Phát triển bền vững theo cách của Viettel

Trong triết lý kinh doanh của mình, Viettel đã ghi thật rõ ràng: Nền tảng cho một doanh nghiệp phát triển là xã hội. Viettel cam kết tái đầu tư cho xã hội thông qua việc gắn kết hoạt động sản xuất kinh doanh với các hoạt động xã hội.  

Trước khi Viettel làm di động, cả nước chỉ có khoảng 2.000 trạm phát sóng. Thập niên 1990, điện thoại “cục gạch” có giá lên tới 4-5 triệu đồng. Di động là dịch vụ xa xỉ với phí hoà mạng 1,5 triệu đồng, phí duy trì hoạt động 300.000 đ/tháng, giá cước trả sau 8.000 đồng/phút.  

Thế mới có chuyện, cho đến tận bây giờ, người ta vẫn còn nhớ ví dụ về việc gọi một phút di động là bay luôn 2 bát phở ở thành phố (thời đó, giá một bát phở chỉ khoảng 4.000 đồng) và di động chỉ dành cho người giàu. 

Và cũng vì lẽ đó, dù sóng di động đã xuất hiện ở Việt Nam từ năm 1993, dịch vụ di động vẫn nằm ngoài khả năng chi trả của số đông suốt cả thập kỷ sau đó. Phải đến tháng 10/2004, khi Viettel chính thức bước chân vào kinh doanh dịch vụ di động, mọi thứ mới thay đổi.  

Ước mơ của người Viettel khi đó rất ngắn gọn: “Mỗi người Việt Nam có một chiếc điện thoại di động”. Nhiều người coi đây là điều không tưởng bởi đến người dân thành phố còn thấy dùng di động quá đắt đỏ, người dân ở nông thôn hay những vùng kém phát triển hơn càng không dám mơ tới.  

Phát triển bền vững theo cách của Viettel

Nhưng những gì Viettel làm được sau đó đã chứng minh điều ngược lại.  

Việc một nhà mạng ra đời với mục tiêu từ ban đầu là phổ cập di động cho mọi người và ưu tiên khu vực nông thôn, phần lớn là người nghèo là minh chứng điển hình của “kinh doanh với lương tâm xã hội”.  

Ở hạ tầng mạng, nếu các đối thủ trước đó chỉ tập trung chủ yếu ở các khu vực đô thị thì Viettel – một tân binh – lại chọn phủ sóng khắp hang cùng ngõ hẻm, biên giới hải đảo. Để đạt được mục tiêu đó, người Viettel đã có nhiều sáng kiến đột phá như thiết kế mạng lưới theo hình mắt cáo, quy chuẩn hóa việc lắp đặt trạm BTS theo vùng miền.  

Điều này đã giúp việc quy hoạch, đặt vị trí hàng nghìn trạm BTS được hoàn thành chỉ trong 1 ngày thay vì nhiều năm. Và việc thi công lắp trạm cũng được hoàn thành xuất sắc bởi những nhân viên chưa có quá nhiều kinh nghiệm, nhưng có thừa sự nhiệt huyết, lăn xả.  

“Lính mới” đã xây dựng thần tốc được một mạng lưới 5.000 trạm phủ khắp đất nước, thực hiện thành công chiến lược “lấy nông thôn vây thành thị”. Xong phần hạ tầng, người Viettel hiểu muốn phổ cập hóa di động cho mọi người dân, điều quan trọng tiếp theo là chi phí phải hợp lý, giúp khách hàng không cảm thấy việc “nuôi” một chiếc di động là gánh nặng.  

Phát triển bền vững theo cách của Viettel

Các gói cước rẻ, khuyến mãi hấp dẫn trong khi duy trì chất lượng nghe-gọi tốt, phủ sóng khắp mọi nơi đã tạo ra bước ngoặt về di động cho nhóm người dân không có điều kiện kinh tế dư dả.  

