Trang chủKinh tếCông nghiệp - Xây dựngQuản lý không gian xanh để thành phố Hà Nội xanh

Quản lý không gian xanh để thành phố Hà Nội xanh


Giai đoạn từ nay đến năm 2030, Hà Nội hướng tới 2 mục tiêu: xây dựng “đô thị xanh” và trở thành “thành phố xanh”. Điều này đặt ra yêu cầu, nhận thức đầy đủ về quản lý hệ thống không gian xanh (HTKGX) trong phạm vi địa giới hành chính toàn TP.

Chưa đạt mục tiêu quy hoạch

Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2020 – 2025) Đảng bộ TP Hà Nội xác định mục tiêu tổng quát: đến năm 2025, phát triển nhanh và bền vững Thủ đô theo hướng đô thị xanh, thành phố thông minh, hiện đại; đến năm 2030 trở thành thành phố xanh – thông minh – hiện đại; đến năm 2045 là TP phát triển toàn diện bền vững. Như vậy, Nghị quyết đã xác định: “đô thị xanh” mới là bước khởi đầu để Hà Nội hướng tới trở thành “thành phố xanh” và “thành phố phát triển toàn diện bền vững”.

Cần khai thác, quản lý tốt không gian xanh để Hà Nội là một thành phố xanh. Ảnh: Tuấn Anh
Cần khai thác, quản lý tốt không gian xanh để Hà Nội là một thành phố xanh. Ảnh: Tuấn Anh

Mới đây, tại Kết luận số 80-KL/TW ngày 24/5/2024 của Bộ Chính trị về hai quy hoạch lớn của Hà Nội là Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, đã nhấn mạnh nhiều đến yếu tố “xanh”, gồm: không gian xanh; giao thông xanh; công viên cây xanh; xây dựng mô hình quận xanh; hành lang xanh; nêm xanh; thảm xanh để tăng diện tích đất xanh; xanh hóa ở khu vực nội đô lịch sử; phát triển đô thị theo mô hình xanh, thông minh, hiện đại, bản sắc; tái thiết khu vực nội đô theo hướng xanh, văn minh, hiện đại.

Trên thực tế, xác định hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa và hồ theo quy hoạch là tiêu chí hợp phần quan trọng để TP đạt mục tiêu xây dựng “đô thị xanh” (cùng với công trình xanh, giao thông xanh, công nghiệp xanh và sạch, chất lượng môi trường xanh, bảo tồn giá trị văn hóa lịch sử, cảnh quan thiên nhiên và cộng đồng dân cư sống thân thiện với môi trường).

Từ năm 2014, Hà Nội đã có Quyết định số 1495/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa và hồ TP Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Song đến nay đã trải qua 2/3 chặng đường, việc triển khai quy hoạch chưa đạt yêu cầu, mới hoàn thành khoảng 1/3 khối lượng so với mục tiêu quy hoạch đề ra.

Cụ thể, tại khu vực đô thị, số lượng các công viên đã hoàn thành và đang thực hiện theo quy hoạch đến nay mới đạt 9/25 công viên (đạt khoảng 36%); tổng diện tích đất các công viên, vườn hoa đã hoàn thành đến nay mới được 400ha/947ha (đạt khoảng 42%).

Tại các khu vực đô thị vệ tinh, thị trấn sinh thái, thị trấn thuộc huyện xa trung tâm hầu như không được đầu tư và phát triển thêm diện tích đất công viên đạt quy mô cấp đô thị, chỉ một số ít có bố trí khu vườn hoa, khu vui chơi cho trẻ em với quy mô nhỏ.

Còn tại khu vực các huyện, diện tích đất xây dựng công viên vườn hoa còn rất khiêm tốn, nhất là các huyện phía Đông và phía Nam TP như Thanh Trì, Thanh Oai, Thường Tín… gần như không được đầu tư xây dựng hệ thống công viên tại các khu vực nằm trong khu vực phát triển đô thị của TP trung tâm và tính chất, chức năng sử dụng đất chủ yếu là đất nông nghiệp.

