Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiCần cụ thể hóa hơn nữa vai trò của Liên hiệp các...

Cần cụ thể hóa hơn nữa vai trò của Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, các Hội VHNT trung ương và địa phương trong Chương trình Mục tiêu Quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025


(NADS) – Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, sáng 19/6, Quốc hội họp Thảo luận ở hội trường về chủ trương đầu tư Chương trình Mục tiêu Quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035 tại Nội dung thứ hai của buổi họp. Phiên thảo luận diễn ra sôi nổi, chất lượng, sát thực tiễn, đi thẳng vào vấn đề với tinh thần xây dựng và trách nhiệm cao.

Toàn cảnh Phiên thảo luận. Ảnh: Quốc hội Việt Nam

Tại buổi họp, các Đại biểu quốc hội bày tỏ sự thống nhất cao với Tờ trình của Chính phủ cũng như Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Văn hoá giáo dục về sự cần thiết, quan điểm, mục tiêu và các nhiệm vụ của chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035. Trên hết, các đại biểu đều tích cực khẳng định nếu như Chương trình được thông qua và triển khai thành công thì nó sẽ giúp chúng ta tăng cường nguồn lực đầu tư, đáp ứng yêu cầu bức thiết về phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Góp ý thêm về Chương trình để khi được thông qua sẽ khả thi trong thực hiện, các ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương), Nguyễn Anh Trí (Hà Nội), Trần Thị Thu Đông (Bạc Liêu) đã đóng góp thêm nhiều ý kiến thiết thực và có giá trị nhằm thúc đẩy, phát triển văn học, nghệ thuật. 

Cần có nội dung đầu tư để phát triển và cụ thể hóa hơn nữa vai trò của Liên hiệp hội/hội chuyên ngành văn học nghệ thuật trung ương và địa phương.

ĐBQH Nguyễn Anh Trí, Đoàn ĐBQH TP Hà Nội

Theo ĐBQH Nguyễn Anh Trí, từ năm 1957 đến nay Liên hiệp Hội Văn học nghệ thuật trung ương và địa phương đã có rất nhiều đóng góp vào sự phát triển văn hoá cho đất nước. Tuy nhiên, hiện nay Liên hiệp Hội, các Hội vẫn còn rất khó khăn về kinh phí, địa điểm, các điều kiện vật chất… để có thể hoạt động được thuận lợi, đều đặn và thăng hoa.

Trong bài tham luận của Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cũng nêu ra cụ thể vấn đề này: với việc hỗ trợ văn nghệ sĩ thì vai trò của các hội văn học nghệ thuật chuyên ngành trung ương và các hội văn học nghệ thuật địa phương không hề được đề cập đến trong dự thảo, dù các hội này là đầu mối quan trọng nhất để tập hợp đoàn kết đội ngũ văn nghệ sĩ, chỉ đạo, định hướng các hoạt động văn học nghệ thuật.

Tiếp đó, Đại biểu bày tỏ sự quan tâm của mình đến vấn đề tại phần 5.3 về hỗ trợ cơ sở vật chất hạ tầng thiết yếu phục vụ phát triển VHNT. Theo bà, sau nhiều năm hoạt động, các cơ sở vật chất dành cho các trại sáng tác đang xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng của các chuyến sáng tác VHNT của nghệ sĩ. Theo đó, trong Chương trình, cần bổ sung đầu tư cơ sở vật chất và nhân lực cho các nhà sáng tác để các văn nghệ sĩ tham gia các trại sáng tác VHNT. 

Đồng ý kiến, Đại biểu Trần Thị Thu Đông cho rằng việc triển khai thành phần số 5 trong Chương trình, quyền hạn và trách nhiệm của Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, các hội VHNT trung ương và địa phương không được nhắc tới trong Chương trình dù các hội này là những đầu mối quan trọng nhất để tập hợp đội ngũ văn nghệ sĩ trong cả nước. 

Đại biểu Anh Trí đã đề nghị Chính phủ cần có nội dung và nguồn lực để đầu tư cho Liên hiệp/hội lĩnh vực văn học nghệ thuật có ghi trong bản Chương trình Mục tiêu Quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035. Đồng thời, tạo điều kiện để Liên hiệp Hội, các Hội được tham gia mạnh mẽ, thực chất vào các hoạt động là thế mạnh của các hội chuyên ngành trong Liên hiệp Hội như tuyển chọn, giám khảo các kỳ thi (quốc gia, quốc tế…), tập huấn, huấn luyện và tổ chức các chương trình, dự án văn hoá hợp tác quốc tế.

