Trang chủChính trịQuân sựChiến binh bầu trời - Kỳ 1: Máy bay vận tải ném...

Chiến binh bầu trời – Kỳ 1: Máy bay vận tải ném bom


Hơn 40 năm kể từ khi chiếc An-26 đầu tiên được đưa về sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM), đến nay những chiến binh thầm lặng của bầu trời đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình…




Các máy bay An-26 được Liên Xô viện trợ, tập trung tại sân bay Gia Lâm (TP. Hà Nội), đầu năm 1983 (hình: Tư liệu)

Thượng tá Nguyễn Chí Cự, nguyên phó trung đoàn trưởng trung đoàn không quân vận tải 918, nay là lữ đoàn 918, thuộc quân chủng Phòng không – không quân (QCPKKQ) năm nay 80 tuổi, hiện đang sống tại Q.12, TP.HCM. Ông là 1 trong số ít phi công đầu tiên của Không quân nhân dân Việt Nam được chuyên gia Liên Xô (cũ) dạy bay máy bay vận tải quân sự An-26 cấp tốc ngay tại sân bay Tân Sơn Nhất chỉ trong vòng 6 tháng và gắn bó với An-26 cho đến lúc nghỉ hưu.

Chuyển loại cấp tốc

Cuối năm 1979, khi đang là phi công C-47 (máy bay chiến lợi phẩm của Mỹ), thượng úy – phó phi đội trưởng Nguyễn Chí Cự được cấp trên gọi lên quán triệt: “Tới đây, trung đoàn sẽ được trang bị khí tài mới của Liên Xô (cũ). Anh là người đầu tiên chuyển loại máy bay này ngay trong nước. Phải bay được trong 6 tháng, theo yêu cầu chiến trường”.




Thượng tá Nguyễn Chí Cự, nguyên phó trung đoàn trưởng 918 (nay là lữ đoàn 918).

Nghe vậy, thượng úy Cự rất lo bởi việc chuyển loại máy bay từ trước đến nay thường thực hiện trong thời gian cả năm, ở nơi sản xuất. Ông chỉ thở phào khi cuối 1980, biên đội 2 chiếc An-26 đầu tiên mang số hiệu 210, 212 cùng đoàn chuyên gia Liên Xô (cũ) có mặt tại căn cứ Tân Sơn Nhất, vừa chuyển loại phi công vừa làm nhiệm vụ chuyển tiếp chỉ huy trên không.

“An-26 là máy bay vận tải tầm trung, chở được khoảng 50 người, hoặc 5,5 tấn hàng, tốc độ bay 400 – 450 km/h, tầm bay 2.000 km, phù hợp với địa hình Việt Nam. Chúng tôi đã được học và bay các máy bay do Liên Xô sản xuất nên việc làm chủ cũng thuận lợi”, thượng tá Cự kể vậy và cười: “An-26 giống như An-24 nhưng hiện đại hơn và có cửa sau”.




Tổ bay An-26 hội ý trước khi bay làm nhiệm vụ; Tư liệu.

Cam kết của Chính phủ Liên Xô (cũ) là viện trợ cho Việt Nam 1 trung đoàn, đủ 50 chiếc máy bay An-26 nên từ cuối năm 1979, QCPKKQ (thời điểm đó là quân chủng không quân) đã liên tục cử các đoàn phi công, nhân viên bay sang Liên Xô (cũ) học chuyển loại sử dụng máy bay AN-26 trong thời gian từ 6 tháng đến 3 năm, đào tạo mới từ 4 – 5 năm.

Đầu năm 1981, toàn bộ số máy bay hệ 2 (máy bay chiến lợi phẩm của Mỹ thu được sau ngày 30.4.1975) của trung đoàn 918 ngừng hoạt động bay vì vật tư kỹ thuật cạn kiệt, các máy bay đã quá hạn tổng kiểm nhiều lần.

Yêu cầu thay thế máy bay để phục vụ chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, Tây Nam và làm nhiệm vụ quốc tế tại Campuchia… luôn được đưa ra trong các cuộc họp của Bộ Quốc phòng. Do ta liên tục đốc thúc, phía Liên Xô (cũ) đẩy nhanh quá trình chuyển giao An-26 sang Việt Nam để lắp ráp, bay thử và đưa vào hoạt động. Toàn bộ phi công, nhân viên bay 918 được đào tạo chuyển loại sử dụng An-26 và đến giữa 1981, phi đội An-26 thứ 2 về tới Việt Nam, nâng tổng số lên 20 chiếc.




