Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcRa đề thi toán mà để học sinh khóc nhiều vậy có...

Ra đề thi toán mà để học sinh khóc nhiều vậy có thỏa đáng chưa?


Học sinh ra khỏi phòng thi sau buổi thi môn toán tại hội đồng thi THPT Lương Thế Vinh, quận 1, TP.HCM - Ảnh: MỸ DUNG

Học sinh ra khỏi phòng thi sau buổi thi môn toán tại hội đồng thi THPT Lương Thế Vinh, quận 1, TP.HCM – Ảnh: MỸ DUNG

* Một giáo viên môn toán bậc THCS tại TP.HCM: 

Học sinh nghi ngờ bản thân

Nhiều em học ngày học đêm, cố gắng không ngừng cho kỳ thi. Không phải tôi bênh học sinh nhưng đề toán ra thi vào lớp 10 vừa rồi khiến học sinh nghi ngờ bản thân, không biết hướng học nào là đúng cả.

Đề toán như vậy chỉ cổ vũ học sinh đi học thêm. Học thêm nhưng các em cũng chưa chắc chắn mà chẳng qua chỉ vì học một chỗ chưa được thì học hai chỗ, cho yên tâm hơn chút thôi.

Với đề thi toán này, nhiều học sinh đọc vào là “choáng” bởi nhiều thầy cô dạy toán đọc còn nhức đầu. Đề này câu chữ dài dòng, giống như từ văn phải chuyển thành toán mà từ toán phải chuyển thành văn vậy. Giống như từ ký hiệu toán học nhưng được diễn đạt bằng chữ vậy.

Sở GD-ĐT nói rằng đề toán ra có phần thực tế nhưng trong cuộc sống thực tế rất bao la, không thể bắt học sinh và giáo viên bao quát hết được. Nên nhớ rằng đề thi này dành cho những học sinh mới học lớp 9, các em cũng chưa có nhiều thực tế và cũng tiếp cận thực tế ở trường học khác nhau từ thầy cô giáo. 

Mấy năm đầu khi TP.HCM ra những bài toán thực tế trong tuyển sinh 10, sở có gói gọn trong lĩnh vực nào thì thầy cô còn biết để nhấn mạnh cho học sinh, khiến các em bớt bỡ ngỡ. Đằng này lại ra những bài thực tế mà các em học sinh ở TP.HCM ít va chạm nên các em rất bỡ ngỡ. Cộng với đề dài dòng, hai mặt giấy kín chữ khiến các em “khiếp” quá.

Với tâm lý của học sinh lớp 9, một bài không làm được là các em hoảng luôn dẫn đến những bài khác không làm được. Tôi thấy thương học sinh, đề ra như này khiến các em bị gánh nặng. Học sinh lớp 8 năm nay thấy thế chắc chỉ tăng tốc học thêm.

Cũng phải nói rằng, do những thay đổi của thời đại, học sinh ngày nay lướt TikTok nhiều, các em chỉ đọc những gì ngắn, và chủ yếu là xem các video ngắn nên các em rất ít đọc, khi gặp đề nhiều chữ, diễn đạt dài dòng thì các em sẽ càng rối rắm. 

Nên qua đề toán năm nay, tôi muốn nhắc học sinh phải cố gắng trong vấn đề đọc hiểu, phải cố gắng đọc quen những văn bản dài để hiểu các vấn đề diễn đạt bằng ngôn ngữ thực tế. Với đề toán như thế này, các em học sinh cần phải rèn thêm cả môn văn nữa mới làm tốt được.

* Ông Nguyễn Thành, phụ huynh có con thi lớp 10 tại TP.HCM:

Thay đổi cách dạy để học sinh tiếp cận tốt hơn

Học sinh ra khỏi phòng thi sau buổi thi môn toán tuyển sinh lớp 10 tại TP.HCM, ngày 7-6 - Ảnh: MỸ DUNG

Học sinh ra khỏi phòng thi sau buổi thi môn toán tuyển sinh lớp 10 tại TP.HCM, ngày 7-6 – Ảnh: MỸ DUNG

Tôi là cựu học sinh chuyên toán của một trường chuyên ở TP.HCM và là một phụ huynh có con thi lớp 10 năm nay. Đọc đề toán này tôi thấy đề dài và mỗi câu nhỏ phải giải quyết trong thời gian trung bình 12 phút là một thách thức. 

