Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcMột nước Đông Nam Á 'hút' du học sinh Việt, số lượng...

Một nước Đông Nam Á ‘hút’ du học sinh Việt, số lượng tăng gấp 3, vì sao?


Một nước Đông Nam Á 'hút' du học sinh Việt, số lượng tăng gấp 3, vì sao?- Ảnh 1.

Ông Huỳnh Kim Toàn, Giám đốc Trung tâm xúc tiến du học VSE, tư vấn cho học sinh về cơ hội du học Malaysia

Chi phí cạnh tranh

Trao đổi với Thanh Niên bên lề Ngày hội Malaysia tổ chức hôm 15.6 tại TP.HCM, tiến sĩ Azriey Mazlan, Lãnh sự giáo dục, Tổng lãnh sự quán Malaysia tại TP.HCM, cho biết trong bối cảnh các nước “hot” như Canada, Úc thắt chặt thị thực du học, Malaysia với 170.000 sinh viên quốc tế vào năm 2023 và nhiều chi nhánh quốc tế của những trường ĐH nước ngoài có thể trở thành “trạm dừng chân” cho du học sinh Việt.

“Đó là vì hầu hết các chương trình đào tạo tại Malaysia, cả ở trường công lẫn trường tư, đều dạy bằng tiếng Anh, với người học đến từ 150 quốc gia và vùng lãnh thổ. Điều này giúp bạn sớm trải nghiệm môi trường quốc tế chỉ cách Việt Nam 1-2 giờ bay, đồng thời trau dồi năng lực tiếng Anh. Ngoài ra, các trường ĐH Malaysia cũng có nhiều chương trình liên kết đào tạo ở những quốc gia du học đang ‘siết’ với chi phí phải chăng”, ông Azriey cho hay.

Cụ thể, mức học phí trung bình của các trường ĐH Malaysia dao động từ 5.000-8.000 USD/năm (127-203 triệu đồng), thấp hơn rất nhiều so với Mỹ (43.000 USD, 1 tỉ đồng), Anh (30.000 USD, 763 triệu đồng) hay Úc (26.000 USD, 661 triệu đồng). Chưa kể, chi phí sinh hoạt và thuê trọ tổng cộng khoảng 3.000 USD/năm (76,3 triệu đồng), cũng thấp hơn nhiều so với các quốc gia du học nói tiếng Anh khác.

Về chất lượng giáo dục, Malaysia có nhiều ĐH công lập vào top 200 thế giới ở bảng xếp hạng năm 2025 của QS như Universiti Malaya (hạng 60), Universiti Kebangsaan Malaysia (138), Universiti Putra Malaysia (148)… Trong khi đó, các trường ĐH tư được thành lập bởi những tập đoàn đa quốc gia của Malaysia như Sunway, Berjaya…, tạo cơ hội cho du học sinh Việt vào thực tập khi đang học, theo ông Azriey.

Một nước Đông Nam Á 'hút' du học sinh Việt, số lượng tăng gấp 3, vì sao?- Ảnh 2.

Mức học phí cạnh tranh là lợi thế của nền giáo dục quốc tế tại Malaysia, theo tiến sĩ Azriey Mazlan

Chính phủ Malaysia cho phép sinh viên quốc tế làm việc tối đa 20 giờ/tuần. Các trường ĐH Malaysia cũng có văn phòng quốc tế chuyên hỗ trợ du học sinh tìm việc làm ở các công ty đa quốc gia sau khi tốt nghiệp hay trong thời gian thực tập. Nhìn chung, bạn có thể sống và làm việc tại Malaysia dễ dàng dù không biết tiếng địa phương. Việt Nam và Malaysia cũng có nhiều điểm tương đồng trong văn hóa”, tiến sĩ Azriey nhận định.

Hai yếu tố “hút” du học sinh Việt

Ông Firdauz Othman, Tổng lãnh sự Malaysia tại TP.HCM, cho biết ngày càng có nhiều du học sinh Việt đến Malaysia trong thời gian qua. Riêng năm 2023, nước này ghi nhận có 740 hồ sơ, tăng hơn 3 lần so với năm 2022. “Tính đến tháng 5.2024, chúng tôi đã tiếp nhận 225 hồ sơ xin thị thực du học của người Việt”, ông Firdauz chia sẻ.