Trong con mắt của Tiến sĩ Mai Liêm Trực, nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Bưu chính Viễn thông, Viettel đã “thay đổi đất nước” nhờ kỳ tích phổ cập di động. “Mỗi ngày, ngồi ở nhà, mở cửa nhìn ra ngoài từ đây, thấy mấy chị bán rau, anh xe ôm, cô bán đồng nát có lúc ngồi gốc cây bàng bên kia đường thỉnh thoảng lấy điện thoại ra alo alo, tôi rất xúc động”, TS Mai Liêm Trực bộc bạch. 

Ngoài cách làm sáng tạo, thần tốc, sâu xa cốt lõi cho thành công của hành trình phổ cập di động của Viettel ở Việt Nam là niềm tin rằng mọi người, không phân biệt giàu nghèo, thế hệ, cần được tiếp cận bình đẳng với công nghệ. Và niềm tin ấy đã đem lại “trái ngọt”.  

Bình luận về chiến lược phổ cập dịch vụ thông tin di động của Viettel, nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, người giữ chức vụ Trưởng ban Kinh tế Trung ương tại thời điểm Viettel ra mắt dịch vụ, nhớ lại: “Tất cả đều hưởng lợi. Sau khi tham gia kinh doanh viễn thông, Viettel là công ty phát triển nhanh nhất, thành công lớn nhất, không những giảm giá thành của dịch vụ viễn thông, mà còn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nước nhà”. 

Phát triển bền vững theo cách của Viettel
Phát triển bền vững theo cách của Viettel
Phát triển bền vững theo cách của Viettel

Điều tự hào nhất mà Viettel làm được trong 35 năm qua, không phải là trở thành tập đoàn kinh tế chủ lực, luôn đóng góp ngân sách lớn nhất nước; mà là bền bỉ và liên tục hiện thực hóa tầm nhìn “Sáng tạo vì con người”, với triết lý: khi công nghệ tiến lên phía trước, không ai bị bỏ lại phía sau. Ở đó, công nghệ được xuất phát từ sự đồng cảm, khát khao và mong muốn mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho con người. 

Khi Autonomous System – hệ thống vận hành mạng lưới tự động hoá của Viettel được giới thiệu tại Hội nghị di động thế giới (MWC) 2024, nhiều chuyên gia tập trung vào những lợi ích về an toàn, xử lý sự cố nhanh, tiết kiệm chi phí và năng lượng mà nó mang lại. Thế nhưng, mục tiêu quan trọng số 1 của Viettel khi phát triển hệ thống này lại là trải nghiệm dịch vụ của khách hàng. 

Phát triển bền vững theo cách của Viettel

Với hệ thống vận hành mạng lưới trước đó, các trạm BTS cần nhân sự theo dõi 24/7 để kịp xử lý các tình huống phát sinh hay đến tận nơi để bảo dưỡng hệ thống. Do đó, việc duy trì các trạm ở vùng sâu vùng xa là rất khó, chất lượng dịch vụ không cao. Đây là chưa kể đến việc gặp trục trặc về nguồn điện thì việc gián đoạn dịch vụ ở các khu vực này là khó tránh khỏi…  

Với một nhà mạng vận hành tại 11 quốc gia trên thế giới, phải vận hành khoảng 100.000 trạm BTS mỗi ngày, với rất nhiều trạm ở vùng sâu, vùng xa, thậm chí ở cả những nơi chưa có điện thì đây là vấn đề không nhỏ. Ở quy mô lớn như vậy, để đảm bảo mạng có chất lượng tốt và tối ưu thì cần tự động hoá và thông minh hoá mạng lưới.  

Tương tự như thời mới bắt đầu làm di động, Viettel chọn một lối đi mà chưa một nhà mạng nào trên thế giới thực hiện: tự phát triển hệ thống vận hành mạng lưới. Và khi mạng lưới ấy đưa vào vận hành, những gì đem lại không chỉ dừng ở cải thiện chất lượng dịch vụ hay trải nghiệm khách hàng.  