Với những đề thi dài như thế này mà học sinh phải mất thời gian suy luận thì các em sẽ không đủ thời gian để giải quyết hết các bài toán. Ngay cả đó là những học sinh giỏi toán nếu chưa từng làm qua cũng sẽ khó đáp ứng được việc hoàn thành tất cả bài toán này trong thời gian 120 phút.

Tôi cũng có theo dõi việc học của con tôi và thấy rằng những gì mà con được học ở trường thực sự không đáp ứng được đề toán này. Như vậy, đây là những bài toán mà con chúng tôi phải có thời gian suy luận nên về thời lượng đề toán thực sự chưa phù hợp. 

Mặt khác, tôi cũng thấy cần phải thay đổi cách dạy để học sinh tiếp cận các vấn đề tốt hơn vì đề ra như thế này sẽ khiến con cái chúng tôi hoang mang, không biết học vấn đề từ đâu.

* Một thầy giáo dạy toán bậc THPT tại TP.HCM:

Không thể chỉ đổi mới ở đề thi 

Nếu so sánh đề toán thi tuyển sinh lớp 10 của TP.HCM với đề toán tuyển sinh lớp 10 của Hà Nội, ta sẽ thấy đề của TP.HCM hàm lượng thực tế cao hơn nhiều. Điều này gây ra việc rất nhiều học sinh khóc sau khi thi môn toán vừa qua. 

Ta phải đặt câu hỏi tại sao Hà Nội cũng tuyển sinh như TP.HCM nhưng đề thi môn toán của họ không khiến học sinh “khóc thét” như vậy mà họ cũng đạt được mục đích là tuyển được học sinh vào lớp 10 công lập.

Nếu có một phép so sánh nữa, học sinh thi tốt nghiệp THPT cũng vẫn đạt được mục đích chọn vào đại học và thi tốt nghiệp nhưng cũng không có nhiều hàm lượng thực tế như đề toán TP.HCM. 

Tôi không phải là người ngại đổi mới nhưng chúng ta phải biết rằng đổi mới phải bắt đầu từ cách học của học sinh, phải chuẩn bị cho các em tinh thần và phải chuẩn bị cho giáo viên phương tiện dạy học phù hợp chứ không thể chỉ đổi mới ở đề thi.

Vì từ đề thi này, học sinh chỉ cảm thấy mất tự tin, hoang mang. Để các em khóc nhiều như vậy có đáng không? Không phải các em không học, không chăm chỉ nhưng các em đã học và chăm chỉ rồi mà vẫn cảm thấy hỗn loạn trước đề thi nhiều vấn đề lạ lẫm như thế. 

Các em học sinh mới học lớp 9 và đây là kỳ thi lớn đầu tiên của các em mà bị giội gáo nước lạnh như vậy sẽ có thể dẫn đến những vấn đề bất ổn tâm lý cho các em.

Bạn có ý kiến thế nào về đề thi toán vào lớp 10 của TP.HCM vừa qua cũng như cách dạy và học toán trong nhà trường? Ý kiến gởi về giaoduc@tuoitre.com.vn.



Nguồn: https://tuoitre.vn/ra-de-thi-toan-ma-de-hoc-sinh-khoc-nhieu-vay-co-thoa-dang-chua-20240613185504978.htm

Cùng chủ đề

Môn thứ 3 sẽ thay đổi hàng năm để tránh học lệch, học tủ

Thứ trưởng Bộ GDĐT Phạm Ngọc Thưởng cho biết, việc thay đổi môn thi thứ 3 vào lớp 10 hằng năm giúp học sinh học đều các môn, tránh học lệch, học tủ.

Nghi vấn đề học sinh giỏi Toán bị lộ trước ngày thi: Phòng GD-ĐT quận Hai Bà Trưng nói gì?

Đại diện Phòng GD-ĐT quận Hai Bà Trưng cho biết, các khâu xây dựng đề thi học sinh giỏi môn Toán được thực hiện đúng quy định, không có việc lộ đề. Kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) diễn ra ngày 29/10 với sự tham gia của 698 học sinh 18 trường. Học sinh dự thi các môn Ngữ văn, Toán, Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Giáo dục công dân, Khoa học...

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT: Môn thứ 3 thi lớp 10 sẽ thay đổi hàng năm

Ông Phạm Ngọc Thưởng, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho hay, môn thứ ba thi lớp 10 do các địa phương lựa chọn nhưng với nguyên tắc hàng năm sẽ thay đổi để tránh chuyện học tủ, học lệch. Ngày 31/10, bên lề hội nghị Tổng kết kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020-2024, ông Phạm Ngọc Thưởng, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho hay, tinh thần thi tuyển sinh vào lớp 10 sẽ gồm 3 môn. Trong đó Toán và...

