Trang chủNewsThời sựNghệ nhân "đánh thức" tranh Đông Hồ và những chuyến đi tới...

Nghệ nhân “đánh thức” tranh Đông Hồ và những chuyến đi tới năm châu

Nghệ nhân "đánh thức" tranh Đông Hồ và những chuyến đi tới năm châu

(Dân trí) – Trước những thách thức của nhịp sống hiện đại, ông Tâm cho rằng, chỉ nhiệt huyết và đam mê thôi chưa đủ mà phải “đánh thức” tranh Đông Hồ để tranh có đất sống trong xã hội ngày nay.

Lời tòa soạn: Việt Nam có bề dày lịch sử và kho tàng di sản văn hóa phong phú. Những tinh hoa không nơi nào có được ấy đã đem đến bản sắc Việt Nam, hình thành cốt cách dân tộc và là cầu nối Việt Nam với quốc tế. Tuy nhiên, cùng với dòng chảy thời gian và sự phát triển của nhịp sống hiện đại, không ít di sản đang đứng trước nguy cơ bị lãng quên, mai một…

Với niềm đam mê bất tận với những giá trị tinh hoa văn hóa, nhiều cá nhân trong các lĩnh vực từ hội họa, ẩm thực, âm nhạc, thời trang… đang miệt mài bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, tìm tòi những phương pháp, cách làm mới mẻ để phát huy, lan tỏa các giá trị văn hóa Việt Nam đến thế hệ trẻ hôm nay cũng như bạn bè và cộng đồng quốc tế.

Báo điện tử Dân trí trân trọng giới thiệu tuyến bài “Những người gìn giữ, phát triển và lan tỏa tinh hoa dân tộc” kể về những cá nhân người Việt ở nhiều lứa tuổi, ngành nghề đang cùng chung tay bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống.

Tự hào đem tranh của làng truyền thống 500 năm tuổi ra thế giới

Trung tâm văn hóa Việt Nam tại thủ đô Paris, Pháp một ngày tháng 11/2023, nghệ nhân Nguyễn Đăng Tâm cẩn thận xếp từng khay mực, ván khắc, tập giấy dó… trên mặt bàn phủ khăn đỏ. Phần mành tre sau lưng, ông treo nhiều bức tranh mang tính biểu tượng của dòng tranh Đông Hồ như đám cưới chuột, đấu vật, gà trống hoa hồng, em bé ôm vịt…

Nhìn bộ dụng cụ và những bức tranh đã theo mình vượt hơn 10.000km từ làng Đông Hồ (Song Hồ, Bắc Ninh) tới nước Pháp xa xôi, ông Tâm cười hạnh phúc. Bởi một lần nữa, ông có cơ hội kể chuyện về dòng tranh có tuổi đời 500 năm của quê hương, về văn hóa, triết lý sống của người Việt Nam tới công chúng quốc tế.

Nghệ nhân đánh thức tranh Đông Hồ và những chuyến đi tới năm châu - 1
Nghệ nhân Nguyễn Đăng Tâm giới thiệu tranh Đông Hồ trong sự kiện “Ngày Việt Nam tại Pháp năm 2023” (Ảnh: BTC).

Trước sự quan sát của nhiều du khách Pháp, ông Tâm tỉ mỉ giới thiệu: “Tranh Đông Hồ được làm từ những nguyên liệu hoàn toàn từ thiên nhiên như than lá tre, lá chàm, hoa hòe, hạt dành dành, gỗ vang, sỏi son… tạo cho các bức tranh một phong cách riêng, khác lạ, đậm chất dân gian, không nơi nào trên thế giới có được.

Giấy in được làm từ giấy dó quét điệp, còn gọi là giấy điệp. Bột điệp tạo cho nền giấy một màu trắng sáng trong, lấp lánh, tôn màu khi in. Người làng Đông Hồ khắc ván từ gỗ cây thị để in tranh”.  

Nói đoạn, nghệ nhân Nguyễn Đăng Tâm chậm rãi làm mẫu công đoạn in tranh. Ông chọn in bức tranh gà trống hoa hồng bởi trong văn hóa Pháp, người Pháp cũng rất trân trọng con gà trống. Về phần mình, ông Tâm muốn qua tranh Đông Hồ kể về con gà trống trong quan niệm của người Việt.