Máy bay An-26 được dùng làm chuyên cơ phục vụ lãnh đạo cao cấp, giữa những năm 80; Tư liệu.

“Có nhiều máy bay mới, rất phấn khởi. Ban đầu, đơn vị chỉ có 2 tổ bay làm giáo viên. Chúng tôi phải chọn một số phi công và nhân viên bay đã học tại Liên Xô (cũ) hoặc đã bay nhiều năm trên máy bay Liên Xô để đào tạo nhanh thành giáo viên An-26”, thượng tá Cự rành mạch và giải thích: “Hồi ấy, QCPKKQ đình chỉ hoạt động của máy bay MiG-17, MiG-19 nên nhiều phi công từ các đơn vị chuyển về 918. Đến giữa 1981, đơn vị có 15 tổ bay An-26 bay, làm được nhiệm vụ chuyển quân và thả dù”.

Do hoạt động bay cường độ cao, chỉ vài tháng sau khi về Việt Nam, một số máy bay An-26 đã phải vào xưởng bảo dưỡng kỹ thuật vào đầu tháng 6.1981. Cũng thời gian này, trung đoàn 918 cử 99 người sang Liên Xô (cũ) đào tạo phi công và nhân viên bay An-26, khóa học 4 năm.

Máy bay Liên Xô thả bom của Mỹ

Từ tháng 3.1979, nhiều khí tài quân sự được nhập vào Việt Nam, trong đó có máy bay vận tải quân sự An-26 của Liên Xô (cũ). Ngày 16.4.1979, đại tá Lương Hữu Sắt, phó tư lệnh về kỹ thuật – hậu cần của quân chủng không quân (sau là trung tướng, phó chủ nhiệm tổng cục kỹ thuật, Bộ quốc phòng) giao nhiệm vụ tổ chức tiếp nhận máy bay An-26 cho các đơn vị trong quân chủng và chỉ đạo Xưởng A41 (nay là nhà máy A41, cục kỹ thuật PKKQ) tổ chức đoàn cán bộ nhân viên sang Liên Xô (cũ) chuyển loại quy trình bảo dưỡng kỹ thuật máy bay An-26.




Lắp bom lên máy bay An-26 để làm nhiệm vụ chiến đấu tại Campuchia, 1984; hình: Tư liệu.

Đầu tháng 8.1979, đoàn chuyển loại của A41 gồm 27 người sang Liên Xô. Lý thuyết học tại TP. Kirovohrad (nay là Học viện bay Kirovohrad của Đại học Hàng không Quốc gia, Ukraina), thực hành tại trường không quân Krasnodar (nay là Học viện không quân Krasnodar, Liên bang Nga).

Đoàn phó chuyển loại hồi ấy là trung úy Nguyễn Thanh Lâm, sau trưởng thành làm đại tá – giám đôc nhà máy A41, giờ đã nghỉ hưu, kể: “Đến đầu 1980, nguồn vật tư kỹ thuật của máy bay hệ 2 (máy bay Mỹ thu được sau ngày 30.4.1975) cạn kiệt, các máy bay đã quá hạn tổng kiểm nhiều lần, trong khi nhu cầu chi viện hỏa lực của bộ đội trên chiến trường Campuchia ngày càng cao. Quá bức bách, quân chủng phải ký quyết định cho tăng hạn sử dụng 2 máy bay C-130 số 04 và 05 thêm 6 tháng”.

Cái khó ló cái khôn. Những cán bộ kỹ thuật không quân nêu ý kiến: “Tại sao không cải tiến máy bay vận tải An-26 thành máy bay ném bom?”. Tháng 6.1980, quân chủng giao nhiệm vụ cho A41 nghiên cứu cải tiến máy bay An-26 chuyên vận tải thành máy bay ném bom. Nhiều sáng kiến được đưa ra, cuối cùng phương án “trang bị bom MK-81, MK-82 của Mỹ lên máy bay An-26” của kỹ sư Nguyễn Hữu Sửu và trợ lý Viện Kỹ thuật không quân Nguyễn Kim Khôi được thông qua. Các phương án cải tiến được đưa ra: Lắp bom vào giá treo ngoài máy bay; lắp bom vào khoang chở hàng…