Phát triển bền vững theo cách của Viettel

Với Autonomous System, các trạm BTS của Viettel không cần người túc trực để vận hành và bảo trì nhưng vẫn đảm bảo hiệu suất cao và không xảy ra lỗi. Hệ thống này cũng giúp đảm bảo cho mỗi cuộc gọi và dữ liệu di động của khách hàng liền mạch và ổn định, từ các vùng núi cao như Yên Minh, Hà Giang đến huyện đảo như Trường Sa và rất nhiều vùng xa xôi hẻo lánh tại các thị trường nước ngoài như vùng rừng rậm Amazon ở Peru. 

Trước đây, mỗi lần đến kì kiểm định, các kỹ sư Viettel đều phải mất gần 1 ngày để băng rừng hay vượt sông, qua biển… đến từng trạm nơi hẻo lánh. Với hệ thống này, họ chỉ cần ngồi tại phòng điều khiển và thực hiện trên hệ thống trong vài phút.  

Thời gian xử lý sự cố mạng lưới của Viettel giảm từ 15-30 phút xuống còn 1-2 phút, và người dùng gần như không nhận thấy gián đoạn về dịch vụ. Tính riêng năm 2023 tại Việt Nam, Autonomous System đã xử lý tự động 370.000 cảnh báo, đạt tỷ lệ thành công hơn 90% với số lượng kĩ sư chưa đến 20 người.  

Nhờ hệ thống vận hành tự động, Viettel có thể tăng hiệu quả sử dụng của 100.000 trạm BTS, kéo dài thời gian chạy pin Lithium lên 20% so với thông thường (ở các khu vực không có điện lưới). So với vận hành theo cách cũ, Viettel ước tính hệ thống này giúp giảm phát thải khoảng 1 triệu tấn CO2 mỗi năm, tương đương trồng 17 triệu cây xanh. 

Phát triển bền vững theo cách của Viettel

Ở mức độ toàn cầu và tại Việt Nam, thị trường công nghệ đang trải qua sự biến đổi nhanh chóng với sự gia tăng của các xu hướng công nghệ mới và các xu hướng về phát triển bền vững, trong đó nổi bật là chuyển đổi xanh.   

Theo đó, việc sản xuất, cung cấp sản phẩm, dịch vụ dần được “xanh hóa”. Với nhiều doanh nghiệp, đây mới chỉ là phần bổ sung, bắt đầu từ những việc ít quan trọng, rồi sau đó lan tỏa dần tới những hoạt động kinh doanh chính, vốn khó thay đổi hơn.  

Thực tế, nhiều tổ chức vẫn nhìn nhận chuyển đổi xanh đem lại hiệu quả tốt về mặt dài hạn, nhưng sẽ tốn kém và làm giảm hiệu quả kinh doanh trước mắt. Trong bối cảnh ấy, như đã từng làm với ngành Viễn thông, Viettel lựa chọn định hướng xanh chính là chiến lược phát triển “một mũi tên trúng hai đích”: Vừa tăng hiệu quả, nâng cao sức cạnh tranh và khác biệt trong cả ngắn và dài hạn; vừa giảm thiểu chi phí.  

Phát triển bền vững theo cách của Viettel

Lĩnh vực logistics của Viettel đang tận dụng triệt để xu hướng này. Khi nói đến phát triển bền vững, số đông thường nghĩ rằng doanh nghiệp cần sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường hoặc thay đổi phương tiện vận hành và chấp nhận phải chi trả chi phí cao hơn. Thế nhưng, logistics xanh của Viettel lại bắt đầu với công nghệ mà không hề đắt đỏ hơn hay phức tạp hơn.  

Với công nghệ “bưu cục di động”, mỗi xe tải, mỗi bưu tá được kết nối với các bưu cục nhờ ứng dụng chia sẻ dữ liệu. Các khâu trung gian được giảm thiểu, giúp giảm 15% quãng đường vận chuyển và số lượng xe trung chuyển. 