Tận mắt chứng kiến nghệ nhân Nguyễn Đăng Tâm thao tác, du khách Pháp và nhiều kiều bào Việt Nam tại Pháp không khỏi ngạc nhiên trước sự tỉ mỉ, cầu kỳ của tranh dân gian Việt Nam.

Họ càng thêm thích thú khi được nghệ nhân quê Bắc Ninh hướng dẫn in tranh, tự tay tạo ra những tác phẩm của riêng mình để đem về nhà làm kỷ niệm.

Nghệ nhân đánh thức tranh Đông Hồ và những chuyến đi tới năm châu - 2
Nghệ nhân đánh thức tranh Đông Hồ và những chuyến đi tới năm châu - 3

Năm 2023, ngoài Pháp, tranh Đông Hồ cùng nghệ nhân Nguyễn Đăng Tâm đã có dịp chu du đến Nam Phi, Nhật Bản trong các hoạt động của Ngày Việt Nam ở nước ngoài (chương trình quảng bá quốc gia được Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Ngoại giao chủ trì tổ chức thường niên từ năm 2010).

Ở mỗi quốc gia, ông lại mang theo những bức tranh có chủ đề phù hợp để giới thiệu về ước mơ, khát vọng, triết lý sống của người Việt Nam thông qua ngôn ngữ nghệ thuật đặc sắc trên nền giấy dó lấp lánh sắc điệp của tranh Đông Hồ.

“Ở Nam Phi tôi hướng dẫn cho du khách in tranh lễ hội, ở Nhật Bản, tôi giới thiệu tranh đấu vật… Không chỉ có thế, tôi còn có cơ hội trò chuyện với những nghệ nhân dân gian nước bạn để giới thiệu về văn hóa tranh dân gian Việt Nam. Đó thực sự là những hành trình ý nghĩa và tự hào”, ông Tâm chia sẻ.

Thời gian này, bên cạnh những sự kiện quảng bá trong nước, nghệ nhân Nguyễn Đăng Tâm đang lên ý tưởng chuẩn bị cho buổi giới thiệu tranh Đông Hồ ở Ả-rập-xê-út và Brasil trong một sự kiện của liên quan đến ngoại giao vào cuối năm 2024.

Nghệ nhân đánh thức tranh Đông Hồ và những chuyến đi tới năm châu - 4
Tranh Đông Hồ phản ánh sinh động cuộc sống bình dị của người nông dân nơi thôn dã (Ảnh: Hồng Anh).

Chỉ đam mê thôi chưa đủ, phải “đánh thức” tranh Đông Hồ  

Nghệ nhân Nguyễn Đăng Tâm là con trai nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế – người được Chủ tịch nước trao tặng Danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú vì những cống hiến trong gìn giữ và phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống. Ông Tâm cũng nhận được nhiều bằng khen vì có nhiều thành tích đóng góp cho việc gìn giữ văn hóa truyền thống, thi đua yêu nước…

Nhiều năm qua, nghệ nhân Nguyễn Đăng Tâm cùng tranh Đông Hồ cũng đã có mặt ở nhiều quốc gia khắp năm châu như Thụy Sĩ, Áo, Pháp, Nhật Bản, Singapore, Nam Phi, Trung Quốc… trong các sự kiện cho Nhà nước tổ chức. Ngoài ra, ông còn chủ động liên kết với các trường đại học nước ngoài, đơn vị tư nhân để trình diễn, giới thiệu, quảng bá nghề làm tranh dân gian.…

Nghệ nhân đánh thức tranh Đông Hồ và những chuyến đi tới năm châu - 5
Nghệ nhân Nguyễn Đăng Tâm luôn đau đáu với việc bảo tồn, phát triển tranh Đông Hồ (Ảnh: Hồng Anh).

Trong bối cảnh người dân làng tranh đua nhau bỏ ván khắc chuyển sang sản xuất hàng mã, nghề tranh dân gian đối mặt với vạn ngàn khó khăn, nghệ nhân Nguyễn Đăng Tâm cùng cha đẻ là nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế và các thành viên trong gia đình luôn trăn trở, tìm hướng đi mới. Họ đặt ra mục tiêu tranh Đông Hồ vẫn có “đất sống” trong dòng chảy hiện đại.  

Chia sẻ với phóng viên Dân trí, nghệ nhân Nguyễn Đăng Tâm (52 tuổi) cho hay, trước đây, như nhiều người làng, ông cũng từng có giai đoạn phải bỏ nghề làm tranh để ra ngoài mưu sinh bằng nhiều công việc khác nhau. Những năm 90, cả làng Đông Hồ gần như không còn ai làm tranh. Nhiều người xót xa khi tinh hoa văn hóa của làng có nguy cơ trở thành dĩ vãng.