Bên cạnh đó, Hà Nội có số lượng ao hồ nhiều, diện tích ao hồ lớn so với các đô thị trong cả nước. Hiện nay trên địa bàn 12 quận có khoảng 111 hồ, ao với tổng diện tích khoảng 1.146ha (tỷ lệ diện tích hồ đạt khoảng 8,62% tổng diện tích đất đô thị).

Tại khu vực ngoại thành, địa hình trũng thấp nên rất nhiều hồ, ao. Mạng lưới sông chính bao gồm: sông Hồng, sông Đuống, sông Nhuệ, sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, sông Lừ, sông Sét,… Mặc dù có nhiều sông, nhưng tất cả những con sông đều chưa đóng vai trò là hành lang cảnh quan, không gian công cộng hay công viên ven sông phục vụ người dân Thủ đô.

Về công tác quản lý hệ HTKGX của TP Hà Nội, mới đề cập đến quản lý không gian xanh trong khu vực nội thành, nội thị. Còn đối với khu vực nông thôn, các không gian xanh như hành lang xanh, vành đai xanh, nêm xanh là khu vực đặc thù ở địa phương, đồng thời chiếm đến 70% diện tích tự nhiên toàn TP song quy hoạch còn mang tính trừu tượng, định tính và chưa xác định rõ về mục tiêu quản lý, về tính chất, chức năng và do nhiều cơ quan chuyên môn cùng tham mưu đề xuất quản lý, như: Sở Xây dựng; Sở NN&PTNT; UBND cấp huyện,…

Tiếp cận quản lý không gian xanh toàn thành phố

Giai đoạn từ nay đến năm 2030, Hà Nội hướng tới hai mục tiêu: xây dựng “đô thị xanh” và trở thành “thành phố xanh” (cùng với các xu hướng mới, như: tăng trưởng xanh, đô thị thông minh bền vững,…). Do đó rất cần đặt ra các yêu cầu, nhận thức đầy đủ về quản lý HTKGX trong phạm vi địa giới hành chính toàn TP.

Hà Nội là vùng đô thị lớn được cấu thành bởi 2 khu vực: nội thành và ngoại thành. Hiện không gian đô thị đang có xu hướng lan rộng nhanh, thu hẹp quy mô diện tích khu vực hành lang xanh nông thôn. HTKGX rời rạc, thiếu tính kết nối đồng bộ hạ tầng. Do vậy để hoàn thiện cấu trúc HTKGX đồng bộ, bảo đảm tính bền vững cần thay đổi tư duy tiếp cận đối với HTKGX toàn TP (thành phố xanh) nhằm bao quát và toàn diện hơn đối với tư duy tiếp cận HTKGX đô thị (đô thị xanh).

Trong đó, Bộ Xây dựng cần sớm xây dựng và ban hành tiêu chuẩn, tiêu chí đối với “thành phố xanh”, sớm bổ sung nội hàm về quy hoạch phát triển đối với khu vực nông thôn (ngoại thành, ngoại thị) trong phạm vi địa giới hành chính TP.

Đối với TP Hà Nội, cần xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù quản lý phát triển hành lang xanh, vành đai xanh, nêm xanh dựa trên các đặc trưng về hệ sinh thái và cảnh quan đô thị và nông thôn.

Trong đó, mục tiêu quản lý bảo đảm tính toàn diện và nhất quán, tái khẳng định giá trị của các không gian xanh: hành lang xanh, vành đai xanh, nêm xanh theo Quy hoạch chung 1259. Bảo đảm ổn định cấu trúc HTKGX, tránh suy giảm lớn quy mô diện tích không gian xanh chính là tiền đề cho Hà Nội phát triển đến năm 2065 trở thành TP “văn hiến – văn minh – hiện đại”.

Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, tiêu chí đối với “đô thị xanh” và “thành phố xanh” làm cơ sở để các địa phương triển khai thực hiện, trong đó cần sớm bổ sung quy định về quản lý hành lang xanh nông thôn trên địa bàn TP.