“Cấp trên duyệt phương án lắp bom vào khoang chở hàng và chiếc An-26 số 261 được đưa vào cải tiến đầu tiên”, đại tá Nguyễn Thanh Lâm cho biết vậy và trầm ngâm: “Lần đầu tiên biến đổi công năng hệ máy bay vận tải XHCN thành ném bom của tư bản. Chỉ sợ bom Mỹ không tương thích với máy bay Liên Xô. Biết là có thể nguy hiểm đến tính mạng nhưng không còn cách nào khác vì lúc ấy ta hết máy bay ném bom, trong khi yêu cầu của chiến trường đòi hỏi cấp bách”.




Máy bay An-26 số hiệu 248 và 252 tại căn cứ Tân Sơn Nhất, 2017.

Đánh Fulro, diệt Polpot

Từ năm 1981 – 1984, tàn quân Fulro ở Tây nguyên bị truy quét mạnh nên rút vào vùng rừng núi hiểm trở, lập căn cứ hoạt động, câu kết với tàn quân Khmer Đỏ phá hoại ta. Lực lượng bộ binh đã tìm mọi cách nhưng vẫn không thể truy quét tiêu diệt triệt để. Đầu tháng 3.1984, Bộ Tổng tham mưu lệnh cho không quân sử dụng máy bay ném bom của trung đoàn 918 chi viện cho bộ binh quân khu 5 đánh phá căn cứ Fulro.




Lãnh đạo chỉ huy trung đoàn 918 nhận nhiệm vụ trước chiến dịch mùa khô 1984; Tư liệu.

Thời điểm đầu 1984, các phi công An-26 đã qua thực hành ném bom, có trình độ bay chiến đấu trong đội hình 6-9-12 chiếc ban ngày. Sáng 9.3.1984, biên đội 8 máy bay An-26 (7 chiếc mang bom trực tiếp đánh phá mục tiêu, chiếc thứ 8 chuyển tiếp liên lạc trên không) của trung đoàn 918 do trung đoàn trưởng Nguyễn Xuân Hiển trực tiếp chỉ huy đã cất cánh từ Tân Sơn Nhất đến mục tiêu, thả bom diệt gọn căn cứ Fulro.




Từ mùa mưa 1980, quân tình nguyện Việt Nam mở nhiều đợt truy quét tàn quân Khmer Đỏ. Các trận đánh đã làm tăng nhanh số thương binh nặng nên Bộ quốc phòng yêu cầu dùng máy bay An-26 vận chuyển thương binh từ Campuchia về sân bay Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng và chở quân tình nguyện sang Campuchia. Trung đoàn 918 đã tổ chức bay 2 – 4 chuyến/tuần, góp phần cứu chữa hàng nghìn thương bệnh binh, làm giảm thương vong đáng kể và bổ sung quân số kịp thời cho các mặt trận
Lữ đoàn 918, QCPKKQ

 

Từ chiến thắng trận đầu của máy bay An-26, trong tháng 3.1984, các biên đội An-26 của trung đoàn 918 đã đánh bom các căn cứ Fulro ở mặt trận 579, xóa sổ sư đoàn 920 Khmer Đỏ, căn cứ đầu não của quân khu Đông bắc tại rừng núi tỉnh Kratié, tây bắc Biển Hồ, Kampong Thom…

Trong suốt thời gian quân tình nguyện Việt Nam làm nhiệm vụ quốc tế tại Campuchia, máy bay An-26 của trung đoàn 918 không chỉ chuyển quân, cứu thương, chở vũ khí, trang thiết bị… mà còn đánh bom phá MK-81 và bom bi CBU tiêu diệt nhiều căn cứ đầu não, triệt phá các nguồn dự trữ vũ khí, lương thực thực phẩm của quân Khmer Đỏ.




