Trang chủKinh tếNông nghiệpHai mươi năm làm tín dụng chính sách xã hội bằng cả...

Hai mươi năm làm tín dụng chính sách xã hội bằng cả trái tim


Hai mươi năm làm tín dụng chính sách xã hội bằng cả trái tim ảnh 1Trong suốt hành trình 20 năm qua, đã có hơn 42 triệu lượt hộ được vay vốn chính sách để vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng. (Ảnh: Vietnam+)

Chính thức ra đời và đi vào hoạt động ngày 4/10/2002, hành trình 20 năm làm “cánh tay nối dài” của Chính phủ mang nguồn vốn ưu đãi đến với người nghèo và các đối tượng chính sách khác của Ngân hàng Chính sách xã hội đầy gian khó, thấm đẫm những giọt mồ hôi và đôi khi có cả nước mắt của hàng nghìn lượt cán bộ, nhân viên, người lao động trong hệ thống.

Song, nhiều hơn cả là những nụ cười, những niềm vui đong đầy khi nhìn đồng vốn mỗi ngày đơm hoa kết trái ngọt cho đời, mang cuộc sống ấm no, hạnh phúc đến với muôn nhà.

Ăn, ngủ cùng làng bản

Đầu năm 2002, tỷ lệ hộ nghèo chiếm tới gần 30% tổng hộ dân trên toàn quốc. Địa bàn phục vụ phần lớn tập trung ở những nơi đặc biệt khó khăn, cơ sở hạ tầng chưa phát triển. Không chỉ ở những xã miền núi chưa có đường ôtô đến được trụ sở ủy ban nhân dân xã, tỷ lệ từ 30%-80%, mà văn hóa còn khác biệt của 54 dân tộc cùng những tập quán sản xuất tự cung, tự cấp, ăn sâu bám rễ nhiều đời ở các địa phương, khiến nhiệm vụ “đem tiền Chính phủ cho bản làng vay đủ” không dễ dàng.

Bởi vậy, Ngân hàng Chính sách xã hội đã phối hợp chặt chẽ với 4 tổ chức chính trị-xã hội: Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cự chiến binh và Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh vận hành phương thức quản lý vốn tín dụng chính sách xã hội đặc thù với sự ủy thác một số nội dung công việc.

[Gần 8.900 tỷ đồng vốn ưu đãi phục hồi kinh tế đã đến tay người dân]

Ngân hàng Chính sách xã hội đã nhiều lần cùng với các tổ chức chính trị-xã hội nhận ủy thác củng cố hoạt động, đặc biệt là nâng cao chất lượng Tổ tiết kiệm vay vốn, để làm tốt nhất công tác tuyên truyền, khuyến khích, vận động người dân mạnh dạn vay vốn, thay đổi tư duy phát triển kinh tế, lồng ghép nguồn vốn chính sách cùng các chương trình phát triển kinh tế của địa phương. Quan trọng hơn là giám sát đồng vốn, sử dụng vốn hiệu quả, đúng mục đích và thu hồi vốn để kịp thời chuyển dòng vốn ngày càng sâu rộng đến các đối tượng khác được thụ hưởng bình đẳng.

Tại nhiều địa phương, cán bộ tín dụng Ngân hàng Chính sách xã hội đã trở thành một trong những lực lượng chủ chốt tiên phong, đặt chân đến những vùng đất khó khăn nhất, cùng với các chiến sĩ bộ đội biên phòng và chính quyền địa phương hỗ trợ bà con làm kinh tế giảm nghèo. Câu chuyện “cõng” vốn lên bản, hay miệt mài theo những chiếc ghe mang vốn cho bà con vùng nước ngập mặc dù bây giờ đã không còn, song đó là một phần dấu ấn lịch sử gắn với dặm dài hành trình khai mở tín dụng chính sách.

Điểm giao dịch xã với ngày giao dịch cố định hằng tháng là một sáng kiến mang tính đột phá riêng có của Ngân hàng Chính sách xã hội, một bước tiến trong cải cách thủ tục hành chính, để đưa tín dụng chính sách đến người dân kịp thời theo phương châm “giao dịch tại nhà, giải ngân, thu nợ tại xã.”

