Trang chủNewsThời sựHiểm họa khó lường từ cuộc chạy đua vũ trang toàn cầu

Hiểm họa khó lường từ cuộc chạy đua vũ trang toàn cầu


Bà Rịa – Vũng Tàu: 15 nhà điêu khắc quy tụ khắc họa hình ảnh lực lượng vũ trang Việt Nam kêu gọi bảo vệ dân thường, tuân thủ luật nhân đạo quốc tế trong xung đột vũ trang

Mỹ dẫn đầu thế giới trong cuộc chạy đua vũ trang

Theo dữ liệu mới nhất từ Viện Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), tổng chi tiêu quốc phòng toàn cầu năm 2023 đạt mức đáng kinh ngạc 2.443 tỷ USD. Báo cáo thường niên được công bố gần đây của SIPRI có nhan đề “Xu hướng chi tiêu quân sự toàn cầu” kết luận đây là mức tăng chi tiêu quốc phòng hằng năm cao nhất từ trước đến nay kể từ năm 2009 và thế giới chưa bao giờ lại chi nhiều tiền như vậy cho việc chuẩn bị quân sự.

Ông Nan Tian, chuyên gia của SIPRI, nhận định các quốc gia đang ưu tiên sức mạnh quân sự và đây là phản ứng trực tiếp trước sự đi xuống của hòa bình và an ninh quốc tế. Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo về nguy cơ xảy ra xung đột lớn ngoài dự tính khi các nước chạy đua vũ trang.

Hiểm họa khó lường từ cuộc chạy đua vũ trang toàn cầu
Theo Viện Hòa bình Quốc tế Stockholm, tổng chi tiêu quốc phòng toàn cầu năm 2023 đạt mức đáng kinh ngạc 2.443 tỷ USD. Ảnh: Pixabay

Trên thực tế, một số quốc gia riêng lẻ từ lâu đã chi tới 2,3% tổng GDP chỉ để đảm bảo an ninh. Tuy nhiên, số liệu chưa được kiểm chứng này đã vượt đáng kể mục tiêu mà NATO đặt ra là buộc các quốc gia thành viên phân bổ không dưới 2% GDP cho quốc phòng.

Con số 2.443 tỷ USD lớn đến mức khó có thể tưởng tượng được. Chỉ có 7 quốc gia trên thế giới có GDP danh nghĩa vượt quá 2.400 tỷ USD. Cần nói thêm rằng mức tăng trưởng trung bình của ngân sách quốc phòng năm 2023 cao hơn gấp đôi mức tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu (khoảng 3%). Nếu những động lực đó được duy trì thì đến giữa những năm 2030, tổng chi tiêu quốc phòng hằng năm trên toàn cầu có khả năng vượt quá 5.000 tỷ USD và đến giữa thế kỷ này – tổng cộng sẽ là 10.000 tỷ USD.

Không thể đoán được nền văn minh của chúng ta sẽ đạt được điều gì nếu tất cả các nguồn lực này được đầu tư vào cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, các dự án không gian quy mô lớn hoặc tìm kiếm phương pháp điều trị mới cho bệnh ung thư và các bệnh nguy hiểm khác..

Các nhà lãnh đạo trên toàn cầu đang tìm kiếm nhiều lý do thuyết phục để nâng cao vị thế trong cuộc cạnh tranh quân sự toàn cầu. Như nhiều lần trong quá khứ, họ đang tích cực tham gia vào một trò chơi đổ lỗi bất tận với ý định hiển nhiên là áp đặt mọi trách nhiệm về cuộc chạy đua vũ trang lên các đối thủ địa chính trị. Tuy nhiên, những số liệu thống kê khô khan không có chỗ cho sự mơ hồ – Mỹ đã và đang tiếp tục là nước dẫn đầu thế giới trong cuộc chạy đua vũ trang: ngân sách của Lầu Năm Góc đã đạt kỷ lục lịch sử là 916 tỷ USD vào năm 2023.