An-26 và tổ bay tại căn cứ Tân Sơn Nhất, 1985; Tư liệu

Đại tá Nguyễn Anh Sơn, nguyên chủ nhiệm bay của lữ đoàn 918 kể: Rất nhiều lần An-26 đánh vào khu vực Núi Chi – vùng rừng núi hiểm trở gần biên giới Thái Lan, nơi Khmer Đỏ xây dựng tuyến phòng thủ khá vững chắc từ tháng 1.1979 và tổ chức khai thác vàng lấy tiền mua vũ khí. Ngày 27.4.1984, trung đoàn 918 sử dụng 4 máy bay An-26 bay từ Biên Hòa thả bom, phá hủy căn cứ. Khmer Đỏ ngưng trệ một thời gian và tháng 9.1985 chúng từng bước tổ chức lại việc khai thác và xây dựng Núi Chi thành căn cứ lớn. Sáng 22.9.1985, biên đội 4 chiếc An-26 mang bom MK-81, bom bi CBU-49 bay theo đường Biên Hòa – Krache – Cù Lao Preng, đánh bom vào Núi Chi từ độ cao 3.500 m. Ngay sau khi An-26 đánh bom, bộ binh Quân khu 7 ồ ạt tiến công làm chủ trận địa.




Vận chuyển thương binh từ chiến trường Campuchia về Việt Nam bằng máy bay vận tải quân sự của trung đoàn 918 (nay là lữ đoàn 918, quân chủng PKKQ); Tư liệu.

“Có lần ném, giá bom bi CBU bằng gỗ rơi theo, làm ảnh hưởng một số bộ phận sau đuôi. Chuyên gia qua kiểm tra sau khi chấn chỉnh, lắc đầu: Chỉ bộ đội Việt Nam mới làm được điều này”, thượng tá Nguyễn Chí Cự kể lại và trầm giọng: “Ngày 11.2.1982, chuyến bay An-26 từ Pochentong (Phnom Penh, Campuchia) về Tân Sơn Nhất bị lạc đường, phải hạ cánh khẩn cấp xuống sườn đồi gần thị trấn Sakeo, cách biên giới Thái Lan – Campuchia khoảng 30 km. Do tiếp đất mạnh, phi công Hoàng Văn Khải bị thương nặng và hy sinh. 99 ngày sau, phía Thái Lan mới trao trả 4 phi công – nhân viên bay và bình tro cốt của anh Hoàng Văn Khải”…




Tổ bay An-26 đang thực hiện nhiệm vụ bay trinh sát trên biển, 2017

Thiếu tướng Trương Văn Thanh, nguyên phó tư lệnh bộ đội biên phòng nhớ lại thời điểm làm nhiệm vụ quốc tế cùng trung đoàn 8 biên phòng ở tỉnh Pailin, Campuchia những năm 1979 – 1988: “Những trận đánh bom của không quân vận tải là nỗi khiếp sợ của lính Polpot và cứ thấy máy bay vận tải  An-26 là chúng bỏ chạy, gọi đó là… B52 của quân đội Việt Nam”..




Nguồn: https://thanhnien.vn/chien-binh-bau-troi-ky-1-may-bay-van-tai-nem-bom-1851022152.htm

Cùng chủ đề

Trên đất Lào không có chiến thắng nào không có hy sinh của Quân tình nguyện Việt Nam

Trên đất nước Lào, không có nơi nào mà không có dấu chân của quân tình nguyện Việt Nam, không có chiến thắng nào mà không có sự hy sinh đóng góp của quân tình nguyện Việt Nam. Sáng 25/10, Bộ Quốc phòng tổ chức hội thảo khoa học "Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp cách mạng Lào - Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm". Cách đây 75 năm, ngày 30/10/1949, Ban Thường...

Trên đất nước Lào, nơi đâu cũng có dấu chân của Quân tình nguyện Việt Nam

Sáng 25/10, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng chủ trì Hội thảo khoa học với chủ đề "Quân tình nguyện và Chuyên gia quân sự Việt Nam giúp cách mạng Lào - Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm". Phát biểu tại hội thảo, Thượng tướng, Tiến sỹ Lê Huy Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết, cách đây 75 năm, ngày 30/10/1949, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương...

Hình ảnh hiếm thấy không quân Việt Nam diễn tập ném bom, bắn rocket ban đêm

(Dân trí) - 6 lượt tiêm kích Su-27 cùng 2 trực thăng Mi-8 của không quân Việt Nam lần lượt xuất kích, ném bom và phóng rocket tiêu diệt mục tiêu mặt đất trong đêm, xuất sắc hoàn thành đợt diễn tập TB-2 năm 2024. Hình ảnh hiếm thấy tiêm kích Su-27, trực thăng Mi-8 của không quân Việt Nam diễn tập ném bom, bắn rocket ban đêm (Video: Vũ Thịnh) Đêm 25/9, Sư đoàn 372 (Quân chủng Phòng không Không...