Mới nhất, đầu năm 2024, Tổ hợp công nghệ chia chọn thông minh đầu tiên của Việt Nam, ứng dụng robot AGV được Viettel đưa vào vận hành. Tỉ lệ sai sót của tổ hợp gần như bằng 0, rút ngắn thời gian chuyển phát toàn trình từ 8-10 giờ, tăng 3,5 lần sản lượng. Nhờ tự động hoá, chi phí nhân sự ước tính tối ưu được 60%.  

Ước tính, riêng trong năm 2023, 2.313 tấn CO2 đã được tiết kiệm, không thải ra ngoài môi trường nhờ một loạt biện pháp: Đầu tư vào xe điện giúp ít gây ra khí thải, tối ưu hóa tải trọng mỗi chuyến xe, tối ưu hóa các hoạt động trong kho bãi nhằm hạn chế năng lượng tiêu thụ; dùng tàu hỏa hoặc tàu biển để vận chuyển hàng hóa trên các khoảng cách dài, tiêu thụ ít nhiên liệu hơn so với xe tải. 

“Bưu cục di động” hay tổ hợp công nghiệp chia chọn thông minh đều là những giải pháp đòi hỏi đầu tư nhiều tiền bạc lẫn công sức mà Viettel là công ty đầu tiên ở Việt Nam quyết tâm thực hiện. Ngay sau đó, Viettel đặt mục tiêu triển khai công viên logistics, cửa khẩu thông minh, hệ thống chuỗi cung ứng, đường sắt liên vận quốc tế… để hiện thực hóa mục tiêu xây dựng thành công hạ tầng logistics quốc gia.  

Và người tiêu dùng chính là đối tượng được hưởng lợi chính. Chi phí logistics ở Việt Nam nói chung sẽ tiếp tục giảm xuống và hàng hoá đến tay khách hàng nhanh hơn. 

Phát triển bền vững theo cách của Viettel
Phát triển bền vững theo cách của Viettel

Đầu tháng 4/2024, Tập đoàn Viettel đã khai trương Trung tâm dữ liệu (DC) xanh đầu tiên ở Việt Nam tại Hoà Lạc, với tổng công suất điện lên tới 30kW – lớn nhất Việt Nam. Trung tâm này được thiết kế để đáp ứng các tác vụ lớn trong lĩnh vực AI và trí tuệ nhân tạo.  

Đây cũng là DC đầu tiên của Việt Nam được xây dựng với khoản tín dụng xanh từ Ngân hàng toàn cầu HSBC – vốn chỉ cấp cho những dự án vượt qua quy trình quản lý và phê duyệt tín dụng nghiêm ngặt về tài chính bền vững. 

Chưa nhiều công ty trong cùng lĩnh vực chọn xây dựng DC xanh tương tự. Lý do vốn đã quen thuộc, hiệu quả kinh doanh với phát triển theo hướng bền vững thường tỷ lệ nghịch với nhau. Trung tâm dữ liệu xanh đòi hỏi vốn đầu tư lớn hơn nhiều so với DC truyền thống.  

Việc ứng dụng, triển khai thành công những công nghệ mới cũng là thách thức không nhỏ mà các doanh nghiệp cần vượt qua, song song với câu hỏi làm thế nào để vừa tối đa hóa hiệu năng, vừa giảm giá thành để cung ứng cho các khách hàng dịch vụ tốt với giá hợp lý.  

Viettel đã từng bước tìm ra lời giải cho bài toán khó đó. Nhờ ứng dụng thành công nhiều công nghệ mới, PUE (lượng điện tiêu thụ của cả DC chia cho lượng điện tiêu thụ của riêng các thiết bị tính toán) của DC Viettel chỉ đạt 1,4 đến 1,5, thấp nhất tại Việt Nam (mức PUE thông thường là 1,6-1,7). Nói dễ hiểu, mỗi phép toán thực hiện ở DC xanh của Viettel tiêu tốn ít điện năng hơn so với khi thực hiện ở một DC khác. 

