Sự chuyển hướng khỏi tin tức đó rất rõ ràng, chẳng hạn như việc thay đổi thuật toán của Facebook và Instagram. Sự thờ ơ với tin tức không hề được thổi phồng mà nó hoàn toàn có thật, như nghiên cứu gần đây về TikTok chỉ ra.
YouTube là một trường hợp đáng chú ý trong bối cảnh này. Theo một nghiên cứu quốc tế, YouTube là một trong những nền tảng lớn nhất để xem tin tức trên toàn cầu, với 20% người trưởng thành sử dụng nó thường xuyên để xem tin tức.
Thuật toán của YouTube đã cho thấy xu hướng đáng lo ngại khi hiển thị số lượng video cực đoan không cân xứng. Nhưng có rất ít dấu hiệu rõ ràng về việc liệu thuật toán của nó hướng người dùng đến hay tránh xa tin tức nói chung.
Một nghiên cứu mới về Truyền thông Chính trị đã cung cấp dữ liệu đáng kể đầu tiên về câu hỏi này. Theo giải thích, nhìn chung có 2 cách thuật toán của YouTube chuyển hướng người dùng khỏi tin tức.
Một là “bong bóng bộ lọc theo chủ đề”, trong đó bạn xem video giải trí và tiếp tục nhận được nhiều video giải trí được đề xuất hơn. Hai là “chuyển hướng thuật toán”, trong đó thuật toán thực hiện ngược lại và đề xuất cho bạn nội dung khác với nội dung bạn đang xem, chẳng hạn như một video giải trí sau khi bạn xem xong một video tin tức.
Trên YouTube, cả hai thuật toán đều có xu hướng khiến mọi người rời xa tin tức. “Hiệu ứng bong bóng” bộ lọc theo chủ đề mạnh hơn đối với hầu hết các loại video giải trí so với tin tức và việc chuyển hướng theo thuật toán cũng có tác dụng nhiều hơn đối với các video giải trí.
Nói cách khác, nếu bạn xem một video giải trí, bạn có nhiều khả năng được đề xuất cùng thể loại video hơn so với khi bạn xem một video tin tức.
Kết quả là với tư cách người dùng, bạn có thể bắt đầu xem tin tức nhưng sẽ ngày càng thấy nhiều video giải trí xuất hiện dưới dạng đề xuất. Các nhà nghiên cứu viết rằng, trung bình, một video giải trí có khả năng được đề xuất cao gấp 3 lần so với một video tin tức. Điều này cho thấy bất kể người dùng bắt đầu với nội dung gì trên YouTube, họ có nhiều khả năng xem video giải trí hơn video tin tức.
Theo các nhà nghiên cứu, kiểu thiên vị video giải trí này bắt nguồn từ việc YouTube được xây dựng trên việc tăng cường mức độ tương tác cho mục đích kinh tế, đơn giản vì mọi người quan tâm đến giải trí nhiều hơn là tin tức trên mạng xã hội. Thuật toán của YouTube được thiết kế để gây sức ép khá mạnh trên quy mô chống lại tin tức.
Ngọc Ánh (theo NiemanLab)
Nguồn: https://www.congluan.vn/youtube-va-cac-mang-xa-hoi-dang-ngay-cang-ne-tranh-tin-tuc-bao-chi-post299126.html