháp luật, vướng vào vòng lao lý cũng có một phần của sự bất cập từ đó. Nhiều cán bộ “né tránh”, “đùn đẩy” sợ trách nhiệm cũng có lý do từ bất cập đó.

Ông lưu ý vấn đề được chỉ ra trong báo cáo thẩm tra về dự luật của Ủy ban Kinh tế cũng cần được quan tâm đầy đủ, nhất là phải nhận diện, đánh giá sự ảnh hưởng, tác động đến môi trường đầu tư kinh doanh, quyền và lợi ích chính đáng của người dân và doanh nghiệp, đặc biệt là phản ứng, tâm lý của xã hội.

Đối thoại - '1 luật sửa 4 luật' khơi thông điểm nghẽn sẽ tác động tốt nền kinh tế

ĐBQH Hà Sỹ Đồng nêu ý kiến.

Ông cho biết, Chính phủ khẳng định có đầy đủ cơ sở để các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật được ban hành đảm bảo tiến độ, chất lượng để triển khai thi hành khi có hiệu lực từ ngày 1/8.

Đây được coi là điểm tựa để các đại biểu bấm nút thông qua việc có hiệu lực sớm. “Điều tôi băn khoăn là tiến độ ban hành các văn bản đó phụ thuộc rất nhiều vào sự chuẩn bị của các bộ, ngành”, ông chia sẻ.

Ông Đồng cho rằng, việc Chính phủ đề xuất và phải chịu trách nhiệm là đúng nhưng mỗi ĐBQH khi đã “bấm nút” cũng phải có trách nhiệm với quyết định của mình. Đại biểu đề nghị trước khi thông qua Luật, cơ quan soạn thảo nên gửi tới QH những vấn đề có thể phát sinh khi các luật trên có hiệu lực sớm, nếu có thì giải quyết thế nào, cơ quan nào chịu trách nhiệm giải quyết.

Giải trình làm rõ vấn đề ĐBQH nêu, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh ghi nhận những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của các ĐBQH. Đa số ĐBQH đều đồng tình cao với hồ sơ của Chính phủ, rất mong muốn cùng với tiếng nói của cử tri là Luật có hiệu lực sớm.

Đối thoại - '1 luật sửa 4 luật' khơi thông điểm nghẽn sẽ tác động tốt nền kinh tế (Hình 3).

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh.

Ông Khánh cho biết để thực hiện tốt Luật Đất đai, Luật Kinh doanh Bất động sản, các quy định, văn bản hướng dẫn, nghị định, quyết định, thông tư và văn bản hướng dẫn của địa phương đã được chuẩn bị rất kỹ.

Bộ trưởng cho hay, từ lúc Quốc hội đồng ý sửa Luật đất đai, cơ quan soạn thảo cùng các cơ quan liên quan đã làm thực hiện các nghị định và các cái thông tư theo quy định.

Chính vì thế, ông Khánh cho rằng, các quy trình thủ tục được thực hiện đầy đủ, không có rút gọn quy trình, không có kiểu làm luật gấp gáp.

“Cái gọi là rút gọn ở đây là rút gọn về thời hạn hiệu lực, thời gian thực thi”, ông Khánh cho hay.

Ông Khánh khẳng định, Chính phủ và Quốc hội đồng ý sớm triển khai 3 luật này đều làm đầy đủ quy trình, sớm nhưng mà đầy đủ, đảm bảo cái chất lượng của luật.

Về tác dụng của các Luật đi vào cuộc sống, ông Khánh cho rằng, nhiều chính sách của ba luật sẽ khơi thông nguồn lực của đất nước, thu hút nguồn lực và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, đất đai. Trong đó, giải quyết được nhiều tồn đọng và mong mỏi của người dân, doanh nghiệp.

Ví dụ như Luật Đất đai 2024 đã có quy định rằng hộ gia đình ở đất đai sản xuất kinh doanh ổn định, không tranh chấp, không vi phạm pháp luật từ mùng 1/7/2014 trở về trước mà chưa có giấy chứng nhận quyền sở hữu đất đai thì tới đây sẽ được giải quyết cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất đai…

Theo ông Khánh, việc triển khai thực hiện Luật Đất đai sớm tạo điều kiện cho đồng bào Việt Nam ở nước ngoài tham gia vào thị trường đất đai như người Việt ở trong nước, giúp họ có cơ hội tham gia vào thị trường, khơi thông nguồn lực.





Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/1-luat-sua-4-luat-khoi-thong-diem-nghen-se-tac-dong-tot-nen-kinh-te-a669412.html

Cùng chủ đề

Nhận diện thực trạng kinh tế – xã hội theo điều tra phiếu xã: Tạo xung lực phát triển vùng khó khăn (Bài 8)

Cuộc điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS lần thứ IV tiếp tục thu thập thông tin về thực trạng tiếp cận điện lưới quốc gia ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, tính đến ngày 01/7/2024. Thông tin từ cuộc điều tra, sau khi được phân tích sẽ giúp nhận diện được “vùng trũng” trong công cuộc điện khí hóa nông thôn, miền núi; từ đó có những quyết sách mạnh hơn...

“Ở kỷ nguyên tới, chúng ta không thể chỉ mỗi xuất khẩu lao động mà phải xuất khẩu các chuyên gia”

Ngày 27/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi). Theo ĐB Trương Thị Ngọc Ánh (Đoàn Cần Thơ), Việt Nam đang là một quốc gia có xu hướng già hóa dân số...

Tinh gọn bộ máy để rõ việc, rõ trách nhiệm

Việc tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng thời điểm hiện nay. ...

ĐBQH nhắc lại vụ án cựu Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, kỳ án gỗ trắc

(Dân trí) - Đại biểu Quốc hội cho rằng nhiều vật chứng tài sản lớn nhưng để lâu không xử lý được dẫn đến mất giá trị, thiệt hại cho cả cá nhân tổ chức và Nhà nước. Sáng 30/10, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự thảo Nghị quyết thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự. Nên mở rộng hay bó...

ĐBQH Loại hình nhà ở xã hội cho thuê sẽ giúp người dân tiếp cận dễ dàng hơn

Ngày 28/10, Quốc hội thảo luận về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023. Người sở hữu nhà ở xã hội không phải trong diện được thụ hưởng ưu đãi Theo đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, đoàn Hải Dương, một trong những vấn đề gây bức xúc trong vấn đề phát triển nhà ở xã hội là...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khám phá phiên chợ nông sản OCOP của Tp.Bảo Lộc

Tp.Bảo Lộc tổ chức Phiên chợ nông sản và sản phẩm OCOP để chào mừng Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024, đồng thời giới thiệu và quảng bá các sản phẩm đặc trưng của Thành phố đến du khách. Ngày 13/12, tại đường 28 tháng 3, UBND Tp.Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) đã tổ chức khai mạc Phố đêm - Phiên chợ nông sản và sản phẩm OCOP của địa phương. Dự lễ khai mạc có đại...

Hà Nội dẫn đầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP

Tính đến hết tháng 4/2024, Hà Nội tiếp tục duy trì vị thế lá cờ đầu với số lượng sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên lớn nhất. Theo Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, thông qua Chương trình mỗi xã 1 sản phẩm (OCOP), ngày càng có nhiều sản phẩm, đặc sản, nông sản, ngành nghề nông thôn được khơi dậy tiềm năng, thế mạnh của các địa phương. Thông tin trên báo Sài Gòn Giải Phóng,...

Quảng Ninh: Phát triển 393 sản phẩm OCOP đạt từ 3 – 5 sao

393 sản phẩm OCOP 100% được ngành chức năng tỉnh Quảng Ninh cấp mã vạch và QR code cũng như đưa lên sàn thương mại điện tử. Qua đó, góp phần đẩy mạnh tiêu thụ cho các chủ thể OCOP. Ngày 6/8, UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức họp trực tuyến sơ kết đánh giá tình hình thực hiện "Chương trình OCOP tỉnh Quảng Ninh" 7 tháng và triển khai nhiệm vụ những tháng cuối năm 2024. Quang cảnh cuộc họp...

Hải Phòng: Đưa loài cá “bình dân” thành sản phẩm OCOP nổi tiếng

Qua hơn 10 công đoạn với thời gian kho kéo dài hơn 10 tiếng, sản phẩm cá mòi kho của huyện Kiến Thụy, Tp.Hải Phòng, trở thành đặc sản được biết đến gần xa và là quà biếu quý mỗi dịp Tết đến, Xuân về. Một sớm giữa tháng 11/2024, tại cơ sở cá mòi kho Thái Tín ở thôn 4, xã Kiến Quốc, huyện Kiến Thụy, Tp.Hải Phòng, quang cảnh bận rộn, tấp nập. Gần 10 lao động luôn...

Truyền thông điệp về một Việt Nam hạnh phúc, văn minh, hùng cường

Các tác phẩm tham dự cuộc thi góp phần quảng bá hình ảnh đất nước con người, truyền thống văn hóa cao đẹp của dân tộc Việt Nam đến với cộng đồng quốc tế. Hơn 10.300 tác phẩm tham dự Tối 11/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Lễ khai mạc triển lãm và công bố giải thưởng Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam năm 2024". Đây là năm...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

HLV Kim Sang-sik làm điều giống ông Troussier, đội hình Việt Nam gặp Philippines dần bật mí?

