Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcLần đầu tiên tại Việt Nam: Tòa soạn báo thành giảng đường

Lần đầu tiên tại Việt Nam: Tòa soạn báo thành giảng đường


ThS Đặng Như Thảo - phó trưởng khoa truyền thông sáng tạo Trường đại học Nguyễn Tất Thành và ông Lê Xuân Trung - phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ (giữa) - cùng các giảng viên của lớp học tại lễ khai giảng - Ảnh: HỮU HẠNH

ThS Đặng Như Thảo – phó trưởng khoa truyền thông sáng tạo Trường đại học Nguyễn Tất Thành và ông Lê Xuân Trung – phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ (giữa) – cùng các giảng viên của lớp học tại lễ khai giảng – Ảnh: HỮU HẠNH

Trong học kỳ hợp tác đầu tiên này, gần 200 sinh viên năm 2 đại học chính quy thuộc hai ngành quan hệ công chúng và truyền thông đa phương tiện của Trường đại học Nguyễn Tất Thành tham gia khóa đào tạo trực tiếp tại báo Tuổi Trẻ.

Dạy thực chiến, tư duy truyền thông

Sau lễ khai giảng ngắn gọn và trang trọng diễn ra sáng 14-6 tại báo Tuổi Trẻ, các sinh viên bước vào môn học đầu tiên “Tổ chức ảnh trên các phương tiện truyền thông”. Người đứng lớp các tiết học đầu tiên là nhà báo Nguyễn Công Thành – nguyên trưởng phòng ảnh báo Tuổi Trẻ và các phóng viên ảnh của báo Tuổi Trẻ.

Ngoài việc giới thiệu cơ bản về máy ảnh, nhà báo Nguyễn Công Thành cung cấp cho các bạn sinh viên kiến thức nền về tư duy chụp ảnh, tư duy đề tài với các ví dụ minh họa cụ thể.

Trước khi bước vào thực hành, sinh viên cũng được hướng dẫn kỹ thuật chụp ảnh cho từng loại ảnh khác nhau như ảnh thời sự, ảnh chân dung, ảnh sự kiện… Với từng chủ đề cụ thể, giảng viên yêu cầu sinh viên trả lời nên chụp những hình ảnh như thế nào.

“Tư duy đề tài ảnh rất quan trọng. Khi sự việc sự kiện xảy ra, người chụp ảnh cần tư duy những hình ảnh sẽ chụp trước khi đến hiện trường chứ không thể chụp vu vơ. Chúng tôi sẽ phân tích cụ thể từng bức ảnh, từng hoạt động tác nghiệp của sinh viên để các bạn thấy được ưu điểm và hạn chế ở đâu.

Ngoài ra, sinh viên cũng sẽ tham gia một số sự kiện do báo Tuổi Trẻ tổ chức để chụp ảnh sự kiện – điều mà các bạn có thể sẽ gặp rất nhiều trong công việc sau này” – ông Thành nói.

Nhiều sinh viên cho biết đã từng chụp ảnh rất nhiều để đăng mạng xã hội nhưng thực sự chưa hiểu rõ về quá trình hình thành bức ảnh từ tư duy ảnh đến góc chụp, bố cục ảnh.

Lê Thị Hồng Nhung – sinh viên năm 2 ngành quan hệ công chúng – chia sẻ bạn cảm thấy thích thú, lôi cuốn với cách dạy thực tế tại báo Tuổi Trẻ.

“Bản thân tôi thích làm ra các sản phẩm truyền thông nên môn học này rất thú vị. Chúng tôi được trang bị các kiến thức cơ bản và sau đó thực hành để xem mình áp dụng kiến thức được tới đâu” – Nhung nói.

PGS.TS Vũ Quang Hào – trưởng khoa truyền thông sáng tạo Trường đại học Nguyễn Tất Thành – nhận xét đào tạo báo chí truyền thông ở Việt Nam lâu nay chỉ được thực hiện ở giảng đường đại học, có kiến tập và thực tập tại các cơ quan báo chí nhưng thời gian không nhiều.

Với mô hình đào tạo mới này, một số học phần thực hành sẽ được đưa về cơ quan báo chí trực tiếp giảng dạy. Điều này giúp tận dụng tối đa khả năng, trình độ, kinh nghiệm của các nhà báo cũng như các trang thiết bị kỹ thuật của báo.