Tạp chí/báo chuyên ngành VHNT đang “rơi vào tình trạng rất lay lắt”

ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga, TUV, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương.

ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga cho biết Tạp chí/ báo VHNT là diễn đàn về văn học nghệ thuật, đây là kênh giới thiệu công bố các tác phẩm văn học nghệ thuật của đội ngũ văn nghệ sĩ trên cả nước. Tuy nhiên những đơn vị này hiện đang “rơi vào tình trạng rất lay lắt”, đang rất thiếu kinh phí để hoạt động. Vì vậy, việc Chương trình xem xét bổ sung hỗ trợ các báo/ tạp chí/ website VHNT là rất quan trọng. Đây là hình thức hỗ trợ tốt nhất cho sự phát triển văn học nghệ thuật và quảng bá tác phẩm văn học nghệ thuật.

Cùng quan điểm với ý kiến này, trong góp ý gửi Ban Soạn thảo, Đại biểu Trần Thị Thu Đông đã đề nghị Chính phủ đưa nội dung đầu tư kinh phí cho các Tạp chí và báo VHNT của cả nước để hoạt động vào Chương trình vì đây là kênh giới thiệu, quảng bá rất hiệu quả tác phẩm của văn nghệ sĩ.

Đầu tư nguồn lực để sáng tạo ra nhiều tác phẩm VHNT đỉnh cao

Nhận xét về nội dung thành phần 8 về Phát triển nguồn nhân lực văn hóa, Đại biểu Nguyễn Anh Trí và Trần Thị Thu Đông cho rằng đây là nội dung quan trọng, nhưng Chương trình thể hiện còn mông lung, chưa rõ. 

Theo ĐBQH Anh Trí, Ban soạn thảo cần lưu ý 2 vấn đề. Vấn đề một, đó là tài năng văn hóa, những năng khiếu bẩm sinh phần lớn là ở trong nhân dân, ở trong cộng đồng, từ làng xã, khu phố. Phải có cách thức tốt, phải lặn lội với trách nhiệm cao, thật công minh, vô tư đi tìm kiếm, phát hiện và việc này phải làm trước, đào tạo, mài giũa, nâng đỡ, đưa cho họ cơ hội để tỏa sáng, để cho các tài năng được phát triển.  

Vấn đề thứ hai, đó là tạo mọi điều kiện để các văn nghệ sĩ được đóng góp, cống hiến xứng đáng, đóng góp lành mạnh và đảm bảo có đời sống tinh thần thoải mái, phong phú, có đời sống vật chất ổn định để sáng tác, sáng tạo.

ĐBQH Trần Thị Thu Đông, Đoàn ĐBQH tỉnh Bạc Liêu, Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam.

Trong góp ý gửi Ban Soạn thảo, Đại biểu Thu Đông đề nghị thêm cụm từ “để sáng tạo ra” và sửa câu này lại thành “Đầu tư có trọng điểm để sáng tạo ra các công trình, tác phẩm VHNT đỉnh cao của VN” ở mục 5.4. Vì, theo Đại biểu Thu Đông: “Mục tiêu của chương trình là đầu tư nguồn lực để sáng tạo ra nhiều tác phẩm VHNT đỉnh cao chứ không phải khi đã có tác phẩm đỉnh cao thì nhà nước mới đầu tư.”

Đại biểu Thu Đông cũng đề nghị lựa chọn cách tiếp cận phù hợp để đầu tư cho lĩnh vực văn học, nghệ thuật hiệu quả, nghiên cứu lựa chọn đầu tư vào các nội dung như: Hỗ trợ sáng tác, quy định cụ thể các hình thức hỗ trợ sáng tác để các tác giả có điều kiện sáng tác ra những tác phẩm đỉnh cao; Tập trung vào đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật; mạnh dạn cử người sang các nước có nền công nghiệp văn hóa phát triển để đào tạo.

Ngoài ra, ĐBQH Thu Đông cũng đề cập đến vấn đề chuyển đổi số. Chuyển đổi số nên sử dụng tối đa sự tiến bộ Khoa học kỹ thuật, với nhiều dạng công nghệ khác nhau, hoặc bảo tồn các loại hình VHNT trên nền tảng số, không gian mạng nhằm thực hiện chủ trương của Đảng, Quốc Hội, Chính phủ về quốc gia số, Chính phủ số. Đồng thời với ứng dụng công nghệ trong phát triển Văn hoá, VHNT, các cơ quan có thẩm quyền cần ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn, định mức kinh tế kỹ thuật để triển khai chương trình này thật sự khoa học, dễ làm, dễ thực hiện, tránh nguy cơ sai sót.



