Trang chủNewsKinh tếGắn Đề án 1 triệu ha lúa với sản xuất hữu cơ,...

Gắn Đề án 1 triệu ha lúa với sản xuất hữu cơ, ‘thuận thiên’



ĐBSCL Việc thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh nên triển khai theo hướng hữu cơ, ‘thuận thiên’.

Sản xuất lúa – tôm là hình thức canh tác nông nghiệp độc đáo, 'thuận thiên' gắn liền với vùng ĐBSCL, giúp con người thích nghi hài hòa với tự nhiên. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Sản xuất lúa – tôm là hình thức canh tác nông nghiệp độc đáo, ‘thuận thiên’ gắn liền với vùng ĐBSCL, giúp con người thích nghi hài hòa với tự nhiên. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Gắn chặt sản xuất hữu cơ với quan điểm “thuận thiên”

Canh tác lúa theo hướng “thuận thiên” là xu thế phát triển tất yếu, bền vững, mang lại nhiều lợi ích, vừa đạt mục tiêu kinh tế, vừa bảo vệ môi trường, hướng tới mục tiêu đảm bảo an toàn và bảo vệ tương lai cho vùng ĐBSCL trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp.

Đây là nội dung chính được đưa ra tại hội thảo quốc tế về “Hệ thống nông nghiệp – lương thực, sức khỏe và di sản văn hóa – thiên nhiên vùng đồng bằng” do Trường Đại học An Giang (Đại học Quốc gia TP.HCM) phối hợp với Quỹ Nghiên cứu và Sáng tạo Chính phủ Anh và Đại học Newcastle (Vương quốc Anh) tổ chức mới đây tại An Giang.

Giáo sư Andy Large, Giám đốc dự án Đại học Newcastle cho biết, kết quả nghiên cứu của 3 hợp phần chính của dự án “Nghiên cứu về đồng bằng” (Living Deltas Hub) trong giai đoạn 2019 – 2024 cho thấy, phát triển nông nghiệp theo hướng “thuận thiên” không chỉ là câu chuyện kinh tế mà còn mang đậm yếu tố lịch sử, xã hội và văn hóa địa phương, không chỉ cho hôm nay mà còn lưu truyền cho thế hệ tương lai của vùng ĐBSCL theo đúng tinh thần của Nghị quyết 120 về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu.

Theo Giáo sư Andy Large, ĐBSCL được xem là vựa nông sản lớn nhất Việt Nam với diện tích canh tác nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản khoảng 3 triệu ha. Sản lượng sản phẩm nông nghiệp của ĐBSCL chiếm trên 50% so với cả nước, trong đó đóng góp trên 70% sản lượng cây ăn trái và thủy sản, 90% lương thực xuất khẩu của cả nước. Không chỉ quan trọng với nông nghiệp, ĐBSCL cũng là vùng giàu đa dạng sinh học.

Theo Giáo sư Andy Large, Giám đốc dự án - Đại học Newcastle (Vương quốc Anh), phát triển nông nghiệp theo 'thuận thiên' không chỉ là câu chuyện kinh tế mà còn mang đậm yếu tố lịch sử, xã hội và văn hóa vùng ĐBSCL. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Theo Giáo sư Andy Large, Giám đốc dự án – Đại học Newcastle (Vương quốc Anh), phát triển nông nghiệp theo “thuận thiên” không chỉ là câu chuyện kinh tế mà còn mang đậm yếu tố lịch sử, xã hội và văn hóa vùng ĐBSCL. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Tuy nhiên, ĐBSCL đang phải đối mặt với nhiều thách thức, phát triển không bền vững, tác động từ thủy điện đầu nguồn sông Mê Kông và biến đổi khí hậu. Cùng với đó, ĐBSCL cũng đang phải đối mặt với những thách thức rất lớn từ biến đổi khí hậu làm thay đổi lượng mưa cũng như gia tăng mức độ hạn hán, xâm nhập mặn, ảnh hưởng đến triển vọng phát triển cũng như sinh kế lâu dài của người dân…

Giáo sư Andy Large cho rằng, việc ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua giải pháp “thuận thiên” là yêu cầu cấp bách. Thực tế, các địa phương ĐBSCL đã và đang triển khai nhiều giải pháp canh tác nông nghiệp theo hướng “thuận thiên” như: Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030; mô hình canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu; mô hình sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc BVTV sinh học; chăn nuôi tuần hoàn; kinh tế dưới tán rừng; mô hình tôm – lúa…  

Đồng tình với quan điểm này, TS Nguyễn Văn Kiền, Trưởng dự án Trường Đại học An Giang (Đại học Quốc gia TP.HCM) cho biết: Mô hình canh tác lúa sinh thái, hữu cơ là hình thức canh tác nông nghiệp độc đáo, “thuận thiên” gắn liền với vùng ĐBSCL, giúp con người với tự nhiên thích nghi một cách hài hòa, có kiểm soát thuận theo các quy luật của tự nhiên để đem lại lợi ích cho con người và bảo vệ hệ sinh thái.