Tuy nhiên, sau khi bố ông là nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế nghỉ hưu sớm (ông Chế từng là giảng viên khoa Đồ họa Trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp), hai cha con đã cùng nhau quyết tâm phục dựng, không để dòng tranh Đông Hồ mai một khi xã hội ngày một phát triển.

Nghệ nhân đánh thức tranh Đông Hồ và những chuyến đi tới năm châu - 6
Nghệ nhân đánh thức tranh Đông Hồ và những chuyến đi tới năm châu - 7

Tranh Đông Hồ được thể hiện với hình thức đa dạng để ai cũng có thể sở hữu được bức tranh của riêng mình (Ảnh: Hồng Anh).

Làng tranh Đông Hồ từng có 17 dòng họ cùng làm tranh. Tuy nhiên, theo thời gian, hiện nay ngôi làng này chỉ còn 3 hộ đau đáu với nghề và gia đình ông Tâm là một trong số ít ỏi đó.

Nhiều người cho rằng, tranh Đông Hồ chỉ hợp với những ngôi nhà xưa, không hợp với không gian sống mới. Tuy nhiên, sau nhiều trăn trở, cha con ông Tâm cũng tìm ra được những hướng đi mới để có thể vừa tảo tồn, vừa sống được với nghề truyền thống.

Theo nghệ nhân Nguyễn Đăng Tâm, những gì làm nên truyền thống Đông Hồ vẫn được ông gìn giữ. Đó là nguyên tắc về kỹ thuật khắc ván, in, giấy, màu sắc. Sự thay đổi nằm ở đề tài, hình thức thể hiện tranh…

“Tranh Đông Hồ trước đây rất đơn giản, chỉ có một khổ, lớn hơn khổ giấy A4 một chút. Tuy nhiên, ngày nay, tranh Đông Hồ có sự linh hoạt về kích thước để thích ứng với không gian sống hiện đại, rộng rãi. Chủ đề vẽ được mở rộng nhưng người làm tranh vẫn phải nắm được cách vẽ của tranh Đông Hồ ngày xưa là không có độ xa gần, mộc mạc…”, nghệ nhân Nguyễn Đăng Tâm nói.

Ông Tâm còn kết hợp tranh Đông Hồ với nhiều chất liệu khác nhau để vừa đảm bảo yếu tố mỹ thuật, vừa đảm bảo tiện lợi. Ông Tâm tranh Đông Hồ lên mành tre để du khách mua về làm kỷ niệm. Nhiều vị khách nước ngoài rất thích thú khi có thể cuộn tranh lại gọn nhẹ và đưa về đất nước của họ làm quà hay trưng bày.

Nếu như người xưa dán tranh Đông Hồ lên tường, dùng tăm để gim tranh vào vách đất thì ngày nay ông Tâm tạo ra những khung gỗ đẹp, lồng trong mặt kính.

Tranh Đông Hồ của gia đình ông Tâm còn được làm vật liệu để trang trí hộp bánh trung thu, vỏ bọc kẹo socola nổi tiếng hay xuất hiện trên cốc uống của chuỗi cà phê….

Nghệ nhân đánh thức tranh Đông Hồ và những chuyến đi tới năm châu - 8
Nghệ nhân đánh thức tranh Đông Hồ và những chuyến đi tới năm châu - 9

Ông Tâm trưng bày, giới thiệu tranh Đông Hồ tại gia đình. Nhiều du khách nước ngoài đã để lại những dòng lưu bút thể hiện sự trầm trồ trước vẻ đẹp không nơi nào có của tranh dân gian Việt Nam (Ảnh: Hồng Anh).

Nhờ những đổi mới đó, tranh Đông Hồ do gia đình ông Tâm làm ra đã thực sự đi vào cuộc sống, phục vụ đa dạng đối tượng, được treo trang trọng trong các phòng khách, công sở, khách sạn, văn phòng, được du khách trong và ngoài nước ưa chuộng.   

Có những bức tranh, sản phẩm “chuẩn” Đông Hồ chỉ 50.000 đồng nhưng cũng có những sản phẩm tới vài chục triệu đồng. “Với cách đó, ai cũng có thể sở hữu được bức tranh Đông Hồ cho riêng mình”, ông Tâm nói.