Nguồn: https://nhiepanhdoisong.vn/vai-tro-lien-hiep-hoi-hoi-van-hoc-nghe-thuat-mo-nhat-trong-chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia-ve-phat-trien-van-hoa-giai-doan-2025-2035-14750.html

Cùng chủ đề

Trao tặng giải thưởng Văn học nghệ thuật TPHCM lần thứ 3 (2018-2022)

(NLĐO) - Tối 7-11, tại Nhà hát Thành phố, Sở Văn hóa - Thể thao TPHCM tổ chức lễ Trao tặng giải thưởng Văn học nghệ thuật (VHNT) TPHCM lần thứ 3 (2018-2022). ...

UBTVQH cho ý kiến về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035

Nhấn mạnh văn hóa cơ sở là khu vực không phải chi ngân sách vẫn có thể hình thành và khai thác hiệu quả được, Chủ tịch Quốc hội lưu ý, cần chú ý triển khai xây dựng văn hóa cơ sở để toàn dân có...

Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số phát triển phong phú và đa dạng

Báo cáo đề dẫn, ông Nông Quốc Bình - Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, khẳng định “với tính đa dạng văn hóa vùng miền, văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số mấy chục năm qua đã góp vào vườn...

Chuyên gia hàng đầu về nghiên cứu, lý luận phê bình sân khấu qua đời ở tuổi 82

PGS.TS Trần Trí Trắc sinh năm 1943 tại làng Nho Tống (nay thuộc huyện Phú Xuyên, Hà Nội) trong một gia đình nhiều đời làm nghề y, được biết đến là chuyên gia hàng đầu về nghiên cứu, lý luận phê bình sân khấu, Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật qua đời vào tối 27/9, ở tuổi 82.

Giám sát Chương trình mục tiêu quốc gia vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024

Được biết, qua 3 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn huyện Bác Ái đã đạt...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đại hội Chi hội NS Nhiếp ảnh thành phố Đà Nẵng nhiệm kỳ 2024

(NADS) - Ngày 8/11, Chi hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam thành phố Đà Nẵng đã long trọng tổ chức Đại hội lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 – 2029. Đây là Đại hội toàn thể hội viên Chi Hội NSNA thành...

Khai mạc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII

(NADS) - Tối ngày 7/11, Lễ khai mạc Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII) đã diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội. Sự kiện có sự tham gia đông đảo của các đại biểu, nghệ sĩ nổi tiếng trong nước và quốc tế. ...

Lễ hội “Rồng say” độc đáo của người dân Ma Cao

(NADS) - Người dân uống rượu rồi nhảy múa cùng đầu rồng gỗ trong Lễ hội Rồng say để tưởng nhớ tới công ơn cứu độ chúng sinh của một vị Thiền sư. Là một lễ hội dân gian truyền thống độc đáo được tổ chức bởi...

Quảng Bình – Điểm đến hoang sơ và kỳ vĩ

(NADS) - Quảng Bình, vùng đất nằm giữa miền Trung, từ lâu đã nổi tiếng với cảnh quan hùng vĩ, hoang sơ cùng di sản thiên nhiên quý giá. Những cánh rừng bạt ngàn, dòng sông xanh biếc và hệ thống hang động kì vĩ không chỉ làm say đắm lòng người mà còn khiến Quảng Bình trở thành một trong những điểm đến lý tưởng nhất cho những ai yêu thích thiên nhiên và khám phá. ...

Tri ân một huyền thoại

(NADS) - Nhằm tri ân và tôn vinh những đóng góp vĩ đại của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu, Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp cùng UBND TP. Đà Nẵng và các đơn vị đồng hành tổ chức chuỗi sự kiện kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của ông (11/11/1924 – 11/11/2024). Các hoạt động sẽ được diễn ra từ ngày 8 đến 18/11/2024. ...

Bài đọc nhiều

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Theo thông tin từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, sinh năm 1944, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà...

Di của ‘Những đứa trẻ trong sương’ tự theo bạn trai hơn 7 tuổi về làm vợ

Nhờ chống lại tục 'bắt vợ', Má Thị Di người dân tộc Mông đã tìm được hạnh phúc bên chồng hơn 7 tuổi. Má Thị Di (thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) - nhân vật chính trong phim tài liệu Những đứa trẻ trong sương của đạo diễn Hà Lệ Diễm đã có những chia sẻ xúc động về cuộc sống của mình trong tọa đàm "Ra khỏi màn sương" do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức. -...