TS Kiền khẳng định, nền tảng thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ nói chung và lúa gạo hữu cơ nói riêng đã có, thậm chí đây là xu hướng tiêu dùng tất yếu. Tuy nhiên, giá trị sản xuất nông nghiệp theo hướng “thuận thiên” vẫn chưa cao và nông dân vẫn chưa được hưởng lợi nhiều.

GS.TS Võ Tòng Xuân cho rằng, để phát triển nông nghiệp bền vững, người dân ĐBSCL phải hướng tới sản xuất lúa gạo phát thải carbon thấp. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

GS.TS Võ Tòng Xuân cho rằng, để phát triển nông nghiệp bền vững, người dân ĐBSCL phải hướng tới sản xuất lúa gạo phát thải carbon thấp. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Cùng quan điểm, GS.TS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng danh dự Trường Đại học Nam Cần Thơ cho rằng, để phát triển nông nghiệp bền vững, người dân ĐBSCL phải hướng tới sản xuất lúa gạo phát thải carbon thấp.

Theo đó, GS.TS Võ Tòng Xuân khuyến cáo, việc triển khai Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030 nên theo hướng hữu cơ, “thuận thiên” bằng cách áp dụng kỹ thuật sản xuất tưới ướt – khô xen kẽ, “1 phải 5 giảm”…

“Nếu nông dân chúng ta thực hiện đồng loạt, tối ưu các biện pháp canh tác theo hướng hữu cơ trên toàn bộ diện tích 1,9 triệu ha lúa của vùng ĐBSCL đến năm 2030, sẽ giúp ngành lúa gạo vùng ĐBSCL giảm phát thải gần 11 triệu tấn CO2e mỗi năm. Ngoài ra, việc tái sử dụng 70% lượng rơm rạ cho các hình thức khác sẽ giảm khoảng 50% lượng phát thải khí nhà kính so với việc đốt rơm rạ.

Ngoài ra, ĐBSCL có thể giảm thêm 12 – 23 triệu tấn CO2e bằng việc thúc đẩy canh tác thích ứng với biến đổi khí hậu và thực hành nông nghiệp tốt, thay thế đất trồng lúa kém hiệu quả bằng hệ thống canh tác thông minh và quản lý rơm rạ tốt hơn…” GS.TS Võ Tòng Xuân nhấn mạnh.

Xây dựng chuỗi giá trị cho ngành hàng lúa gạo

Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đang được các tỉnh trong vùng rất quan tâm và chú trọng áp dụng. Riêng tỉnh An Giang hướng mục tiêu đến năm 2025 diện tích tham gia trong Đề án là 44.051ha và tiếp tục nhân rộng ở những vùng thuận lợi, đến năm 2030 diện tích canh tác phấn đấu đạt 152.198ha.

Phát động Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL tại huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Phát động Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL tại huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Bà Nguyễn Thị Minh Thúy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho biết: Theo kế hoạch thực hiện Đề án, An Giang sẽ kết hợp tổ chức lại hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị, áp dụng quy trình canh tác bền vững nhằm nâng cao thu nhập của người trồng lúa, giảm phát thải khí nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái.

Song song đó, thúc đẩy hình thành và phát triển ổn định HTX, tổ hợp tác, tổ chức nông dân, đóng góp quan trọng vào chuỗi liên kết lúa gạo, tăng dần tỷ lệ sản xuất có liên kết tiêu thụ qua từng năm thực hiện. Đồng thời xây dựng chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo điển hình, làm mô hình kiểu mẫu cho phát triển lĩnh vực lúa gạo tại An Giang đến năm 2030.

