Trang chủKinh tếNông nghiệpQuảng Nam: Không để ai bị bỏ lại phía sau vì thiếu...

Quảng Nam: Không để ai bị bỏ lại phía sau vì thiếu vốn


Quảng Nam: Không để ai bị bỏ lại phía sau vì thiếu vốn ảnh 1Các chương trình tín dụng chính sách kịp thời giải ngân đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. (Ảnh: Vietnam+)

Quảng Nam hiện nay đang là tỉnh có quy mô và mức tăng trưởng kinh tế cao nhất trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Nhưng hơn 20 năm về trước, Quảng Nam là một tỉnh thuần nông, chịu thiệt hại nặng nề sau chiến tranh, nằm trong nhóm những tỉnh nghèo nhất của cả nước, tỷ lệ hộ nghèo lên tới 27,35% (78.948 hộ nghèo).

Nhiều huyện miền núi khi bão lụt ập đến, trở thành ốc đảo “nội bất xuất, ngoại bất nhập”, tỷ lệ hộ đói nghèo gần 90%. Thế nên, câu chuyện chuyển dịch cơ cấu kinh tế giảm nghèo bền vững là cả một hành trình gian nan và tâm huyết của các cấp ủy chính quyền địa phương cùng sự chung tay, đồng lòng của hệ thống chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Nam trong chặng đường phát triển 20 năm qua.

Tạo động lực giúp người dân thoát nghèo bền vững

Về xã Trà Tân, huyện Bắc Trà My, vẫn còn đó dư âm hào hùng của căn cứ địa Cách mạng Nước Oa của cơ quan Khu ủy khu V, Bộ Tư lệnh Quân khu V và các cơ quan ban ngành khu V trong kháng chiến chống Mỹ (giai đoạn 1960-1973). Dãy Trường Sơn hùng vĩ là nơi an toàn bao bọc cho Cách mạng ngày ấy, song lại là thách thức đối với người dân trong phát triển kinh tế thời bình khi giao thông khó khăn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây vẫn duy trì tập quán “tự cung, tự cấp”, tập trung sản xuất nhỏ.

Công việc hỗ trợ người dân giảm nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội vì thế chỉ có thể thực hiện hiệu quả với việc phát huy tốt phương thức quản lý vốn riêng có, với sự vào cuộc của 4 tổ chức chính trị-xã hội cùng các Tổ tiết kiệm và vay vốn và hệ thống Điểm giao dịch xã. Đặc biệt từ sau khi Chỉ thị số 40-CT/TW đi vào đời sống đã tạo sinh khí mới cho hoạt động tín dụng chính sách xã hội với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.

[Vốn tín dụng chính sách: Củng cố “hậu phương” thêm vững chắc]

Tổ trưởng Tổ tiết tiết kiệm thôn 1, xã Trà Tân Đinh Văn Hoàng cho biết: Thôn 1 những năm đầu 2000 có 100 % là hộ nghèo, trong đó 85% gia đình thiếu đói giáp hạt. Bản thân anh cũng từng là hộ nghèo trước năm 2008, cho đến khi anh được chính quyền và Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Bắc Trà My cho vay vốn chính sách để trồng keo, chăn nuôi bò.

Tuy nhiên, con đường giảm nghèo không dễ dàng, trải qua cả chục năm với nhiều vòng quay từ vốn vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, rồi đến hộ mới thoát nghèo. Chính từ sự trải nghiệm và thấu hiểu ấy nên khi nhận bàn giao vị trí Tổ trưởng Tổ tiết kiệm vay vốn, công tác tuyên truyền và vận động người nghèo và đối tượng chính sách khác tham gia vay vốn làm kinh tế luôn được anh đặt lên hàng đầu. Đến nay, Tổ tiết kiệm và vay vốn thôn 1 đã có 75% hộ thoát nghèo và không phát sinh hộ tài nghèo. Nhiều hộ nghèo đã ổn định kinh tế, là tấm gương vượt khó điển hình của xã.