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT: Môn thứ 3 thi lớp 10 sẽ thay đổi hàng năm

Ngày 31/10, bên lề hội nghị Tổng kết kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020-2024, ông Phạm Ngọc Thưởng, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho hay, tinh thần thi tuyển sinh vào lớp 10 sẽ gồm 3 môn. Trong đó Toán và Ngữ văn là 2 môn bắt buộc. Môn thứ 3 do các địa phương lựa chọn trong những môn còn lại có đánh giá bằng điểm số nhưng với nguyên tắc hàng năm sẽ thay đổi...

Thay đổi môn thi thứ ba trong tuyển sinh lớp 10 để tránh học lệch, học tủ

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh học sinh chỉ cần học đều các môn là có thể đảm bảo cho kỳ thi tuyển sinh lớp 10, không cần lo lắng và học thêm. Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh học sinh chỉ cần học đều các môn là có thể đảm bảo cho kỳ thi tuyển sinh lớp 10, không cần lo lắng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Gamuda: Ứng dụng AI là bước đi chiến lược để cạnh tranh

Gamuda (Malaysia) tiên phong áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) cho các công trình xây dựng. Bởi AI góp phần nâng cao chất lượng, đảm bảo tiến độ và an toàn hiệu quả cho dự án. Thiết lập tiêu chuẩn mới cho ngành...

Bổ nhiệm ba lãnh đạo cấp vụ trưởng tại Ủy ban Chứng khoán

Ông Đỗ Anh Vũ vừa được bổ nhiệm giữ chức chánh văn phòng Ủy ban Chứng khoán. Vụ Giám sát thị trường chứng khoán và Vụ Phát triển thị trường chứng khoán cũng có vụ trưởng mới. Ngày 1-11, Ủy ban Chứng khoán Nhà...

Lữ hành Saigontourist tung ‘Deal chấn động’ 199.000 đồng tri ân khách hàng

Nhân dịp lần thứ 9 liên tiếp được công nhận Thương hiệu quốc gia, Lữ hành Saigontourist tung chương trình khuyến mãi đặc biệt nhằm tri ân khách. Trong quản lý và hoạt động kinh doanh, đơn vị giữ vững thế mạnh hàng đầu...

Truyền thông là cầu nối giữa chính sách và hành động để thúc đẩy phát triển bền vững

Để thúc đẩy phát triển bền vững và chuyển đổi xanh toàn diện nhằm đạt mục tiêu Net Zero, cần sự chung tay của Chính phủ, doanh nghiệp và sự tham gia mạnh mẽ của các cơ quan truyền thông với vai trò là cầu nối thông tin. ...

Giảm trừ gia cảnh lạc hậu, cử tri TP.HCM tiếp tục đề nghị nâng, Bộ Tài chính nói ‘chưa thể’

Cử tri TP.HCM đề nghị Quốc hội, Chính phủ điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh để phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội hiện nay. Đồng thời cử tri kiến nghị tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng hàng hóa trong năm sau. ...

Bài đọc nhiều

Thành phố Sơn La đại diện Việt Nam tham dự Hội nghị Thành phố học tập khu vực ASEAN+3

Hội nghị Thành phố học tập khu vực ASEAN+3 đang diễn ra tại Bangkok, Thái Lan là bước ngoặt quan trọng trong việc thúc đẩy nỗ lực hợp tác giữa các thành phố đang định hình chương trình nghị sự toàn cầu. Thành phố Sơn La đại diện cho các thành phố học tập của Việt Nam đã tham gia và có bài chia sẻ tại Hội nghị này.

“Nắng trên non” lan tỏa tinh thần tự tin, làm chủ cuộc sống của phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số

Sự kiện truyền thông “Nắng trên non” vừa được Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức tại trường THCS và THPT Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai nhằm khơi dậy, khích lệ tinh thần vượt...

Tranh luận đề kiểm tra ngữ văn ‘lối sống phông bạt của giới trẻ’

Trên mạng xã hội hiện đang lan truyền đề kiểm tra môn ngữ văn giữa học kỳ 1 của một lớp 10 tại trường có tiếng ở TP.HCM chỉ vỏn vẹn một dòng với 17 từ có nội dung: 'Hãy viết bài văn...