“Đặc biệt là kiến thức, kỹ năng làm báo, tư duy truyền thông – điều mà trường đại học không thể dạy ở giảng đường. Sinh viên sớm tích lũy được tư duy truyền thông khi được phóng viên hướng dẫn, tham gia sản xuất sản phẩm thực tế. Đó là cách học tư duy từ những người thầy thực chiến” – ông Hào nói.

Sinh viên phát biểu và đặt câu hỏi tại lễ khai giảng chương trình hợp tác đào tạo giữa Trường đại học Nguyễn Tất Thành và báo Tuổi Trẻ - Ảnh: HỮU HẠNH

Sinh viên phát biểu và đặt câu hỏi tại lễ khai giảng chương trình hợp tác đào tạo giữa Trường đại học Nguyễn Tất Thành và báo Tuổi Trẻ – Ảnh: HỮU HẠNH

Cơ hội cho sinh viên

Lần đầu tiên tại Việt Nam, một cơ quan báo chí tham gia đào tạo một số học phần trong chương trình đại học chính quy. Việc đào tạo được thực hiện theo hướng tập trung thực hành, tiếp cận thực tiễn, tạo ra sản phẩm truyền thông thực tế.

Ngoài việc được cung cấp kiến thức nền tảng của học phần, hướng dẫn thực hành ngay tại chỗ, sinh viên sẽ được đưa về các phòng ban với sự hướng dẫn của phóng viên, biên tập viên, cùng tham gia sản xuất các sản phẩm thực tế.

Nhà báo Lê Xuân Trung – phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ – cho rằng sinh viên học tập, thực hành ở môi trường mới so với môi trường đại học hy vọng sẽ có những ý tưởng sáng tạo mới, tiếp cận nghề nghiệp, tích lũy kinh nghiệm thực tế.

Sinh viên học tập tại báo Tuổi Trẻ sẽ được tiếp cận quy trình sáng tạo các sản phẩm truyền thông mới, tác nghiệp cùng phóng viên, xử lý các tình huống thực tế – những điều mà các bạn có thể ít được tiếp cận ở giảng đường đại học. Điều này rất cần thiết cho công việc và nghề nghiệp sau này.

Báo Tuổi Trẻ sẽ tạo điều kiện để sinh viên thực hành, tác nghiệp như nhà báo. Những phóng viên có nhiều kinh nghiệm nghề nghiệp, vốn sống, vốn nghề luôn sẵn sàng trao đổi và hướng dẫn sinh viên.

Đưa sinh viên đến đào tạo tại doanh nghiệp không mới nhưng đưa giảng đường về tòa soạn báo là lần đầu tiên.

Tiến sĩ Trần Ái Cầm, hiệu trưởng Trường đại học Nguyễn Tất Thành, cho biết hợp tác đào tạo với doanh nghiệp đã được Trường đại học Nguyễn Tất Thành và các trường đại học khác thực hiện.

Tuy nhiên đó là ở các lĩnh vực, ngành nghề khác. Trường đại học Nguyễn Tất Thành phối hợp đào tạo cùng báo Tuổi Trẻ đánh dấu cột mốc lần đầu tiên cơ sở đào tạo kết hợp cùng đơn vị sử dụng lao động ngành truyền thông. Đó là bước đột phá về phương thức đào tạo.

Theo bà Cầm, người hưởng lợi nhiều nhất trong quá trình hợp tác này là các sinh viên khi được hướng dẫn, thực hành ở môi trường báo chí chuyên nghiệp.

Thực tế không có trường đại học nào có thể đầu tư đầy đủ trang thiết bị, công nghệ đa dạng như tòa soạn báo và cũng như không thể cho sinh viên thực hiện đầy đủ quy trình làm báo, sản xuất sản phẩm truyền thông như tại các báo.

Một số sản phẩm của sinh viên trong buổi học đầu tiên tại báo Tuổi Trẻ

Một số sản phẩm của sinh viên trong buổi học đầu tiên tại báo Tuổi Trẻ

“Khác so với học ở trường”

Cảm nhận sau buổi học đầu tiên tại báo Tuổi Trẻ, Trần Thị Thu Thảo – sinh viên năm 2 ngành quan hệ công chúng – cho biết “khác so với học ở trường”. Khác ở đây, theo Thảo, đó là cách dạy ngắn gọn, chi tiết và hướng dẫn thực hành ngay tại lớp sau mỗi phần học.

