Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcTrường đại học hơn một năm không có hiệu trưởng và hiệu...

Trường đại học hơn một năm không có hiệu trưởng và hiệu phó, cấp trên nói ‘không ham quyền cố vị’


Trường đại học Sư phạm (Đại học Huế) hơn một năm nay không có hiệu trưởng và hiệu phó - Ảnh: NHẬT LINH

Trường đại học Sư phạm (Đại học Huế) hơn một năm nay không có hiệu trưởng và hiệu phó – Ảnh: NHẬT LINH

Giám đốc đại học Huế (nguyên hiệu trưởng nhà trường) thì khẳng định “không ham quyền cố vị” theo như đồn đoán tại ngôi trường này.

Ban giám hiệu trường đại học chỉ có một người

Trường đại học Sư phạm (Đại học Huế) là trường đại học đứng đầu về đào tạo và nghiên cứu khối ngành sư phạm tại miền Trung, được Bộ Giáo dục và Đào tạo chọn là 1 trong 3 trường sư phạm trọng điểm quốc gia.

Tuy nhiên gần một năm nay, ngôi trường nổi tiếng này chỉ được điều hành bởi một người là PGS.TS Nguyễn Thành Nhân – quyền hiệu trưởng nhà trường. Dưới quyền của thầy Nhân không có bất kỳ một hiệu phó nào giúp việc.

Trước đó vào năm 2022, ban giám hiệu của Trường đại học Sư phạm Huế lúc này gồm có PGS.TS Lê Anh Phương (hiệu trưởng nhà trường), PGS.TS Nguyễn Thành Nhân và PGS.TS Nguyễn Đình Luyện (đều là hiệu phó).

Đến tháng 7-2022, ông Lê Anh Phương được bổ nhiệm làm giám đốc Đại học Huế. Ngoài ra ông Phương còn được cử kiêm nhiệm thêm chức vụ hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm Huế thêm 6 tháng để ổn định bộ máy nhà trường.

Đầu năm 2023, ông Phương trao lại quyền điều hành Trường đại học Sư phạm Huế cho ông Nguyễn Thành Nhân, giữ chức vụ phó hiệu trưởng phụ trách Trường đại học Sư phạm Huế, sau đó là quyền hiệu trưởng. Riêng với ông Nguyễn Đình Luyện cũng đã thôi giữ chức vụ phó hiệu trưởng nhà trường.

Hơn một năm nay, ban giám hiệu của Trường đại học Sư phạm Huế chỉ có một mình ông Nguyễn Thành Nhân là quyền hiệu trường, mà không có hiệu trưởng và hiệu phó nào cả.

Việc một mình ông Nhân điều hành ngôi trường với hàng ngàn sinh viên và hơn 350 người lao động đã ảnh hưởng ít nhiều đến công việc ở trường.

Một giảng viên ở Trường đại học Sư phạm Huế nói rằng việc nhà trường khuyết ghế lãnh đạo từ lâu nay đã ảnh hưởng đến việc vận hành bộ máy, đặc biệt là trong công tác chi tiêu hành chính.

Theo giảng viên này, một nguyên nhân được đồn đoán lan truyền trong nhà trường là do ông Lê Anh Phương sau khi được bổ nhiệm làm giám đốc Đại học Huế vẫn “ham quyền cố vị”, cố gắng kéo dài thời gian bổ nhiệm hiệu trưởng mới để “đưa người của mình lên nắm quyền”.

Giám đốc Đại học Huế: “Tôi không ham quyền cố vị”

PGS.TS Lê Anh Phương (trái) nhận quyết định bổ nhiệm làm giám đốc Đại học Huế năm 2022 - Ảnh: NGUYỄN TRỌNG

PGS.TS Lê Anh Phương (trái) nhận quyết định bổ nhiệm làm giám đốc Đại học Huế năm 2022 – Ảnh: NGUYỄN TRỌNG

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, PGS.TS Lê Anh Phương (giám đốc Đại học Huế) nói rằng việc ngôi trường nổi tiếng xứ Huế chỉ có một người điều hành cũng đã ảnh hưởng đến công việc ở đây.