Khám phá máy bay vận tải lớn nhất Việt Nam chở quân, thiết bị lên Điện Biên Phủ

CASA-295 là máy bay vận tải lớn nhất và hiện đại nhất của Không quân được giao nhiệm vụ chuyển quân, thiết bị phục vụ Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Chiếc máy bay vận tải thuộc biên chế của Lữ đoàn 918, Quân chủng Phòng không Không quân (Bộ Quốc phòng) sở hữu nhiều tính năng hiện đại, có thể tham gia vào các loại nhiệm vụ khác nhau và có thể hoạt động trong...

Theo máy bay vận tải hiện đại lớn nhất của Không quân Việt Nam lên Điện Biên Phủ

CASA C-295 - một trong những máy bay vận tải lớn nhất của Không quân Việt Nam những ngày này liên tục thực hiện những chuyến bay chuyển quân, thiết bị tới Điện Biên Phủ. Khi Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ ngày càng cận kề, tần suất vận hành máy bay vận tải CASA C-295 của Lữ đoàn Không quân 918, Quân chủng Phòng không Không quân (Bộ Quốc phòng) càng dày. Tuy nhiên, tất...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vinpearl đăng ký công ty đại chúng

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xác nhận hoàn tất việc đăng ký công ty đại chúng của Công ty Cổ phần Vinpearl. Ngày 15/11, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) có công văn xác nhận hoàn tất việc đăng ký công ty đại chúng của CTCP Vinpearl.  CTCP Vinpearl có trụ sở ở Đảo Hòn Tre, phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Doanh nghiệp đăng ký kinh doanh lần đầu tháng 7/2006 và cấp thay...

VN-Index về mức 1.218,6 điểm, thấp nhất trong hơn 3 tháng

Cổ phiếu Chứng khoán SSI giảm mạnh nhất, mất 3% và bị khối ngoại bán ròng 8,5 triệu đơn vị. Trong khi cố phiếu GEX xanh sau một tuần ngập trong tin đồn. VN-Index mất thêm 13 điểm Thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCK) tiếp tục chứng kiến một phiên giảm điểm mạnh, với nhiều mã trụ cột tụt giảm. Tuy nhiên, cũng có một số điểm sáng. Trên Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HoSE), kết thúc phiên 15/11, có...

Thêm một lý do Phú Quốc ngày càng hút khách quốc tế

Đảo Ngọc Phú Quốc tiếp tục khẳng định sức hút mới của mình khi đón đường bay thẳng từ Singapore, trở thành điểm đến cuối tuần mới của nhiều du khách quốc tế và chuyên gia nước ngoài làm việc tại các nước láng giềng như Thái Lan, Singapore. Bắt đầu từ 20/12/2024, hãng hàng không giá rẻ của đảo quốc sư tử - Scoot - sẽ triển khai đường thẳng từ Singapore đến Phú Quốc (Việt Nam) với tần...

Bổ sung 800 tỷ đồng cho Bộ Giao thông vận tải để xây cầu Phong Châu mới

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã ký quyết định bổ sung 800 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2024 cho Bộ GTVT thực hiện dự án đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới. Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình có quyết định bổ sung vốn từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2024 cho Bộ GTVT để thực hiện dự án đầu tư xây dựng cầu Phong...

Sự kiện 200 ngày tập kết ra Bắc ở Cà Mau: Dấu ấn sâu đậm trong lòng đồng bào

Theo Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thị Mai, sự kiện 200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau đã đi vào lịch sử, ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng đồng bào, cán bộ, chiến sĩ. Chiều nay (15/11), Tỉnh uỷ, UBND và UBMTTQ tỉnh Cà Mau tổ chức hội thảo khoa học “200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau – tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử”. Ôn lại lịch sử, ông...

Bài đọc nhiều

Đoàn đại biểu người có công với cách mạng tỉnh Bình Dương thăm Bộ Quốc phòng

 Trung tướng Lê Quang Minh phát biểu tại buổi gặp mặt ...

Gặp mặt kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam tại Lào

 Đại tướng Phan Văn Giang phát biểu tại buổi gặp mặt. ...