Tổng lãnh sự Malaysia tại TP.HCM cho biết thêm, nước này đang có chương trình học bổng chính phủ bậc sau ĐH (MIS) dành cho du học sinh ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam. Để ứng tuyển, các bạn cần có điểm trung bình tích lũy (CGPA) từ 3.0/4.0 trở lên và điểm IELTS trên 6.0. Thời hạn nộp đơn xin học bổng năm nay sẽ kéo dài đến hết tháng 6, với giá trị 100% học phí kèm trợ cấp hằng tháng.

Một nước Đông Nam Á 'hút' du học sinh Việt, số lượng tăng gấp 3, vì sao?- Ảnh 3.

Theo Tổng lãnh sự Malaysia tại TP.HCM Firdauz Othman, du học sinh Việt ngày càng hiếu kỳ với Malaysia

Theo ông Huỳnh Kim Toàn, Giám đốc Trung tâm xúc tiến du học VSE, hai yếu tố khiến du học sinh Việt ngày càng hứng thú với Malaysia là chi phí và cơ hội việc làm. Cụ thể, một số du học sinh Việt chọn du học ở Malaysia theo chương trình liên kết 2+2 hoặc dự bị ĐH để làm quen với môi trường quốc tế trước với mức phí chỉ khoảng 1/3 so với Mỹ, Úc, sau đó mới đến các nước đó để hoàn thành bằng cấp.

“Học ở Malaysia, người Việt có cơ hội chuyển tiếp đến các trường hàng đầu cao hơn do được công nhận tốt hơn, trong khi học phí tương đương nhiều trường ĐH Việt Nam. Về chỗ ở, trường có ký túc xá cho du học sinh, hoặc các bạn có thể thuê ngoài với chi phí tầm 5 triệu đồng/tháng”, ông Toàn chia sẻ.

Sau khi tốt nghiệp, theo nam giám đốc, ngoài làm việc ở các công ty đa quốc gia ở nước ngoài, du học sinh Việt cũng có thể về Việt Nam “đầu quân” cho các doanh nghiệp nổi tiếng của Malaysia như Grab, Public Bank, Berjaya…

“Nhiều bạn đến nay vẫn chưa biết đến nền giáo dục quốc tế của Malaysia mà chỉ tưởng đây là một địa điểm du lịch. Tuy nhiên, các bạn nên biết rằng không chỉ có chi phí thấp, quốc gia này còn an toàn, có nền ẩm thực đa dạng, phong phú còn người dân thì hòa ái, thân thiện”, ông Toàn cho hay.




Nguồn: https://thanhnien.vn/mot-nuoc-dong-nam-a-hut-du-hoc-sinh-viet-so-luong-tang-gap-3-vi-sao-185240616080014026.htm

Cùng chủ đề

Việt Nam vươn mình mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực nhờ công nghệ

(Dân trí) - Ngày 12/11, Google; Temasek và Bain & Company công bố báo cáo Nền Kinh tế số Đông Nam Á lần thứ chín với chủ đề "Lợi Nhuận trên Đà Tăng Trưởng, Khai Thác Lợi Thế của Khu Vực Đông Nam Á". Báo cáo cập nhật xu hướng kinh tế số của 6 quốc gia Đông Nam Á bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam; trên sáu lĩnh vực: thương mại điện tử, dịch vụ...

Malaysia điều tra rà soát hành chính thuế chống bán phá giá với thép không gỉ cán nguội

Bộ Thương mại và công nghiệp Malaysia thông báo khởi xướng điều tra rà soát hành chính lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với thép không gỉ cán nguội. Theo Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương, Bộ Thương mại và công nghiệp Malaysia (MITI) đã có thông báo khởi xướng điều tra rà soát hành chính lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm thép không gỉ cán nguội...