Ông Phương lý giải rằng sau khi giữ chức vụ giám đốc Đại học Huế, ông được giao kiêm nhiệm thêm chức vụ hiệu trưởng nhà trường để ổn định bộ máy, tìm hiệu trưởng mới.

Ban giám đốc Đại học Huế đã thực hiện quy trình xét các tiêu chí 2 trường hợp phó hiệu trưởng lên làm hiệu trưởng là ông Nguyễn Thành Nhân và ông Nguyễn Đình Luyện.

“Trường hợp của thầy Luyện do đã giữ chức vụ phó hiệu trưởng 2 nhiệm kỳ liên tiếp nên không thể tiếp tục giữ chức vụ này. Còn với trường hợp của thầy Nhân là vì lý do cá nhân nên cũng không làm quy trình xét duyệt chức vụ hiệu trưởng nhà trường”, ông Phương nói.

Về thông tin do bản thân “ham quyền cố vị”, cố tình không xét duyệt chức danh hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm Huế vì tư lợi cá nhân, ông Phương khẳng định: “Tôi không ham quyền cố vị làm gì”.

Theo ông Phương, việc ông vẫn kiêm nhiệm hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm Huế thêm 6 tháng là bất đắc dĩ. Sau 6 tháng, ông đã trao quyền điều hành nhà trường cho thầy Nguyễn Thành Nhân và tập trung công việc điều hành Đại học Huế.

Ông cũng khẳng định trong thời gian này chỉ điều hành hoạt động chung của nhà trường và “không muốn làm nhân sự ở trường vì để hiệu trưởng mới tìm cấp phó cho mình”.

“Hiện nay Trường đại học Sư phạm Huế đã có hiệu trưởng và sẽ công bố trong thời gian ngắn tới. Sau khi có hiệu trưởng, nhà trường sẽ tiến hành bầu bổ sung các hiệu phó ngay sau đó”, ông Phương nói.



Nguồn: https://tuoitre.vn/truong-dai-hoc-hon-mot-nam-khong-co-hieu-truong-va-hieu-pho-cap-tren-noi-khong-ham-quyen-co-vi-20240619095302004.htm

Cùng chủ đề

Kỷ luật hiệu trưởng giật micro hiệu phó, chỉ mặt hội trưởng hội phụ huynh

Có hành vi giật micro hiệu phó, chỉ mặt hội trưởng hội phụ huynh cũng như mắc nhiều sai phạm về tài chính, bà Đinh Thị Bùi Chung, Hiệu trưởng Trường Mầm non số 1 thị trấn Quy Đạt (huyện Minh Hóa, Quảng Bình) bị kỷ luật khiển trách. Ngày 7/11, ông Nguyễn Bắc Việt, Chủ tịch UBND huyện Minh Hóa, Quảng Bình xác nhận, hội đồng kỷ luật của huyện vừa xét kỷ luật đối với bà Đinh Thị...

Global Future Fair 2025 – Cơ hội vàng cho các trường đại học danh tiếng, doanh nghiệp hàng đầu và học sinh tinh hoa

Tháng 3/2025, tại TP. Hồ Chí Minh sẽ diễn ra sự kiện quy mô đặc biệt lớn, chưa từng có trước đây, dành cho giáo dục và nghề nghiệp quốc tế: Global Future Fair 2025 Education, Careers & Opportunities.

Global Future Fair 2025 – Cơ hội vàng cho các trường đại học danh tiếng, doanh nghiệp hàng đầu và học sinh tinh hoa

Tháng 3/2025, tại TP. Hồ Chí Minh sẽ diễn ra sự kiện quy mô đặc biệt lớn, chưa từng có trước đây, dành cho giáo dục và nghề nghiệp quốc tế: Global Future Fair 2025 Education, Careers & Opportunities.