Theo ông Tâm, các làng nghề làm sản phẩm truyền thống dân gian đang đứng trước không ít thách thức của thời đại. Để gắn bó được với nghề, ông cùng gia đình nhiều năm đã theo đuổi nguyên tắc đổi mới nhưng vẫn giữ được cái chất làm nên tranh Đông Hồ, làm nghề để sống nhưng không đánh đổi bằng tất cả lợi nhuận.

Năm 2006, sau nhiều nỗ lực, ông Tâm và gia đình đã thành lập Trung tâm Bảo tồn tranh dân gian Đông Hồ. Trung tâm là nơi trưng bày khoảng 1.000 ván khắc tranh cổ mà gia đình đã bỏ tiền túi sưu tầm từ năm 1992 hay những tác phẩm tranh Đông Hồ nổi tiếng…

“Có những bản khắc làm từ gỗ cây thị có tuổi đời hơn 200 năm. Trong làng khi ấy có 11 dòng họ làm tranh thì gia đình tôi thu thập được ván khắc của 9 dòng họ. Đó là một quá trình hết sức kỳ công”, ông Tâm chia sẻ.

Trung tâm Giao lưu Văn hóa Dân gian tranh Đông Hồ của gia đình ông Tâm nằm trên diện tích 6.000m2, được xem là trung tâm về tranh Đông Hồ lớn nhất ở địa phương do người dân tự thành lập.  

Du khách tới đây có thể trải nghiệm quy trình hoàn thiện một bức tranh với kỹ thuật đã được lưu truyền hàng trăm năm nay. Nơi đây cũng có những không gian để họ trải nghiệm làm tranh, giao lưu văn hóa để ông “truyền lửa” cho thế hệ tương lai. 

Ông Tâm ước tính, mỗi năm, trung tâm đón hàng chục nghìn lượt khách. Khách đến với trung tâm ngày một đông càng cho thấy, lựa chọn gắn bó giữ gìn và phát triển tranh truyền thống của ông Tâm là hoàn toàn đúng đắn.

Nghệ nhân đánh thức tranh Đông Hồ và những chuyến đi tới năm châu - 10
Nghệ nhân đánh thức tranh Đông Hồ và những chuyến đi tới năm châu - 11

Đông đảo du khách trong và ngoài nước, học sinh, sinh viên đã đến Trung tâm Giao lưu Văn hóa Dân gian tranh Đông Hồ của gia đình ông Tâm (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

“Những năm 2015 về trước, khách quốc tế chiếm 80% nhưng từ năm 2015 đến nay, số lượng khách Việt tăng lên, chiếm 85%. Đặc biệt là những người trẻ đã quan tâm rất lớn đến tranh dân gian này. Đó là điều tôi cảm thấy rất mừng và tin chắc rằng, những tinh hoa văn hóa của làng vẫn được quan tâm và có nhiều cơ hội phát triển”, ông Tâm nói.

Nghệ nhân Nguyễn Đăng Tâm cùng gia đình không chỉ bảo tồn tranh Đông Hồ mà còn sống được với nghề làm tranh và góp phần khẳng định bản sắc Việt Nam trong thời đại mới. Tiếp lửa từ cha và ông, con trai của nghệ nhân Nguyễn Đăng Tâm sau khi tốt nghiệp đại học cũng đang trở về kế nghiệp gia đình để phát triển dòng tranh này.

Ông Tâm chia sẻ, ông đặc biệt trân trọng những chuyến đi quảng bá tranh Đông Hồ ở các trường học, các sự kiện văn hóa trong và ngoài nước. Nhờ được tham gia các sự kiện văn hóa, ông đã tìm ra cách phát triển đa dạng sản phẩm, học cách các nước bảo tồn văn hóa dân gian.

Nghệ nhân đánh thức tranh Đông Hồ và những chuyến đi tới năm châu - 12

Đứng trước những thách thức của nhịp sống hiện đại, ông Tâm cho rằng, nếu chỉ nhiệt huyết và đam mê với nghề thôi chưa đủ mà phải đánh thức dòng tranh này phát triển và truyền đam mê, để những thế hệ đi sau.

“Nếu những người làm nghề truyền thống có ý thức gìn giữ nghề thì đầu óc sẽ sáng tạo nhiều hơn. Khi bản thân nỗ lực thì sẽ nhận được sự hỗ trợ từ Nhà nước, các yếu tố từ thời cuộc… để gìn giữ và phát triển tinh hoa văn hóa của dân tộc”, ông Tâm cho hay.