Thảo kỳ vọng cách đào tạo này sẽ giúp bản thân nắm được các kỹ thuật, quy trình khi thực hiện một sản phẩm truyền thông. Điều này giúp Thảo có những trải nghiệm thú vị, hiểu rõ hơn về nghề nghiệp, công việc sẽ làm sau này.

“Biết đâu em sẽ là đồng nghiệp của các anh chị phóng viên sau vài năm nữa” – Thảo vui vẻ cho hay.

Cột mốc lịch sử

ThS Đặng Như Thảo – phó trưởng khoa truyền thông sáng tạo Trường đại học Nguyễn Tất Thành – đánh giá đây là cột mốc lịch sử đào tạo truyền thông khi giảng đường được đưa vào tòa soạn.

Bà Thảo nói việc đào tạo tại tòa soạn giúp thu hẹp khoảng cách lý thuyết – thực hành. Sinh viên ngoài học kiến thức còn có thực hành, trải nghiệm và phát triển bản thân, mở rộng mối quan hệ góp phần cho sự phát triển nghề nghiệp sau này.



Nguồn: https://tuoitre.vn/lan-dau-tien-tai-viet-nam-toa-soan-bao-thanh-giang-duong-20240615093241064.htm

Cùng chủ đề

Cuộc thi Lan tỏa năng lượng tích cực 2024: Sáng tạo góp phần nâng tầm bánh kem

Lan tỏa năng lượng tích cực lần 5Sáng tạo góp phần nâng tầm bánh kemBộ sưu tập với hơn 40 tác phẩm thời trang là túi xách, giày, nón, đồng hồ, phụ kiện thời trang… của các thương hiệu đình đám, đã được chị Hà Hải cùng các bạn trong tiệm bánh của mình mô phỏng một cách tinh tế, vừa cho...

Cuộc thi Lan tỏa năng lượng tích cực 2024: Sinh viên dựng kịch nói tôn vinh Việt phục

Lan toả năng lượng tích cực lần 5Sinh viên dựng kịch nói tôn vinh Việt phục"Sắc cổ viễn xưa - Hồn Việt trong vạt áo" là tên của vở kịch nói được nhóm sinh viên khoa quan hệ công chúng và truyền thông, Trường đại học Văn Lang tự tổ chức xây dựng và biểu diễn. Vở kịch đưa ra tình huống người...

Cuộc thi Lan tỏa năng lượng tích cực 2024: 15 tập nhật ký lưu giữ ký ức

Lan tỏa năng lượng tích cực lần 515 tập nhật ký lưu giữ ký ứcThời nắng gió bạc vai áo xanh đã đi qua gần nửa thế kỷ, đồng đội ngày ấy giờ người còn, người mất. Ký ức về những ngày tuổi 18 của bà Hồng cũng loang dần theo dòng chảy của thời gian. Sợ đến một ngày chính mình cũng...

Hương vị phở Việt sẵn sàng lan tỏa ở Seoul, Hàn Quốc

Nói về cách ăn phở của người Hàn, ông Nguyễn Đình Tuyên - chủ doanh nghiệp nhà hàng Phở Khỏe tại Seoul, Hàn Quốc - cho biết với kinh nghiệm kinh doanh phở lâu năm tại Hàn Quốc và đang khá thành công, thì hương vị của các quán phở nước ngoài chỉ có thể chuẩn 70% so với một tô phở...

Người làm báo kết nối yêu thương hướng về đồng bào bão lụt

Do ảnh hưởng của bão số 3, ngày 10/9/2024, tuyến đường từ thành phố Lào Cai lên thị xã Sa Pa (thuộc tỉnh Lào Cai) còn nhiều điểm sạt lở, cấm ô tô đi lại. Để tiếp cận hiện trường vụ sạt lở phía sâu bên trong, nhóm phóng viên...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Airbus tặng ảnh vệ tinh các khu vực bị ảnh hưởng nặng bởi bão số 3

Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao, ngày 17-9, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã tiếp Đại sứ Pháp Olivier Brochet và Giám đốc Airbus Việt Nam Hoàng Tri Mai.Tại buổi tiếp, giám đốc Airbus Việt Nam đã trao cho phía Việt Nam ảnh vệ tinh quang học Pléiades và ảnh vệ tinh radar TerraSAR-X tại một số khu...