Nhưng để có những phiên giao dịch “đến hẹn lại lên” cũng ẩn chứa không ít hy sinh lớn lao của đội ngũ cán bộ, nhân viên trong hệ thống. Khi nhiều cán bộ dù ở huyện cách nhà vài chục cây số nhưng cả tháng không có thứ Bẩy, Chủ Nhật về với gia đình vì trùng vào phiên giao dịch tại xã. Những cán bộ tăng cường, luân chuyển công tác, câu chuyện vài tháng về nhà cũng không hiếm gặp! Chưa kể, công tác kiểm tra giám sát hộ vay hàng ngày đơn phương cùng chiếc xe máy băng qua khắp làng quê đồi núi cho dù thời tiết bất lợi, mưa hay nắng…

Thế nhưng, chưa cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội nào từ chối khi được phân công hay rời công tác vì khó khăn. Thậm chí năm 2021, khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát trên diện rộng trong cả nước, nhiều cán bộ tăng cường tại các tỉnh phía Nam gần như cả năm không về nhà.

Đặt biệt, trong bối cảnh phát triển nhanh và mạnh của kinh tế đất nước, sau khi Việt Nam chính thức mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế năm 2007, để không ai bị bỏ lại phía sau và rút ngắn khoảng cách thu nhập và phát triển của người nghèo so với các đối tượng khác, Chính phủ đã 5 lần nâng chuẩn hộ nghèo, cũng như mở rộng các đối tượng đối tượng thụ hưởng chính sách để đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, thúc đẩy nhanh tiến trình phát triển kinh tế đất nước và hội nhập.

“Cánh tay nối dài” của người yếu thế

Trong bối cảnh gánh vác trách nhiệm ngày càng lớn ấy, Ngân hàng Chính sách xã hội không chỉ phát huy vai trò là “cánh tay nối dài” của Chính phủ, thực thi các chính sách tín dụng xã hội mà còn dần phát huy vai trò “cầu nối” giữa những người nghèo, đối tượng yếu thế với các cơ quan Nhà nước và Chính phủ, đề xuất và tham mưu ban hành nhiều chương trình tín dụng mới, nâng mức vay đáp ứng yêu cầu bức thiết của người dân.

Hai mươi năm làm tín dụng chính sách xã hội bằng cả trái tim ảnh 2Nhiều gia đình thoát nghèo nhờ nguồn vốn chính sách. (Ảnh: Vietnam+)

Đến nay, từ 2 chương trình tín dụng ban đầu, Ngân hàng Chính sách xã hội đã và đang triển khai 22 chương trình tín dụng rộng khắp trên 100% xã, phường, thị trấn trên toàn quốc để giúp người nghèo và các đối tượng chính sách khác vững bước phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Đơn cử như ở xã Trà Tân, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam – nơi có căn cứ địa Cách mạng Nước Oa của cơ quan Khu ủy khu V, Bộ Tư lệnh Quân khu V và các cơ quan ban ngành khu V trong kháng chiến chống Mỹ (giai đoạn 1960-1973). Dãy Trường Sơn hùng vĩ là nơi an toàn bao bọc cho Cách mạng ngày ấy, song lại là thách thức đối với người dân trong phát triển kinh tế thời bình khi giao thông khó khăn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây vẫn có thói quen tự cung, tự cấp, neo bám lâu đời.

Ông Đinh Văn Hoàng – Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn thôn 1, xã Trà Tân cho biết, vào những năm đầu của thế kỷ XXI, thôn 1 có 100% là hộ nghèo, trong đó 85% gia đình thiếu đói giáp hạt. Bản thân ông Hoàng cũng từng là hộ nghèo trước năm 2008, cho đến khi anh được chính quyền và Ngân hàng Chính sách xã hội tuyên truyền vận động, sau đó anh nhận thức rõ muốn thoát nghèo và làm giàu chính đáng là phải mạnh dạn vay vốn Nhà nước chí thú làm ăn, trồng keo, nuôi bò.

Tuy nhiên, con đường thoát nghèo của anh cũng như người dân trong thôn không dễ dàng khi phải trải qua cả chục năm chăn nuôi với nhiều vòng quay từ vốn vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, rồi đến hộ mới thoát nghèo.

Đến nay, Tổ tiết kiệm và vay vốn thôn 1 đã có 75% hộ thoát nghèo và không phát sinh hộ tài nghèo. Nhiều hộ vay khấm khá trở thành tấm gương sáng cho người khác noi theo.