Xây dựng và ban hành các chương trình, kế hoạch và cơ chế, chính sách đặc thù quản lý phát triển hành lang xanh, vành đai xanh, nêm xanh dựa trên các đặc trưng về hệ sinh thái và cảnh quan ngay sau khi đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 được cấp thẩm quyền phê duyệt.

Đặc biệt, TP cần rà soát, chỉnh sửa, bổ sung ngay đối với Quy hoạch hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa và hồ TP Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 để bao quát toàn bộ phạm vi địa giới hành chính toàn TP.

 

Quản lý HTKGX là hoạt động quản lý liên ngành có sự phối hợp của nhiều chủ thể có quan hệ mật thiết với nhau, cùng tham gia vào phát triển, giữ gìn và bảo tồn các giá trị HTKGX. Trong đó, cộng đồng dân cư có vai trò quan trọng, họ vừa là chủ sở hữu (chủ đầu tư) vừa là người sử dụng, vừa là chủ thể, vừa là khách thể quản lý. Họ có vai trò quan trọng trong quá trình kiến tạo, bảo tồn và khai thác sử dụng HTKGX, do đó cần khai thác và phát huy vai trò của cộng đồng trong các chính sách, cơ chế và hoạt động quản lý và phát triển HTKGX tại khu vực đô thị và nông thôn.



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/quan-ly-khong-gian-xanh-de-thanh-pho-ha-noi-xanh.html

Cùng chủ đề

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2021

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050Phó thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 968/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Khu trung tâm thành phố Bạc Liêu. (Ảnh: Huỳnh Sử/TTXVN) Kế hoạch nhằm triển khai thực...

Nhìn từ trên cao trung tâm đổi mới sáng tạo của Bình Dương trong tương lai

TPO - Theo quy hoạch của tỉnh Bình Dương, huyện Bàu Bàng phát triển công nghiệp xanh, định hướng sẽ là trung tâm đổi mới sáng tạo. Ngày 12/9, đại diện UBND tỉnh Bình Dương cho biết, đã ban hành quyết định về việc phê duyệt điều chỉnh nhiệm vụ Quy hoạch xây dựng vùng huyện Bàu Bàng đến năm 2040. Quyết định mới này thay thế...

Bảo đảm quyền lợi cho người có đất bị thu hồi

Trên cơ sở Luật Đất đai năm 2024 chính thức có hiệu lực, TP cũng nhanh chóng ban hành quyết định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất, nhằm bảo đảm và hài hòa quyền, lợi ích của các bên liên quan. Nhiều vướng mắc phát sinh Bồi thường, GPMB là nhiệm vụ quan trọng để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tại mỗi địa phương và cả nước nói chung. Trong...

Đề xuất quy hoạch sân bay Phú Quốc có công suất lên tới 18 triệu hành khách/năm

Đề xuất quy hoạch sân bay Phú Quốc có công suất lên tới 18 triệu hành khách/nămTrong giai đoạn 2021-2030, Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc được quy hoạch mới nhà ga hành khách T2 về phía Đông nhà ga hành khách T1 hiện hữu, công suất đạt khoảng 6 triệu hành khách/năm. Một góc Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc hiện hữu. Cục...

Xây dựng nhà ga hành khách mới công suất 4 triệu khách/năm tại Cảng hàng không Pleiku

Xây dựng nhà ga hành khách mới công suất 4 triệu khách/năm tại Cảng hàng không PleikuCảng hàng không Pleiku - Gia Lai được quy hoạch nhà ga hành khách mới tại khu vực phía Bắc đầu 27 đường cất hạ cánh kéo dài, công suất khoảng 4 triệu hành khách/năm trong thời kỳ 2021 - 2030. Cảng hàng không Pleiku - Gia Lai. Bộ trưởng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

cần đẩy nhanh tiến độ dự án chống sạt lở khẩn cấp

Những năm qua, tình trạng sạt lở núi Van Cà Vãi (tổ dân phố Làng Dầu, thị trấn Di Lăng, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi) diễn ra phức tạp, làm hư hỏng một số công trình nhà ở của người dân nơi đây. Do thiếu kinh phí và không có đất bố trí tái định cư nên nhiều năm qua, người dân luôn phải sống bất an dưới chân núi lở. Trước tình trạng trên, Dự án Khắc...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự lễ kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Học viện Chính trị quốc gia Hồ...