Bại tướng của Công Phượng vượt mặt Cristiano Ronaldo

Tại đấu trường AFC Champions League Elite (cúp C1 châu Á 2024/2025), rất bất ngờ khi một cầu thủ Đông Nam Á đang nằm trong danh sách vua phá lưới của giải đấu. Tiền đạo Arif Aiman ghi 4 bàn thắng sau 4 trận đấu và xếp thứ nhì trong danh sách "vua dội bom" của giải đấu. Người dẫn đầu là Jasir Asani (Gwangju FC) với 6 pha lập công sau 4 trận. Mitrovic và Salem Al...

Malaysia tái khởi động cuộc tìm kiếm MH370

Chiếc Boeing 777 chở 227 hành khách và 12 thành viên phi hành đoàn mất tích vào ngày 8/3/2014 khi đang trên hành trình từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh. Malaysia, Trung Quốc và Australia đều đã kết thúc cuộc tìm kiếm chung vào tháng 1/2017 do không có phát hiện đáng kể nào.  Cuộc tìm kiếm tiếp theo do công ty thám hiểm biển tư nhân Ocean Infinity của Mỹ thực hiện cũng kết thúc mà không có kết...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mỹ mở căn cứ phòng không ở Ba Lan

Mỹ đã chính thức mở một căn cứ phòng không mới ở miền bắc Ba Lan vào ngày 13.11 trong bối cảnh nhiều quan ngại về nhiệm kỳ của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. ...

Phát hiện mới về chế độ ăn cực tốt cho người trên 50 tuổi

Nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí y sinh The American Journal of Clinical Nutrition, chỉ ra một chế độ ăn có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và làm chậm quá trình lão hóa não cho người...

Những trang phục phá vỡ quy tắc lại hút mắt người xem

Đã đến lúc từ bỏ những khuôn sáo cũ và đón nhận những cách kết hợp mới, thử...

Ông Hoàng Nam Tiến học lên tiến sĩ về Generative AI

Với gần 3 thập kỷ giữ vị trí quản trị và lãnh đạo tại tập đoàn công nghệ và giáo dục hàng đầu Việt Nam, ông Hoàng Nam Tiến - luôn được biết đến là một nhà lãnh đạo có tầm nhìn và...

Bài đọc nhiều

Công an xác minh nữ sinh lớp 8 ‘đánh hội đồng’ nữ sinh lớp 9

Sau khi mạng xã hội lan truyền clip được cho là nữ sinh lớp 8 cùng nhiều người 'đánh hội đồng' nữ sinh lớp 9 bằng mũ bảo hiểm, công an vào cuộc xác minh. ...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Thấy gì ở cuộc thi Nét đẹp Sinh viên Du lịch của Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh?

(Tổ Quốc) - Đêm chung kết cuộc thi Nét đẹp Sinh viên Du lịch 2024 của Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh thực sự là sân chơi học đường lành mạnh, văn minh, trong sáng và đầy bổ ích trong quãng đời sinh viên ngành du lịch. ...

Giáo viên xếp hạng tài chính gia đình học sinh gây phẫn nộ

Theo SCMP, vụ việc xảy ra tại trường Trung học Longming ở Thượng Hải (Trung Quốc).Bức ảnh lan truyền trên mạng xã hội cho thấy bài kiểm tra có câu hỏi gợi ý học sinh đánh giá thứ hạng xã hội của gia đình. Câu hỏi đi kèm biểu đồ dạng thang, yêu cầu các em chọn từ 1 đến 10, tương đương với các mức độ "công việc không đứng đắn và lương thấp nhất", "trình độ học vấn...

Nữ sinh bị đánh hội đồng gãy đốt sống cổ vì can bạn cãi nhau: Thông tin mới nhất

Theo đó, ông Lê Văn Thanh (trú huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa - bố của nữ sinh bị đánh hội đồng) xác nhận, sau hơn 1 tháng xảy ra sự việc con gái ông bị nhóm bạn đánh hội đồng, sức khỏe của cháu có tiến triển chút ít, tuy nhiên vẫn khá yếu. Hiện tại, cháu vẫn đang phải cố định phần cổ, chưa thể đi lại được. Đặc biệt, ăn uống vào vẫn bị nôn...