Theo báo cáo của Ngân hàng Chính sách xã hội, trong 20 năm qua, hơn 42 triệu lượt hộ đã được vay vốn với trên 814.000 tỷ đồng; góp phần chung tay cùng cả nước giảm tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2011-2015 từ 14,2% xuống 4,25% (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015); tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm từ 9,88% (năm 2016) xuống còn 2,75% (năm 2020). Tất cả những nỗ lực ấy đã cộng dồn theo thời gian, góp phần đưa Việt Nam trở thành điểm sáng trong thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ về giảm nghèo mà thế giới ghi nhận.

Tuy nhiên, thách thức chặng đường giảm nghèo còn không ít khó khăn bởi phần lớn nghèo thuộc lõi nghèo, đặc biệt vùng Trung du, miền núi phía Bắc là nơi có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất nước (13,4%). Mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập ở khu vực nông thôn cao hơn khu vực thành thị. Hai vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao là Trung du miền núi phía Bắc và Tây Nguyên cũng là hai vùng có hệ số GINI cao nhất (hệ số để biểu thị độ bất bình đẳng trong thu nhập trên nhiều vùng miền, tầng lớp của một đất nước) (tương ứng 0,428 và 0,418), Đông Nam bộ là vùng có hệ số GINI thấp nhất (0,322).

Để đẩy nhanh hành trình giảm nghèo bền vững, bên cạnh trọng tâm giảm nghèo, Ngân hàng Chính sách xã hội tập trung vốn cho công tác giải quyết việc làm và sinh kế, cho vay học sinh sinh viên, cùng các chương tín dụng nâng cáo chất lượng sống. Đây sẽ là những động lực góp phần thực hiện 2 chương trình mục tiêu quốc gia, mà hơn cả là góp phần thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển nhanh và bền vững, hướng tới nước có thu nhập cao vào năm 2045./.

(Vietnam+)



Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/hai-muoi-nam-lam-tin-dung-chinh-sach-xa-hoi-bang-ca-trai-tim-post821838.vnp

Cùng chủ đề

Nội các trẻ hóa của Tổng thống đắc cử Donald Trump

(Dân trí) - Bộ máy chính quyền tương lai của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đang dần hình thành với những gương mặt trẻ từ vị trí ngoại trưởng đến bộ trưởng quốc phòng. Hơn một tuần sau khi tái đắc cử, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đang hoàn thiện dần nhân sự cho bộ máy chính quyền tương lai sẽ đi vào hoạt động từ ngày 20/1/2025. Một điểm chung cho hầu hết các ứng...

Phát hiện cấu trúc san hô đơn lẻ khổng lồ ở Thái Bình Dương

Cấu trúc san hô đơn lẻ lớn đến mức các nhà nghiên cứu đi thuyền ban đầu nghĩ rằng họ tình cờ bắt gặp một xác tàu đắm khổng lồ. ...

Cầu hơn 500 tỷ sắp thông xe ở khu Nam Sài Gòn

(Dân trí) - Sau hơn 1 năm thi công, cầu Rạch Đỉa nối huyện Nhà Bè - quận 7 dự kiến thông xe vào tháng 12 tới, giúp giảm áp lực ùn tắc giao thông cho khu Nam Sài Gòn. Cầu Rạch Đỉa, nối huyện Nhà Bè và quận 7 (TPHCM), được khởi công từ tháng 7/2023 nhằm thay thế cầu sắt cũ trên đường Lê Văn Lương. Cây cầu này, khi hoàn thành, sẽ trở thành tuyến giao thông...

Ngắm cao tốc Bến Lức – Long Thành nhánh Đông dài 7km sắp thông xe

(Dân trí) - Đoạn cao tốc Bến Lức - Long Thành từ nút giao quốc lộ 51 đến đường dẫn vào cảng lớn nhất tỉnh Đồng Nai dần thành hình, dự kiến thông xe vào tháng 12 tới. Đoạn cao tốc Bến Lức - Long Thành nhánh Đông dài 7km qua tỉnh Đồng Nai sẽ được đưa vào khai thác cuối năm nay. Đây là một trong hai đoạn tuyến của dự án sẽ được khai thác tạm thời trong...