Phát triển bền vững theo cách của Viettel

Trong kế hoạch dự kiến, Viettel sẽ khai trương thêm 3 DC chuẩn xanh mới, có công suất lên tới 240 MW – gấp 8 lần DC xanh lớn nhất Việt Nam hiện tại. Mục tiêu xa hơn là sử dụng năng lượng tái tạo từ 20-30% để vận hành các DC tại Việt Nam khi các quy định của pháp luật cho phép thực hiện.  

“Viettel đặc biệt chú ý đến việc tạo ra các giải pháp, sản phẩm thân thiện với môi trường”, ông Nguyễn Đình Chiến, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viettel, khẳng định. Theo đó, chiến lược hạ tầng số xanh không chỉ tạo ra một chương mới cho Viettel mà cho cả ngành công nghiệp DC tại Việt Nam.  

Trước xu thế các quốc gia nói riêng nhận thức rất rõ về tầm quan trọng của phát triển xanh và sự quyết tâm của Chính phủ trong thực hiện chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số, trung tâm dữ liệu thông minh Viettel IDC thể hiện tầm nhìn xa của Viettel trên hành trình phát triển bền vững. Đây còn là một bước tiến vững chắc của người Viettel trong việc khẳng định sứ mệnh “tiên phong kiến tạo xã hội số” của mình.

Nguồn: https://nhipsongkinhte.toquoc.vn/phat-trien-ben-vung-theo-cach-cua-viettel-20240616200812544.htm

Cùng chủ đề

Suntory PepsiCo – 30 năm song hành phát triển bền vững cùng Việt Nam Xanh

Gian hàng Suntory PepsiCo Việt Nam tại ngày hội Việt Nam xanh do báo Tuổi Trẻ tổ chức thu hút với hành trình phát triển bền vững khởi nguồn từ rất sớm và liên tục tiên phong trong những sáng kiến vì môi trường ...

Tuổi Trẻ Start-up Award 2024: Để xây dựng thương hiệu mà cả thế giới muốn dùng

Talkshow 'Xây dựng thương hiệu ngay từ vạch xuất phát' trong khuôn khổ Tuổi Trẻ Start-up Award 2024 mang đến những chia sẻ vừa thực tế vừa mang đầy cảm hứng khởi nghiệp cho các start-up còn non trẻ và cả những bạn trẻ đang có mong muốn khởi nghiệp. ...

Đẩy mạnh phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền Trung-Tây Nguyên

Sáng 9/11, Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 khu vực miền Trung-Tây Nguyên đã diễn ra tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.

Để Việt Nam Xanh tiến tới Net Zero là hành trình cần có sự đồng hành và nỗ lực của cả cộng đồng

Đó là thông điệp mà Đại sứ Việt Nam Xanh - hoa hậu H'Hen Niê, cùng với đại diện của nhiều doanh nghiệp, tổ chức đang thực hành tiêu chí ESG, hướng đến mục tiêu NetZero đã mang đến người tham dự Ngày hội Việt Nam Xanh 2024. ...

Petrovietnam: Thực thi chiến lược ESG hiệu quả, hướng đến phát triển bền vững

Ngày 8/11, tại Hà Nội, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) phối hợp cùng Vietstar tổ chức hội thảo "Thực thi chiến lược ESG hiệu quả: Mô hình và thực hành tốt nhất" với mục đích xây dựng hành trình phát triển bền vững tại Petrovietnam và các đơn vị thành viên. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng ảnh hưởng sâu rộng và rõ rệt, xu hướng chuyển đổi năng lượng, kinh tế xanh,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trường Đại học Duy Tân chính thức chuyển thành Đại học Duy Tân

(Tổ Quốc) - “Phát triển khối đại học công lập và khối ngoài công lập là bình đẳng”, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh trong phát biểu nhân kỷ niệm 30 năm thành lập Trường Đại học Duy Tân và công bố Quyết định...