Trong khi NATO đã chi 1.341 tỷ USD cho quốc phòng vào năm 2023, chiếm 55% chi tiêu toàn cầu và vượt đáng kể tỷ trọng của các nước NATO trong nền kinh tế toàn cầu. Nếu tính cả ngân sách quốc phòng đang tăng nhanh của các quốc gia như Ukraine (64,8 tỷ USD), Nhật Bản (50,2 tỷ USD), Hàn Quốc (47,9 tỷ USD), Australia (32,3 tỷ USD) và chi tiêu quân sự của một số đồng minh nhỏ hơn của Mỹ, tổng ngân sách quân sự của phương Tây nhìn chung chiếm hơn 2/3 tổng ngân sách toàn cầu. Theo ước tính của SIPRI, tổng chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc (296 tỷ USD) và Nga (109 tỷ USD) tương ứng với 16,5% tổng chi tiêu toàn cầu, chưa đến 1/4 chi tiêu của toàn phương Tây.

Ngay cả khi điều chỉnh hết sức có thể sự bất cân xứng về cơ cấu ngân sách quốc phòng giữa Mỹ và các đối thủ địa chính trị chính của nước này, thì rõ ràng là việc lập kế hoạch ngân sách chi tiêu quốc phòng của Washington và các đồng minh vẫn không được thực hiện theo các nguyên tắc hợp lý và có tính răn đe tối thiểu. Nếu bất cứ điều gì đang cản trở sự tăng trưởng ngân sách quân sự ở phương Tây, thì đó không phải là những hạn chế về mặt chính trị mà là về mặt kinh tế – tình trạng thiếu lao động có trình độ đang gia tăng và các vấn đề mới phát sinh trong chuỗi cung ứng.

NATO chiếm gần 3/4 thị trường vũ khí thế giới

Có thể nhận thấy một xu hướng rõ ràng không kém trong hoạt động buôn bán vũ khí toàn cầu. Theo SIPRI, Mỹ đã bán số vũ khí trị giá 223 tỷ USD cho nước ngoài trong năm 2023, tăng 16% so với một năm trước đó. Đây là một xu hướng dài hạn – trong 5 năm qua, thị phần quân sự toàn cầu của Mỹ đã tăng từ 34 lên 42%. Xu hướng này được ghi nhận trong bối cảnh thị phần của Mỹ trong tổng xuất khẩu thế giới đang giảm dần và hiện chỉ chiếm hơn 8%. Như vậy, trong khi dần mất đi vai trò “công xưởng thế giới” vào tay Trung Quốc và các nước khác, Mỹ ngày càng định vị mình là bên cung cấp vũ khí chính của thế giới.

Hiểm họa khó lường từ cuộc chạy đua vũ trang toàn cầu
Mỹ đã và đang tiếp tục là nước dẫn đầu thế giới trong cuộc chạy đua vũ trang. Ảnh: Pixabay

Số liệu thống kê của NATO cũng mang tính biểu tượng – thị phần của liên minh trong việc cung cấp vũ khí toàn cầu cho nước ngoài trong năm 2019-2023 tăng từ 62 lên 72%, tức là NATO chiếm gần 3/4 thị trường vũ khí thế giới. Pháp đã chứng minh mức tăng đặc biệt mạnh – 47% trong 5 năm. Ngoài việc cung cấp vũ khí thương mại, Mỹ và các nước NATO khác đang mở rộng mạnh mẽ các chương trình hỗ trợ kỹ thuật – quân sự cho nhiều đối tác ở châu Âu, châu Á, Trung Đông và châu Phi. Hầu hết các dự báo đều cho rằng Washington và các đồng minh sẽ tiếp tục củng cố vị thế của mình trong việc trang bị vũ khí cho phần còn lại của thế giới, từ đó làm trầm trọng hơn nữa vòng xoáy của cuộc chạy đua vũ trang.