Để canh tác bền vững, đến năm 2025, An Giang đặt mục tiêu giảm 20% lượng phân bón hóa học, thuốc BVTV có nguồn gốc hóa học và lượng nước tưới (so với canh tác truyền thống), giảm đến 30% vào năm 2030. Có 100% diện tích (tương đương 100% hộ) áp dụng ít nhất 1 quy trình canh tác bền vững “1 phải 5 giảm”, tưới ngập – khô xen kẽ, tiêu chuẩn sản xuất lúa bền vững; các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt được chứng nhận và được cấp mã số vùng trồng.

Từ năm 2025 – 2030, An Giang đặt mục tiêu 100% diện tích sản xuất vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp có liên kết giữa doanh nghiệp với tổ hợp tác, HTX hoặc tổ chức nông dân; tỷ lệ cơ giới hóa đồng bộ đạt 50 – 70% diện tích; tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch dưới 8 – 10%; từ 35.000 – 100.000 hộ nông dân áp dụng quy trình canh tác bền vững; từ 70 – 100% rơm rạ được thu gom khỏi đồng ruộng, được chế biến tái sử dụng lại để làm phân hữu cơ phục vụ cho cây trồng.

Tỉnh cũng đặt mục tiêu giai đoạn 2025 2030 sẽ giảm trên 10% lượng phát thải khí nhà kính so canh tác lúa truyền thống; giá trị gia tăng trong chuỗi lúa gạo tăng 30 – 40%, trong đó tỷ suất lợi nhuận của người trồng lúa trên 40 – 50%; lượng gạo chất lượng cao và phát thải thấp xuất khẩu chiếm trên 20% tổng lượng gạo xuất khẩu của toàn vùng chuyên canh.

An Giang đặt mục tiêu đến năm 2025 diện tích tham gia Đề án canh tác lúa chất lượng cao, phát thải thấp là 44.051ha và tiếp tục nhân rộng ở những vùng thuận lợi. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

An Giang đặt mục tiêu đến năm 2025 diện tích tham gia Đề án canh tác lúa chất lượng cao, phát thải thấp là 44.051ha và tiếp tục nhân rộng ở những vùng thuận lợi. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Tại lễ phát động Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL tại huyện Vĩnh Thạnh (TP Cần Thơ) vừa qua, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam cho biết, tất cả các doanh nghiệp, HTX và người dân khi tham gia Đề án đều được hưởng lợi. Thứ trưởng Nam mong muốn các doanh nghiệp cùng tham gia vào ngành hàng lúa gạo để hình thành nên chuỗi giá trị, chuỗi sản xuất của ngành hàng lúa gạo nhằm mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, thích ứng với biến đổi khí hậu.

“Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL sẽ là bước ngoặt làm thay đổi ngành hàng lúa gạo, với mục tiêu xây dựng vùng nguyên liệu tập trung, đảm bảo chất lượng, quy trình sản xuất hiện đại, đồng bộ, đáp ứng chuỗi sản xuất lúa gạo, nâng cao thu nhập, đảm bảo an ninh lương thực, giảm phát thải khí nhà kính.

Để thực hiện được các mục tiêu, cần phải thu hút các nguồn lực đầu tư vào các hợp phần của Đề án. Trong đó cơ chế, chính sách thu hút đầu tư cần rõ ràng, minh bạch để các đối tác an tâm đầu tư, chung tay cùng ngành hàng lúa gạo phát triển bền vững” Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam nhấn mạnh.





Nguồn: https://nongsanviet.nongnghiep.vn/gan-de-an-1-trieu-ha-lua-voi-san-xuat-huu-co-thuan-thien-d386805.html

Cùng chủ đề

‘Kho trữ điện khổng lồ’ lớn nhất thế giới được đầu tư giữa sa mạc

Dự án pin khổng lồ ở sa mạc Atacama dự kiến tạo ra khoảng 5,5 TWh năng lượng hàng năm, giúp giảm khoảng 1,4 triệu tấn CO2. Dự án này vừa nhận thêm khoản tài trợ bổ sung từ các tập đoàn đầu tư lớn. Công ty Grenergy của Tây Ban Nha hôm 17/12 công bố đã ký kết khoản tài trợ bổ sung trị giá 299 triệu USD cho dự án Oasis de Atacama ở miền bắc Chile. Đây...

Liên kết với TPHCM là “chìa khóa” để vùng Đồng bằng sông Cửu Long vượt qua các thách thức

Sự liên kết chặt chẽ giữa vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và TPHCM - trung tâm kinh tế, thương mại và công nghệ hàng đầu của cả nước, chính là chìa khóa để vượt qua các...