Tranh dân gian Đông Hồ là một trong bốn dòng tranh dân gian đặc sắc của Việt Nam (bên cạnh tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng, tranh làng Sình). Tranh dân gian Đông Hồ phản ánh sinh động cuộc sống bình dị của người nông dân, ước mơ ngàn đời của người Việt về cuộc sống ấm no, gia đình thuận hòa, xã hội công bằng tốt đẹp.

Hình ảnh những đàn gà, đàn lợn, đám cưới chuột, những thiếu nữ hứng dừa, các bộ tranh tố nữ, tứ quý, tứ bình… thể hiện đậm nét phong tục, tập quán, lễ hội, đình đám, văn hóa, con người Việt Nam.

Dantri.com.vn

Nguồn:https://dantri.com.vn/van-hoa/nghe-nhan-danh-thuc-tranh-dong-ho-va-nhung-chuyen-di-toi-nam-chau-20240609173611553.htm

Cùng chủ đề

Rút lệnh báo động cấp 3 trên sông Cầu, Bí thư Bắc Ninh gửi thư cảm ơn

Theo thông tin từ UBND tỉnh Bắc Ninh, ngày 15/9, mực nước lũ trên sông Cầu đã giảm xuống dưới mức báo động 3, trong khi sông Thái Bình đã giảm xuống dưới mức báo động 2. Do đó, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bắc Ninh đã ra công điện rút các lệnh báo động cấp 3 trên sông Cầu và báo động cấp 2 trên sông Thái Bình. Tuy nhiên, Ban...

Khắc phục sự cố sau bão, học sinh Bắc Ninh trở lại trường từ ngày 10/9

Trên cơ sở căn cứ các quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, văn bản hướng dẫn của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Ninh đã có văn bản số 1103/SGDĐT-TCHC gửi Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị trực thuộc về việc tăng cường ứng phó, xử lý, khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra....

Nghìn người khắc phục nhanh sự cố công trình thủy lợi sông Ngũ Huyện Khê

Trao đổi với PV VietNamNet, ông Nguyễn Song Hà, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh cho biết, sáng ngày 14/9, do mực nước trên công trình thủy lợi Ngũ Huyện Khê lên cao, tại vị trí km8+200 bờ hữu công trình xảy ra sự cố vỡ bờ với chiều rộng 5-7m. Sự cố gây nguy cơ gập úng tới 500 hộ dân khu dân cư Ao Nhãn, khu phố Đa Hội, phường...

Cần có sự quan tâm cụ thể hơn từ phía Nhà nước

Phát triển làng nghề gắn với du lịchTrải qua lịch sử hàng trăm năm, các làng nghề không chỉ hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc mà còn chứa đựng những giá trị về cảnh quan thiên nhiên, kiến trúc hay di tích lịch sử. Vậy mà theo năm...

Dân Bắc Ninh đắp đê 2 ngày 3 đêm, ai cũng mệt, lên mạng kêu gọi, ngàn người ào đến xắn tay

Trong tình huống gấp gáp khi nước lũ trên sông Cầu, đoạn chảy qua khu Đẩu Hàn, phường Hoà Long, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh dâng cao, có biểu hiện tràn qua con trạch được gia...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Yêu cầu cấp bách trong giai đoạn mới

(Dân trí) - Theo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, đất nước đang đứng trước thời điểm lịch sử mới nên yêu cầu đổi mới mạnh mẽ phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đang đặt ra cấp bách. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm vừa có bài viết "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách...

100 triệu đồng/m2 đất đấu giá Thanh Oai: 55 lô bỏ cọc có lô giá cao nhất

Trao đổi với phóng viên Dân trí chiều ngày 16/9, đại diện Trung tâm phát triển Quỹ đất huyện Thanh Oai (Hà Nội)  - cho biết hiện tại đã hết thời gian nộp tiền phiên đấu giá 68 thửa đất tại khu Ngõ Ba, thôn Thanh Thần, xã Thanh Cao. Tính tới nay, chỉ có 13 lô nộp đủ tiền. Trong những lô đã nộp đủ tiền thì lô cao nhất có giá hơn 55 triệu đồng/m2.Còn lại...