Trước trận gặp đội tuyển Philippines ở lượt đấu thứ 4 AFF Cup 2024, HLV Kim Sang-sik đang tỏ ra rất tự tin. Bằng chứng là những buổi tập gần nhất, nhà cầm quân người Hàn Quốc sẵn sàng dùng áo bib để chia nhóm cho đội tuyển Việt nam. Dưới thời HLV Park Hang-seo, bóng đá Việt Nam đạt được nhiều thành công ở cấp đội tuyển quốc lẫn đội U.23, Olympic. Tuy nhiên, trong các buổi tập, ông Park Hang-seo chỉ chia áo bib cho đội...

Lịch thi đấu Việt Nam – Myanmar hôm nay: Thầy trò HLV Kim Sang-sik không được phép thua

Đội tuyển VN dưới sự dẫn dắt của HLV Kim Sang-sik không được phép thua Myanmar ở trận đấu cuối bảng B giải AFF Cup 2024 diễn ra lúc 20 giờ tối nay (21.12) trên sân Việt Trì (Phú Thọ; trực tiếp trên VTV5, FPT Play) Trận ra mắt của Xuân Son trong màu áo đội tuyển Trận hòa 1-1 hú vía tại Philippines khiến kế hoạch sớm đoạt ngôi đầu bảng B của đội tuyển VN (7 điểm) bị ảnh hưởng...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Cùng chuyên mục

Công nghiệp quốc phòng vươn ra thế giới

(NLĐO) - Công nghiệp quốc phòng vươn ra thế giới; Metro số 1 chính thức vận hành thương mại là 2 thông tin đáng chú ý trên Báo Người Lao Động số ra ngày 22-12. ...

Đà Nẵng ‘đi trước mở đường’, phát triển bứt phá, tăng trưởng 2 con số

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, trong định hướng xây dựng quốc gia thương mại tự do, Đà Nẵng có vai trò quan trọng, "đi trước mở đường", cần tiến hành thí điểm với tinh thần mạnh dạn làm, miễn là bảo vệ được độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. ...

“Con đường lịch sử” thể hiện hình ảnh đầy tự hào về Bộ đội Cụ Hồ

(ĐCSVN) - Chương trình chính luận nghệ thuật mang tên "Con đường lịch sử" diễn ra tối 21/12 tại Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam, được phát sóng trực tiếp trên kênh VTV1 - Đài Truyền hình Việt Nam. Sự kiện do Bộ Quốc phòng phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024); 35 năm Ngày hội Quốc phòng...

Tái hiện “Con đường lịch sử” hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam

Kinhtedothi - Tối 21/12, Bộ Quốc phòng phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật mang tên "Con đường lịch sử" nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024); 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú; Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc; Phó Thủ tướng...

Chủ tịch UBND TP Hà Nội gặp mặt các chức sắc Công giáo, Tin lành

Kinhtedothi - Tối 21/12, nhân dịp Lễ Giáng sinh năm 2024 và đón chào năm mới 2025, Thành ủy - HĐND - UBND TP Hà Nội tổ chức gặp mặt, chúc mừng các chức sắc Công giáo và Tin lành trên địa bàn thành phố. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì buổi gặp mặt. Tham dự buổi gặp mặt có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó...

Mới nhất

Hỗ trợ sinh viên phát triển dự án khởi nghiệp tạo tác động xã hội

Dự án tăng tốc khởi nghiệp tạo tác động xã hội diễn ra vào ngày 21 và 22/12...

Loại thức uống dù tốt nhưng người đang trị tiểu đường cần tránh

Trà thảo mộc là loại thức uống mang lại nhiều lợi ích sức khỏe nhờ hàm lượng cao chất chống ô xy hóa...

4 nguyên nhân bất ổn khiến nhịp tim đập dồn dập

Tim đập nhanh là tình trạng mà tim đột ngột đập mạnh hơn, nhanh hơn hay nhịp tim không đều. Người mắc có...

Miss Charm 2024: Quỳnh Nga đoạt á hậu 2, đại diện Malaysia đăng quang

Chung kết Miss Charm 2024 (Hoa hậu Sắc đẹp quốc tế) diễn ra tại Nhà thi đấu Nguyễn Du, TPHCM với màn tranh tài của 37 thí sinh đến từ khắp nơi trên thế giới. Đại diện Việt Nam Quỳnh Nga đoạt á hậu 2. Ngôi vị hoa hậu chính thức gọi tên Rashmita Rasindran - đại diện đến từ...

Công nghiệp quốc phòng vươn ra thế giới

(NLĐO) - Công nghiệp quốc phòng vươn ra thế giới; Metro số 1 chính thức vận hành thương mại là 2 thông tin đáng chú ý trên Báo Người Lao Động số ra ngày 22-12....

Mới nhất