Vùng 4 Hải quân đẩy mạnh xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện

Sáng 14/11, tại thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà, Thượng tá Phạm Anh Tuấn, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Vùng 4 hải quân và đoàn công tác Bộ tư lệnh Vùng đã đến kiểm tra kết quả xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu” năm 2024 đối với Lữ đoàn 162. Nội dung kiểm tra trên 4 tiêu chuẩn xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”, như: Thực...

Làm tốt công tác Đảng, công tác chính trị để tăng sức chiến đấu trên không gian mạng

Sáng 13/11, tại Hà Nội, Đoàn kiểm tra số 2 của Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam do Trung tướng Trương Thiên Tô, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị làm Trưởng đoàn đến kiểm tra, nắm tình hình hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị tại Bộ tư lệnh 86. ...

Tổ chức Lễ tốt nghiệp Khóa 49 các lớp chuyên môn kỹ thuật

Cán bộ, học viên khóa đào tạo duyệt đội ngũ trong buổi lễ.  ...

Cùng chuyên mục

Chuẩn bị Hội thảo khoa học cấp quốc gia kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam

Sáng 15/11, Thượng tướng Lê Huy Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo Hội thảo khoa học cấp Quốc gia Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). ...

140 tổ chức đăng ký tham dự Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam lần thứ 2

 Thiếu tướng Lê Ngọc Thân, Chủ nhiệm Chính trị Tổng cục Công nghiệp quốc phòng. (Ảnh: Nguyễn Minh) ...

Hải quân nhân dân Việt Nam tặng trang thiết bị cho Hải quân Hoàng gia Campuchia

Sáng 15/11, tại cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh, Quân chủng Hải quân tổ chức lễ bàn giao trang thiết bị tặng cho Hải quân Hoàng gia Campuchia. Chuẩn Đô đốc Phạm Viết Khánh, Phó Tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân chủ trì, cùng tham gia có đại diện Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn, Phòng Đối ngoại, Quân chủng Hải quân; đại diện Tổng cục Hậu cần; Đồn biên phòng cửa khẩu quốc...

Tôn vinh hình ảnh cao đẹp Bộ đội Cụ Hồ

Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, tối 14/11, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam tổ chức Lễ tổng kết, trao giải cuộc thi video clip toàn quốc “Người lính tôi yêu” và cuộc thi viết toàn quốc “Chuyện kể ở đại đội”. Buổi lễ được truyền hình trực tiếp trên Kênh Truyền hình Quốc phòng Việt Nam và một số...

Bộ Quốc phòng kiểm tra toàn diện năm 2024 tại Sư đoàn 363

Tham gia Đoàn kiểm tra có Thiếu tướng Lê Văn Đãng - Phó Cục trưởng Cục Tác chiến, Bộ Tổng Tham mưu; cùng đại biểu một số cơ quan chức năng của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam và đại diện một số phòng chức năng Quân chủng PK-KQ. Đoàn kiểm tra tổ chức kiểm tra đối với Trung đoàn bộ Trung đoàn 285, Tiểu đoàn 72 (Trung đoàn 285) và khối Sư đoàn bộ Sư...

Mới nhất

Báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư năm 2023

(MPI) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư năm 2023 trên cơ sở tổng hợp báo cáo báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư năm 2023 của các bộ, ngành Trung ương, địa phương, Tập đoàn kinh...

Chuẩn bị Hội thảo khoa học cấp quốc gia kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam

Sáng 15/11, Thượng tướng Lê Huy Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo Hội thảo khoa học cấp Quốc gia Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 -...

Giải pháp phát triển hạ tầng giao thông xanh

NDO - Ngày 15/11, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thiết bị Tân Phát Sài Gòn (Tân Phát Etek) tổ chức Hội thảo “Giải pháp công nghệ thiết bị, dụng cụ chuyên nghiệp cho bảo dưỡng, sửa chữa và sạc ô-tô điện”. Tham dự của các chuyên gia, giảng viên...

Thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ định kiến giới

Từng bước thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ định kiến giới, bạo lực trên cơ sở giới, và xóa bỏ những tập tục văn hóa có hại cho phụ nữ, trẻ em vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk. Trong dịp này Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh Đắk Lắk đã trao vốn...

Bộ Công Thương lý giải việc cần tái khởi động điện hạt nhân

Nếu Luật Điện lực (sửa đổi) chậm được thông qua, chúng ta không có cách nào bảo đảm an ninh năng lượng điện, chưa nói đến mục tiêu Net Zero, theo Bộ Công Thương. ...

Mới nhất