Cùng chuyên mục

Bản tin 60s: Người Việt tụt hạng về chỉ số thông thạo tiếng Anh

Cụ thể, người Việt đạt 498/800 điểm, nằm trong nhóm có mức độ thông thạo thấp (tức là từ 450 đến 499 điểm). Năm ngoái, Việt Nam đạt 505 điểm, xếp 58 thế giới và thuộc nhóm trung bình.  Cụ thể, người Việt đạt 498/800 điểm, nằm trong nhóm có mức độ thông thạo thấp (tức là từ 450 đến 499 điểm). Năm ngoái, Việt Nam đạt 505 điểm, xếp 58 thế giới và thuộc nhóm trung...

Lời chúc ngày 20/11 cho cô giáo mầm non hay, ý nghĩa

Giáo viên mầm non không chỉ dạy bảo mà còn chăm sóc, vỗ về các con mỗi ngày. Những lời chúc mừng ngày 20/11 dưới đây giúp bố mẹ bày tỏ tình cảm trân trọng, biết ơn tới những người thầy đầu tiên của con. Những lời chúc 20/11 dành cho cô giáo mầm non hay và ý nghĩa nhất: - Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, bố mẹ con xin gửi tới cô lời cảm ơn chân thành nhất....

Ông Hoàng Nam Tiến học lên tiến sĩ về Generative AI

Với gần 3 thập kỷ giữ vị trí quản trị và lãnh đạo tại tập đoàn công nghệ và giáo dục hàng đầu Việt Nam, ông Hoàng Nam Tiến - luôn được biết đến là một nhà lãnh đạo có tầm nhìn và...

Bạo lực học đường, 2 nữ sinh bị đâm

Chỉ mâu thuẫn nhỏ trong giờ giải lao mà bạo lực học đường đã xảy ra khi 2 nam sinh đã dùng vật nhọn đâm 2 nữ sinh bị thương, trong đó 1 nữ sinh phải chuyển viện tuyến trên cứu chữa vì...

100.000 đồng nghĩa tình của thầy cô huyện đảo

Hằng tháng, các thầy cô huyện đảo Cần Giờ, TP.HCM cùng nhiều bà con mỗi người đóng góp 100.000 đồng để hỗ trợ học sinh, người khó khăn trên địa bàn. Tháng 11-2021, hội nhóm thiện nguyện 100k của huyện đảo Cần Giờ ra...

Mới nhất

Hủy niêm yết bắt buộc cổ phiếu Thiên Nam (TNA)

Trước khi nhận lệnh huỷ niêm yết, cổ phiếu của doanh nghiệp ngành thép này cũng đang bị đình chỉ giao dịch từ 16/9. Trước khi nhận lệnh huỷ niêm yết, cổ phiếu của doanh nghiệp ngành thép này cũng đang bị đình chỉ giao dịch từ 16/9. ...

Chuyển đổi xanh trong sản xuất nông sản, thực phẩm thúc đẩy xuất khẩu sang Liên minh Châu Âu

Ông Lê Hoàng Tài – Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại - phát biểuSự kiện do Bộ Công Thương phối hợp với Ủy ban Châu Âu tổ chức cung cấp góc nhìn đa chiều từ các chuyên gia trong nước và quốc tế về triển vọng thị trường, khả năng tham gia sâu vào chuỗi cung...

Báo chí phải kết hợp giữa truyền thống với nền tảng số

Một số đại biểu Quốc hội cho biết báo chí truyền thống cần phải có tư duy sáng tạo hơn nữa để kết hợp giữa truyền thống với nền tảng số để vừa đáp ứng yêu cầu, vừa đến người dân một cách nhanh chóng. Bên hành lang kỳ họp, đại biểu Hoàng...

Thúc đẩy hợp tác đào tạo đại học giữa Việt Nam và Liên bang Đức

Ngày 13/11, tại Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc đã có buổi làm việc với đoàn công tác của Bộ Khoa học và Nghệ thuật bang Hessen Liên bang...

Cần tinh không cần nhiều

Sau phát biểu tại Quốc hội về tình trạng bộ máy cồng kềnh, chồng chéo đang kìm hãm sự phát triển đất nước và khẳng định “không tinh gọn sẽ không thể phát triển được”, mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp tục khẳng định quan...

Mới nhất