Ứng dụng công nghệ mới trong bảo trì đường bộ, giảm phát thải, thân thiện với môi trường

Công nghệ cào bóc tái chế nguội tại chỗ giúp tận dụng vật liệu mặt đường cũ, tiết kiệm tài nguyên, giảm phát thải, thân thiện với môi trường. ...

Việt Nam đóng góp tích cực vào tiến trình xin ý kiến tư vấn của Tòa án Công lý quốc tế

(NLĐO)- Việt Nam tiếp tục đóng góp tích cực vào tiến trình xin ý kiến tư vấn của Tòa án Công lý quốc tế về biến đổi khí hậu ...

Sớm khắc phục đường nông thôn bị sụt lún ở Bạc Liêu

Nhiều đoạn đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu bị sụt lún vẫn chưa được khắc phục, khiến việc đi lại của người dân gặp khó khăn. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cam Vân Đồn vào mùa thu hoạch

Quảng Ninh Vạn Yên là vùng trồng cam tập trung lớn nhất huyện Vân Đồn. Khi tiết trời bắt đầu se lạnh, những...

Tạo thương hiệu từ đặc sản nếp cái hoa vàng địa phương

Quảng Ninh Từ bỏ công việc ổn định, anh Đoàn Công Bách quyết tâm xây dựng sản phẩm rượu men lá Gốc Đa...

Sản phẩm OCOP tạo điểm nhấn cho nông nghiệp Nghệ An

Ngành nông nghiệp Nghệ An tiếp đà thắng lợi toàn diện trong năm 2024, bước đột phá của các sản phẩm OCOP là nét cọ tươi sáng trong bức tranh đầy sắc màu. Năm 2024 Sở NN-PTNT Nghệ An đã hoàn thành 24 nhiệm vụ được giao, bao gồm 13 nghị quyết của HĐND tỉnh và 11 nhiệm vụ khác. Các chỉ tiêu cơ bản, trọng tâm của ngành đều hoàn thành và vượt mức kế hoạch, như tổng sản phẩm (GRDP)...

Cánh đồng lúa sinh thái gọi sếu đầu đỏ trở về

ĐỒNG THÁP Canh tác lúa sinh thái không chỉ giảm thiểu tác động từ hóa chất nông nghiệp mà còn tận dụng lợi...

Tánh Linh tận dụng thế mạnh đặc sản để xây dựng sản phẩm OCOP

Huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận đã tận dụng những nông sản đặc trưng, thế mạnh như gạo, sầu riêng, yến sào…để xây dựng sản phẩm OCOP có giá trị. Huyện Tánh Linh phát triển sản phẩm OCOP. Ảnh: ĐB. Không chỉ thị trường trong tỉnh đón nhận, hiện 2 sản phẩm gạo (gạo ST 25, gạo lứt ST 25) của Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Đức Bình (huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận) đã có mặt tại thị trường các...

Bài đọc nhiều

Giá vàng miếng và vàng nhẫn hôm nay (18/12): Biến động nhẹ

Giá vàng miếng và vàng nhẫn hôm nay (18/12): Giá vàng miếng trong nước cũng chỉ đi ngang khi các nhà đầu tư hiện vẫn chờ đợi quyết định lãi suất từ Fed. Tại thời điểm khảo sát lúc 10h30 ngày 18/12/2024, giá vàng trên sàn giao dịch của một số công ty như sau: Giá vàng SJC được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết ở mức 82,6...

Nobu Danang – Công trình định danh đô thị mới của thành phố đáng sống

Nằm trên giao lộ huyết mạch, trực diện Trung tâm Tài chính khu vực tương lai, Nobu Danang không chỉ là một công trình đẳng cấp, mà mang tính biểu tượng cho sự phát triển mạnh mẽ của Đà Nẵng. Nobu Danang - Công trình định danh đô thị mới của "thành phố đáng sống"Nằm trên giao lộ huyết mạch, trực diện Trung tâm Tài chính khu vực tương lai, Nobu Danang không chỉ là một công trình đẳng cấp,...

Giá cà phê liệu có giảm tiếp trong ngày mai?

Dự báo giá cà phê ngày mai 19/12/2024, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica 19/12/2024. Giá cà phê thế giới quay đầu giảm khá mạnh Kết thúc phiên giao dịch, giá cà phê Robusta trên sàn London lúc 15 giờ 00 phút ngày 18/12/2024 có phiên giảm khá mạnh so với ngày hôm qua từ 14-27 USD/tấn,...