Cùng dự, có nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; các đồng chí nguyên Chủ tịch Quốc hội: Nguyễn Văn An, Nguyễn Sinh Hùng; đồng chí Phạm Thế Duyệt, nguyên Ủy viên Thường vụ Thường trực Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đồng chí Phan Diễn, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư. Các đồng chí Ủy...

Hà Nội phấn đấu hoàn thành 24 chỉ tiêu chủ yếu phát triển KT-XH năm 2024

Kế hoạch nhằm khắc phục hạn chế, bất cập trong thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 6 tháng đầu năm 2024; phát huy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, trọng tâm là tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, kiểm soát lạm phát và phát triển kinh tế xã hội. Từ đó, phấn đấu hoàn thành 24 chỉ tiêu chủ yếu phát...

Vượt nắng thắng mưa để hoàn thành các dự án hạ tầng giao thông chiến lược

Chiều 17/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT chủ trì họp phiên thứ 14 của Ban Chỉ đạo. Phiên họp được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến giữa đầu cầu Trụ sở Chính phủ với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang có các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trên...

Sửa đổi, bổ sung một số quy định mới quản lý, sử dụng tài sản công

Trong đó, Nghị định số 114/2024/NĐ-CP sửa đổi Điều 3 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP về mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước. Theo quy định mới, thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định mua sắm tài sản công trong trường hợp phải lập thành dự án được thực hiện theo quy định của pháp luật khác có liên quan. Thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công trong trường hợp không...

Bài đọc nhiều

Vốn ngoại ‘đổ’ mạnh vào bất động sản

TPO - Trong 8 tháng đầu năm, vốn ngoại giải ngân vào hoạt động kinh doanh bất động sản Việt Nam đạt 1,27 tỷ USD, gấp 2 lần cùng kỳ năm ngoái. 4 phân khúc được đánh giá hưởng lợi nhiều nhất từ dòng vốn ngoại là bất động sản công nghiệp, bán lẻ, văn phòng và nhà ở. Hút 1,27 tỷ vốn FDI Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tính đến 31/8, tổng...

Giao đất cho huyện Thường Tín để xây hạ tầng khu đấu giá xã Vạn Điểm

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Trọng Đông đã ký ban hành Quyết định số 4731/QĐ-UBND về việc giao 65.795 m2 đất tại xã Vạn Điểm, huyện Thường Tín cho UBND huyện Thường Tín để thực hiện dự án Xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đấu giá xã Vạn Điểm, huyện Thường Tín. Theo đó, giao 65.795 m2 đất tại xã Vạn Điểm, huyện Thường Tín (đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân và...

Triển lãm máy móc, nguyên phụ liệu dệt may, in thêu sẽ diễn ra vào tháng 11/2024

Chuỗi triển lãm quốc tế về máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu dệt may - VTG 2018 SaigonTex & SaigonFabric 2022 thu hút hàng ngàn lượt khách tham quan trong ngày khai mạc Triển lãm quốc tế thiết bị, công nghệ in thêu, sản phẩm và nguyên phụ liệu dệt may (ITCPE - Vietnam Texprint 2024), sẽ diễn ra từ 27- 29/11/2024...

100 triệu đồng/m2 đất đấu giá Thanh Oai: 55 lô bỏ cọc có lô giá cao nhất

Trao đổi với phóng viên Dân trí chiều ngày 16/9, đại diện Trung tâm phát triển Quỹ đất huyện Thanh Oai (Hà Nội)  - cho biết hiện tại đã hết thời gian nộp tiền phiên đấu giá 68 thửa đất tại khu Ngõ Ba, thôn Thanh Thần, xã Thanh Cao. Tính tới nay, chỉ có 13 lô nộp đủ tiền. Trong những lô đã nộp đủ tiền thì lô cao nhất có giá hơn 55 triệu đồng/m2.Còn lại...