Nữ sinh Khoa học Máy tính làm rạng danh phái đẹp trong ngành công nghệ

Nguyễn Bảo Dung (ngành Khoa học Máy tính, trường ĐH Công nghệ, ĐHQG Hà Nội) vinh dự nhận Giải thưởng Nữ sinh Khoa học Công nghệ Việt Nam. Hành trình của Dung không chỉ ghi dấu ấn trong học tập mà còn truyền cảm hứng cho nhiều bạn trẻ, đặc biệt...

Tỉnh nào có mật độ dân số thấp nhất cả nước?

Nhiều tỉnh thành trên cả nước có mật độ dân số (người/km2) rất cao, tuy nhiên ở một số địa phương con số này lại rất thấp. ...

Cùng chuyên mục

Bố mẹ dốc tiền cho con học IELTS

Chi hơn 100 triệu đồng cho con luyện IELTS theo lộ trình từ lớp 6 tới lớp 11 để đạt 6.5, chị Thành thấy mãn nguyện khi con trai vào được đại học nhờ xét tuyển chứng chỉ này. Con trai chị Nguyễn Thị Thành (Cầu Giấy, Hà Nội) đang là sinh viên năm nhất Đại học Ngoại ngữ Hà Nội.  “Con thi không đủ 37 điểm để vào khoa mong muốn (điểm ngoại ngữ nhân đôi), học bạ không đẹp,...

Trường đại học Sư phạm TP.HCM bỏ phương thức xét tuyển học bạ trong tuyển sinh 2025

Năm 2025, Trường đại học Sư phạm TP.HCM vừa công bố thay đổi hàng loạt nội dung quan trọng trong đề án tuyển sinh đại học năm 2025. Chiều 1-11, Trường đại học Sư phạm TP.HCM đã công bố các thay đổi quan trọng...

Xử lý hiệu trưởng nếu thu chi không đúng quy định

Rà soát lại hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh; xử lý hiệu trưởng nếu thu chi không đúng quy định… Đó là một trong những nội dung văn bản của UBND quận 7, TP.HCM về chấn chỉnh việc vận động...

Thỏa thuận hợp tác giữa Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và Đại sứ quán Chi-lê tại Việt Nam

(ĐCSVN)- Ngày 31/10, Đại diện Đại sứ quán (ĐSQ) Chi-lê tại Việt Nam và Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) đã có buổi trao đổi và kí Thoả thuận hợp tác về văn hoá và dịch thuật. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ giao lưu, hợp tác quốc tế của NXBGDVN. Tham dự buổi làm việc, phía ĐSQ Chi-lê tại Việt Nam có Ngài Sergio Narea  –  Đại sứ Chilê tại Việt Nam. Đại diện NXBGDVN...

Khung năng lực số giúp sinh viên cạnh tranh trên thị trường lao động quốc tế

Ngày 1.11, tại Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội), Bộ GD-ĐT đã tổ chức tọa đàm lấy ý kiến góp ý dự thảo thông tư ban hành khung năng lực số cho người học trong...

Mới nhất

Thông cáo báo chí số 11 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Ngày 1/11, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV tiếp tục ngày làm việc thứ mười một tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Buổi sáng: Nội dung 1: Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc...

Đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam: Số lượng đường cong trên toàn tuyến còn rất nhiều

Đơn vị tư vấn thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam do Hội đồng thẩm định Nhà nước thuê đã đưa ra nhận định, số lượng đường cong trên tuyến vẫn còn rất nhiều, chiếm trên 35% chiều dài của tuyến là quá lớn. Bộ GTVT khẳng định...

Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung tiếp Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hà Vĩ

Ngày 1/11, tại Hà Nội, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung đã tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam Hà Vĩ tới chào xã giao nhân dịp bắt đầu nhiệm kỳ công tác. Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung...

Chàng trai Việt nghỉ việc đi du lịch, 60 ngày tiêu hết 120 triệu đồng

(Dân trí) - Kết thúc hành trình 8.000km vào đúng ngày sinh nhật, An Linh thấy vừa vui, vừa tiếc. Anh dự tính mỗi ngày tiêu hết 1 triệu đồng nhưng đã tiêu lên gần gấp đôi.   Mười ngày sau khi nghỉ việc, cùng với chiếc mô tô cũ, Nguyễn Diệp An Linh (SN 1997, Hòa Bình) lên đường khám...

Tổng biên tập báo Nhân dân Lê Quốc Minh tiếp Đại sứ Pakistan tại Việt Nam

(CLO) Chiều 1/11, ông Lê Quốc Minh - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo...

Mới nhất