Công an TPHCM thông tin vụ khởi tố, bắt giữ ca sĩ Chi Dân và người mẫu An Tây

Công an TPHCM xác nhận khởi tố, bắt ca sĩ Chi Dân và người mẫu An Tây, đồng thời truy xét và xử lý triệt để các đối tượng mua ma túy để tổ chức sử dụng trái phép. XEM VIDEO: Hôm nay (14/11), Công an TPHCM xác nhận thông tin về một số trường hợp người nổi tiếng mua, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.  Cụ thể, cơ quan CSĐT thuộc Công an TPHCM đã khởi tố, bắt...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Sẽ xin ý kiến đại biểu Quốc hội về mức thuế suất đối với phân bón

Nhiều ý kiến trong Thường vụ Quốc hội thống nhất với việc lấy ý kiến đại biểu Quốc hội về chuyển phân bón từ diện không chịu thuế sang diện chịu thuế 5%. Cơ quan soạn thảo đã thống nhất với mức ngưỡng 200 triệu đồng/năm và bỏ quy định điều chỉnh theo CPI. Đa số ý kiến Thường trực Ủy ban Tài chính-Ngân sách cũng thống nhất với phương án xử lý...

Quan hệ hữu Việt Nam-Peru thời gian qua đã có những bước phát triển ấn tượng

Peru hiện là đối tác đầu tư số 1 và đối tác thương mại đứng thứ 6 của Việt Nam ở khu vực Mỹ Latinh, trong khi Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Peru tại ASEAN. Tuy nhiên, Chủ tịch nước khẳng định quan hệ Việt Nam-Peru còn nhiều dư địa để mở rộng hơn nữa hợp tác, theo đó trên cơ sở quan hệ chính trị tốt...

Trung ương phải gương mẫu đi đầu trong tinh giản bộ máy

Tại Phiên họp thứ 39, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 của 12 tỉnh, thành phố. Phát huy tinh thần, trách nhiệm cao, hiệu quả từ công tác chỉ đạo, điều hành, tham mưu, phục vụ đợt 1 Kỳ họp vừa qua, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan của Quốc hội chủ...

Tuyên bố chung về việc tăng cường quan hệ song phương Việt Nam-Peru

Nhân dịp Chủ tịch nước Lương Cường thăm chính thức Peru theo lời mời của Tổng thống Dina Ercilia Boluarte Zegarra, ngày 13/11 theo giờ địa phương, hai bên đã ra tuyên bố chung. Theo đặc phái viên TTXVN, nhân dịp Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Peru theo lời mời của Tổng thống Dina Ercilia Boluarte Zegarra, ngày 13/11 theo giờ địa phương, hai bên đã ra tuyên bố...

Đợt 1, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Những điểm nhấn nổi bật

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đánh giá các nội dung chất vấn đã đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, “đúng” và “trúng” những vấn đề cử tri, nhân dân cả nước và các đại biểu Quốc hội quan tâm. Trong phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ 8, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh đến việc đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp. Các quy định của pháp...

Bài đọc nhiều

Đã chi hàng tỷ đô mua của Việt Nam, thương nhân Trung Quốc còn tìm cơ hội trồng loại trái cây “vua” ở Lào

Báo cáo tuần về ngành hàng rau quả của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho thấy, các nhà nhập khẩu sầu riêng Trung Quốc đang tìm kiếm cơ hội đầu tư trồng sầu riêng ở Lào, trong khi đang chi hàng tỷ USD mua...

Con động vật hoang dã tình cờ phát hiện ở Khánh Hòa là loài thú móng guốc nhỏ nhất thế giới

Nếu thế giới ghi nhận loài chuột chù Etruscan là loài động vật có vú có hình thể nhỏ nhất thế giới thì thế giới cũng ghi nhận con hươu chuột (cheo cheo lưng bạc) là loài thú móng guốc nhỏ nhất thế giới. Và ở Việt Nam, con động vật...

Một đêm ở chợ “âm phủ” Tha La

Chợ cá Tha La (ấp Cây Châm, xã Vĩnh Tế, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang) còn được gọi là chợ "âm phủ" vì hoạt động về đêm, người mua kẻ bán tập nập nhưng chẳng nhìn rõ mặt nhau. Chúng tôi tình cờ được biết đến phiên chợ đặc biệt này trên hành trình khám phá sông nước miền Tây.Đồng Cây Dâu là một xóm nhỏ thuộc thôn Nước Giáp, xã Ba Khâm, huyện Ba Tơ (Quảng...

Trồng chanh bông tím ở Bình Phước kiểu gì mà trái quanh năm, hái liên tục, hễ bán là hết veo?

Tuy không phải là mô hình mới nhưng nắm bắt được thị trường và lợi thế địa phương, cùng với quyết tâm cao, mô hình trồng chanh bông tím đang mang lại nguồn thu khá cho gia đình anh Võ Huy Dũng ở ấp Tân Bình, xã Tân Tiến, huyện Bù...

Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam đề xuất 4 giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực phòng chống thiên tai

Tại phiên thảo luận tại hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, GS.TS Nguyễn Thị Lan, Giám...

Cùng chuyên mục

Dòng sông Máspero chảy qua lòng một thành phố ở Sóc Trăng bất ngờ sáng rực vì đèn nước

Đêm 12/11, dòng sông Máspero giữa lòng thành phố Sóc Trăng (tỉnh Sóc Trăng) được thắp sáng bởi những chiếc Đèn nước và ghe Cà hâu từ các ngôi chùa Khmer, các địa phương trong tỉnh tụ hội về - hình ảnh mà chỉ vào những dịp lễ hội Oóc Om...

Đi vớt rác, dân Quảng Ngãi vô tình vớt được con động vật có tên trong sách Đỏ, nộp ngành chức năng

Con động vật có tên trong sách Đỏ mà anh Phan Tồn, ở huyện Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) vô tình vớt được là một con đồi mồi (một loài rùa biển, động vật biển quý hiếm) chưa trưởng thành, nặng khoảng 5 kg, chiều rộng mai 27 cm, dài 31...

Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan gửi thư chúc mừng 79 năm Ngày truyền thống ngành nông nghiệp

Nhân kỷ niệm 79 năm Ngày truyền thống ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (14/11/1945 - 14/11/2024), Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan đã gửi thư chúc mừng tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong ngành...

Nước tràn đồng, dân Sóc Trăng nuôi cá đồng trong ruộng lúa kiểu gì mà hễ bắt lên là bán hết veo?

Một số vùng trũng tại tỉnh Sóc Trăng thời gian này nước dâng lên tràn đồng (thường gọi mùa nước nổi), nhiều nông dân không trồng lúa mà bao lưới xung quanh ruộng để nuôi cá đồng theo hình thức tự nhiên. ...

phát triển sản phẩm OCOP từ đặc sản cá dầm xanh Vạn Mai

Cá dầm xanh Vạn Mai có nguồn gốc từ giống cá dầm xanh hoang dã, sinh sống trong các con suối mát lạnh của vùng núi cao Tây Bắc. Người dân Vạn Mai đã thuần hóa và nuôi loài cá này trong nhiều năm, tạo nên một giống cá có hương vị thơm ngon và chất lượng tuyệt hảo. Cá dầm xanh Vạn Mai có thân hình dài, thon, vảy nhỏ màu xanh lục. Chúng là loài cá nước...

Mới nhất

Giá vàng chiều nay 14/11/2024: Tiếp tục bốc hơi

Giá vàng chiều nay 14/11/2024: Theo đà đi xuống của giá vàng thế giới, giá vàng miếng SJC cũng đồng loạt giảm nửa triệu đồng/lượng, vàng nhẫn giảm gần 1 triệu. Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu - 15 - 29 Trần Nhân Tông,...

Tranh tài sôi nổi tại giải đua ghe ngo lớn nhất miền Tây

Giải có sự tham gia của 60 đội ghe ngo, trong đó Sóc Trăng có 48 đội gồm 45 đội nam và 3 đội nữ, còn Bạc Liêu, Cà Mau, Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang có 12 đội (8 đội nam và 4 đội nữ). ...

Nghệ An: Thực hiện chương trình MTQG 1719, tỷ lệ hộ nghèo ở huyện miền núi Quế Phong giảm nhanh

Những đầu tư, hỗ trợ đồng bộ từ chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn huyện Quế Phong (Nghệ An) đang phát huy hiệu quả tích cực; góp phần nâng cao đời sống vật chất, văn hoá tinh thần cho cho người dân. Nhiều chỉ tiêu, mục...

Gen Z ‘thiếu chuyên nghiệp’, chưa sẵn sàng cho công việc, nhà tuyển dụng ngại

Tại Mỹ, có thể nói sinh viên gen Z vừa tốt nghiệp đã tràn ngập thị trường lao động. Những bạn trẻ này đang phải đối mặt với cuộc cạnh tranh cam go, đồng thời còn bị các nhà tuyển dụng hoài nghi. ...

Từ vụ phó chủ tịch huyện cho con 600 công đất, đừng biến đám cưới thành dịp để khoe khoang

Việc cha mẹ tặng của hồi môn cho con gái dịp đám cưới được xem là nét văn hóa ý nghĩa. Tuy nhiên, tặng làm sao để mọi người đồng cảm, người cho và người nhận không bị phiền như vụ 600 công đất. ...

Mới nhất