Tình hình địa chính trị hiện nay không có lợi cho bất kỳ hành động tự kiềm chế nào trong lĩnh vực chi tiêu quân sự, chưa kể các sáng kiến giải trừ quân bị sâu rộng. Việc kiểm soát vũ khí chiến lược giữa Nga và Mỹ đã bị đóng băng hoàn toàn và có thể không bao giờ được khôi phục theo hình thức trước đây. Việc kiểm soát vũ khí thông thường ở châu Âu cũng không khá hơn – trong bầu không khí đối đầu quân sự giữa Nga và NATO, ngay cả ý tưởng về khả năng hạn chế lẫn nhau trong lĩnh vực quân sự tại chiến trường châu Âu cũng giống như một trò đùa. Việc nói về triển vọng trong việc kiểm soát vũ khí ở Trung Đông hoặc Đông Bắc Á trong bối cảnh xung đột đang diễn ra ở Dải Gaza và việc trao đổi các cuộc tấn công tên lửa giữa Israel và Iran sẽ bị coi là suy đoán vu vơ, nếu không muốn nói là phi lý.

Đánh giá của SIPRI đã liên hệ một cách đúng đắn sự bùng nổ quốc phòng đang diễn ra với các cuộc xung đột ở những nơi như Ukraine và Trung Đông, cũng như căng thẳng gia tăng ở nhiều nơi khác trên thế giới. Năm 2024 rất khó có thể trở thành một bước ngoặt mang tính quyết định giúp chuyển mũi nhọn của chính trị thế giới từ chiến tranh và khủng hoảng sang hòa bình hoặc ít nhất là giảm leo thang. Nhưng ngay cả khi ngày mai, bằng một phép màu nào đó, tất cả các cuộc xung đột vũ trang đang diễn ra hiện nay sẽ chấm dứt, thì cuộc chạy đua vũ trang toàn cầu vẫn sẽ không dừng lại. Các chương trình mua sắm quân sự hiện đại có sức ì nội bộ rất lớn. Ví dụ, máy bay ném bom chiến lược nổi tiếng B-52 của Mỹ được thử nghiệm năm 1952, đưa vào sử dụng năm 1955 và theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng Mỹ, có thể tiếp tục phục vụ cho đến năm 2064.

Ngoài ra, các tên lửa đạn đạo chiến lược, tàu ngầm tấn công và tàu sân bay đang được thiết kế ngày nay có thể sẽ được triển khai đầy đủ trong 15 đến 20 năm nữa và sẽ định hình bối cảnh chiến lược toàn cầu trong phần lớn nửa sau của thế kỷ 21. Một số hệ thống thành công nhất sẽ có thể tồn tại cho đến thế kỷ 22.





Nguồn: https://congthuong.vn/hiem-hoa-kho-luong-tu-cuoc-chay-dua-vu-trang-toan-cau-326488.html

Cùng chủ đề

Chiến sự Nga – Ukraine khiến Thụy Điển ‘chi đậm’ cho quốc phòng

Giữa tháng 10 vừa qua, Chính phủ Thụy Điển đã công bố chiến lược quốc phòng giai đoạn 2025 - 2030, đánh dấu một bước tiến lớn trong sự thay đổi tư duy quân sự của nước này. Theo kế hoạch, Thụy Điển sẽ phân bổ 170 tỷ SEK (14,9 tỷ Euro) cho quốc phòng quân sự và 35,7 tỷ SEK (3,1 tỷ Euro) cho phòng thủ dân sự, nâng chi tiêu quốc phòng...

Nga sẽ tăng 25% chi tiêu quốc phòng vào năm 2025

Theo tài liệu công bố vào thứ Hai, chi tiêu quốc phòng Nga sẽ tăng lên 13,5 nghìn tỷ rúp (145 tỷ USD) vào năm 2025, năm thứ tư của chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, tăng 25% so với mức chi tiêu của năm 2024. ...