Như anh Hồ Thanh Tùng – Trưởng thôn 1, xã Trà Tân trải qua hai vòng vốn vay hộ nghèo 20 triệu đồng rồi 50 triệu đồng để đầu tư trồng 5ha keo, chăn nuôi trâu, đến năm 2019, anh đã thoát nghèo. Năm 2020, anh Tùng tiếp tục được Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Bắc Trà My hỗ trợ vay vốn 80 triệu đồng để đầu tư mở rộng đàn trâu lên 7 con. Thêm 3 lần thu hoạch keo trong những năm qua đã cho anh năng lực tài chính đủ để nuôi 3 con ăn học và trở thành điển hình hướng bà con phát triển kinh tế theo mô hình của gia đình.

Từng nỗ lực của các Tổ tiết kiệm và vay vốn, Trưởng thôn cùng sự chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền xã, tổ chức chính trị-xã hội cấp xã trong việc tập trung nguồn vốn tín dụng chính sách cho hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách khác đã từng bước giúp người dân phát huy lợi thế kinh tế vườn rừng của địa phương, đưa Trà Tân bước qua đói nghèo, trở thành xã nông thôn mới vào năm 2018.

Tập trung nguồn lực thực hiện hiệu quả tín dụng chính sách

Trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19 vừa qua, chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Nam đã nhanh chóng giải ngân các nguồn vốn hỗ trợ khôi phục sản xuất đã góp phần tạo việc làm, phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội tại địa phương.

Cơ sở chế biến trà nhài Best One của chị Bùi Thị Tuyết Nhung ở phố Phú Trung, phường An Phú, thành phố Tam Kỳ ra đời tháng 9/2019 trước thời gian dịch COVID-19 bùng phát không lâu. Được Ngân hàng Chính sách xã hội Tam Kỳ xem xét cho vay 100 triệu đồng theo Nghị quyết số 68/NQ-CP, đã giúp cho cơ sở chị có nguồn lực tài chính, không bị gián đoạn sản xuất trong giai đoạn dịch, tạo việc làm cho 8 lao động thường xuyên với thu nhập ổn định 5,5 triệu đồng/người/tháng, chưa kể việc tạo thu nhập cho nông dân ở vùng nguyên liệu.

Tỷ lệ hộ nghèo tại Quảng Nam đã giảm mạnh, góp phần quan trọng vào việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững của tỉnh, góp phần giảm số xã thuộc vùng khó khăn từ 116 xã vào cuối năm 2007 xuống còn 59 xã; giảm tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2001-2005 từ 23,27% xuống 10,94%, giai đoạn 2005-2010 từ 30,29% xuống 12,21%, giai đoạn 2011-2015 từ 24,18% xuống 10,03%; giai đoạn 2016-2021 giảm từ 12,9% xuống còn 4,4% cuối năm 2021.

Quảng Nam: Không để ai bị bỏ lại phía sau vì thiếu vốn ảnh 2Ảnh minh họa. (Ảnh: Vietnam+)

Đến nay, tổng dư nợ của chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Nam đạt hơn 6.163 tỷ đồng, tăng hơn 5.900 tỷ đồng (tăng 30 lần) so với cuối năm 2002, tỷ lệ tăng trưởng bình quân hằng năm 19,46% với gần 164.000 hộ còn dư nợ. 100% người nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều kiện đều được tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ do Ngân hàng Chính sách xã hội cung cấp. Tuy nhiên, con đường giảm nghèo bền vững phía trước không ít chông gai. Mặc dù, tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2021 chỉ còn 4,4%, song thực tế cho thấy phần đông các hộ nghèo này thuộc lõi nghèo, tập trung phần lớn ở các huyện miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số.

Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Nam đặt mục tiêu cho giai đoạn tới đảm bảo 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều kiện đều được vay vốn các chương trình tín dụng chính sách và tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng Chính sách xã hội cung cấp. Phấn đấu tăng trưởng nguồn vốn và dư nợ bình quân từ 8%-10%/năm.

Tiếp tục tham mưu cấp ủy chính quyền địa phương chuyển vốn ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội tăng tối thiểu 20%. Chi nhánh cũng đề nghị Chính phủ quan tâm cân đối nguồn vốn phù hợp, đáp ứng đủ để thực hiện các chương trình tín dụng chính sách liên quan đến các chương trình mục tiêu quốc gia. Ngoài ra, xem xét ban hành cơ chế tín dụng đối với hộ có mức sống trung bình nhằm góp phần tạo điều kiện cho đối tượng tiếp cận nguồn vốn ưu đãi phát triển kinh tế, ổn định đời sống; quan tâm cân đối, bổ sung nguồn vốn cho vay các chương trình tín dụng cho Ngân hàng Chính sách xã hội theo kế hoạch xây dựng, nhất là chương trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm./.

(Vietnam+)



Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/quang-nam-khong-de-ai-bi-bo-lai-phia-sau-vi-thieu-von-post834090.vnp

Cùng chủ đề

Tác dụng, liều dùng tham khảo và lưu ý khi dùng

Thuốc Trimetazidine được sử dụng để điều trị bệnh lý liên quan đến tình trạng đau thắt ngực ổn định, thiếu máu cục bộ. Dạng bào chế cũng như hàm lượng của Trimetazidine tương đối đa dạng. Để thuốc phát huy tốt hiệu quả, bạn cần thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ...

Đại biểu hiến kế cơ chế đột phá phát triển đường sắt đô thị Hà Nội

Các đại biểu Quốc hội cho rằng để Hà Nội có thể sớm thực hiện các dự án đường sắt đô thị, cần có những cơ chế đột phá về thu hút nguồn lực, đơn giản hóa thủ tục. Cơ chế đặt hàng để...

Hơn 800 sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội giao lưu cùng Tổng Giám đốc Ajinomoto Việt Nam

“Hãy suy nghĩ về việc tạo ra giá trị trong công việc lẫn cuộc sống, và thực hiện điều đó bằng đam mê và sự cống hiến” ...

Nối thành công cánh tay đứt rời cho bệnh nhân bị ròng rọc cuốn

Ngày 11/11, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) TP Cần Thơ cho biết các bác sĩ (BS) nhiều chuyên khoa của BV vừa phẫu thuật cấp cứu khẩn cấp, nối thành công, bảo tồn cánh tay trái đứt rời cho bệnh nhân bị tai nạn lao động. Trước đó, nam bệnh nhân P.M.T (SN 1988, ngụ huyện Cờ Đỏ, TP...

Lộn xộn việc cấp giấy khám sức khỏe tại một số cơ sở y tế

Bộ Y tế có văn bản yêu cầu xác minh thông tin báo chí phản ánh về tình trạng bát nháo khám sức khỏe để đi nước ngoài tại Bệnh viện Đại học Quốc gia Hà Nội và Bệnh viện Giao thông vận tải. Lộn xộn việc cấp giấy khám sức khỏe tại một số cơ sở y tếBộ Y tế có văn bản yêu cầu xác minh thông tin báo chí phản ánh về tình trạng bát nháo khám...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Du lịch nông nghiệp, nông thôn – Xu hướng đang được ưa chuộng

Những mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn vẫn chưa được đầu tư bài bản để phát triển tương xứng tầm tiềm năng và vẫn đang chờ thời cơ, chính sách thích hợp để “cất cánh.” Ở miền Bắc, hiện có nhiều tour du lịch nông nghiệp khai thác các hoạt động trồng, cấy lúa nước truyền thống, các nghề thủ công, trang trại chăn nuôi... Đáng nói, quanh khu vực ngoại...