Hội thi tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh

Hội thi được tổ chức từ ngày 19 - 27/4/2024 với sự tham gia của 23 đội tuyên truyền lưu động thuộc Trung tâm Văn hóa, Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh, Trung tâm Văn hóa - Nghệ thuật các tỉnh, thành phố trên cả nước.Lễ khai mạc vào...

OpenAI có thể lỗ 44 tỷ USD đến năm 2028

Nếu như những năm đầu thành lập, cả Google và Facebook đều thể hiện sức mạnh tài chính đáng nể thì OpenAI – công ty gần 10 năm tuổi – cho thấy bức tranh trái ngược. Theo hồ sơ tài chính mà The Information thu thập được, nhà phát triển ChatGPT ghi nhận doanh thu tăng trưởng nhanh, có thể đạt 100 tỷ USD năm 2029 song có thể lỗ tổng cộng 44 tỷ USD từ năm 2023 đến...

Cùng chuyên mục

Giới trẻ thích xem tuồng, tại sao không?

Tối 8-11, hàng trăm sinh viên và người dân đã có mặt tại đình làng Hòa Mỹ (quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) để thưởng thức buổi biểu diễn nghệ thuật tuồng đặc sắc. ...

Gương mặt nữ ‘thống trị’ lĩnh vực mật mã học nói điều ý nghĩa nhất của bà là ba đứa con

Mảnh mai và xinh đẹp, nụ cười đầy năng lượng luôn nở trên môi… là ấn tượng đầu tiên về Yael Tauman Kalai ở những ai gặp bà. ...

Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024: “Giao lộ sáng tạo”

Lần đầu tiên, “Giao lộ sáng tạo” sẽ được thí điểm hình thành dọc theo 7 công trình di sản lịch sử tiêu biểu của Hà Nội với hơn 100 hoạt động sáng tạo sôi nổi thuộc 12 lĩnh vực công nghiệp văn hóa. Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 với chủ đề “Giao lộ sáng tạo” diễn ra từ ngày 9 đến 17/11/2024. Lần đầu tiên, “Giao lộ...

TSMC dừng cung cấp chip tiên tiến cho khách hàng Trung Quốc

Gã khổng lồ đúc chip TSMC thông báo tạm dừng sản xuất chip AI và chip điện toán hiệu suất cao cho các khách hàng Trung Quốc, nhằm tuân thủ các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Mỹ. Theo đó, các khách hàng Trung Quốc bị ảnh hưởng bao gồm nhóm làm việc với điện toán hiệu suất cao, bộ xử lý đồ họa (GPU) và điện toán AI sử dụng các loại chip từ 7 nanomet, không bao...

Mới nhất

Tín dụng xanh – động lực cho phát triển bền vững: Xây dựng “luật chơi” hoàn chỉnh (Bài cuối)

Chuyên gia cho rằng, để tín dụng xanh thực sự phát huy vai trò "động lực" cho nền kinh tế bền vững, Việt Nam cần nhanh chóng xây dựng một "luật...

Lần đầu trình Quốc hội dự án Luật Nhà giáo

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 9/11, Quốc hội nghe các trưởng ngành trình bày Tờ trình về dự án Luật Việc làm (sửa đổi), Dự án Luật Nhà giáo và thảo luận ở tổ vào chiều cùng ngày. Đây là lần đầu tiên Dự án Luật Nhà giáo được trình tại...

Phát ngôn ấn tượng tại nghị trường Quốc hội ngày 8/11

Mời quý vị cùng nhìn lại những phát ngôn đáng chú ý tại nghị trường ngày 8/11. Truyền hình Quốc hội Việt Nam

Thông cáo báo chí số 16 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

NDO - Thứ Sáu, ngày 8/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ mười sáu (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Một phiên họp tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. (Ảnh: DUY LINH) BUỔI SÁNG *...

Điều gì giúp thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ cán mốc 100 tỉ USD

Với kết quả đạt được trong 10 tháng, năm 2024 sẽ là năm thứ 4 liên tiếp thương mại giữa hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ cán mốc trăm tỉ USD. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam Theo Tổng cục Thống kê, trong 10 tháng đầu năm nay, Hoa Kỳ là thị trường xuất...

Mới nhất