Đến Đà Nẵng du khách thử trải nghiệm bay dù lượn tại bán đảo Sơn Trà

(Tổ Quốc) - Du khách khi tới thành phố Đà Nẵng tham quan du lịch thì nên thử cảm giác bay dù lượn tại bán đảo Sơn Trà để được ngắm nhìn toàn cảnh thành phố đẹp như một bức tranh. ...

Tín hiệu mừng cho sự phát triển, cất cánh của điện ảnh Việt

(Tổ Quốc) - Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII) đã đi đến những ngày cuối với nhiều hoạt động đặc sắc, đem lại cơ hội giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, hợp tác làm phim giữa những người làm điện ảnh. Nhiều nghệ sĩ, diễn...

Khẳng định Thủ đô năng động sáng tạo của châu Á

(Tổ Quốc) - Tối 9/11, Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 tưng bừng khai mạc tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám, mở màn chuỗi hoạt động hướng đến cộng đồng và khơi dậy tinh thần sáng tạo của người dân Hà Nội. Sự kiện do UBND thành...

Khai mạc Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024

(Tổ Quốc) - Tối 9-11, Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 khai mạc tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám, khu vực Nhà hát Lớn Hà Nội. ...

Bài đọc nhiều

HĐQT LPBank họp phân công nhiệm vụ cho các thành viên HĐQT và Ban điều hành

Tại cuộc họp đầu tháng 10/2024, Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam (LPBank; mã chứng khoán: LPB) vừa có các quyết định quan trọng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự cấp cao, hướng tới mục tiêu tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ, toàn diện, phát triển bền vững và thận trọng. Phát biểu tại buổi họp, thay mặt HĐQT, ông Nguyễn Đức Thụy - Chủ tịch HĐQT LPBank bày tỏ lời...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

SẴN SÀNG CHO IRCTIRE CUP 2024: TỔNG THƯ KÝ LIÊN ĐOÀN XE ĐẠP – MÔ TÔ THỂ THAO VIỆT NAM GẶP GỠ CÁC VĐV

14h chiều nay ngày 9/11, ông Nguyễn Ngọc Vũ - Tổng thư ký Liên đoàn Xe đạp - Mô tô Thể thao Việt Nam cùng BTC giải đua IRCtire Cup và Ban trọng tài đã có cuộc họp phổ biến chi tiết các thông tin trước thềm giải đua. Những lưu ý về đường đua, timeline thi đấu, hạng mục thi đấu được trao đổi cụ thể trong bầu không khí thân mật, sôi nổi của buổi họp. BTC nhấn mạnh,...

Những cam kết chính sách của ông Trump sẽ tác động tới kinh tế Việt Nam ra sao?

Ông Donald Trump thắng cử tổng thống thứ 47 của Mỹ. Khoảng hơn 2 tháng nữa, ông Trump sẽ chính thức bước vào Nhà Trắng và thực hiện các cam kết với cử tri. Các cam kết này là gì và sẽ tác động như thế nào tới kinh tế Việt Nam? Các cam kết chính sách Xuất thân từ kinh doanh, từ một tỷ phú nổi tiếng, ông Donald Trump bước vào các cuộc vận động tranh cử khác với rất nhiều...

Di của ‘Những đứa trẻ trong sương’ tự theo bạn trai hơn 7 tuổi về làm vợ

Nhờ chống lại tục 'bắt vợ', Má Thị Di người dân tộc Mông đã tìm được hạnh phúc bên chồng hơn 7 tuổi. Má Thị Di (thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) - nhân vật chính trong phim tài liệu Những đứa trẻ trong sương của đạo diễn Hà Lệ Diễm đã có những chia sẻ xúc động về cuộc sống của mình trong tọa đàm "Ra khỏi màn sương" do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức. -...