Taylor Swift đại thắng tại MTV Europe Music Awards 2024

Taylor Swift giành 4 giải, bao gồm “Nghệ sỹ xuất sắc nhất,” “Màn trình diễn xuất sắc nhất,” “Nghệ sỹ Mỹ xuất sắc nhất,” “Video xuất sắc nhất” cho ca khúc “Fortnight,” kết hợp với Post Malone. Rạng sáng 11/11 (theo giờ Việt Nam), lễ trao Giải thưởng Âm nhạc MTV châu Âu (MTV Europe Music Awards-EMA) lần thứ 30 đã diễn ra tưng bừng tại thành phố Manchester (Anh), khi các nữ...

Nâng cao hiểu biết về pháp luật sở tại cho người Việt tại Macau

Phó Chủ tịch Hiệp hội người Việt Nam ở nước ngoài tại Macau cho biết trở ngại lớn nhất của người Việt Nam khi lao động tại Macau là bất đồng ngôn ngữ... dẫn đến gặp trở ngại khó khăn trong công việc. Ông Âu Dương Quảng Cầu, Hội trưởng Hiệp hội Môi giới việc làm của Macau cho biết số người Việt Nam làm giúp việc gia đình chiếm phần đông trong...

Thêm 5 sản phẩm nhóm dược liệu và sản phẩm từ dược liệu đạt OCOP 5 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương đợt 2 năm 2024 đã công nhận thêm 5 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP cấp quốc gia thuộc nhóm dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu.   Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương cho biết sau khi họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp Trung ương đợt 2 năm 2024, Hội đồng...

Tiền Giang: Bảo tồn và phát huy giá trị Làng cổ Đông Hòa Hiệp ở Cái Bè

Cùng với Làng cổ Đường Lâm ở Hà Nội và Làng cổ Phước Tích ở Thừa Thiên-Huế, Làng cổ Đông Hòa Hiệp ở huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang được lựa chọn để đầu tư phát triển mô hình du lịch nông thôn.Các di tích lịch sử văn hóa tại Tiền Giang thu hút du kháchTiền Giang: Liên kết du lịch nông nghiệp để phát triển bền vữngTiền Giang: Du lịch nông nghiệp hấp dẫn du khách trong và ngoài...

Bài đọc nhiều

Dự báo cường độ của bão số 7 ở Biển Đông, khi nào suy yếu thành áp thấp nhiệt đới?

Tin bão mới nhất: Hồi 10 giờ (09/11), vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,9 độ Vĩ Bắc; 114,5 độ Kinh Đông, trên khu vực Bắc Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 415km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14...

Tiến độ các khu công nghiêp quy mô lớn ở tỉnh Bình Thuận giờ ra sao?

Nhiều khó khăn vướng mắc Sau hơn 2 năm khởi công, KCN Sơn Mỹ 1, thuộc địa bàn xã Sơn Mỹ, huyện Hàm Tân do Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng và Kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu Công nghiệp Sơn Mỹ (Công ty IPICO) làm chủ đầu tư vẫn là bãi đất trống, chung quanh được rào chắn bởi tường thép. KCN Sơn Mỹ 1 có tổng mức đầu tư 2.300 tỷ đồng, với diện tích 1.070 ha,...

Khi những nhà văn hoá tiền tỷ đua nhau mọc lên từ sự đồng thuận của ý đảng, lòng dân

Chỉ trong khoảng thời gian ngắn, gần chục nhà văn hoá xóm lần lượt được xây dựng với kinh phí hàng tỷ đồng đã và đang dần hiện hữu tại xã Dương Thành (huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên) nhờ sức mạnh của lòng dân, tạo nên một diện mạo làng...