Cộng đồng ‘truy tìm’ chủ nhân túi nữ trang lẫn trong hàng cứu trợ của người dân Đà Nẵng

Chồng hết giận vì câu chuyện đẹp Bà Đào nói đã ủy quyền cho người cháu ở phía Bắc làm thủ tục với công an để nhận lại số trang sức, vàng, ngọc trai đã thất lạc ra Lào Cai.Bà Đào kể thêm, lúc đầu khi biết tin vợ vô tình làm lẫn túi vàng trong thùng cứu trợ, chồng của bà...

Bộ ảnh Trung thu lặng lẽ tại Làng Nủ gây xúc động

Vầng trăng yêu thương tìm đến mảnh đời khóMùa trăng rằm 2024, nhiều chương trình vui đón Trung thu được Đoàn - Hội - Đội cùng các đơn vị, tổ chức và những đội, nhóm, câu lạc bộ tình nguyện mang đến cho trẻ em, đặc biệt ưu tiên cho các bạn nhỏ có hoàn cảnh khó khăn. ...

Áp thấp nhiệt đới sẽ đổ bộ vào khu vực Thanh Hóa – Quảng Ngãi

Áp thấp nhiệt đới đang di chuyển nhanh và khả năng mạnh lên thành bão trong 24 giờ tới và khả năng cao (xác suất 70%) đi vào khu vực Thanh Hóa đến Quảng Ngãi.   Dự báo vị trí và hướng di chuyển áp thấp nhiệt đới lúc 16h chiều 17-9 - Ảnh: NCHMF Chiều 17-9, ông Nguyễn Văn Hưởng, trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết lúc 16h chiều...

Trung thu của học sinh Làng Nủ, chia kẹo cho những chỗ ngồi đã trống

Buổi học thứ hai ở trường có vài chỗ trống vì chủ nhân của chỗ ngồi đã bị lũ cuốn. Các bạn không ngồi vào chỗ ấy, thầy giáo chia kẹo cũng chia thêm phần kẹo đặt vào chỗ trống."Thầy cô và các em rất thương, rất nhớ các bạn. Nhưng để đảm bảo tâm lý cho các em học tập thì...

Bài đọc nhiều

Hậu bão Yagi, Hải Phòng quy định không vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh

Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng yêu cầu các cơ sở giáo dục không tổ chức vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh để tránh áp lực cho phụ huynh sau ảnh hưởng nặng nề của bão Yagi. “Trong điều kiện nhân dân gặp khó khăn sau bão số 3, không tổ chức vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh.” Đây là một trong những thông...

Thí điểm dùng tiếng Anh dạy học, TP.HCM chuẩn bị ra sao?

Lợi thế từ đội ngũ giáo viênTheo TS Nguyễn Thanh Bình, trưởng khoa tiếng Anh (Trường đại học Sư phạm TP.HCM), lợi thế lớn...

Giảm phụ thuộc vào kỳ thi tốt nghiệp THPT

36 tổ hợp môn thi tốt nghiệp THPTNăm 2025 là thời điểm những học sinh đầu tiên theo chương trình giáo dục phổ thông mới thi tốt nghiệp THPT. Vì vậy, kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ có...

55 học sinh một trường nhập viện sau bữa tiệc Trung thu

Trước đó, khoảng 19h30 ngày 15/9, Trường Phổ thông dân tộc (PTDT) Nội trú THCS&THPT huyện Xín Mần tổ chức cho tập thể  khối THCS gồm 300 học sinh liên hoan Trung thu. Sau khi ăn 15 phút, nhiều em có triệu chứng buồn nôn, đau đầu và đau bụng.  Đến 22h45 cùng ngày, các em được thầy, cô giáo đưa vào bệnh viện khám, được chẩn đoán ngộ độc thực phẩm và truyền dịch, gây nôn, điều trị...

Cùng chuyên mục

Nhiều giáo viên ở Đắk Lắk bị cắt, thu hồi tiền phụ cấp

TPO - Nhiều giáo viên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nằm trong diện bị cắt, truy thu tiền phụ cấp ưu đãi nghề. Không ít giáo viên thất vọng, thậm chí muốn nghỉ việc. "Giọt nước tràn ly" Đọc quyết định của Chủ tịch UBND huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) về việc thu hồi tiền chênh lệch do chi trả phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo vượt mức quy định, chị P.T.T (một...