Ca sĩ Việt Tú đón Trung thu cùng học sinh trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu

Ngày 15/9, tại trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu (Hà Nội), Công đoàn - Đoàn thanh niên báo Dân trí phối hợp tổ chức chương trình Tết Trung thu năm 2024 với chủ đề Vầng trăng cổ tích, dẫn lối yêu thương.Ban Tổ chức mong muốn mang đến một mùa Trung thu ấm áp cho các em học sinh, đặc biệt là các em chịu thiệt thòi tại trường.Việt Tú (được mọi người gọi là Tú Híp) dần chinh...

Quân đội tiến hành những bước đầu tiên để lắp cầu phao thay cầu Phong Châu

(Dân trí) - Sau khi nước sông Hồng rút, lực lượng quân đội bắt đầu gia cố đường lên, xuống bến Ruộng (Phú Thọ), cải tạo và xây dựng bến vượt bờ tả ngạn sông Hồng để chuẩn bị bắc cầu phao. Sáng 16/9, bến Ruộng (khu 5 Hương Nộn, Tam Nông, Phú Thọ) trở thành công trường bận rộn. Lữ đoàn 249 Bộ Quốc phòng đang tiến hành kè bờ để phục vụ việc lắp đặt cầu phao. Sau tròn...

Bé trai Bắc Giang bơi qua dòng nước lũ, chỉ xin lọ dầu gió cho bà

Những ngày qua, mạng xã hội truyền tay nhau đoạn clip ghi lại khoảnh khắc một cậu bé bơi giữa dòng nước lũ, ra chỗ thuyền cứu trợ nhưng chỉ xin một thứ khiến ai cũng bất ngờ.Trong đoạn clip, khi thấy đoàn cứu trợ đi tới, bé trai bất chấp dòng nước lũ cao 3-4m, ngụp lặn bơi ra tiếp cận thuyền cứu trợ để xin một chai dầu gió về cho bà. Sau khi nhận đồ...

Bài đọc nhiều

Khai mạc LPBank V.League 1- 2024/25: Khởi tranh một mùa giải chất lượng

Sân bóng Hàng Đẫy những ngày cuối tuần lại rực sáng khi Giải bóng đá vô địch quốc gia LPBank V.League 1- 2024/25 chính thức khởi tranh, đánh dấu một mùa giải đầy hứa hẹn với nhiều màn so tài kịch tính. Không chỉ là sân chơi quốc nội chuyên nghiệp, LPBank V.League 1 còn thể hiện khát vọng vươn tầm của bóng đá Việt Nam tới các tiêu chuẩn của quốc tế. Đây cũng là dịp để nhà...

Thiếu tá công an đột tử khi chống lũ trở về

(VTC News) - Sau khi thực hiện nhiệm vụ phòng chống lũ lụt tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, Thiếu tá Trần Đông, Trưởng công an xã Vận Hội trở về cơ quan thì không may đột tử. Đại tá Lê Thị Thanh Hằng, Phó Giám đốc Công an tỉnh Yên Bái cho biết, Thiếu tá Trần Đông đột tử tại phòng làm việc lúc 10h ngày 15/9, khi vừa hoàn thành nhiệm vụ chống lũ và khắc phục hậu...

Đã khôi phục cấp điện cho 98% khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Theo thông tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), với sự khẩn trương và nỗ lực rất lớn của các đơn vị thuộc Tổng Công ty Điện lực miền Bắc, đến sáng ngày 16/9 đã khôi phục vận hành được 1.626/1.678 đường dây trung áp bị sự cố do ảnh hưởng bão. Tính đến sáng nay 16/9 đã khôi phục cung cấp điện được cho hơn 5,98 triệu khách hàng trên tổng số khoảng 6,1 triệu khách hàng...

Thủ tướng chia sẻ về ‘6 điểm tựa Việt Nam’

Tối 15/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự chương trình truyền hình trực tiếp "Điểm tựa Việt Nam" do Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện. Cùng tham dự chương trình có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an; các đồng...

Tác phẩm xuất sắc tháng 8 cuộc thi “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam 2024”

Cuộc thi ảnh và video mang tên “Việt Nam Hạnh phúc – Happy Vietnam 2024” do Bộ Thông tin và Truyền thông cùng với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và các cơ quan liên quan chính thức phát động tháng 3/2024 và đã đi được hơn 2/3 chặng đường. Đây không chỉ là một cuộc thi thường niên, mà còn là một phần của chuỗi sự kiện truyền thông – triển lãm về quyền con người tại...