Chàng trai, cô gái miền núi về TP.HCM tranh tài với các dự án khởi nghiệp

Nhiều chàng trai, cô gái miền núi các tỉnh đang có mặt tại TP.HCM để giới thiệu các dự án khởi nghiệp được phát triển các sản phẩm từ tài nguyên bản địa của quê hương. ...

một xã được đầu tư hơn 406 tỷ đồng, cán đích NTM nâng cao

Xã Hoàng Diệu nằm ở phía Đông Nam của huyện Chương Mỹ, có 7 thôn, 2.710 hộ với 11.263 người. Sau khi được công nhận xã NMT năm 2015, từ năm 2016 đến nay, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Hoàng Diệu luôn kiên trì con đường phát triển nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại. Năm 2023 tổng giá trị sản xuất của xã ước đạt 492 tỷ 220 triệu đồng, thu nhập bình...

Cùng chuyên mục

Gió đưa, gió đẩy thế nào, hướng nào, mùa nào thì xứ đồng bằng này có bao giờ thiếu vắng cá tôm?

Dù hệ sinh thái tự nhiên đang dần nghèo đi, không còn cái kiểu ầu ơ ví dầu mà hát “Bao phen quạ nói với diều. Cù lao Ông Chưởng có nhiều cá tôm”. ...

Dùng vốn Ngân hàng CSXH đầu tư chăn nuôi, trồng quế, nông dân Lào Cai vươn lên khá giả

Nhờ nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội, nhiều hội viên nông dân ở huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai có điều kiện phát triển kinh tế, tăng thu nhập và thoát khỏi hộ nghèo. ...

Đây là cây lim xanh gần 1.000 năm tuổi còn sót lại của rừng già Thanh Hóa, cây cổ thụ cao hơn 50m

Nằm sừng sững ở địa phận giáp ranh 2 xã Xuân Khang (huyện Như Thanh) và Tân Bình (huyện Như Xuân) của tỉnh Thanh Hóa, một cây cổ thụ-cây lim xanh gần nghìn năm tuổi được đồng bào người dân tộc Thái xem là “báu vật” còn sót lại của rừng...

5 tỉnh thành miền Trung đối diện nguy cơ mưa lũ, ngập lụt, sạt lở đất

Bản tin mới nhất của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia nhận định, từ ngày 12/11 đến ngày 13/11, khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định có khả năng xảy ra một đợt mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to. Lượng mưa phổ biến trong hai ngày tới phổ biến từ 70 - 150mm, cục bộ có nơi trên 250mm; nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất...

Một HTX ở Bà Rịa-Vũng Tàu có doanh thu 1,5 tỷ từ nước mắm cá cơm, lương 7-10 triệu/tháng

HTX nước mắm cá cơm nguyên chất Hải Đăng, phường 12, TP Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) đã đăng ký tham gia sản phẩm theo tiêu chuẩn OCOP 4 sao. Năm 2023, doanh thu của HTX đạt 1,5 tỷ đồng, thu nhập của thành viên từ 7-10 triệu đồng/người/tháng. ...

Mới nhất

Những trăn trở từ đồng ruộng

Phân bón chiếm từ 35 – 50% chi phí vật tư đầu vào của trồng trọt nên việc duy trì thuế VAT với mặt hàng phân bón đang là điều trăn trở của nông dân. Giá lúa tăng một, giá phân bón tăng hai Những ngày này, nông dân trong xã Khánh Bình...

Hình ảnh bất ngờ tại Công ty vàng SJC khi giá vàng miếng lao dốc

(NLĐO) – Lượng khách đến Công ty vàng SJC vắng vẻ, đặc biệt khách có thể mua từ vài lượng vàng miếng SJC, vàng nhẫn 99,99…...

Tiêm kích tàng hình mới của Trung Quốc gây sốt, hình dáng giống hệt F-35 Mỹ

Theo Reuters, máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 J-35A đang trở thành tâm điểm tại Triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải 2024. J-35A là mẫu tiêm kích tàng hình thứ 2 của Trung Quốc và sắp được biên chế cho không quân nước này.Dù J-35 và biến thể không quân J-35A đã được Trung...

Mới nhất