Cùng chuyên mục

Đảng đổi mới đưa đất nước vươn mình

Hơn 94 năm lãnh đạo Cách mạng, Đảng ta không ngừng hoàn thiện phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền. Và hiện tại, đất nước đang đứng trước thời điểm lịch sử mới, kỷ nguyên mới thì yêu cầu đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng để dẫn dắt dân tộc bước vào “kỷ nguyên vươn mình” đang đặt ra cấp bách. Thực tiễn và lịch sử cả trong nước và...

Chủ tịch Quốc hội dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Hà Nam

Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), sáng 10/11, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Khu dân cư thôn Lời, xã Thanh Hương, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Cùng chung vui với bà con tại Ngày hội có các Ủy viên Trung ương Đảng: Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm;...

Thành lập Ban chỉ đạo về tinh gọn bộ máy của Chính phủ

(Dân trí) - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thành lập Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc về tinh gọn bộ máy của Chính phủ theo Nghị quyết số 18 của Trung ương. Yêu cầu này được Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10.  Đánh giá về kết quả đạt được trong 10 tháng đầu năm, người đứng đầu Chính phủ cho rằng, tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục xu...

Sản phẩm “bất ngờ” của TH được đón nhận tại Trung Quốc

Trong 6 kỳ Hội chợ Nhập khẩu quốc tế (CIIE) Thượng Hải, các doanh nghiệp Việt Nam đã giới thiệu tới bạn hàng Trung Quốc các sản phẩm thế mạnh của mình như cà phê, hạt điều, các dòng đồ uống hoa quả, nước yến. Tại hội chợ lần này, Tập đoàn TH - doanh nghiệp được biết đến với thương hiệu TH true MILK, mang tới dòng sản phẩm bất ngờ với nhiều bạn hàng: Bơ lạt tự...

Lãnh đạo Vietjet truyền cảm hứng cho phụ nữ thành công

Tại Hội nghị Phụ nữ Việt Nam 2024 với chủ đề "Những người tạo thay đổi", bà Hồ Ngọc Yến Phương, Thành viên HĐQT và Phó tổng giám đốc Tài chính Vietjet, đã mang đến những chia sẻ giá trị về hành trình của mình trong ngành hàng không - một lĩnh vực thường được coi là "sân chơi" của nam giới, nơi mà giá trị tài sản tàu bay lên đến hàng tỉ USD. Bà Hồ Ngọc Yến Phương,...

Mới nhất

Ông Trump sẽ tái cấu trúc ngân sách quốc phòng Mỹ?

Trong cuộc thảo luận của Nhóm chiến lược Viện Reagan (RISG), các chuyên gia nêu ra những điểm chính có thể xuất hiện trong chính sách quốc phòng Mỹ tháng 1/2025, sau khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng. Cựu bộ trưởng lục quân dưới chính quyền ông Trump trước đây, ông Ryan McCarthy, cho biết: "Ngân sách cơ...

Trực tiếp bóng đá Việt Nam vs Indonesia chung kết Futsal Đông Nam Á 2024

Việt Nam0-0Indonesia Ghi bàn (F5 để cập nhật)Trận đấu bắt đầuĐội tuyển Việt Nam xuất phát với tổ 1 quen thuộc: Phạm Văn Tú (2), Châu Đoàn Phát (4), Trần Thái Huy (9), Nguyễn Thịnh Phát (10), Nhan Gia Hưng (13). Nhóm dự bị gồm Nguyễn Mạnh Dũng (5), Huỳnh Mi Woen (3), Phạm Đức Hòa (6), Đinh Công Viên (7),...

Góc nhìn TTCK tuần 11-15/11: Kiểm định lại vùng hỗ trợ 1.240

Đây là vùng hỗ trợ mạnh của thị trường và VN-Index vẫn có thể giữ được vùng này. Nhà đầu tư có thể tận dụng nhịp điều chỉnh để cơ cấu lại danh mục đầu tư. Góc nhìn TTCK tuần 11-15/11: Kiểm định lại vùng hỗ trợ 1.240 - 1.250 điểmĐây là vùng hỗ trợ mạnh của thị trường và...

Mới nhất