Lần đầu tiên sau hơn 3 thập kỷ, Đức chi 2% GDP cho quốc phòng theo yêu cầu của NATO

Ngày 11/9, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho biết nước này dự định chi hơn 75 tỷ Euro (82,5 tỷ USD) cho quốc phòng vào năm 2025.

Anh muốn nâng chi tiêu quốc phòng, Brazil truy quét hang ổ tội phạm, Argentina giải tán cơ quan tình báo

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 17/7.

Ba Lan “vươn lên số 1 NATO”, mạnh tay chi tiêu hào phóng cho quốc phòng

Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski tối 12/7 cho biết, Ba Lan sẽ chi 5% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho quốc phòng vào năm 2025.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giới chính trị Ukraine “gây áp lực” lên tổng thống đàm phán hòa bình?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 8/11/2024: Giới chính trị Ukraine ép tổng thống đàm phán hòa bình với Nga khi các thông tin từ chiến trường và Mỹ bất lợi Tổng thống Volodymir Zelensky cần bắt đầu đàm phán để giải quyết xung đột với Nga. Điều này đã được Phó Chủ tịch Verkhovna Rada Yevgeny Shevchenko công bố với báo giới. Theo đó, phương Tây sẽ buộc ông Zelensky phải ra...

Vì sao giá sầu riêng trái vụ tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục tăng cao?

Hiện nay mùa sầu riêng tại Đắk Lắk đã kết thúc. Nhà vườn tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đang bước vào thu hoạch nên giá sầu riêng dự kiến cũng sẽ tăng. Sầu riêng trái vụ tăng giá mạnh Trên thị trường nội địa, giá sầu riêng hôm nay 8/11 neo ở mức cao đối với hàng loại đẹp xuất khẩu khi nguồn cung khan hiếm. Giá sầu riêng trái...

Doanh nghiệp dệt may tăng tốc về đích

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là kết thúc năm 2024, doanh nghiệp dệt may trong nước đang tích cực sản xuất, đáp ứng thời gian giao hàng và về đích theo đúng kế hoạch. Đến thời điểm hiện tại, Công ty CP Dệt may Đầu tư thương mại Thành Công (TCM) nhận khoảng 92% kế hoạch doanh thu cho đơn hàng quý IV/2024 và khoảng 90% kế hoạch doanh thu đơn hàng năm 2024. Bên...

Ấn Độ vẫn là thị trường xuất khẩu chính của quế Việt

Tháng 10/2024, thị trường xuất khẩu chính của quế Việt Nam vẫn là Ấn Độ chiếm 39,2% đạt 3.986 tấn, tăng 50,1% so với tháng 9. Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA), trong tháng 10/2024 Việt Nam xuất khẩu được 10.166 tấn quế, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 26,2 triệu USD, so với tháng trước lượng xuất khẩu tăng 58,1%. Prosi...

Ông Donald Trump đắc cử Tổng thống, Google liệu có thoát hiểm?

Ông Donald Trump có thể sẽ thay đổi hoặc hủy bỏ một số chính sách chống độc quyền của Google mà chính quyền của ông Biden đã thực hiện. Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể sẽ thay đổi hoặc hủy bỏ một số chính sách chống độc quyền mà chính quyền của ông Biden đã thực hiện, bao gồm cả việc chia tách Alphabet (công ty mẹ của Google). Các chính...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Thủ tướng làm việc với các doanh nghiệp lớn của Saudi Arabia

Thủ tướng Chính phủ đề nghị, cùng với mở rộng sản xuất, Tập đoàn tiếp tục đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, đa dạng hóa chuỗi phân phối các sản phẩm của Zamil.   Theo đặc phái viên TTXVN, nhân dịp dự Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai lần thứ 8 (FII8) và thăm, làm việc tại Vương quốc Saudi Arabia, sáng 30/10 (giờ địa phương), tại thủ đô Riyadh, Thủ tướng Chính phủ...

Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

(Chinhphu.vn) – Vào khoảng 18 giờ 30 chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cuba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana.   Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Cuba Miguel...

Cùng chuyên mục

Bạc Liêu: Hiệu quả từ sự đồng thuận của đồng bào các DTTS trong thực hiện Chương trình MTQG 1719

Bạc Liêu xác định công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia là nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, để đảm bảo sự nhất quán và hiệu quả trong việc thực hiện, từ đó đóng góp vào sự phát triển toàn diện và bền vững của tỉnh.Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội là các trụ cột chính của hệ thống an sinh, tham gia chính sách này, người dân được...

Bão Yinxing giật cấp 17, chuyển hướng Tây Tây Nam

(ĐCSVN) - Hồi 10 giờ ngày 8/11, vị trí tâm bão bão số 7 (Yinxing) ở trên vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông, với sức gió mạnh cấp 13-14, giật cấp 17, di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, tốc độ khoảng 15km/giờ. ...

Đã tìm thấy máy bay Yak-130 rơi ở Đắk Lắk

Lực lượng chức năng đã tìm thấy máy bay Yak-130 bị rơi ở khu vực vườn quốc gia Yok Đôn, thuộc huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk). Chiều 8/11, ông Phạm Trung Nghĩa, Chủ tịch UBND huyện Buôn Đôn xác nhận, lực lượng chức năng đã tìm thấy máy bay Yak-130 tại khu vực Vườn quốc gia Yok Đôn. "Khu vực này nằm trong rừng sâu và không có sóng điện thoại nên tôi chưa có hình ảnh, vị trí cụ...

Giới chính trị Ukraine “gây áp lực” lên tổng thống đàm phán hòa bình?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 8/11/2024: Giới chính trị Ukraine ép tổng thống đàm phán hòa bình với Nga khi các thông tin từ chiến trường và Mỹ bất lợi Tổng thống Volodymir Zelensky cần bắt đầu đàm phán để giải quyết xung đột với Nga. Điều này đã được Phó Chủ tịch Verkhovna Rada Yevgeny Shevchenko công bố với báo giới. Theo đó, phương Tây sẽ buộc ông Zelensky phải ra...

Cán bộ thanh tra Sở Du lịch Kiên Giang bị tố “vòi vĩnh” doanh nghiệp

Đại diện pháp luật một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Du lịch - Lữ hành đã gửi bằng chứng tố cán bộ thanh tra của sở Du lịch tỉnh Kiên Giang “vòi vĩnh”. ...

Mới nhất

Cập nhật mới nhất bão số 7 Yinxing, miền Bắc lại đón không khí lạnh tăng cường

Cập nhật tin bão mới nhất: Hồi 16 giờ (08/11), vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,4 độ Vĩ Bắc; 117,6 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông của...

Trung Quốc nói về hợp tác sau khi ông Trump đắc cử

Trung Quốc thông qua đại sứ tại Mỹ là ông Tạ Phong gửi thông điệp tới Washington rằng sẽ không có ai chiến thắng trong cuộc chiến thuế quan hay thương mại. ...

Tin nhắn bắt, kiểm điểm giáo viên dạy thêm là giả mạo

Theo đó, chiều 7/11, lãnh đạo nhiều trường trung học cơ sở trên địa bàn quận 1 (TP Hồ Chí Minh) nhận được tin nhắn gửi qua Zalo do lãnh đạo Phòng GD&ĐT quận này chuyển đến. Nội dung...

Tặng áo dài, áo ấm cho cô, trò trường mầm non thuộc Trại giam Hồng Ca

Đoàn công tác của Cục Công tác Đảng và công tác chính trị - Bộ Công an vừa...

Rơi nước mắt những câu chuyện vượt khó trong học tập

(NLĐO) – Những người trong hội trường đã không cầm được nước mắt khi nghe những câu chuyện trải lòng về vượt khó của các tân sinh...

Mới nhất