Hàng quán cấp tập chuẩn bị, sẵn sàng mở cửa xuyên đêm Noel

Noel năm nào tại Hà Nội cũng vô cùng sôi động, với lượng người đi chơi tăng đột biến. Nhiều tuyến phố trung tâm thường xuyên rơi vào cảnh ùn tắc, còn hàng quán thì quá tải, hoạt động đến nửa đêm vẫn chưa ngơi khách. Song, đây cũng là cơ hội để "hốt bạc", vì thế không ai muốn bỏ qua. Năm nay cũng không ngoại lệ, các hàng quán xung quanh khu vực Nhà thờ lớn...

Cùng chuyên mục

Quyết tâm hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc vào năm 2025

(ĐCSVN) - Mục tiêu hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc vào năm 2025 là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, nhất là cơ quan chủ quản được giao thực hiện các dự án, để chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV. ...

‘Kho trữ điện khổng lồ’ lớn nhất thế giới được đầu tư giữa sa mạc

Dự án pin khổng lồ ở sa mạc Atacama dự kiến tạo ra khoảng 5,5 TWh năng lượng hàng năm, giúp giảm khoảng 1,4 triệu tấn CO2. Dự án này vừa nhận thêm khoản tài trợ bổ sung từ các tập đoàn đầu tư lớn. Công ty Grenergy của Tây Ban Nha hôm 17/12 công bố đã ký kết khoản tài trợ bổ sung trị giá 299 triệu USD cho dự án Oasis de Atacama ở miền bắc Chile. Đây...

Gạo biến động, lúa tươi tiếp đà giảm

Giá lúa gạo hôm nay ngày 20/12 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long biến động nhẹ. Thị trường lượng ít, giá gạo các loại bình ổn, lúa tươi tiếp đà giảm. Giá lúa gạo hôm nay ngày 20/12 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long biến động mạnh nhẹ với cả lúa và gạo so với ngày hôm qua. ...

Thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 TP Hồ Chí Minh

(ĐCSVN) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1617/QĐ-TTg ngày 19/12/2024 về việc thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh. ...

Giá bạc rơi khỏi mốc 30 USD/ounce

Kết thúc ngày giao dịch hôm qua, giá bạc nối dài đà giảm sang phiên thứ ba liên tiếp, giảm hơn 4% xuống mức 29,41 USD/ounce. Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), sắc đỏ quay trở lại chiếm ưu thế trên bảng giá hàng hóa nguyên liệu thế giới trong phiên giao dịch hôm qua (19/12). Đáng chú ý, nhóm kim loại chịu áp lực bán mạnh khi toàn bộ 10 mặt hàng...

Mới nhất

Thí điểm khu thương mại tự do: Vì sao Đà Nẵng muốn lấn biển?

Đà Nẵng thí điểm nhiều chính sách trong vòng 5 năm, trong đó có nội dung thành lập khu thương mại tự do. Thời gian ngắn nhưng vì sao có đề xuất lấn biển? ...

Ứng xử với di sản trong kỷ nguyên mới: Bảo tồn dựa trên nền tảng văn hóa

Quá trình bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa trong giai đoạn mới đang đặt ra yêu cầu phải gìn giữ bản sắc văn hóa để góp phần phát triển bền vững đất nước trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. ZaloFacebookTwitterBản inCopy link Mặc dù đã tốn khá nhiều tiền của và công sức cho khai...

Đề cử Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng và Hin Nậm Nô là di sản thiên nhiên liên biên giới

Thông tin từ UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, tỉnh Quảng Bình và tỉnh Khăm Muồn (Lào) đã xây dựng hồ sơ trình UNESCO, đề cử Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng và Vườn quốc gia Hin Nậm Nô là Di sản thiên nhiên thế giới liên biên giới. Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng Trước đó,...

Cơ hội đầu tư sinh lời sáng giá

Giữa làn sóng phát triển mạnh mẽ của bất động sản khu Đông Hà Nội, Shophouse khối đế Eurowindow River Park với loạt ưu thế vượt trội đang là tâm...

Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và...

Tại Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương có bài diễn văn kỷ niệm. Báo Quân đội nhân dân trân trọng đăng toàn văn bài diễn văn.   Kính thưa các đồng chí...

Mới nhất