Thừa Thiên Huế tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng đối ngoại nhân dân

Ngày 7/11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam và Học viện Ngoại giao đã tổ chức khai mạc Khóa bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng đối ngoại nhân dân. Khóa bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng đối ngoại nhân dân...

Kỷ luật hiệu trưởng giật micro, chỉ mặt hội trưởng phụ huynh trong lễ tổng kết

Nguyên nhân dẫn đến bà Chung bị kỷ luật là đã có hành vi giật micro hiệu phó, chỉ mặt hội trưởng phụ huynh trường, khi người này nói về những khuất tất xã hội hóa trong lễ tổng kết năm học và nhiều sai phạm khác trong lĩnh vực quản lý và tài chính.Tại biên bản bàn giao số tủ này, có sự không thống nhất của bên tài trợ tủ, khi một bên thì ghi ban chấp hành hội phụ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

20 trẻ nghi ngộ độc thuốc diệt chuột ở Lai Châu đã xuất viện

Ngày 8-11, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu cho biết 20 trẻ nghi ngộ độc thuốc diệt chuột ở huyện Tam Đường đã xuất viện. Sau 3 ngày điều trị tại khoa nhi Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu,...

Chó robot tuần tra Mar-a-Lago, bảo vệ tuyệt đối cho ông Trump

Các cơ quan thực thi pháp luật Mỹ tiến hành nhiều phương án để siết chặt an ninh quanh Mar-a-Lago, bao gồm triển khai chó robot tuần tra. Theo Đài RT, với việc ông Donald Trump chiến thắng cuộc bầu cử tổng thống Mỹ...

Giá vàng giảm, vàng nhẫn từ chỗ khan hiếm lại dồi dào

Giá vàng tăng giảm loạn xạ khiến người nắm giữ vàng chọn giải pháp an toàn là bán ra. Nguồn cung vàng trên thị trường lại trở nên dồi dào. Trong khi đó, nếu ở thời điểm giá vàng tăng nóng trước đây rất...

Vì sao một số học sinh dân tộc thiểu số không được hỗ trợ tiền bảo hiểm y tế?

Nhiều phụ huynh có con học tiểu học tại xã DLiê Yang (Ea H'leo, Đắk Lắk) tố bị 'ăn chặn' tiền bảo hiểm y tế, nhưng ngành giáo dục khẳng định đó là hiểu lầm. Ngày 8-11, ông Nguyễn Đức Công - phó trưởng...

Mời bạn đọc dự lễ trao giải cuộc thi Tái tạo xanh

Tối 10-11, báo Tuổi Trẻ và đơn vị đồng hành PRO Việt Nam sẽ tổ chức lễ trao giải cuộc thi Tái tạo xanh tại Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM (quận 1, TP.HCM). Sau hơn 4 tháng phát động, cuộc thi Tái tạo...

Bài đọc nhiều

Cho nữ hiệu trưởng thôi việc sau vụ giáo viên bật khóc vì suất cơm 2 miếng chả

Sau những lùm xùm về suất cơm giáo viên nghèo nàn, nữ hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được giải quyết cho thôi việc theo nguyện vọng cá nhân. Chiều tối nay (6/11), trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo UBND huyện Châu Đức cho biết vừa có quyết định giải quyết cho bà Phan Thị Hán Huệ - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương - thôi việc theo...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Tỉnh nào có mật độ dân số thấp nhất cả nước?

Nhiều tỉnh thành trên cả nước có mật độ dân số (người/km2) rất cao, tuy nhiên ở một số địa phương con số này lại rất thấp. ...

Nữ sinh lớp 11 có điểm SAT 1560 là Đại sứ Ams năm 2024

Nữ sinh lớp 11 Nguyễn Vũ Hà Linh đã được trao danh hiệu Đại sứ Ams - Ams Ambassador 2024 trong "Ngày hội anh tài" lần thứ 23 của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội). ...

Cùng chuyên mục

Vì sao một số học sinh dân tộc thiểu số không được hỗ trợ tiền bảo hiểm y tế?