Ứng viên phải qua ‘sàn’ trước khi trường ĐH tự công nhận, bổ nhiệm GS,PGS

TPO - Quy định của Thủ tướng Chính phủ đưa ra đối với xét công nhận chức danh Giáo sư, Phó giáo sư chỉ là tiêu chuẩn tối thiểu. Các trường đại học từ đó có thể đặt ra các yêu cầu cao hơn để công nhận, bổ nhiệm giáo sư, phó giáo sư theo nhu cầu của trường.  Hiện nay, theo Quyết định 37 của Thủ tướng Chính phủ về quy định tiêu chuẩn, thủ...

5 trường học chưa đủ điều kiện đến lớp sau bão số 3

Đến ngày 16/9, do ảnh hưởng của bão số 3, toàn tỉnh Yên Bái còn 5 trường và một điểm trường chưa đi học được, bao gồm: Trường trung học phổ thông Lý Thường Kiệt, thành phố Yên Bái; một điểm trường mầm non xã Việt Thành, huyện Trấn Yên; 2 trường tiểu học Hồng Thái và Yên Ninh, thuộc thành phố Yên Bái; trường liên cấp tại xã Minh Chuẩn, huyện Lục Yên và trường xã...

Vụ khay cơm “bèo bọt”: Các giáo viên mầm non bật khóc khi đối thoại với Chủ tịch huyện

Để các giáo viên thoải mái trao đổi, buổi đối thoại này không có sự tham dự của Ban giám hiệu nhà trường, chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn, lãnh đạo Ban thanh tra nhân dân, các Tổ trưởng bộ môn của trường… Khi vừa được Chủ tịch UBND huyện mở lời hỏi đến các vấn đề tại...

Tạo chuyển biến về chất lượng giáo dục đại học

Sinh viên Trường đại học Phenikaa thực hành nghiên cứu khoa học. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm học vừa qua, ngành Giáo dục đẩy mạnh triển khai quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục đại học, thực hiện tự chủ đại học, nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực gắn với nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo. Ngành từng bước thiết lập một hệ thống giáo dục...

Mới nhất

Thủ tướng là Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính là Trưởng Ban Chỉ đạo. Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng là Phó Trưởng Ban Chỉ đạo. Các Ủy viên gồm có: Đồng chí Nguyễn Thị Bích Ngọc, Thứ trưởng Kế hoạch và Đầu tư, Ủy viên Thường trực. Đồng chí Nguyễn Đức...

Bộ Quốc phòng hỗ trợ các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3

(Bqp.vn) - Trong những ngày qua, cơn bão số 3 đã gây ra thiệt hại vô cùng to lớn về người và tài sản của Nhà nước và nhân dân các tỉnh phía Bắc; Quân đội nhân dân Việt Nam đã thực hiện tốt chức năng “Đội quân công tác”, thực hiện nhiệm vụ “chiến đấu trong thời...

VN-Index bật tăng gần 20 điểm, các mã lớn khởi sắc

Thanh khoản toàn thị trường vẫn ở mức thấp, tổng khối lượng giao dịch 3 sàn đạt hơn 719,05 triệu cổ phiếu, tương ứng tổng giá trị giao dịch đạt hơn 15.091,61 tỷ đồng. Nhà đầu tư nước ngoài mua ròng phiên thứ hai trên 3 sàn hơn 499,19 tỷ đồng, tập trung vào các mã VHM...

Ứng viên phải qua ‘sàn’ trước khi trường ĐH tự công nhận, bổ nhiệm GS,PGS

TPO - Quy định của Thủ tướng Chính phủ đưa ra đối với xét công nhận chức danh Giáo sư, Phó giáo sư chỉ là tiêu chuẩn tối thiểu. Các trường đại học từ đó có thể đặt ra các yêu cầu cao hơn để công nhận, bổ nhiệm giáo sư, phó giáo sư theo nhu cầu...

Bộ Y tế khuyến cáo về đảm bảo an toàn thực phẩm khi hỗ trợ người dân vùng lũ

Tin mới y tế ngày 14/9: Bộ Y tế khuyến cáo về đảm bảo an toàn thực phẩm khi hỗ trợ người dân vùng lũCơn bão số 3 vừa qua đã gây thiệt hại rất lớn, hoàn lưu bão gây lũ quét, sạt lở tạo ra những vùng cô lập, người dân cần được hỗ trợ nhu yếu...

Mới nhất