Cùng chuyên mục

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Yêu cầu cấp bách trong giai đoạn mới

(Dân trí) - Theo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, đất nước đang đứng trước thời điểm lịch sử mới nên yêu cầu đổi mới mạnh mẽ phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đang đặt ra cấp bách. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm vừa có bài viết "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách...

Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước về đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo

Dưới sự lãnh đạo của Đảng với phương pháp, cách thức cầm quyền dân chủ, khoa học, thường xuyên được đổi mới phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ từng thời kỳ, sự nghiệp cách mạng Việt Nam.   Ngày 16/9, Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: "Tiếp...

Bão đổ bộ vào đất liền dự báo tăng, nguy cơ mưa lũ dồn dập ở Trung Bộ

Nhận định về các hình thái thời tiết nguy hiểm trong những tháng cuối năm 2024, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia Nguyễn Văn Hưởng nhận định, từ nay đến hết tháng 9/2024, trên khu vực Biển Đông có khả năng xuất hiện 1 - 2 xoáy thuận nhiệt đới (bão/áp thấp nhiệt đới), ảnh hưởng đến khu vực Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ. Từ tháng 10 -...

Điều kiện để U20 Việt Nam giành vé dự VCK U20 châu Á 2025

VOV.VN - Dù được thi đấu trên sân nhà nhưng U20 Việt Nam sẽ phải vượt qua một đối thủ tiềm năng để giành vé dự giải châu Á.   Bảng đấu của U20 Việt Nam tại vòng loại U20 châu Á 2025 sẽ diễn ra từ ngày 21/9 tại SVĐ Lạch Tray (Hải Phòng). Dù có lợi thế sân nhà nhưng U20 Việt Nam vẫn sẽ phải rất nỗ lực để giành vé dự vòng chung kết khi bảng A...

Chuyên gia tổng kết những điểm bất thường của bão số 3 (Yagi)

(Chinhphu.vn) - Bão số 3 là cơn bão mạnh nhất trong vòng 30 năm qua trên khu vực Biển Đông, là cơn bão có cường độ tăng nhanh nhất, mức độ giảm cấp trên đường đi của bão không theo quy luật thông thường.   Đường đi của bão số 3 (Yagi) Bão số 3 (Yagi) có nhiều điểm bất thường Theo Giám đốc Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia Mai Văn Khiêm, bão số 3 là cơn bão mạnh nhất trong...

Mới nhất

Sẵn sàng chi viện cho các bệnh viện bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

Bộ Y tế cho biết, cơn bão số 3 với cường độ rất mạnh và mưa lụt, sạt lở sau bão đã gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng về người, tài sản, công trình công cộng và dân sinh. Nhiều cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị ảnh hưởng và hư hại, đặc biệt tại các tỉnh, thành phố...

‘Từ khi làm Phó Thủ tướng tôi ký văn bản của Bộ Nội vụ nhiều nhất’

Ông Nguyễn Hòa Bình cho biết: "Từ khi làm Phó Thủ tướng, tôi ký văn bản cho ý kiến liên quan đến lĩnh vực của Bộ Nội vụ đầu tiên và nhiều nhất, không có văn bản gì để trên bàn tôi quá 2 ngày". Đó là chia sẻ của Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình khi làm...

Tiểu sử đồng chí Lê Ngọc Châu, tân Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương

(Chinhphu.vn) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 989/QĐ-TTg phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Lê Ngọc Châu, Phó Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương nhiệm kỳ 2020-2025. Ngày 16/9/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 989/QĐ-TTg...

Học sinh nghỉ học ngày 7/9 để tránh bão số 3

Ngày 6/9, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết đã chỉ đạo các phòng giáo dục và đào tạo, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, các trường học trực thuộc theo dõi chặt chẽ diễn biến của cơn bão số 3 (Yagi) để chủ động phòng tránh, ứng phó....

Chuyên gia Nhật Bản chuyển giao kỹ thuật nội soi siêu âm phế quản tại Bệnh viện 19-8

TS.BS Masao Hashimoto, Khoa Hô hấp, Bệnh viện Trung tâm Quốc gia về sức khỏe và Y khoa toàn cầu (Nhật Bản) vừa có buổi chuyển giao kỹ thuật nội soi siêu âm phế quản chọc hút bằng kim nhỏ...

Mới nhất