Nhiều phụ huynh có con học tiểu học tại xã DLiê Yang (Ea H'leo, Đắk Lắk) tố bị 'ăn chặn' tiền bảo hiểm y tế, nhưng ngành giáo dục khẳng định đó là hiểu lầm. Ngày 8-11, ông Nguyễn Đức Công - phó trưởng...

Trường thành viên đại học quốc gia TPHCM công bố phương án tuyển sinh 2025

Trường Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TPHCM) vừa công bố phương án tuyển sinh 2025. Trường Đại học Kinh tế - Luật sẽ tuyển sinh theo 3 phương thức: Phương thức 1 là xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển thẳng (tối đa 20% tổng chỉ tiêu). Phương thức 2 là xét tuyển bằng kết quả Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TPHCM năm 2025 (khoảng 40 - 60% tổng chỉ...

Vì sao nhiều trường đại học bỏ xét tuyển học bạ?

Hàng loạt trường đại học công bố sẽ không sử dụng phương thức xét tuyển học bạ THPT từ năm 2025. Bên cạnh đó nhiều trường cắt giảm mạnh chỉ tiêu cho phương thức này hoặc chỉ là điều kiện sơ tuyển. Đến thời...

Trường ĐH Kinh tế-Luật công bố 4 tổ hợp xét tuyển ĐH năm 2025

Tổ hợp xét tuyển là điểm mới quan trọng trong phương án tuyển sinh ĐH chính quy năm 2025 của Trường ĐH Kinh tế-Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM). ...

Trường đầu tiên thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM công bố phương án tuyển sinh năm 2025

Tối 8-11, Trường đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) công bố phương án tuyển sinh đại học chính quy năm 2025 với 3 phương thức xét tuyển. Đây là trường đầu tiên thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM công...

Mới nhất

Giá vàng giảm, vàng nhẫn từ chỗ khan hiếm lại dồi dào

Giá vàng tăng giảm loạn xạ khiến người nắm giữ vàng chọn giải pháp an toàn là bán ra. Nguồn cung vàng trên thị trường lại trở nên dồi dào. ...

6.000 “chiến binh Rồng” tham gia giải Marathon – Cà Mau 2024 Cúp Petrovietnam

6.000 “chiến binh Rồng” tham gia giải Marathon - Cà Mau 2024 Cúp Petrovietnam Giải Marathon - Cà Mau 2024 Cúp Petrovietnam thu hút sự tham gia của khoảng 6.000 vận động viên - những “chiến binh Rồng” đích thực (Ảnh minh họa) Theo Sở Văn hóa - Thể thao và Du tịch tỉnh Cà Mau,...

Nghiên cứu, phát triển và quản lý thuốc bảo vệ thực vật xanh, an toàn

(ĐCSVN) - Những năm gần đây, nhờ các chương trình đào tạo, tập huấn của các ngành chức năng, doanh nghiệp, nhận thức của người nông dân về việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ngày càng được nâng cao. Trên cơ sở đó, bà con sử dụng đúng cách thuốc (đúng đối tượng), đúng liều lượng, đúng thời...

Việt Nam đóng góp rất thiết thực cho các cơ chế hợp tác đa phương khu vực

(ĐCSVN) - Với lịch hoạt động dày đặc, liên tục trong 3 ngày rưỡi, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các thành viên Đoàn đã khẳng định sự chủ động, tích cực và trách nhiệm của Việt Nam đóng góp xây dựng tiểu vùng Mekong, đồng thời góp phần củng cố quan hệ hợp tác hữu nghị...

Gỡ nút thắt vận tải, mở hành lang thương mại mới tới Trung Á và châu Âu

Trong chương trình tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8 và công tác tại Trung Quốc, ngày 8/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm Trung tâm Logistics quốc tế Trùng Khánh, Trung Quốc và đón chuyến tàu nhanh ASEAN xuất phát từ Hà Nội tới đây. ...

Mới nhất