Cùng chuyên mục

cần đẩy nhanh tiến độ dự án chống sạt lở khẩn cấp

Những năm qua, tình trạng sạt lở núi Van Cà Vãi (tổ dân phố Làng Dầu, thị trấn Di Lăng, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi) diễn ra phức tạp, làm hư hỏng một số công trình nhà ở của người dân nơi đây. Do thiếu kinh phí và không có đất bố trí tái định cư nên nhiều năm qua, người dân luôn phải sống bất an dưới chân núi lở. Trước tình trạng trên, Dự án Khắc...

Đầu tư hơn 1.256 tỷ đồng xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Châu Minh – Bắc Lý

Đầu tư hơn 1.256 tỷ đồng xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Châu Minh - Bắc Lý - Hương LâmPhó thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 972/QĐ-TTg ngày 13/9/2024 về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Châu Minh - Bắc Lý - Hương Lâm giai đoạn 1, tỉnh Bắc Giang. ...

Loạt công trình của các bộ, ngành bị “bêu tên” do chưa nghiệm thu PCCC

Phó Chủ tịch Thường trực UBND Tp.Hà Nội Lê Hồng Sơn vừa ký ban hành văn bản gửi một số bộ, ngành, đơn vị về việc khắc phục một số công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy (PCCC) đã đưa vào hoạt...

Cận cảnh dự án điện mặt trời được cựu Thứ trưởng Bộ Công thương tạo ‘cơ chế’ ưu đãi

TPO - Ông Hoàng Quốc Vượng (cựu Thứ trưởng Bộ Công thương) bị kết luận vì động cơ vụ lợi, tạo cơ chế cho dự án điện mặt trời được hưởng giá điện ưu đãi, sau đó được 'biếu' 1,5 tỷ đồng. Cơ quan ANĐT Bộ Công an vừa ra kết luận điều tra vụ án xảy ra tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Bộ Công thương, cùng một số tỉnh, thành liên quan,...

Dồi dào đơn hàng, doanh nghiệp dệt may lại lo thiếu lao động

Phát triển thị trường ngách cho ngành dệt may: Cuộc chơi của các “ông lớn” Doanh nghiệp dệt may tìm cơ hội tại thị trường Mỹ Ông Phạm Xuân Hồng- Chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TP. Hồ Chí Minh cho hay, hiện đơn hàng của doanh nghiệp dệt may hồi phục tương đối tốt. Nửa cuối năm 2024, tăng trưởng của...

Mới nhất

Hơn 30 doanh nghiệp được kết nối cung cầu với nhà phân phối

Chiều ngày 17/9, trong chuỗi sự kiện tại Hội chợ thương mại Festival Huế năm 2024, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức hội nghị kết nối cung cầu giữa tỉnh Thừa Thiên Huế với các tỉnh, thành phố năm 2024....

Các Bộ trưởng ASEAN thông qua Tuyên bố về tăng cường kết nối chuỗi cung ứng

Sáng ngày 16/9/2024, các Hội nghị trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 56 (AEM 56) đã khai mạc tại Viêng Chăn, Lào, dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Công Thương Lào Malaithong Kommasith cùng sự tham dự của Bộ trưởng Kinh tế các nước thành viên...

Giá cà phê tăng cao trước vụ thu hoạch do thiếu hàng?

Dự báo giá cà phê ngày 18/9/2024, tại thị trường trong nước tiếp đà giảm. Theo Tổng cục Hải quan, trong tháng 8/2024 Việt Nam xuất đi 76.214 tấn cà phê, giảm 5,5% so với cùng kỳ năm 2023. Lũy kế 8 tháng đầu năm xuất khẩu chưa tới 1,1 triệu tấn, giảm hơn...

Phát huy vai trò của hệ thống báo Đảng trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Các đồng chí chủ trì hội thảo: Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam; Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện...

Mới nhất